công ty TNHH A có trụ sở tại thành phố HCM, chi nhánh tại hải phòng. công ty cổ phần B trụ sở tại Hải Phòng và chi nhánh tại Hải Phòng, 2 công ty này muốn lấy 2 chi nhánh để thành lập 1 công ty. Hỏi trong trường hợp này có được không và nếu được thì phải tiến hành như thế nào?
Một văn phòng có thể thành lập được nhiều công ty mà bạn. Chỉ cần tiến thành thủ tục thành lập công ty bình thường thôi.
Mình xin trả lời như sau
nhập chi nhánh
Việc cty A và B muốn nhập 2 chi nhánh của 2 công ty có loại hình khác nhau thành công ty độc lập là không thể. Bạn có thể thực hiện theo cách là chấm dứt hoạt động 1 trong 2 chi nhánh đó. Trong Luật DN ko có quy định chuyển đổi chi nhánh thành Công ty "Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của công ty, thực hiện 1 phần or toàn bộ chức năng của công ty... Trong trg hợp này thì để thỏa mãn được yêu cầu của bạn, thì chỉ có cách giải thể chi nhánh đi mà thôi.( tùy vào loại hình doanh nghiệp của công ty C). Dĩ nhiên cũng phải đăng ký lại lĩnh vực kinh doanh của công ty mới.
các bước thực hiện như sau:
1. Thành lập Công ty C bình thg với người góp vốn là 2 công ty. Lúc này C chỉ có thể chọn hình thức Cty TNHH. Nếu muốn thành lập Cty CP thì cần thêm 1 thành viên nữa góp vốn.
2. Tiến hành giải thể 2 chi nhánh và sau đó chuyển toàn bộ tài sản của 02 chi nhánh sang cho Cty C. Công việc này có thể tiến hành trc khi thành lập DN C vì quá trình giải thể chi nhánh mất khá nhiều thời gian! Thành lập DN C thì chỉ mất khoảng 2 tuần.
Căn cứ thực hiện
Điều 41.NĐ102/2010-CP về chấm dứt hoạt động chi nhánh
"1. Chi nhánh của doanh nghiệp được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh bao gồm:
a) Quyết định của doanh nghiệp về chấm dứt hoạt động chi nhánh hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
c) Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
d) Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh;
đ) Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu của chi nhánh.
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và Giám đốc chi nhánh bị giải thể liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh.
4. Doanh nghiệp có chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư xóa tên chi nhánh trong sổ đăng ký hoạt động chi nhánh."
Điều 151. Luật Doanh Nghiệp về vấn đề Tách doanh nghiệp
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty mới cùng loại (sau đây gọi là công ty được tách); chuyển một phần quyền và nghĩa vụ của công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
2. Thủ tục tách công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần được quy định như sau:
a) Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị tách thông qua quyết định tách công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Quyết định tách công ty phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị tách; tên công ty được tách sẽ thành lập; phương án sử dụng lao động; giá trị tài sản, các quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được tách; thời hạn thực hiện tách công ty. Quyết định tách công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định;
b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của công ty được tách thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo quyết định tách công ty quy định tại điểm a khoản này.
3. Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thoả thuận khác.