nucuoixaydung
New member
- Xu
- 0
Thành lập mặt trận Việt Minh
Mặt trận là vấn đề tìm bạn đồng minh trong đấu tranh cách mạng. Chính sách mặt trận của Đảng ta hình thành rất sớm, nhằm tìm bạn đồng minh cho giai cấp công nhân. Mặt trận Việt Minh là một trong những điển hình thành công về công tác mặt trận của Đảng ta.
Đầu năm 1941, tại hai làng Nậm Quang và Ngằn Tẩy (thuộc Tĩnh Tây, Trung Quốc), đồng chí Nguyễn ái Quốc quyết định xây dựng thí điểm một số đoàn thể cứu quốc của Mặt trận Việt Minh, bằng cách mở lớp huấn luyện đầu tiên cho 40 học viên người Cao Bằng. Đồng chí Phùng Chí Kiên, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp giúp Người mở lớp đó.
Ngày 26-1-1941, 40 cán bộ đó đã về Cao Bằng gây cơ sở. Cao Bằng được chọn làm nơi thí điểm vì: "Cao Bằng có phong trào tốt từ trước, lại kề sát biên giới, lấy đó làm nơi liên lạc quốc tế rất thuận lợi" (lời Hồ Chủ tịch). Sau 3 tháng thí điểm (từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1941) ở hai huyện Hòa An và Hà Quảng, đã có nhiều tổng và xã có cơ sở Việt Minh.
Ngày 8-2-1941, sau ba năm bôn ba hải ngoại, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã về Pác Bó- Cao Bằng, mở ra cả một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam.
Lúc ấy, những tiếng súng báo hiệu cuộc Tổng khởi nghĩa toàn quốc đã nổ giòn, mở đầu là khởi nghĩa Bắc Sơn (27-9-1940), Nam Kỳ (23-11-1940) và cuộc binh biến Đô Lương của Đội Cung và Cai á (13-1-1941)...
Tháng 4-1941, hội nghị cán bộ tỉnh Cao Bằng do đồng chí Hoàng Văn Thụ và Vũ Anh chủ trì đã khẳng định kết quả bước đầu của Mặt trận Việt Minh, làm cơ sở thực tiễn cho Hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng do đồng chí Nguyễn ái Quốc chủ trì vào tháng 5-1941.
Ngày 10-5-1941, Hội nghị được nhóm họp ở khu rừng Khuổi Nặm thuốc khu vực Pác Bó (Cao Bằng) với sự tham gia của các đồng chí Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh, Phùng Chí Kiên. Hội nghị này là bước hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược do các hội nghị Trung ương lần thứ 6 và 7 trước đó vạch ra, là sự kiện có ý nghĩa quyết định cho chung cục của cách mạng Tháng tám.
Để tập trung mũi nhọn chống đế quốc, giành độc lập dân tộc, theo đề nghị của đồng chí Nguyễn ái Quốc, Hội nghị quyết định lấy ngày 19-5, ngày hội nghị bế mạc, làm ngày thành lập Mặt trận Việt Minh.
Các tổ chức thành viên của Việt Minh đều có tên là Hội Cứu Quốc như Công nhân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Nông dân cứu quốc...
Tuyên ngôn của Việt Minh có đoạn viết: "... chủ trương liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gáI trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị đặng cùng nhau mưu cuộc sinh tồn và giải phóng. Mặt trận Việt Minh phất cao lá Cờ đỏ sao vàng, kêu gọi toàn dân đánh Pháp, đuổi Nhật, cứu nước, cứu nhà.
Ngày 25-10, Tổng bộ Việt Minh công bố chương trình hành động gồm 10 đIúm làm ngôi sao chiếu sáng cho đồng bào trên con đường cách mạng vẻ vang anh dũng. Đồng chí Nguyễn ái Quốc đã soạn thành bài thơ dài theo thể song thất lục bát gồm 212 câu, trong đó có đoạn:
... Có mười chính sách bày ra
Một là ích Nước hai là lợi Dân...
Dưới ngọn cờ cứu nước của Việt Minh, phong trào cách mạng tiến triển mau lẹ. ở Cao Bằng, Việt Minh có hệ thống từ xã đến tỉnh. Cuối năm 1942, khắp 9 châu của Cao Bằng đã có hội cứu quốc, trong đó có 3 châu mọi người đều gia nhập tổ chức Việt Minh, xã nào cũng có ủy ban Việt Minh. ủy ban Việt Minh Cao Bằng và ủy ban Việt Minh lâm thời Cao- Bắc- Lạng được thành lập.
ở căn cứ Bắc Sơn- Võ Nhai, Cứu Quốc dân đã tiến hành 8 tháng chiến tranh du kích anh dũng (từ 7-1942 đến 2-1943), mở ra khả năng lập căn cứ địa cách mạng, kết hợp đấu tranh chính trị rộng lớn với việc phát động chiến tranh du kích rộng lớn.
Năm 1943, ủy ban Việt Minh Cao- Bắc- Lạng lập ra 19 ban xung phong Nam tiến để đánh thông với căn cứ Bắc Sơn- Võ Nhai. Tháng 8-1943, đội quân Nam tiến của đồng chí Võ Nguyên Giáp và đội quân Bắc Tiến của đồng chí Chu Văn Tấn đã xuyên rừng, nhổ đồn địch dọc đường đồi gặp nhau ở Chợ Chu (Bắc Cạn), tạo ra một hành lang chính trị rộng lớn của quần chúng, chuẩn bị thành lập khu giảI phóng.
ở thành thị, phong trào Việt Minh cũng lên mạnh. Sau khi đề cương văn hóa 1943 của Đảng được công bố, Hội văn hóa cứu quốc thành lập. Năm 1944, Đảng dân chủ Việt Nam, tiêu biểu cho tầng lớp tư sản dân tộc và tiểu tư sản trí thức Việt Nam tham gia mặt trận.
Tại khu Việt Bắc, chính quyền địch ở cơ sở bị tê liệt, quần chúng bắt đầu làm chủ thôn xóm ở mức độ nhất định. Việt Minh là người đại diện quyền làm chủ của quần chúng, trực tiếp giảI quyết mọi công việc của thôn xóm.
Giữa năm 1944, chính phủ Pê-tanh của Pháp đổ, quân Nhật thua đậm ở Thái Bình Dương. Ngày 7-6, tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị sửa soạn khởi nghĩa.
Sau đảo chính Nhật Pháp 9-3-1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận Việt Minh ráo tiết cao trào "Kháng Nhật , cứu nước". 16-4, Tổng bộ Việt Minh lập ra ủy ban dân tọc giảI phóng, tập dượt cho nhân dân nắm chính quyền. Ngày 4-6-1945, tổng bộ Việt Minh tuyên bố thành lập Khu giải phóng Việt Bắc bao gồm 6 tỉnh, với thủ đô Tân Trào lịch sử. Đó là mảnh đất tự do đầu tiên của 1 triệu đồng bào, là hình ảnh của nước Việt Nam mới, ở miền xuôi, mặt trận Việt Minh đi đầu phong trào "phá kho thóc giải quyết nạn đói", thổi bùng ngọn lửa khởi nghĩa từng phần trong thời kỳ tiền khởi nghĩa.
Ngày 13-8, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện. Cơ hội cứu nước ngàn năm có một đã tới. Tình thế vô cùng khẩn trương.
Lúc ấy Hồ chủ tịch đã về Tân Trào trực tiếp chỉ đạo cách mạng. Ngày 16-8, dưới mái đình Hồng Thái, Quốc dân đại hội Tân Trào bao gồm 60 đại biểu cả nước đã họp để thông qua Mệnh lệnh khởi nghĩa của tổng bộ Việt Minh, 10 chính sách lớn của Việt Minh và cử ra ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do cụ Hồ Chí Minh làm chủ tịch.
Cũng ngày đó, 16-8, cùng với tiếng súng của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân tiến về thị xã Thái Nguyên, cả nước đã nhất tề đứng dậy tổng khở nghĩa theo hiệu triệu của Việt Minh. Cách mạng tháng Tám đã thắng lợi hoàn toàn sau 15 ngày tiến công và nổi dậy bằng bạo lực chính trị và quân sự của quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Có thể nói Mặt trận Việt Minh là một trong những điển hình thành công của Đảng ta về công tác Mặt trận. Sau cách mạng tháng Tám, Mặt trận Việt Minh vẫn có vị trí rất to lớn trong công cuộc vận động kháng chiến và kiến quốc. Tháng 5-1946, để mở rộng hơn nữa khối đại đoàn kết, Đảng ta chủ trương lập Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam gọi tắt là Liên Việt bao gồm Việt Minh và các tổ chức cá nhân yêu nước không phải Việt Minh.
Mặt trận Việt Minh của cách mạng tháng Tám, Mặt trận Liên Việt của kháng chiến chống Pháp, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam của kháng chiến chống Mỹ, và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay- là những biểu tượng đẹp đẽ của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, dựa trên nền tảng liên minh công nông, là một trong những bí quyết thành công của cách mạng Việt Nam.
Nguồn sưu tầm
Đầu năm 1941, tại hai làng Nậm Quang và Ngằn Tẩy (thuộc Tĩnh Tây, Trung Quốc), đồng chí Nguyễn ái Quốc quyết định xây dựng thí điểm một số đoàn thể cứu quốc của Mặt trận Việt Minh, bằng cách mở lớp huấn luyện đầu tiên cho 40 học viên người Cao Bằng. Đồng chí Phùng Chí Kiên, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp giúp Người mở lớp đó.
Ngày 26-1-1941, 40 cán bộ đó đã về Cao Bằng gây cơ sở. Cao Bằng được chọn làm nơi thí điểm vì: "Cao Bằng có phong trào tốt từ trước, lại kề sát biên giới, lấy đó làm nơi liên lạc quốc tế rất thuận lợi" (lời Hồ Chủ tịch). Sau 3 tháng thí điểm (từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1941) ở hai huyện Hòa An và Hà Quảng, đã có nhiều tổng và xã có cơ sở Việt Minh.
Ngày 8-2-1941, sau ba năm bôn ba hải ngoại, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã về Pác Bó- Cao Bằng, mở ra cả một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam.
Lúc ấy, những tiếng súng báo hiệu cuộc Tổng khởi nghĩa toàn quốc đã nổ giòn, mở đầu là khởi nghĩa Bắc Sơn (27-9-1940), Nam Kỳ (23-11-1940) và cuộc binh biến Đô Lương của Đội Cung và Cai á (13-1-1941)...
Tháng 4-1941, hội nghị cán bộ tỉnh Cao Bằng do đồng chí Hoàng Văn Thụ và Vũ Anh chủ trì đã khẳng định kết quả bước đầu của Mặt trận Việt Minh, làm cơ sở thực tiễn cho Hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng do đồng chí Nguyễn ái Quốc chủ trì vào tháng 5-1941.
Ngày 10-5-1941, Hội nghị được nhóm họp ở khu rừng Khuổi Nặm thuốc khu vực Pác Bó (Cao Bằng) với sự tham gia của các đồng chí Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh, Phùng Chí Kiên. Hội nghị này là bước hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược do các hội nghị Trung ương lần thứ 6 và 7 trước đó vạch ra, là sự kiện có ý nghĩa quyết định cho chung cục của cách mạng Tháng tám.
Để tập trung mũi nhọn chống đế quốc, giành độc lập dân tộc, theo đề nghị của đồng chí Nguyễn ái Quốc, Hội nghị quyết định lấy ngày 19-5, ngày hội nghị bế mạc, làm ngày thành lập Mặt trận Việt Minh.
Các tổ chức thành viên của Việt Minh đều có tên là Hội Cứu Quốc như Công nhân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Nông dân cứu quốc...
Tuyên ngôn của Việt Minh có đoạn viết: "... chủ trương liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gáI trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị đặng cùng nhau mưu cuộc sinh tồn và giải phóng. Mặt trận Việt Minh phất cao lá Cờ đỏ sao vàng, kêu gọi toàn dân đánh Pháp, đuổi Nhật, cứu nước, cứu nhà.
Ngày 25-10, Tổng bộ Việt Minh công bố chương trình hành động gồm 10 đIúm làm ngôi sao chiếu sáng cho đồng bào trên con đường cách mạng vẻ vang anh dũng. Đồng chí Nguyễn ái Quốc đã soạn thành bài thơ dài theo thể song thất lục bát gồm 212 câu, trong đó có đoạn:
... Có mười chính sách bày ra
Một là ích Nước hai là lợi Dân...
Dưới ngọn cờ cứu nước của Việt Minh, phong trào cách mạng tiến triển mau lẹ. ở Cao Bằng, Việt Minh có hệ thống từ xã đến tỉnh. Cuối năm 1942, khắp 9 châu của Cao Bằng đã có hội cứu quốc, trong đó có 3 châu mọi người đều gia nhập tổ chức Việt Minh, xã nào cũng có ủy ban Việt Minh. ủy ban Việt Minh Cao Bằng và ủy ban Việt Minh lâm thời Cao- Bắc- Lạng được thành lập.
ở căn cứ Bắc Sơn- Võ Nhai, Cứu Quốc dân đã tiến hành 8 tháng chiến tranh du kích anh dũng (từ 7-1942 đến 2-1943), mở ra khả năng lập căn cứ địa cách mạng, kết hợp đấu tranh chính trị rộng lớn với việc phát động chiến tranh du kích rộng lớn.
Năm 1943, ủy ban Việt Minh Cao- Bắc- Lạng lập ra 19 ban xung phong Nam tiến để đánh thông với căn cứ Bắc Sơn- Võ Nhai. Tháng 8-1943, đội quân Nam tiến của đồng chí Võ Nguyên Giáp và đội quân Bắc Tiến của đồng chí Chu Văn Tấn đã xuyên rừng, nhổ đồn địch dọc đường đồi gặp nhau ở Chợ Chu (Bắc Cạn), tạo ra một hành lang chính trị rộng lớn của quần chúng, chuẩn bị thành lập khu giảI phóng.
ở thành thị, phong trào Việt Minh cũng lên mạnh. Sau khi đề cương văn hóa 1943 của Đảng được công bố, Hội văn hóa cứu quốc thành lập. Năm 1944, Đảng dân chủ Việt Nam, tiêu biểu cho tầng lớp tư sản dân tộc và tiểu tư sản trí thức Việt Nam tham gia mặt trận.
Tại khu Việt Bắc, chính quyền địch ở cơ sở bị tê liệt, quần chúng bắt đầu làm chủ thôn xóm ở mức độ nhất định. Việt Minh là người đại diện quyền làm chủ của quần chúng, trực tiếp giảI quyết mọi công việc của thôn xóm.
Giữa năm 1944, chính phủ Pê-tanh của Pháp đổ, quân Nhật thua đậm ở Thái Bình Dương. Ngày 7-6, tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị sửa soạn khởi nghĩa.
Sau đảo chính Nhật Pháp 9-3-1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận Việt Minh ráo tiết cao trào "Kháng Nhật , cứu nước". 16-4, Tổng bộ Việt Minh lập ra ủy ban dân tọc giảI phóng, tập dượt cho nhân dân nắm chính quyền. Ngày 4-6-1945, tổng bộ Việt Minh tuyên bố thành lập Khu giải phóng Việt Bắc bao gồm 6 tỉnh, với thủ đô Tân Trào lịch sử. Đó là mảnh đất tự do đầu tiên của 1 triệu đồng bào, là hình ảnh của nước Việt Nam mới, ở miền xuôi, mặt trận Việt Minh đi đầu phong trào "phá kho thóc giải quyết nạn đói", thổi bùng ngọn lửa khởi nghĩa từng phần trong thời kỳ tiền khởi nghĩa.
Ngày 13-8, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện. Cơ hội cứu nước ngàn năm có một đã tới. Tình thế vô cùng khẩn trương.
Lúc ấy Hồ chủ tịch đã về Tân Trào trực tiếp chỉ đạo cách mạng. Ngày 16-8, dưới mái đình Hồng Thái, Quốc dân đại hội Tân Trào bao gồm 60 đại biểu cả nước đã họp để thông qua Mệnh lệnh khởi nghĩa của tổng bộ Việt Minh, 10 chính sách lớn của Việt Minh và cử ra ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do cụ Hồ Chí Minh làm chủ tịch.
Cũng ngày đó, 16-8, cùng với tiếng súng của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân tiến về thị xã Thái Nguyên, cả nước đã nhất tề đứng dậy tổng khở nghĩa theo hiệu triệu của Việt Minh. Cách mạng tháng Tám đã thắng lợi hoàn toàn sau 15 ngày tiến công và nổi dậy bằng bạo lực chính trị và quân sự của quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Có thể nói Mặt trận Việt Minh là một trong những điển hình thành công của Đảng ta về công tác Mặt trận. Sau cách mạng tháng Tám, Mặt trận Việt Minh vẫn có vị trí rất to lớn trong công cuộc vận động kháng chiến và kiến quốc. Tháng 5-1946, để mở rộng hơn nữa khối đại đoàn kết, Đảng ta chủ trương lập Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam gọi tắt là Liên Việt bao gồm Việt Minh và các tổ chức cá nhân yêu nước không phải Việt Minh.
Mặt trận Việt Minh của cách mạng tháng Tám, Mặt trận Liên Việt của kháng chiến chống Pháp, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam của kháng chiến chống Mỹ, và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay- là những biểu tượng đẹp đẽ của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, dựa trên nền tảng liên minh công nông, là một trong những bí quyết thành công của cách mạng Việt Nam.
Nguồn sưu tầm