Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch Sử Thế Giới
Thế giới Cổ Đại ( Nguyên thủy - Thế kỷ V )
Thành-cát-tư Hãn và đế quốc Mông Cổ
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Bút Nghiên" data-source="post: 8044" data-attributes="member: 699"><p><strong><span style="color: Blue">6. Đế quốc Mông Cổ: ba Hãn quốc ở phương Tây </span></strong></p><p></p><p>Sau khi Thành-cát-tư Hãn mất, quân Mông Cổ lại kéo nhau sang hướng tây, chiếm đóng các nước mà ông đã đánh bại trong bảy năm viễn chinh trước kia (1218-1225). Rồi các con ông, các cháu ông mở mang thêm bờ cõi để tạo ra một đế quốc rộng lớn chưa từng có. Đế quốc đó gồm ba hãn quốc ở phương tây và một đại hãn quốc ở phương đông. </p><p>Hãn quốc Sát Hợp Đài ở Trung Á: năm 1230, quân Mông Cổ đi về hướng tây-nam sang nước Kyrghizistan, rồi nước Tadjikistan. Hai nước này họp lại thành một nước gọi là Sát Hợp Đài, vua là (II B) Sát Hợp Đài, con thứ hai của (I) Thành-cát-tư Hãn. Hậu duệ của Sát Hợp Đài không mở rộng thêm lãnh thổ. Năm 1370, vua vùng Transoxiane là Thiếp Mộc Nhi (Tamerlan, còn gọi là Timur Lang: 1336-1405), cũng tự nhận là dòng dõi Thành-cát-tư Hãn, đánh diệt hãn quốc Sát Hợp Đài. Hãn quốc này tồn tại được 140 năm. </p><p>Hãn quốc Y Nhi ở Tây-Nam-Á: năm 1231, quân Mông Cổ tiến sang chiếm miền nam nước Ba Tư (Iran), rồi vòng lên phía bắc, chiếm tỉnh Tabriz (ở miền nay là Azerbaidjan). Hai miền này họp lại thành một nước gọi là Y Nhi, vua là (III D4) Húc Liệt Ngột, cháu nội thứ tư ngành út của (I) Thành-cát-tư Hãn. Năm 1236, Húc Liệt Ngột đánh thành Bagdad, rồi năm 1238 đánh chiếm hết nước Irak. Năm 1239, Húc Liệt Ngột mang quân đi đánh hai xứ Syrie và Palestine lúc đó đang là thuộc quốc của Thổ Nhĩ Kỳ, bị thua quân Thổ ở bờ biển Địa Trung Hải. Năm 1344, Thiếp Mộc Nhi đánh diệt hãn quốc Y Nhi. Hãn quốc này tồn tại được 113 năm. </p><p></p><p>Hãn quốc Khâm Sát ở Đông-Âu: (II A) Thuật Xích là con trưởng của (I) Thành-cát-tư Hãn được hưởng nước Kazakhstan. Ông này trao quyền cho con cả là (III A1) Batu. Năm 1236, Batu dẫn quân sang châu Âu, có lão tướng Sudebei đi cùng. Viên tướng này đã cầm quân sang những xứ Slaves trong cuộc viễn chinh hồi Thành-cát-tư Hãn còn sống. Quân Mông Cổ vượt dãy Oural vào châu Âu, qua sông Volga, sau năm ngày chiến trận, đại phá quân Nga ở thành Riazan (nằm ở hướng đông-nam thành Moscou), giết hết dân trong thành. Quân Mông Cổ tiếp tục đánh chiếm thành trì của các ông chúa xứ Đông Âu như: Moscou, Vladmir (Nga), Kiev (Ukraine), Varsovie, Cracovie (Ba Lan), Lienitz (Đông Đức), Budapest (Hung Gia Lợi), rồi tiến đến biển Adriatique, tới đâu cũng tàn sát, chỉ tha cho một số để bắt làm nô lệ. Năm 1241, quân Mông Cổ tiến đến sát thành Vienne (Áo). May cho thành này là đúng lúc đó có tin là Đại Hãn Oa Khoát Đài mất ở Mông Cổ. Batu chờ nghe ngóng tin tức, không tiến quân nữa. Lãnh thổ của Batu gọi là Khâm Sát (Kiptchak, Horde d Or, Golden Horde). Năm 1242, hãn Batu đặt kinh đô ở Sarai, một thành phố nằm bên sông Volga, khí hậu ấm áp. Người Mông Cổ ở Đông Âu sống tách biệt hẳn với người bản xứ. Các lãnh chúa vẫn cai trị dân như trước, chỉ phải nộp thuế cho vua Mông Cổ. Lãnh chúa mà thiếu thuế thì vua Mông Cổ hỏi tội chứ không can thiệp vào nội bộ bản xứ. Vì người Mông Cổ sao nhãng như thế nên các lãnh chúa mới củng cố được thế lực, mở mang được đất đai. Năm 1380 lãnh chúa xứ Moscou là Dimitri Donskoi (1362-1389) thắng được quân Mông Cổ ở Koulikovo (gần thành Riazan), nhưng đấy không phải là một trận đánh quyết định nên người Mông Cổ vẫn cai trị người Đông Âu. Phải đợi đúng một trăm năm sau, năm 1480, lãnh chúa xứ Moscou (lúc đó gọi là vua Nga) là Ivan III (1462-1505) mới tuyên bố không thần phục hãn Mông Cổ nữa. Hãn quốc này tồn tại được 250 năm, bền nhất trong bốn nước. </p><p></p><p><strong><span style="color: Blue">7. Đế quốc Mông Cổ: Đại Hãn quốc ở phương Đông </span></strong></p><p></p><p>Cho rằng người con thứ ba là (II C) Oa Khoát Đài tài giỏi nhất trong bốn người con mà mình đã chọn, (I) Thành-cát-tư Hãn giao cho miền đất quan trọng nhất ở Đông-Bắc-Á, bao gồm đất Mông Cổ khởi nguyên, đất của người Toungouses (Mãn Châu ngày nay), bán đảo Triều Tiên (?), nước Đại Hạ, một phần nước Tây Liêu. Năm 1232, Oa Khoát Đài vượt sông Hoàng Hà, đánh kinh đô mới của nước Kim là thành Khai Phong, năm sau thì hạ được thành, vua nước Kim tự sát. Năm 1235, kinh đô của Đại Hãn Quốc là Karakorum được những thợ khéo xây xong. Cũng năm ấy, Oa Khoát Đài phái hai đạo quân cùng tấn công Nam Tống: đạo thứ nhất đánh vào Tứ Xuyên, chiếm được Thành Đô; đạo thứ hai đánh xuống Hồ Bắc, chiếm được Tương Dương. Nhưng đến năm 1238 thì quân Nam Tống phản công, lấy lại được cả hai thành, quân Mông Cổ phải rút lui. Năm 1241, Oa Khoát Đài mất. Con là (III C1) Quý Do nối ngôi Đại Hãn từ năm 1246 đến khi mất vào năm 1248. Đến đây, ngôi Đại Hãn truyền sang ngành thứ tư, ngành út. Năm 1251, (III D1) Mông Kha, người con cả của Đà Lôi, lên nối ngôi Quý Do. Năm 1253, ông sai em ruột là Hốt Tất Liệt mang quân đi đánh nhà Tống. Ông hoàng đệ này lại sai một viên tướng tên là Ngột Lương Hợp Thai (Wouleangotai) đem một đạo quân đi đánh nước Đại Lý (tức là nước Nam Chiếu) ở Vân Nam. Trong vòng hai tháng, nước Đại Lý mất vào tay hai tướng Mông Cổ là Đường Ngột Ngải và Xích Tu Tử. Rồi tiện đường, năm 1257, Ngột Lương Hợp Thai tiến sâu nữa đánh Đại Việt nhằm mục đích bao vây nhà Nam Tống ở mặt tây-nam và mặt nam. Quân Mông Cổ men theo đường sông Thao tỉnh Hưng Hoá, chiếm được kinh đô Thăng Long của Đại Việt, còn thấy sứ Mông Cổ bị xiềng trong ngục. Quân Mông Cổ không chịu nổi mùa nóng tại lưu vực sông Hồng, chết bộn, chưa kịp rút thì đã bị vua Trần Thái Tông (1225-1258) phản công ở Đông Bộ Đầu, thua to, chạy đến trại Quy Hoá thì bị chủ trại đón đánh. Giặc vội vã rút về Vân Nam, không dám cướp bóc nữa, cho nên được người Việt tặng cho mỹ danh là ”Giặc Phật” . Một cánh quân Mông Cổ khác cũng kéo sang tàn phá thành Pagan của người Miến Điện. Năm 1258, ba đạo quân Mông Cổ lại tấn công Nam Tống: đạo thứ nhất đánh Tứ Xuyên, bị chống trả rất dữ dội; đạo thứ hai do đích thân Hốt Tất Liệt chỉ huy đánh Hồ Bắc chiếm được thành Vũ Xương; đạo thứ ba đánh Hồ Nam chiếm được thành Trường Sa. Năm 1259, trong một trận ở Hồ Nam, Mông Kha bị thương, mấy hôm sau thì mất. Cả ba đạo đều rút lui do việc hai ông hoàng đệ Hốt Tất Liệt và Ariq Boke tranh nhau ngôi Đại Hãn. Đại Lý thừa dịp giành lại độc lập. (III D2) Hốt Tất Liệt lên ngôi Đại Hãn. Ông cho xây lại kinh đô nhà Kim là Trung Đô (sau này là Bắc Kinh), xong năm 1267 và đặt tên là Đại Đô, rồi thiên đô từ Karakorum về đấy. Cũng năm ấy, Hốt Tất Liệt lại tấn công Hà Nam, Hồ Bắc. Quân Nam Tống chống cự mãnh liệt, mãi đến năm 1273, ông mới chiếm được thành Tương Dương trên sông Hán Thuỷ. Năm 1274 bắt đầu cuộc đại tấn công: đại tướng Bá Nhan chỉ huy hai đạo quân, một đi đường thuỷ, một đi đường bộ cùng xuống Giang Tô, năm 1276, chiếm được kinh đô Hàng Châu của Nam Tống, bắt được vua và hoàng gia. Tướng nhà Nam Tống ở miền nam sông Dương Tử còn chống cự mãi đến năm 1279 mới thôi. </p><p></p><p>Năm 1351, Hàn Sơn Đồng và Lưu Phúc Thông sáng lập Bạch Liên giáo, chống lại sự đô hộ của người Mông Cổ. Chỉ vài tháng sau, họ Hàn bị bắt rồi bị xử tử. Họ Lưu dựng cờ khởi nghĩa ở quận Anh Châu, tỉnh An Huy. Quân nổi loạn quấn khăn đỏ trên đầu nên còn được gọi là Hồng Bố Quân. Chả mấy chốc mà quân này có đến 100 ngàn người, dân chúng hai bên bờ sông Hán Thuỷ và sông Dương Tử theo về càng đông. Rồi năm 1352, Từ Huy Thọ nổi lên ở Hồ Bắc, chiếm một dải dọc hữu ngạn sông Dương Tử. Năm 1355, Chu Nguyên Chương, một thủ lãnh của Minh giáo, chiếm được Hàng Châu và nhiều thành quan trọng khác, rồi xông lên chiếm Đại Đô. Vua nhà Nguyên bỏ chạy về Mông Cổ. Họ Chu lập ra nhà Minh (1368-1644). </p><p></p><p>Năm 1271, Hốt Tất Liệt đã tuyên bố thành lập nhà Nguyên. Nhưng sử Trung Hoa chỉ công nhận nhà này từ năm 1280 là năm nhà Tống không còn cầm quyền nữa đến năm 1368 là năm người Mông Cổ bị đuổi khỏi Trung Hoa, dài 88 năm, gồm 11 đời vua, kể từ Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt. </p><p></p><p>Bốn Đại Hãn đầu (từ Thành-cát-tư Hãn đến Mông Kha) được Hốt Tất Liệt truy phong miếu hiệu. Mười một Đại hãn sau (kể từ Hốt Tất Liệt) thực sự là hoàng đế nhà Nguyên. </p><p></p><p></p><p>Thành-cát-tư Hãn Thiết Mộc Chân </p><p>(1206-1227), miếu hiệu Nguyên Thái Tổ. </p><p></p><p>Oa Khoát Đài (Ogotai) </p><p>(1227-1241), miếu hiệu Nguyên Thái Tông. </p><p></p><p>Quý Do (Guyuk) </p><p>(1246-1248), miếu hiệu Nguyên Định Tông. </p><p></p><p>Mông Kha (Monke) </p><p>(1251-1259), miếu hiệu Nguyên Hiến Tông. </p><p></p><p>Hốt Tất Liệt (Kubilai) </p><p>(1259-1294), miếu hiệu Nguyên Thế Tổ. </p><p></p><p>Thêm 10 đời đại hãn nữa </p><p>(1294-1368) </p><p></p><p><strong><span style="color: Blue">8. Nhà Nguyên mở mang bờ cõi nhưng thất bại </span></strong></p><p></p><p>Triều đại Mông Cổ cai trị đại hãn quốc ở phương đông xưng là nhà Nguyên (1280-1368). Nhà này, dưới đời đại hãn Hốt Tất Liệt (1259-1294), nhiều lần định mở mang thêm bờ cõi, nhưng đều thất bại. Những đời đại hãn sau Hốt Tất Liệt đành bằng lòng với việc cai trị người Tàu, hưởng thụ sự sang giàu của nước Tàu, không nghĩ đến việc chinh chiến nữa. Rồi các đại hãn càng về đời sau càng hèn kém. </p><p></p><p>Người Tàu có câu cửa miệng “Bắc mã Nam chu”, phương bắc giỏi về cưỡi ngựa và phương nam giỏi về chèo thuyền, suy rộng ra, người phương bắc giỏi về kỵ chiến và người phương nam giỏi về thuỷ chiến. Những lần Hốt Tất Liệt đánh sang các nước chung quanh đều bị thất bại, và đều thất bại vì thuỷ chiến. Chúng tôi điểm qua về những cuộc viễn chinh này. </p><p></p><p>Đánh Nhật Bản lần thứ nhất: năm 1274, Hốt Tất Liệt dùng thuyền mang quân từ Triều Tiên sang đánh Nhật Bản. Đoàn chiến thuyền gặp bão lớn, đắm rất nhiều. Dân Nhật tin là được trời giúp, gọi trận bão ấy là Kamikazé (Thần Phong, Gió Thần). Các nhà khảo cổ học Nhật Bản đã lặn xuống đáy biển nơi đoàn chiến thuyền Mông Cổ bị đắm cách nay hơn bảy thế kỷ, vớt lên những tàn tích để nghiên cứu. Họ có hai nhận xét chính. Thứ nhất là thuyền đóng bằng những loại gỗ mà nước Nhật không có, như thế có nghĩa là những chiến thuyền Mông Cổ được đóng ở những nơi khác, nhiều khả năng là đóng ở Triều Tiên. Thứ hai là lỗ cắm cột buồm không được khít, không ôm chắc lấy cột buồm nên khi thuyền gặp sóng to gió lớn là cột buồm lung lay dễ gẫy và thuyền cũng bị đảo mạnh dễ đắm. Nhận xét này cho phép chúng ta nghĩ gì? Người Triều Tiên nổi tiếng là những nhà đóng thuyền giỏi vào bậc nhất Đông Á. Từ thời cổ, họ đã có khả năng đóng những chiến thuyền vừa to vừa dài, phía trên là mặt bằng dùng làm nơi chiến đấu, phía dưới là nơi những tay chèo đẩy mái chèo để thuyền di chuyển, giống như những chiếc galère xưa ở biển Địa Trung Hải. Nhưng những nhà đóng thuyền Triều Tiên không đóng thuyền cho thuỷ quân của tổ quốc họ mà cho thuỷ quân của Mông Cổ là bọn thống trị họ. Làm sao mà họ có thể đem hết tài năng ra chế tạo cho được những chiến thuyền thật tốt để vượt biển? </p><p></p><p>Đánh Nhật Bản lần thứ hai: năm 1281, Hốt Tất Liệt lại tấn công Nhật Bản bằng hai đạo, một đạo từ Triều Tiên, một đạo từ Hàng Châu, cùng trực chỉ đảo Cửu Châu. Lần này thuỷ quân Mông Cổ không gặp bão, nhưng gặp quân Nhật đã phòng thủ sẵn. Quân Mông Cổ vừa đặt chân lên bãi biển, chưa kịp hết say sóng, đã gặp quân Nhật ào ra tấn công điên cuồng. Với lối đánh cận chiến, cung tên của Mông Cổ trở thành vô dụng, giáo và kích dài trở thành vướng víu khó xoay trở, trong lúc quân Nhật dùng kiếm chém giết rất tiện lợi trong cuộc giáp lá cà. Quân Mông Cổ thua ngay trên bãi biển, tàn quân vội vàng rút xuống thuyền bỏ chạy. </p><p></p><p>Đánh Đại Việt lần thứ hai và đánh Chiêm Thành: (năm 1253, sau khi chiếm được nước Đại Lý ở Vân Nam, quân Mông Cổ đánh nước Đại Việt lần thứ nhất) năm 1282, triều đình nhà Nguyên gây sự với Đại Việt, sách nhiễu đủ thứ, đòi cống nhân tài, vật lạ, châu báu, đặt quan đạt-lỗ-hoa-xích (tiếng Mông Cổ, có nghĩa là quan chưởng ấn) để giám trị các châu quận. Cho nên vua Trần Thánh Tông (1258-1278) tu binh dụng võ đề phòng. Sứ Mông Cổ là Sài Thung nhũng nhiễu. Vua Trần Nhân Tông (1279-1293) sai chú họ là Trần Di Ái đi sứ. Nguyên bèn lập Ái làm An Nam quốc vương và sai Sài Thung dẫn 1.000 quân mang Ái về. Nhân Tông sai quân đón đường đánh: Thung bị bắn mù một mắt, trốn về Tàu, Ái bị bắt phải tội đồ làm lính. </p><p></p><p>Năm 1284, Hốt Tất Liệt sai con là Thoát Hoan cùng các tướng là bọn Toa Đô, Ô Mã Nhi mang 500 ngàn quân sang Đại Việt, giả tiếng mượn đường đánh Chiêm Thành. Vua Trần Nhân Tông không thuận. Quân Mông Cổ chia làm hai đạo cứ kéo bừa sang. Lục quân do Thoát Hoan đích thân chỉ huy, kéo vào Lạng Sơn. Thuỷ quân do Toa Đô chỉ huy, từ Quảng Châu vượt biển sang Chiêm Thành, đổ bộ lên bờ biển nay là Quảng Ngãi, Bình Định. Quân Chàm do hoàng tử Harajit chỉ huy. Harajit cùng mẹ là hoàng hậu Gaurendraksmi lánh lên cao nguyên Ya Heou (nay gọi là An Khê), mộ được 20 ngàn người Thượng của nhiều sắc tộc sơn cước, tổ chức kháng chiến bằng chiến thuật du kích, đêm đêm từ trên núi đánh xuống, gây thiệt hại nặng cho quân Mông Cổ. Toa Đô không làm nên cơm cháo gì, phải bỏ Chiêm Thành, kéo quân ra Nghệ An với ý đồ đánh quân Việt bằng hai mặt. (Năm 1288, Harajit lên làm vua, hiệu là Jaya Simhavarman III, người Việt gọi là Chế Mân. Năm 1306, ông dâng hai châu Ô và Ri làm sính lễ, cưới công chúa Huyền Trân, và công chúa về kinh đô Đồ Bàn, được phong là hoàng hậu Parameçvari). </p><p></p><p>Vua Nhân Tông phong cho Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn làm tiết chế. Ông hội tướng sĩ ở Đông Bộ Đầu, được 200 ngàn quân thuỷ bộ. Nhân Tông triệu các bô lão ở điện Diên Hồng, mọi người đều quyết đánh. Lúc đầu, quân Đại Việt thua ở nhiều nơi và kinh đô Thăng Long cũng thất thủ. Năm sau, quân Đại Việt lợi dụng vùng châu thổ Bắc Việt sông ngòi chằng chịt, thắng liên tiếp nhiều trận thuỷ chiến như Hàm Tử (do Trần Nhật Duật và Trần Quốc Toản chỉ huy, phá được quân của Toa Đô), Chương Dương (do Trần Quang Khải và Phạm Ngũ Lão chỉ huy, khôi phục lại Thăng Long), và nhất là Tây Kết (do Trần Hưng Đạo đích thân chỉ huy, Toa Đô bị giết, Ô Mã Nhi trốn thoát về Tàu), để rồi kết liễu bằng trận Vạn Kiếp (do Trần Hưng Đạo chỉ huy, cùng các tướng Nguyễn Khoái, Phạm Ngũ Lão..., Thoát Hoan trốn về Tàu, Lý Hằng, Lý Quán bị bắn chết). </p><p>Đánh Đại Việt lần thứ ba: năm 1281, sau khi thua Nhật Bản lần thứ hai, nhà Nguyên đang chuẩn bị đánh Nhật Bản lần thứ ba thì xảy ra việc thua Đại Việt năm 1285. Nhà Nguyên hoãn việc đánh Nhật Bản, quay sang chuẩn bị đánh Đại Việt lần thứ ba: đóng thêm ba trăm chiến thuyền, tụ tập quân các tỉnh Giang Hoài, Hồ Quảng, Giang Tây, theo đường châu Khâm, châu Liêm đánh báo thù. Năm 1287, Thoát Hoan cùng các tướng A Bát Xích, Áo Lỗ Xích, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp... đem 300 ngàn quân giả danh đưa người tôn thất nhà Trần là Ích Tắc về nước. Tướng Trương Văn Hổ tải lương theo đường biển. Ngay từ đầu, Trần Khánh Dư cùng Yết Kiêu, Dã Tượng đã cướp được những thuyền lương của địch trong trận Vân Đồn, Trương Văn Hổ trốn về Tàu, quân Nguyên nao núng. Năm sau, trận Bạch Đằng nổi tiếng diễn ra. Lòng sông bị cắm cọc, thuyền địch to nặng vướng phải cọc đổ ngả nghiêng, các tướng địch Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ, Cơ Ngọc bị bắt. Quân Việt lấy được hơn bốn trăm thuyền. Thoát Hoan dẫn bộ binh đến ải Nội Bàng gặp Phạm Ngũ Lão, đi đến ải Nữ Nhi và núi Kỳ Cấp lại gặp phục binh bắn tên tẩm thuốc độc, A Bát Xích, Trương Ngọc tử trận. Cuối năm ấy, Đại Việt lại thông sứ với nhà Nguyên để giữ hoà khí, tránh việc binh lửa. </p><p></p><p>Đánh Java (trong quần đảo Nam Dương): Năm 1293, quân Mông Cổ từ Hàng Châu đi thuyền xuống đánh đảo Java, nhưng bị thua ngay khi mới đặt chân lên bờ biển. Còn đang bị say sóng chăng? </p><p></p><p>Từ đấy, người Mông Cổ chỉ lo việc cai trị người Tàu, không còn chí chinh chiến mở thêm bờ cõi nữa. </p><p></p><p><strong><span style="color: Blue">9. Đế quốc Mông Cổ và bán đảo Triều Tiên </span></strong></p><p><strong><span style="color: Blue"></span></strong></p><p>Từ rất sớm, vua Hán Vũ Đế (140-86) đã chinh phục bán đảo Triều Tiên, lập ra bốn quận. Mỗi khi Trung Nguyên mạnh lên thì người Tàu lại tìm đủ mọi cách chinh phục xứ sở Buổi Sáng Yên Tĩnh này, và mỗi khi Trung Nguyên suy yếu hoặc loạn lạc thì người Triều Tiên lại nổi dậy giành tự chủ. Về sau, bán đảo này độc lập, nhưng chia làm ba nước: Cao Câu Ly ở miền bắc, Tân La ở miền đông-nam và Bách Tế ở miền tây-nam. Nước Cao Câu Ly có lãnh thổ là bắc bộ bán đảo và lấn sang miền nay là “khu tự trị Yên Biên” trong tỉnh Cát Lâm của Mãn Châu, kinh đô là Bình Nhưỡng. Trong ba nước thì nước Cao Câu Ly có lãnh thổ lớn hơn cả, có nền văn minh cao hơn cả, có nếp sinh hoạt cũng phồn thịnh hơn cả. Từ năm 668, bán đảo bị người Tàu đô hộ một thời gian. Năm 1215, Thành-cát-tư Hãn hạ được thành Trung Đô của nước Kim, đốt phá, cướp bóc, giết người, hãm hiếp khủng khiếp. Cao Câu Ly khiếp sợ, xin triều cống Mông Cổ, được ưng thuận. </p><p>Năm 1225, bên Đại Việt có biến cố lớn: nhà Trần cướp ngôi nhà Lý. Người tôn thất nhà Trần là Thủ Độ rất nham hiểm, tìm đủ mọi cách thủ tiêu tôn thất nhà Lý. Năm sau, một hoàng tử nhà Lý là Lý Long Tường (con thứ sáu của vua Lý Anh Tông và em vua Lý Cao Tông Long Cán), cùng với người họ là Đông Hải công Lý Quang Bật vào nơi thờ vua Lý Thái Tổ là miếu Nam Bình đem hết đồ thờ chạy đến bến Vân Đồn ở Quảng Yên, vượt biển, cập bến Phú Lương Giang, nay đổi tên là Naknaewae (bến của khách viễn phương có mang đồ thờ) thuộc đảo Xương Lân, quận Khang Linh, tỉnh Hoàng Hải (ở đông-bắc bán đảo) tỵ nạn. Vua Cao Câu Ly là Cao Tông phong cho ông tước Hoa Sơn quân, cấp cho đất ở Trấn Sơn, huyện Bồn Tân, tỉnh Hoàng Hải. Ông cưới vợ người Cao Ly, được hai con, đều làm quan trong triều. </p><p></p><p>Năm 1233, vua Mông Cổ là Oa Khoát Đài hạ được kinh đô Khai Phong của nước Kim. Quân Mông Cổ tràn qua sông Áp Lục (Yalu), đánh xuống Bồn Tân, bị Hoa Sơn tướng quân Lý Long Tường và Đông Hải quân Lý Quang Bật đánh cho đại bại. Năm 1253, vua Mông Cổ là Mông Kha sai em là Hốt Tất Liệt mang quân đi đánh nhà Tống. Có một đạo quân tách ra đánh xuống bán đảo Triều Tiên. Khi đạo quân này tiến đến Bồn Tân thì Hoa Sơn tướng quân đang bị thương, nhưng được hai con là Lý Cán và Lý Nhất Thanh giải nguy và còn thắng quân địch nữa. </p><p></p><p>Vua Cao Tông của nước Cao Câu Ly nhớ ơn Lý tướng quân, cho xây Thụ Hàng Môn, ở đó có bia ghi sự tích Hoa Sơn tướng quân, anh hùng Cao Ly nhưng không quên mình là người Đại Việt. Trên đỉnh núi Quảng Đài Sơn có Vọng Quốc Đàn, nay gọi là Vọng Cố Hương, có một tảng đá gọi là Việt Thanh Nham để Lý tướng quân ngồi ngóng về quê cũ. Năm 1953, chiến tranh Triều Tiên xảy ra, chi chính của dòng họ Lý, gồm hai trăm gia đình chạy xuống Hán Thành của Đại Hàn (Nam Cao). Vào thập niên (19)60, chính phủ Đại Hàn đã dựng tượng Lý tướng quân (còn gọi là Bạch Mã tướng quân) trên đường từ phi trường đến Hán Thành. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam vừa qua, chính phủ Đại Hàn có gửi một sư đoàn thiện chiến sang tham dự, đó là sư đoàn Bạch Mã lừng danh. Năm 1994, hậu duệ đời thứ 25 của ngài là Lý Xương Căn có về làng Đình Bảng, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh thăm quê cha đất tổ. </p><p></p><p>Năm 1392, bán đảo Triều Tiên thống nhất dưới triều đại Lý. Đầu thế kỷ thứ XVII, bán đảo lại là chư hầu của Trung Hoa. Từ năm 1894, nơi đây là sân khấu của sự tranh chấp giữa Tàu và Nhật, rồi Tàu bị lép vế, mất hết quyền hành. Năm 1910, bán đảo Triều Tiên bị quân đội Thiên Hoàng chiếm đóng, mãi đến năm 1945 Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh thì Triều Tiên mới được giải phóng. Nhưng lại bị chia đôi, miền bắc (Bắc Cao) dựa vào Liên Xô và miền nam (Nam Hàn) dựa vào Hoa Kỳ. Từ năm 1950 đến năm 1953, nội chiến xảy ra khốc liệt. Ngày nay, “khu tự trị Yên Biên” nằm trong lãnh thổ Trung Quốc, chỉ có khoảng một triệu dân, văn hoá khác hẳn văn hoá Tàu, thế mà người Tàu cứ nhận bừa là của mình. Sử gia Yeo Ho Kyu của Đại Học Hán Thành nhân dịp này đã phát biểu: “Người Tàu từ xưa thường hay dùng lá bài văn hoá người Hán để thôn tính các nước lân cận, như họ đã làm tại Tây Tạng, Tân Cương. Nay họ đang có tham vọng biến vùng đông bắc Á thành một tỉnh của họ”. Trung Quốc sợ vùng này đòi ly khai rồi trở lại với Triều Tiên thống nhất nên đã nhận vơ nền văn hoá Cao Câu Ly là của mình để dễ đồng hoá. Việc này đang bị cả Bắc Cao lẫn Nam Hàn, cả Nhật Bản nữa, phản đối. Một chính khách Nam Hàn đầu năm 2004 kêu gọi các dân tộc Triều Tiên, Mông Cổ, Mãn Châu, Tân Cương, Tây Tạng, Việt Nam... hãy đoàn kết chống hiểm hoạ Tàu. </p><p></p><p></p><p>Thư tịch sơ lược </p><p></p><p>• Đào Duy Anh, Trung Hoa sử cương. Bốn Phương, Sài Gòn, 1954. </p><p>• Đặng Vũ Nhuế, Phương đông – Phương tây, phiếm luận, Paris, 2004. </p><p>• Eberhard W., Histoire de la Chine, Payot, Paris, 1952. </p><p>• Gowen Herbert H., Histoire de l’Aise, Payot, Paris 1929. </p><p>• Grousset René, Histoire de l’Aisa. PUF No 25, Paris 1958. </p><p>• Huc R.E., Souvernirs d’un voyage dans la tartarie et le Tibel, Librarie Général Française, 1962. </p><p>• Phan Khoang, Trung Quốc sử lược, Sài Gòn, 1958. </p><p>• Schafer Edward H., Ancient Chine, Time-Life Books, New York 1967. </p><p>• Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Tân Việt: Sài Gòn 1954</p><p></p><p><em><strong>( Theo Thúc Nguyên)</strong></em></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Bút Nghiên, post: 8044, member: 699"] [B][COLOR="Blue"]6. Đế quốc Mông Cổ: ba Hãn quốc ở phương Tây [/COLOR][/B] Sau khi Thành-cát-tư Hãn mất, quân Mông Cổ lại kéo nhau sang hướng tây, chiếm đóng các nước mà ông đã đánh bại trong bảy năm viễn chinh trước kia (1218-1225). Rồi các con ông, các cháu ông mở mang thêm bờ cõi để tạo ra một đế quốc rộng lớn chưa từng có. Đế quốc đó gồm ba hãn quốc ở phương tây và một đại hãn quốc ở phương đông. Hãn quốc Sát Hợp Đài ở Trung Á: năm 1230, quân Mông Cổ đi về hướng tây-nam sang nước Kyrghizistan, rồi nước Tadjikistan. Hai nước này họp lại thành một nước gọi là Sát Hợp Đài, vua là (II B) Sát Hợp Đài, con thứ hai của (I) Thành-cát-tư Hãn. Hậu duệ của Sát Hợp Đài không mở rộng thêm lãnh thổ. Năm 1370, vua vùng Transoxiane là Thiếp Mộc Nhi (Tamerlan, còn gọi là Timur Lang: 1336-1405), cũng tự nhận là dòng dõi Thành-cát-tư Hãn, đánh diệt hãn quốc Sát Hợp Đài. Hãn quốc này tồn tại được 140 năm. Hãn quốc Y Nhi ở Tây-Nam-Á: năm 1231, quân Mông Cổ tiến sang chiếm miền nam nước Ba Tư (Iran), rồi vòng lên phía bắc, chiếm tỉnh Tabriz (ở miền nay là Azerbaidjan). Hai miền này họp lại thành một nước gọi là Y Nhi, vua là (III D4) Húc Liệt Ngột, cháu nội thứ tư ngành út của (I) Thành-cát-tư Hãn. Năm 1236, Húc Liệt Ngột đánh thành Bagdad, rồi năm 1238 đánh chiếm hết nước Irak. Năm 1239, Húc Liệt Ngột mang quân đi đánh hai xứ Syrie và Palestine lúc đó đang là thuộc quốc của Thổ Nhĩ Kỳ, bị thua quân Thổ ở bờ biển Địa Trung Hải. Năm 1344, Thiếp Mộc Nhi đánh diệt hãn quốc Y Nhi. Hãn quốc này tồn tại được 113 năm. Hãn quốc Khâm Sát ở Đông-Âu: (II A) Thuật Xích là con trưởng của (I) Thành-cát-tư Hãn được hưởng nước Kazakhstan. Ông này trao quyền cho con cả là (III A1) Batu. Năm 1236, Batu dẫn quân sang châu Âu, có lão tướng Sudebei đi cùng. Viên tướng này đã cầm quân sang những xứ Slaves trong cuộc viễn chinh hồi Thành-cát-tư Hãn còn sống. Quân Mông Cổ vượt dãy Oural vào châu Âu, qua sông Volga, sau năm ngày chiến trận, đại phá quân Nga ở thành Riazan (nằm ở hướng đông-nam thành Moscou), giết hết dân trong thành. Quân Mông Cổ tiếp tục đánh chiếm thành trì của các ông chúa xứ Đông Âu như: Moscou, Vladmir (Nga), Kiev (Ukraine), Varsovie, Cracovie (Ba Lan), Lienitz (Đông Đức), Budapest (Hung Gia Lợi), rồi tiến đến biển Adriatique, tới đâu cũng tàn sát, chỉ tha cho một số để bắt làm nô lệ. Năm 1241, quân Mông Cổ tiến đến sát thành Vienne (Áo). May cho thành này là đúng lúc đó có tin là Đại Hãn Oa Khoát Đài mất ở Mông Cổ. Batu chờ nghe ngóng tin tức, không tiến quân nữa. Lãnh thổ của Batu gọi là Khâm Sát (Kiptchak, Horde d Or, Golden Horde). Năm 1242, hãn Batu đặt kinh đô ở Sarai, một thành phố nằm bên sông Volga, khí hậu ấm áp. Người Mông Cổ ở Đông Âu sống tách biệt hẳn với người bản xứ. Các lãnh chúa vẫn cai trị dân như trước, chỉ phải nộp thuế cho vua Mông Cổ. Lãnh chúa mà thiếu thuế thì vua Mông Cổ hỏi tội chứ không can thiệp vào nội bộ bản xứ. Vì người Mông Cổ sao nhãng như thế nên các lãnh chúa mới củng cố được thế lực, mở mang được đất đai. Năm 1380 lãnh chúa xứ Moscou là Dimitri Donskoi (1362-1389) thắng được quân Mông Cổ ở Koulikovo (gần thành Riazan), nhưng đấy không phải là một trận đánh quyết định nên người Mông Cổ vẫn cai trị người Đông Âu. Phải đợi đúng một trăm năm sau, năm 1480, lãnh chúa xứ Moscou (lúc đó gọi là vua Nga) là Ivan III (1462-1505) mới tuyên bố không thần phục hãn Mông Cổ nữa. Hãn quốc này tồn tại được 250 năm, bền nhất trong bốn nước. [B][COLOR="Blue"]7. Đế quốc Mông Cổ: Đại Hãn quốc ở phương Đông [/COLOR][/B] Cho rằng người con thứ ba là (II C) Oa Khoát Đài tài giỏi nhất trong bốn người con mà mình đã chọn, (I) Thành-cát-tư Hãn giao cho miền đất quan trọng nhất ở Đông-Bắc-Á, bao gồm đất Mông Cổ khởi nguyên, đất của người Toungouses (Mãn Châu ngày nay), bán đảo Triều Tiên (?), nước Đại Hạ, một phần nước Tây Liêu. Năm 1232, Oa Khoát Đài vượt sông Hoàng Hà, đánh kinh đô mới của nước Kim là thành Khai Phong, năm sau thì hạ được thành, vua nước Kim tự sát. Năm 1235, kinh đô của Đại Hãn Quốc là Karakorum được những thợ khéo xây xong. Cũng năm ấy, Oa Khoát Đài phái hai đạo quân cùng tấn công Nam Tống: đạo thứ nhất đánh vào Tứ Xuyên, chiếm được Thành Đô; đạo thứ hai đánh xuống Hồ Bắc, chiếm được Tương Dương. Nhưng đến năm 1238 thì quân Nam Tống phản công, lấy lại được cả hai thành, quân Mông Cổ phải rút lui. Năm 1241, Oa Khoát Đài mất. Con là (III C1) Quý Do nối ngôi Đại Hãn từ năm 1246 đến khi mất vào năm 1248. Đến đây, ngôi Đại Hãn truyền sang ngành thứ tư, ngành út. Năm 1251, (III D1) Mông Kha, người con cả của Đà Lôi, lên nối ngôi Quý Do. Năm 1253, ông sai em ruột là Hốt Tất Liệt mang quân đi đánh nhà Tống. Ông hoàng đệ này lại sai một viên tướng tên là Ngột Lương Hợp Thai (Wouleangotai) đem một đạo quân đi đánh nước Đại Lý (tức là nước Nam Chiếu) ở Vân Nam. Trong vòng hai tháng, nước Đại Lý mất vào tay hai tướng Mông Cổ là Đường Ngột Ngải và Xích Tu Tử. Rồi tiện đường, năm 1257, Ngột Lương Hợp Thai tiến sâu nữa đánh Đại Việt nhằm mục đích bao vây nhà Nam Tống ở mặt tây-nam và mặt nam. Quân Mông Cổ men theo đường sông Thao tỉnh Hưng Hoá, chiếm được kinh đô Thăng Long của Đại Việt, còn thấy sứ Mông Cổ bị xiềng trong ngục. Quân Mông Cổ không chịu nổi mùa nóng tại lưu vực sông Hồng, chết bộn, chưa kịp rút thì đã bị vua Trần Thái Tông (1225-1258) phản công ở Đông Bộ Đầu, thua to, chạy đến trại Quy Hoá thì bị chủ trại đón đánh. Giặc vội vã rút về Vân Nam, không dám cướp bóc nữa, cho nên được người Việt tặng cho mỹ danh là ”Giặc Phật” . Một cánh quân Mông Cổ khác cũng kéo sang tàn phá thành Pagan của người Miến Điện. Năm 1258, ba đạo quân Mông Cổ lại tấn công Nam Tống: đạo thứ nhất đánh Tứ Xuyên, bị chống trả rất dữ dội; đạo thứ hai do đích thân Hốt Tất Liệt chỉ huy đánh Hồ Bắc chiếm được thành Vũ Xương; đạo thứ ba đánh Hồ Nam chiếm được thành Trường Sa. Năm 1259, trong một trận ở Hồ Nam, Mông Kha bị thương, mấy hôm sau thì mất. Cả ba đạo đều rút lui do việc hai ông hoàng đệ Hốt Tất Liệt và Ariq Boke tranh nhau ngôi Đại Hãn. Đại Lý thừa dịp giành lại độc lập. (III D2) Hốt Tất Liệt lên ngôi Đại Hãn. Ông cho xây lại kinh đô nhà Kim là Trung Đô (sau này là Bắc Kinh), xong năm 1267 và đặt tên là Đại Đô, rồi thiên đô từ Karakorum về đấy. Cũng năm ấy, Hốt Tất Liệt lại tấn công Hà Nam, Hồ Bắc. Quân Nam Tống chống cự mãnh liệt, mãi đến năm 1273, ông mới chiếm được thành Tương Dương trên sông Hán Thuỷ. Năm 1274 bắt đầu cuộc đại tấn công: đại tướng Bá Nhan chỉ huy hai đạo quân, một đi đường thuỷ, một đi đường bộ cùng xuống Giang Tô, năm 1276, chiếm được kinh đô Hàng Châu của Nam Tống, bắt được vua và hoàng gia. Tướng nhà Nam Tống ở miền nam sông Dương Tử còn chống cự mãi đến năm 1279 mới thôi. Năm 1351, Hàn Sơn Đồng và Lưu Phúc Thông sáng lập Bạch Liên giáo, chống lại sự đô hộ của người Mông Cổ. Chỉ vài tháng sau, họ Hàn bị bắt rồi bị xử tử. Họ Lưu dựng cờ khởi nghĩa ở quận Anh Châu, tỉnh An Huy. Quân nổi loạn quấn khăn đỏ trên đầu nên còn được gọi là Hồng Bố Quân. Chả mấy chốc mà quân này có đến 100 ngàn người, dân chúng hai bên bờ sông Hán Thuỷ và sông Dương Tử theo về càng đông. Rồi năm 1352, Từ Huy Thọ nổi lên ở Hồ Bắc, chiếm một dải dọc hữu ngạn sông Dương Tử. Năm 1355, Chu Nguyên Chương, một thủ lãnh của Minh giáo, chiếm được Hàng Châu và nhiều thành quan trọng khác, rồi xông lên chiếm Đại Đô. Vua nhà Nguyên bỏ chạy về Mông Cổ. Họ Chu lập ra nhà Minh (1368-1644). Năm 1271, Hốt Tất Liệt đã tuyên bố thành lập nhà Nguyên. Nhưng sử Trung Hoa chỉ công nhận nhà này từ năm 1280 là năm nhà Tống không còn cầm quyền nữa đến năm 1368 là năm người Mông Cổ bị đuổi khỏi Trung Hoa, dài 88 năm, gồm 11 đời vua, kể từ Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt. Bốn Đại Hãn đầu (từ Thành-cát-tư Hãn đến Mông Kha) được Hốt Tất Liệt truy phong miếu hiệu. Mười một Đại hãn sau (kể từ Hốt Tất Liệt) thực sự là hoàng đế nhà Nguyên. Thành-cát-tư Hãn Thiết Mộc Chân (1206-1227), miếu hiệu Nguyên Thái Tổ. Oa Khoát Đài (Ogotai) (1227-1241), miếu hiệu Nguyên Thái Tông. Quý Do (Guyuk) (1246-1248), miếu hiệu Nguyên Định Tông. Mông Kha (Monke) (1251-1259), miếu hiệu Nguyên Hiến Tông. Hốt Tất Liệt (Kubilai) (1259-1294), miếu hiệu Nguyên Thế Tổ. Thêm 10 đời đại hãn nữa (1294-1368) [B][COLOR="Blue"]8. Nhà Nguyên mở mang bờ cõi nhưng thất bại [/COLOR][/B] Triều đại Mông Cổ cai trị đại hãn quốc ở phương đông xưng là nhà Nguyên (1280-1368). Nhà này, dưới đời đại hãn Hốt Tất Liệt (1259-1294), nhiều lần định mở mang thêm bờ cõi, nhưng đều thất bại. Những đời đại hãn sau Hốt Tất Liệt đành bằng lòng với việc cai trị người Tàu, hưởng thụ sự sang giàu của nước Tàu, không nghĩ đến việc chinh chiến nữa. Rồi các đại hãn càng về đời sau càng hèn kém. Người Tàu có câu cửa miệng “Bắc mã Nam chu”, phương bắc giỏi về cưỡi ngựa và phương nam giỏi về chèo thuyền, suy rộng ra, người phương bắc giỏi về kỵ chiến và người phương nam giỏi về thuỷ chiến. Những lần Hốt Tất Liệt đánh sang các nước chung quanh đều bị thất bại, và đều thất bại vì thuỷ chiến. Chúng tôi điểm qua về những cuộc viễn chinh này. Đánh Nhật Bản lần thứ nhất: năm 1274, Hốt Tất Liệt dùng thuyền mang quân từ Triều Tiên sang đánh Nhật Bản. Đoàn chiến thuyền gặp bão lớn, đắm rất nhiều. Dân Nhật tin là được trời giúp, gọi trận bão ấy là Kamikazé (Thần Phong, Gió Thần). Các nhà khảo cổ học Nhật Bản đã lặn xuống đáy biển nơi đoàn chiến thuyền Mông Cổ bị đắm cách nay hơn bảy thế kỷ, vớt lên những tàn tích để nghiên cứu. Họ có hai nhận xét chính. Thứ nhất là thuyền đóng bằng những loại gỗ mà nước Nhật không có, như thế có nghĩa là những chiến thuyền Mông Cổ được đóng ở những nơi khác, nhiều khả năng là đóng ở Triều Tiên. Thứ hai là lỗ cắm cột buồm không được khít, không ôm chắc lấy cột buồm nên khi thuyền gặp sóng to gió lớn là cột buồm lung lay dễ gẫy và thuyền cũng bị đảo mạnh dễ đắm. Nhận xét này cho phép chúng ta nghĩ gì? Người Triều Tiên nổi tiếng là những nhà đóng thuyền giỏi vào bậc nhất Đông Á. Từ thời cổ, họ đã có khả năng đóng những chiến thuyền vừa to vừa dài, phía trên là mặt bằng dùng làm nơi chiến đấu, phía dưới là nơi những tay chèo đẩy mái chèo để thuyền di chuyển, giống như những chiếc galère xưa ở biển Địa Trung Hải. Nhưng những nhà đóng thuyền Triều Tiên không đóng thuyền cho thuỷ quân của tổ quốc họ mà cho thuỷ quân của Mông Cổ là bọn thống trị họ. Làm sao mà họ có thể đem hết tài năng ra chế tạo cho được những chiến thuyền thật tốt để vượt biển? Đánh Nhật Bản lần thứ hai: năm 1281, Hốt Tất Liệt lại tấn công Nhật Bản bằng hai đạo, một đạo từ Triều Tiên, một đạo từ Hàng Châu, cùng trực chỉ đảo Cửu Châu. Lần này thuỷ quân Mông Cổ không gặp bão, nhưng gặp quân Nhật đã phòng thủ sẵn. Quân Mông Cổ vừa đặt chân lên bãi biển, chưa kịp hết say sóng, đã gặp quân Nhật ào ra tấn công điên cuồng. Với lối đánh cận chiến, cung tên của Mông Cổ trở thành vô dụng, giáo và kích dài trở thành vướng víu khó xoay trở, trong lúc quân Nhật dùng kiếm chém giết rất tiện lợi trong cuộc giáp lá cà. Quân Mông Cổ thua ngay trên bãi biển, tàn quân vội vàng rút xuống thuyền bỏ chạy. Đánh Đại Việt lần thứ hai và đánh Chiêm Thành: (năm 1253, sau khi chiếm được nước Đại Lý ở Vân Nam, quân Mông Cổ đánh nước Đại Việt lần thứ nhất) năm 1282, triều đình nhà Nguyên gây sự với Đại Việt, sách nhiễu đủ thứ, đòi cống nhân tài, vật lạ, châu báu, đặt quan đạt-lỗ-hoa-xích (tiếng Mông Cổ, có nghĩa là quan chưởng ấn) để giám trị các châu quận. Cho nên vua Trần Thánh Tông (1258-1278) tu binh dụng võ đề phòng. Sứ Mông Cổ là Sài Thung nhũng nhiễu. Vua Trần Nhân Tông (1279-1293) sai chú họ là Trần Di Ái đi sứ. Nguyên bèn lập Ái làm An Nam quốc vương và sai Sài Thung dẫn 1.000 quân mang Ái về. Nhân Tông sai quân đón đường đánh: Thung bị bắn mù một mắt, trốn về Tàu, Ái bị bắt phải tội đồ làm lính. Năm 1284, Hốt Tất Liệt sai con là Thoát Hoan cùng các tướng là bọn Toa Đô, Ô Mã Nhi mang 500 ngàn quân sang Đại Việt, giả tiếng mượn đường đánh Chiêm Thành. Vua Trần Nhân Tông không thuận. Quân Mông Cổ chia làm hai đạo cứ kéo bừa sang. Lục quân do Thoát Hoan đích thân chỉ huy, kéo vào Lạng Sơn. Thuỷ quân do Toa Đô chỉ huy, từ Quảng Châu vượt biển sang Chiêm Thành, đổ bộ lên bờ biển nay là Quảng Ngãi, Bình Định. Quân Chàm do hoàng tử Harajit chỉ huy. Harajit cùng mẹ là hoàng hậu Gaurendraksmi lánh lên cao nguyên Ya Heou (nay gọi là An Khê), mộ được 20 ngàn người Thượng của nhiều sắc tộc sơn cước, tổ chức kháng chiến bằng chiến thuật du kích, đêm đêm từ trên núi đánh xuống, gây thiệt hại nặng cho quân Mông Cổ. Toa Đô không làm nên cơm cháo gì, phải bỏ Chiêm Thành, kéo quân ra Nghệ An với ý đồ đánh quân Việt bằng hai mặt. (Năm 1288, Harajit lên làm vua, hiệu là Jaya Simhavarman III, người Việt gọi là Chế Mân. Năm 1306, ông dâng hai châu Ô và Ri làm sính lễ, cưới công chúa Huyền Trân, và công chúa về kinh đô Đồ Bàn, được phong là hoàng hậu Parameçvari). Vua Nhân Tông phong cho Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn làm tiết chế. Ông hội tướng sĩ ở Đông Bộ Đầu, được 200 ngàn quân thuỷ bộ. Nhân Tông triệu các bô lão ở điện Diên Hồng, mọi người đều quyết đánh. Lúc đầu, quân Đại Việt thua ở nhiều nơi và kinh đô Thăng Long cũng thất thủ. Năm sau, quân Đại Việt lợi dụng vùng châu thổ Bắc Việt sông ngòi chằng chịt, thắng liên tiếp nhiều trận thuỷ chiến như Hàm Tử (do Trần Nhật Duật và Trần Quốc Toản chỉ huy, phá được quân của Toa Đô), Chương Dương (do Trần Quang Khải và Phạm Ngũ Lão chỉ huy, khôi phục lại Thăng Long), và nhất là Tây Kết (do Trần Hưng Đạo đích thân chỉ huy, Toa Đô bị giết, Ô Mã Nhi trốn thoát về Tàu), để rồi kết liễu bằng trận Vạn Kiếp (do Trần Hưng Đạo chỉ huy, cùng các tướng Nguyễn Khoái, Phạm Ngũ Lão..., Thoát Hoan trốn về Tàu, Lý Hằng, Lý Quán bị bắn chết). Đánh Đại Việt lần thứ ba: năm 1281, sau khi thua Nhật Bản lần thứ hai, nhà Nguyên đang chuẩn bị đánh Nhật Bản lần thứ ba thì xảy ra việc thua Đại Việt năm 1285. Nhà Nguyên hoãn việc đánh Nhật Bản, quay sang chuẩn bị đánh Đại Việt lần thứ ba: đóng thêm ba trăm chiến thuyền, tụ tập quân các tỉnh Giang Hoài, Hồ Quảng, Giang Tây, theo đường châu Khâm, châu Liêm đánh báo thù. Năm 1287, Thoát Hoan cùng các tướng A Bát Xích, Áo Lỗ Xích, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp... đem 300 ngàn quân giả danh đưa người tôn thất nhà Trần là Ích Tắc về nước. Tướng Trương Văn Hổ tải lương theo đường biển. Ngay từ đầu, Trần Khánh Dư cùng Yết Kiêu, Dã Tượng đã cướp được những thuyền lương của địch trong trận Vân Đồn, Trương Văn Hổ trốn về Tàu, quân Nguyên nao núng. Năm sau, trận Bạch Đằng nổi tiếng diễn ra. Lòng sông bị cắm cọc, thuyền địch to nặng vướng phải cọc đổ ngả nghiêng, các tướng địch Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ, Cơ Ngọc bị bắt. Quân Việt lấy được hơn bốn trăm thuyền. Thoát Hoan dẫn bộ binh đến ải Nội Bàng gặp Phạm Ngũ Lão, đi đến ải Nữ Nhi và núi Kỳ Cấp lại gặp phục binh bắn tên tẩm thuốc độc, A Bát Xích, Trương Ngọc tử trận. Cuối năm ấy, Đại Việt lại thông sứ với nhà Nguyên để giữ hoà khí, tránh việc binh lửa. Đánh Java (trong quần đảo Nam Dương): Năm 1293, quân Mông Cổ từ Hàng Châu đi thuyền xuống đánh đảo Java, nhưng bị thua ngay khi mới đặt chân lên bờ biển. Còn đang bị say sóng chăng? Từ đấy, người Mông Cổ chỉ lo việc cai trị người Tàu, không còn chí chinh chiến mở thêm bờ cõi nữa. [B][COLOR="Blue"]9. Đế quốc Mông Cổ và bán đảo Triều Tiên [/COLOR][/B] Từ rất sớm, vua Hán Vũ Đế (140-86) đã chinh phục bán đảo Triều Tiên, lập ra bốn quận. Mỗi khi Trung Nguyên mạnh lên thì người Tàu lại tìm đủ mọi cách chinh phục xứ sở Buổi Sáng Yên Tĩnh này, và mỗi khi Trung Nguyên suy yếu hoặc loạn lạc thì người Triều Tiên lại nổi dậy giành tự chủ. Về sau, bán đảo này độc lập, nhưng chia làm ba nước: Cao Câu Ly ở miền bắc, Tân La ở miền đông-nam và Bách Tế ở miền tây-nam. Nước Cao Câu Ly có lãnh thổ là bắc bộ bán đảo và lấn sang miền nay là “khu tự trị Yên Biên” trong tỉnh Cát Lâm của Mãn Châu, kinh đô là Bình Nhưỡng. Trong ba nước thì nước Cao Câu Ly có lãnh thổ lớn hơn cả, có nền văn minh cao hơn cả, có nếp sinh hoạt cũng phồn thịnh hơn cả. Từ năm 668, bán đảo bị người Tàu đô hộ một thời gian. Năm 1215, Thành-cát-tư Hãn hạ được thành Trung Đô của nước Kim, đốt phá, cướp bóc, giết người, hãm hiếp khủng khiếp. Cao Câu Ly khiếp sợ, xin triều cống Mông Cổ, được ưng thuận. Năm 1225, bên Đại Việt có biến cố lớn: nhà Trần cướp ngôi nhà Lý. Người tôn thất nhà Trần là Thủ Độ rất nham hiểm, tìm đủ mọi cách thủ tiêu tôn thất nhà Lý. Năm sau, một hoàng tử nhà Lý là Lý Long Tường (con thứ sáu của vua Lý Anh Tông và em vua Lý Cao Tông Long Cán), cùng với người họ là Đông Hải công Lý Quang Bật vào nơi thờ vua Lý Thái Tổ là miếu Nam Bình đem hết đồ thờ chạy đến bến Vân Đồn ở Quảng Yên, vượt biển, cập bến Phú Lương Giang, nay đổi tên là Naknaewae (bến của khách viễn phương có mang đồ thờ) thuộc đảo Xương Lân, quận Khang Linh, tỉnh Hoàng Hải (ở đông-bắc bán đảo) tỵ nạn. Vua Cao Câu Ly là Cao Tông phong cho ông tước Hoa Sơn quân, cấp cho đất ở Trấn Sơn, huyện Bồn Tân, tỉnh Hoàng Hải. Ông cưới vợ người Cao Ly, được hai con, đều làm quan trong triều. Năm 1233, vua Mông Cổ là Oa Khoát Đài hạ được kinh đô Khai Phong của nước Kim. Quân Mông Cổ tràn qua sông Áp Lục (Yalu), đánh xuống Bồn Tân, bị Hoa Sơn tướng quân Lý Long Tường và Đông Hải quân Lý Quang Bật đánh cho đại bại. Năm 1253, vua Mông Cổ là Mông Kha sai em là Hốt Tất Liệt mang quân đi đánh nhà Tống. Có một đạo quân tách ra đánh xuống bán đảo Triều Tiên. Khi đạo quân này tiến đến Bồn Tân thì Hoa Sơn tướng quân đang bị thương, nhưng được hai con là Lý Cán và Lý Nhất Thanh giải nguy và còn thắng quân địch nữa. Vua Cao Tông của nước Cao Câu Ly nhớ ơn Lý tướng quân, cho xây Thụ Hàng Môn, ở đó có bia ghi sự tích Hoa Sơn tướng quân, anh hùng Cao Ly nhưng không quên mình là người Đại Việt. Trên đỉnh núi Quảng Đài Sơn có Vọng Quốc Đàn, nay gọi là Vọng Cố Hương, có một tảng đá gọi là Việt Thanh Nham để Lý tướng quân ngồi ngóng về quê cũ. Năm 1953, chiến tranh Triều Tiên xảy ra, chi chính của dòng họ Lý, gồm hai trăm gia đình chạy xuống Hán Thành của Đại Hàn (Nam Cao). Vào thập niên (19)60, chính phủ Đại Hàn đã dựng tượng Lý tướng quân (còn gọi là Bạch Mã tướng quân) trên đường từ phi trường đến Hán Thành. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam vừa qua, chính phủ Đại Hàn có gửi một sư đoàn thiện chiến sang tham dự, đó là sư đoàn Bạch Mã lừng danh. Năm 1994, hậu duệ đời thứ 25 của ngài là Lý Xương Căn có về làng Đình Bảng, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh thăm quê cha đất tổ. Năm 1392, bán đảo Triều Tiên thống nhất dưới triều đại Lý. Đầu thế kỷ thứ XVII, bán đảo lại là chư hầu của Trung Hoa. Từ năm 1894, nơi đây là sân khấu của sự tranh chấp giữa Tàu và Nhật, rồi Tàu bị lép vế, mất hết quyền hành. Năm 1910, bán đảo Triều Tiên bị quân đội Thiên Hoàng chiếm đóng, mãi đến năm 1945 Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh thì Triều Tiên mới được giải phóng. Nhưng lại bị chia đôi, miền bắc (Bắc Cao) dựa vào Liên Xô và miền nam (Nam Hàn) dựa vào Hoa Kỳ. Từ năm 1950 đến năm 1953, nội chiến xảy ra khốc liệt. Ngày nay, “khu tự trị Yên Biên” nằm trong lãnh thổ Trung Quốc, chỉ có khoảng một triệu dân, văn hoá khác hẳn văn hoá Tàu, thế mà người Tàu cứ nhận bừa là của mình. Sử gia Yeo Ho Kyu của Đại Học Hán Thành nhân dịp này đã phát biểu: “Người Tàu từ xưa thường hay dùng lá bài văn hoá người Hán để thôn tính các nước lân cận, như họ đã làm tại Tây Tạng, Tân Cương. Nay họ đang có tham vọng biến vùng đông bắc Á thành một tỉnh của họ”. Trung Quốc sợ vùng này đòi ly khai rồi trở lại với Triều Tiên thống nhất nên đã nhận vơ nền văn hoá Cao Câu Ly là của mình để dễ đồng hoá. Việc này đang bị cả Bắc Cao lẫn Nam Hàn, cả Nhật Bản nữa, phản đối. Một chính khách Nam Hàn đầu năm 2004 kêu gọi các dân tộc Triều Tiên, Mông Cổ, Mãn Châu, Tân Cương, Tây Tạng, Việt Nam... hãy đoàn kết chống hiểm hoạ Tàu. Thư tịch sơ lược • Đào Duy Anh, Trung Hoa sử cương. Bốn Phương, Sài Gòn, 1954. • Đặng Vũ Nhuế, Phương đông – Phương tây, phiếm luận, Paris, 2004. • Eberhard W., Histoire de la Chine, Payot, Paris, 1952. • Gowen Herbert H., Histoire de l’Aise, Payot, Paris 1929. • Grousset René, Histoire de l’Aisa. PUF No 25, Paris 1958. • Huc R.E., Souvernirs d’un voyage dans la tartarie et le Tibel, Librarie Général Française, 1962. • Phan Khoang, Trung Quốc sử lược, Sài Gòn, 1958. • Schafer Edward H., Ancient Chine, Time-Life Books, New York 1967. • Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Tân Việt: Sài Gòn 1954 [I][B]( Theo Thúc Nguyên)[/B][/I] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch Sử Thế Giới
Thế giới Cổ Đại ( Nguyên thủy - Thế kỷ V )
Thành-cát-tư Hãn và đế quốc Mông Cổ
Top