Thành kiến hành động (action bias)

rubi_mos2002

New member
Xu
0
running-exec.jpg



Trong một tình huống đá phạt đền trong bóng đá, trái bóng mất hơn ít hơn 0.3 giây để di chuyển từ cầu thủ đến khung thành. Không có đủ thời gian cho thủ môn quan sát quỹ đạo của bóng, anh ta phải ra quyết định trước khi trái bóng được đá. Những cầu thủ đá phạt đền thì đá vào giữa khung thành 1/3 lần, 1/3 lần đá vào bên phải và 1/3 lần đá vào bên trái khung thành. Chắc chắn là các thủ môn nhận ra điều này, nhưng họ đã làm gì? Họ nhảy qua bên phải hoặc bên trái. Họ hiếm khi đứng ở giữa, dù có khoảng 1/3 của tổng số bóng được đá vào giữa khung thành. Tại sao họ lại liều mình để cứu những quả bóng đó? Câu trả lời đơn giản: thể diện. Họ trông ấn tượng hơn và cảm thấy ít xấu hổ khi nhảy sai phía hơn là đứng bất động ở giữa và xem trái bóng phóng qua. Đây là thành kiến hành động: hãy tỏ ra năng động, ngay cả nếu nó không đạt được điều gì cả.


Nghiên cứu này đến từ nhà nghiên cứu Michael Bar-Eli, người Israel, đã đánh giá hàng trăm quả phạt đền. Nhưng không chỉ có các thủ môn mới là nạn nhân của thành kiến hành động. Giả sử có một nhóm người trẻ đang ở một câu lạc bộ đêm và bắt đầu cãi lộn, la hét và có cử chỉ điên cuồng. Tình huống gần leo thang thành một cuộc cãi lộn toàn lực. Các cảnh sát trong khu vực, một số là cảnh sát trẻ, một số lớn tuổi hơn, ngăn lại và giám sát hiện trường từ một khoảng cách và chỉ can thiệp khi tai nạn đầu tiên xuất hiện. Nếu không có những cảnh sát đầy kinh nghiệm thì tình huống này thường kết thúc khác: những cảnh sát trẻ, quá hăng hái dễ bị rơi vào thành kiến hành động và hành động ngay lập tức. Một nghiên cúu tiết lộ rằng sự can thiệp sau, nhờ sự hiện diện bình tĩnh của những cảnh sát lớn tuổi, đưa đến kết quả là có ít vụ tai nạn hơn.


Thành kiến hành động nổi bật khi một tình huống là mới lạ hoặc không rõ ràng. Khi mới khởi nghiệp, nhiều nhà đầu tư hành động giống như những cảnh sát trẻ sốt sắng, hăng hái bên ngoài câu lạc bộ đêm: họ không thể đánh giá được thị trường chứng khoán nên họ bù đắp bằng một kiểu tăng động. Tất nhiên đây là một sự lãng phí thời gian. Như Charlie Munger tóm tắt cách tiếp cận đầu tư của ông: tránh làm bất kì điều gì có hại chỉ vì bạn không thể đứng yên.


Thành kiến hành động thậm chí còn tồn tại trong những nhóm có học thức nhất. Nếu căn bệnh của một bệnh nhân không thể chẩn đoán được một cách chắc chắn và các bác sỹ phải chọn lựa giữa việc can thiệp (kê đơn điều trị một thứ gì đó) hoặc chờ đợi và quan sát thì họ có xu hướng hành động. Những quyết định đó không liên quan đến việc trục lợi mà đúng hơn là liên quan đến xu hướng của con người muốn làm bất kì việc gì hơn là ngồi chờ đợi khi đối mặt với sự không chắc chắn.


Vậy cái gì chịu trách nhiệm cho khuynh hướng này? Trong môi trường săn bắt hái lượm thời xưa, thì hành động chiến thắng việc suy ngẫm. Những phản ứng nhanh như chớp là thiết yếu cho sự sống sót; sự suy ngẫm cân nhắc kĩ có thể gây chết người. Khi tổ tiên chúng ta nhìn thấy một cái bóng xuất hiện ở bìa rừng - một thứ gì đó trông rất giống con hổ răng kiếm, họ không ngồi suy ngẫm nó có thể là gì. Họ bỏ chạy rất nhanh. Chúng ta là hậu duệ của những người phản ứng nhanh đó. Thỉnh thoảng thì việc bỏ chạy là tốt. Tuy nhiên, thế giới ngày nay của chúng ta đã khác, nó tưởng thưởng cho sự suy ngẫm, cho dù những bản năng của chúng ta mách bảo điều ngược lại.


Dù bây giờ chúng ta đã đánh giá việc suy tính cao hơn, thì sự không hành động hoàn toàn vẫn còn là một tội lỗi cơ bản. Bạn không được tôn trọng, không có huy chương, không có tượng đài khắc tên bạn nếu bạn đưa ra quyết định đúng đắn bằng cách chờ đợi, vì lợi ích của công ty, của thành phố, thậm chí loài người. Ngược lại, nếu bạn thể hiện sự quyết đoán và đánh giá nhanh, và tình huống được cải thiện (dù có lẽ là trùng hợp ngẫu nhiên), thì có khả năng sếp của bạn hoặc thậm chí là ngài thị trưởng sẽ bắt tay bạn. Xã hội phần lớn vẫn ưa thích sự hành động hấp tấp hơn là một chiến lược chờ đợi-và-nhìn xem một cách hợp lý.


Kết luận: trong những tình huống mới lạ hoặc không vững chãi, chúng ta cảm thấy thôi thúc làm một thứ gì đó, bất kì thứ gì. Sau đó chúng ta cảm thấy tốt hơn, ngay cả nếu chúng ta đã khiến sự việc trở nên tệ hơn bởi hành động quá vội vàng hoặc quá thường xuyên. 'Tất cả những vấn đề của con người bắt nguồn từ sự không có khả năng ngồi yên trong phòng một mình', Blaise Pascal viết. Ở nhà, trong nghiên cứu của ông.




Nguồn: dịch từ cuốn "The art of thinking clearly"- Rolf Dobelli
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top