Người mập phì, người có hàm lượng cholesterol, huyết áp tăng cao rất nên ăn trái thanh long
Cây thanh long (ảnh) còn có tên là tường liên, nguồn gốc ở các nước Trung và Nam Mỹ, được nhập vào các nước Đông Nam Á để làm cây kiểng, thực phẩm và thuốc. Ở nước ta bây giờ, nông dân một số tỉnh ĐBSCL và vùng cực Nam Trung Bộ trồng rất nhiều và cũng đem lại thu nhập rất cao từ việc bán trái thanh long.
Thực ra, cây thanh long không chỉ được trồng để thu trái bán như các loại cây ăn trái khác mà người ta còn sử dụng nhiều bộ phận từ thân cây, trái, hoa để làm thuốc do trong thân cây có chứa chất hentriacontane và sitosterol. Riêng trong 100 g quả thanh long khi phân tích thì thấy có chứa 1,4 g protein, 0,4 g lipid, 11,8 g glucid, 8 mg vitamin C, một ít vitamin A...
Theo đông y, quả thanh long có vị ngọt, chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khái, hóa đàm. Do đó, người ta sử dụng quả thanh long để giải nhiệt, nhuận trường.
Đặc biệt, chất nhầy trong quả thanh long giúp làm giảm cholesterol của thức ăn và muối mật. Bởi vậy, người mập phì, người có hàm lượng cholesterol, huyết áp tăng cao rất nên ăn trái thanh long. Đây cũng là loại trái cây thích hợp cho người bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, táo bón kinh niên.
Các nhà khoa học đã tính toán rằng khoảng 600-700 g quả thanh long đủ cung cấp lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể trong một ngày và đó cũng là cách để phòng chống được bệnh scorbut và một số chứng bệnh do thiếu vitamin C (như chảy máu chân răng...).
Thân cây thanh long có tác dụng thư cân hoạt lạc (giúp gân cốt co duỗi khỏe khoắn và làm thông suốt các kinh lạc), giải độc. Lấy thân cây thanh long gọt bỏ vỏ và gai, rửa thật sạch với nước muối loãng, giã nát lấy nước bôi hay dùng bã để đắp chữa phỏng lửa, phỏng nước sôi, viêm tuyến mang tai, đinh nhọt... rất hiệu quả.
Hoa thanh long khi nở có màu trắng đẹp như hoa quỳnh, có tác dụng bổ phế, trừ ho, dùng chữa viêm phế quản, viêm hạch bạch huyết thể lao, giải độc rượu. Liều dùng 15-30 g tươi, sắc uống hoặc 10-12 g khô sắc uống (cũng có thể hãm trà để uống). Lấy hoa thanh long nấu với thịt heo nạc cũng sẽ có một món ăn bổ dưỡng, chữa được tình trạng phổi yếu hay bị ho đàm.
Theo NLĐ.
Cây thanh long (ảnh) còn có tên là tường liên, nguồn gốc ở các nước Trung và Nam Mỹ, được nhập vào các nước Đông Nam Á để làm cây kiểng, thực phẩm và thuốc. Ở nước ta bây giờ, nông dân một số tỉnh ĐBSCL và vùng cực Nam Trung Bộ trồng rất nhiều và cũng đem lại thu nhập rất cao từ việc bán trái thanh long.
Thực ra, cây thanh long không chỉ được trồng để thu trái bán như các loại cây ăn trái khác mà người ta còn sử dụng nhiều bộ phận từ thân cây, trái, hoa để làm thuốc do trong thân cây có chứa chất hentriacontane và sitosterol. Riêng trong 100 g quả thanh long khi phân tích thì thấy có chứa 1,4 g protein, 0,4 g lipid, 11,8 g glucid, 8 mg vitamin C, một ít vitamin A...
Theo đông y, quả thanh long có vị ngọt, chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khái, hóa đàm. Do đó, người ta sử dụng quả thanh long để giải nhiệt, nhuận trường.
Đặc biệt, chất nhầy trong quả thanh long giúp làm giảm cholesterol của thức ăn và muối mật. Bởi vậy, người mập phì, người có hàm lượng cholesterol, huyết áp tăng cao rất nên ăn trái thanh long. Đây cũng là loại trái cây thích hợp cho người bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, táo bón kinh niên.
Các nhà khoa học đã tính toán rằng khoảng 600-700 g quả thanh long đủ cung cấp lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể trong một ngày và đó cũng là cách để phòng chống được bệnh scorbut và một số chứng bệnh do thiếu vitamin C (như chảy máu chân răng...).
Thân cây thanh long có tác dụng thư cân hoạt lạc (giúp gân cốt co duỗi khỏe khoắn và làm thông suốt các kinh lạc), giải độc. Lấy thân cây thanh long gọt bỏ vỏ và gai, rửa thật sạch với nước muối loãng, giã nát lấy nước bôi hay dùng bã để đắp chữa phỏng lửa, phỏng nước sôi, viêm tuyến mang tai, đinh nhọt... rất hiệu quả.
Hoa thanh long khi nở có màu trắng đẹp như hoa quỳnh, có tác dụng bổ phế, trừ ho, dùng chữa viêm phế quản, viêm hạch bạch huyết thể lao, giải độc rượu. Liều dùng 15-30 g tươi, sắc uống hoặc 10-12 g khô sắc uống (cũng có thể hãm trà để uống). Lấy hoa thanh long nấu với thịt heo nạc cũng sẽ có một món ăn bổ dưỡng, chữa được tình trạng phổi yếu hay bị ho đàm.
Theo NLĐ.