Thằng hèn
Nguyễn Thế Duyên
Hắn đi dọc theo bờ sông hoang mang, bất định. Trời xầm xì như sắp có mưa. Mây đen vần vũ. Thỉnh thoảng, một tia chớp lại bừng lên ở tận phía chân trời và màn đêm bị xé rách bởi một lằn chói sáng. Rất lâu sau một dây tiếng sấm mới ầm ì từ xa xôi vọng đến nghe rất trầm mà hắn như có cảm giác đấy là tiếng rên siết của bầu trời. Dòng sông cũng đen sẫm. Nước buốt lạnh dưới chân. Mặc! Hắn cứ đi cứ như hắn đang đi về nơi có tiếng sấm trầm đục phát ra. Trong đêm tối, bóng hắn như tan vào màn đêm chỉ khi nào một lằn chớp bừng lên người ta mới thấy cái bóng dáng xiêu vẹo của hắn vất vưởng đi như một bong ma trong màn đêm đặc quánh.
Lại một tia chớp nữa bừng lên. Lại một dây những tiếng trầm đục vọng đến tai hắn. Nhưng lần này, trong dẫy tiếng trầm đục ấy hắn nghe như có tiếng nức nở của đứa con gái mình.
– Bố! Sao lại như thế này?
– Cái gì?
Hắn đã hỏi lại đầy ngạc nhiên khi nhìn thấy những giọt nuớc mắt trên má đứa con yêu. Con gái hắn không trả lời mà đẩy chiếc laptop ra truớc mặt hắn. Hắn nhìn vào và mắt hắn hoa lên. Trời ơi! Trên mạng đăng đầy những lời chửi bới bài viết mà hắn vừa đăng báo.
Hắn làm ở đài truyền hình của tỉnh. Tuần trước tổng biên tập gọi hắn lên phòng giao nhiệm vụ:
– Cậu xuống dưới huyện An Thủy chỗ dự án xây khu công nghiệp của tỉnh nắm tình hình để viết một bài nói rõ về chủ trương đúng đắn của thành phố trong việc xây dựng khu công nghiệp. Cậu làm sao phải nêu bật được ích lợi của dự án đối với dân cư địa phương và phê phán những người chống lại dự án này của tỉnh.
Thế là đã rõ! Chỉ được ca ngợi! Mà nếu chỉ ca ngợi thì xuống thực tế làm gì cho mệt. Hắn đã định không đi. Ngồi nhà, một buổi tối hắn có thể viết được hai bài như định hướng của tổng biên tập nhưng một người đã rỉ tai hắn:
– Đồ ngốc! Đi thực tế vừa được tiếng là sâu sát, vừa có công tác phí lại vừa đuợc địa phương đón tiếp, ăn uống phè phỡn có khi còn được chiêu đãi món “Hương đồng gió nội” nữa. Về lại còn có cái phong bì. Dưới ấy họ đang muốn giải phóng mặt bằng cho nhanh để còn cấu véo lấy một vài miếng đất đấy.
Thế là hắn vác giấy giới thiệu của nhà đài đi xuống An Thủy và ở đấy, hắn được biết cả những điều mà không một báo cáo nào nói cho hắn biết.
Nhưng biết làm sao!
Hắn không phải là loại người vô cảm. Đêm đóng cửa phòng ngồi viết, hắn ngồi ngây người hàng tiếng đồng hồ trước bàn phím. Mắt hắn như thấy lại những dòng nước mắt lăn dài trên đôi má nhăn nheo vì nắng, vì gió vì thời gian của những bà cụ mà cái lưng đã còng gập xuống bởi gánh nặng cuộc đời. Tai hắn như còn vang lên những lời phẫn uất của đám trai làng.
– Ba bát phở cho một mét vuông đất! Thế bằng ăn cướp của người ta còn gì.
– Trời ơi! Một trăm hai mươi triệu tiền đền bù cho năm miệng ăn. Không biết là ăn được bao lâu đây?
Ngồi chán trước bàn phím , không viết được dòng nào hắn khép cửa phòng viết đi ra ngoài phòng khách định pha một ấm trà uống cho thư thái tâm hồn thì gặp vợ cũng đang ngồi thừ ở phòng khách từ lúc nào. Thấy hắn, vợ hắn ngần ngừ một lúc rồi mới bảo.
– Anh này! Năm nay con Hoa thi đại học, em định cho nó luyện thi môn toán của ông Hùng. Anh thấy thế nào?
Ông Hùng là một thầy giáo luyện thi nổi tiếng. Ở cái tỉnh nhỏ bé này hầu như con cái nhà nào thi đại học đều gửi đến cho thầy luyện thi.
– Bao nhiêu tiền một buổi hả em?
Hắn hỏi vợ:
– Một trăm năm mươi ngàn một buổi.
Hắn thở dài đến thượt một cái:
– Thế em định cho con Hoa học tuần mấy buổi?
– Một tuần phải ba buổi anh ạ. Sắp thi rồi còn gì.
Nghĩa là bốn trăm năm mươi nghìn một tuần. Một tháng mất gần hai triệu. Hắn nhẩm nhanh trong đầu. Đấy chỉ là riêng tiền học thêm. Tai hắn lại vang lên tiếng than thở của người cha già An Thủy. “Một trăm hai mươi triệu tiền đền bù! Không biết ăn được bao lâu đây hả trời?”.
Hắn móc túi lấy ra cái phong bì mà tay chánh văn phòng huyện ủy An Thủy dúi vào túi hắn lúc hắn ra về đưa cho vợ:
– Thôi! Em cố gắng bớt ăn bớt tiêu đi vậy chứ biết làm sao.
Vợ hắn nhanh nhẹn mở cái phong bì. Năm triệu!
Hắn nhìn thấy cái ánh mắt sáng rực của vợ khi nhìn những tờ tiền năm trăm nghìn mới tinh trên tay. Ở cái thành phố nhỏ này, với cái chức danh phóng viên đài tỉnh như hắn năm triệu là lớn lắm. Lương hắn một tháng chỉ được có ba triệu đồng và hắn cũng không hiểu làm sao và bằng cách nào gia đình hắn vẫn tồn tại được cho đến tận bây giờ. “Không biết ăn được mấy tháng đây?” Cái lời than thở ai oán của người cha An Thủy lại vang lên và hắn tặc lưỡi. Trời chẳng để cho ai chết, thế nào họ cũng tìm ra được lối thoát cho mình. Cũng như hắn thôi, lương hai vợ chồng hắn được có sáu triệu mà chi tiêu hết đến mười triệu một tháng mà hắn có chết đâu. Hắn tự an ủi mình và thế là hắn viết.
Bài viết đuợc phát sóng ngay lập tức. Không những thế còn được đăng trên tờ báo của tỉnh và bây giờ…
Nhìn dòng nước mắt lăn dài trên má con gái, hắn hiểu ngay là phải tìm cách giải thích cho con gái hiểu. Hắn giả bộ ngơ ngác:
– Bố có viết gì sai đâu!
– Sao không sai! – Con gái hắn tức giận. – Sao bố chỉ viết những cái tốt đẹp do dự án mang lại mà không viết cái “Ba bát phở một mét vuông đất”? Sao bố không hỏi xem người bị mất đất sẽ sống sao đây khi đất bị thu hồi? Mà có chắc cái dự án ấy sẽ mang đến những điều tốt đẹp như bố nói hay không?
– Sao không chắc! – Hắn hấp tấp nói. – Bố bảo đảm với con rằng khi khu công nghiệp mở ra An Thủy sẽ trở thành nơi giàu có chứ không nghèo xác như bây giờ. Sẽ có hàng nghìn hộ có lợi từ dự án này.
– Thế còn những người bị thu hồi đất thì sao?
Hắn nhún vai:
– Biết làm sao được! Vì lợi ích của một số đông thì một nhóm nhỏ nào đó đành phải hi sinh thôi.
– Bố nói thế mà cũng nghe được ư! – Con gái hắn phẫn nộ . –Bây giờ đâu có phải là thời chiến để có thể đòi hỏi một người phải hi sinh vì sự sống còn của mọi người! Nếu cứ như bố nói thì hàng nghìn, hàng vạn người, cả tỉnh, cả huyện được hưởng lợi từ dự án thì phải đòi hỏi những người được lợi chia sẻ cho những người bị mất đất mới đúng chứ. Làm sao có cái chuyện một số lớn người làm giàu trên nỗi khổ của một nhóm người được. Nếu nhà ta mà bị thu hồi với giá ba bát phở một mét vuông thì bố nghĩ sao?
Nghe con hỏi, hắn cứng họng. Sự thật giản dị và trần trụi đã bẻ gãy mọi từ hoa mĩ mà hắn đã dùng trong bài viết. Ừ! Nếu nhà mình bị thu hồi với giá ấy thì sao nhỉ? Hắn lạnh cả người không dám nghĩ tiếp nữa.
*
* *
Hôm sau, hắn xách xe phóng đến cơ quan. Người rỉ tai hắn mấy hôm trước chặn ngay hắn lại nơi cổng thì thầm hỏi:
– Hôm nọ xuống An Thủy, ông được phong bì mấy triệu?
Hắn không trả lời vào câu người ấy hỏi mà lại đi hỏi lại:
– Thế ông đã đọc bài tôi viết chưa? Ông thấy thế nào?
– À… à… à… Hay! Lập luận sắc bén lắm
Nhìn cái bộ dạng lúng túng của ông bạn đồng nghiệp hắn biết ngay thằng cha này chưa đọc. Thế mà tiếng “Hay” hắn thốt ra cứ như không. “Đúng là phóng viên! Một lũ nói láo” Hắn vừa chửi thầm ông bạn và vừa chửi chính mình.
Buổi trưa, hắn sang ngồi bên quán nước bên kia đường xế cửa đài phát thanh và truyền hình tỉnh. Hắn gọi một chén trà nóng, rút bao thuốc châm một điếu thuốc nhẩn nha nhấp từng ngụm Nuớc chè đặc sánh.
– Mẹ bọn bồi bút.
Có tiếng chửi đầy bực bội ở xế bên, hắn ngẩng đầu nhìn lên. Một người đàn ông đang gấp tờ báo của tỉnh lại ném toẹt xuống dưới đất người bán hàng cười.
– Ai bảo ông đi đọc những loại báo lá cải ấy làm gì rồi lại ngồi chửi bới lung tung.
Hình như chưa hết tức, ông khách quay sang chủ quán cự lại:
– Thế không đọc thì ông mua nó làm gì?
Người chủ quán lại cười:
– Tôi điên à mà mua báo! Toàn nói láo. Đây là tôi xin về để nhóm bếp. Mà cũng tiện thật đấy. Một tờ báo có thể nhóm được một viên than tổ ong. Mà báo viết gì mà ông chửi toáng lên thế?
– Thì lại chuyện ở An thủy chứ còn chuyện gì nữa. – Nghe hai tiếng An Thủy, hắn giật thót mình kéo vội cái mũ lưởi trai xuống tận trán, đầu cúi thấp xuống nghiêng tai lắng nghe. – Mẹ nó chứ cái gì cũng tốt, cũng đúng. Tỉnh còn bao nhiêu vùng đất hoang, đất bạc màu sao không cắm khu công nghiệp ở đấy mà lại lấy đất thượng đẳng điền năm ba vụ lúa nằm ngay sát đường tỉnh lộ mà làm khu công nghiệp?.
Một ông khách uống nước bên cạnh vỗ vai người vừa nói cười hỏi.
– Nếu ông làm chủ tịch tỉnh thì liệu ông có cắm khu công nghiệp ở đất Hoài Sơn không?
Người vừa chửi vỗ đùi đến đét một cái.
– Đúng! Sao không cắm khu công nghiệp ở đấy, vừa xa thành phố lại vẫn gần ngay đuờng tỉnh lộ. Chỉ làm thêm có năm cây số đuờng là thông ra tỉnh lộ ngay. Mà đất ở đấy xin không người ta cũng cho đuợc vài trăm mét. Toàn đồi trọc.
– Đấy! Đấy! Vấn đề chính là nằm trong cái câu ”Vừa xa thành phố” của ông đấy. Trong một trăm năm mươi hecta thế nào chúng nó cũng xà xẻo năm ba héc ta chia nhau để sau này bán. Mà ở Hoài Sơn xin cũng đuợc năm bảy chục mét vuông. Vậy nếu là chủ tịch tỉnh ông đặt khu công nghiệp ở đâu?
Người khách uống nuớc hỏi lại một lần nữa. Không một ai trả lời ông ta. Hắn thầm phục con mắt tinh tường của người vừa nói. Đúng là thông tấn xã vỉa hè luôn luôn có những nhà bình luận xuất sắc. Cũng lạ và cũng thật là độc đáo! Hắn thầm nghĩ. Không ở đâu trên thế giới này có một nền văn hóa vỉa hè như ở Việt Nam. Ở đấy, người ta chẳng tin vào bất cứ một điều gì mà giới truyền thông khổng lồ của nhà nuớc, đuợc đào tạo một cách bài bản, nói và viết. Họ chỉ tin vào những lập luận đầy sức thuyết phục của những nhà phân tích vô danh. Những người chẳng hề được đào tạo qua bất cứ một trường lớp nào nhưng bù lại họ lại có được một cái tâm ngời sáng và cái thầm trầm, hóm hỉnh của trạng Quỳnh.
– Thế sao không một thằng phóng viên nào viết về những điều vô lý ấy nhỉ?
Một người thắc mắc hỏi.
– Tại sao nữa! Lỗi là tại cái phong bì!
Mặt hắn cúi thấp thêm chút nữa.
– Mẹ kiếp! Ba bát phở cho một mét vuông đất mà cấm thấy thằng bồi bút này nói đến một dòng. Tôi chỉ cầu mong cho nhà thằng viết bài này cũng bị thu hồi để xem xem nó viết như thế nào.
Người vừa văng tục nói, còn người đàn ông vừa phân tích sự việc thì trầm ngâm một lúc rồi mới từ từ cất lời.
– Tôi nghĩ rằng trời luôn có mắt. Những kẻ cổ vũ cho cái xấu truớc sau gì cũng bị quả báo.
Hắn không dám ngồi lại nữa vội vàng đứng dậy đi ra.
*
* *
Không biết người đàn ông trong quán nước chè có phải là nhà chiêm tinh không mà lời nói của ông ta đã thành sự thật. Mười ngày sau khi bài báo đăng, con gái hắn đột ngột tuyên bố bỏ học
– Con không thể chịu đựng đuợc sự khinh bỉ của các bạn bè.!
Con gái hắn nói trong nước mắt
Và thế là đêm nay hắn đi lang thang.
Trời bắt đầu lắc rắc mưa. Gió lạnh nổi lên tứ phía. Một tia chớp bừng lên trong đêm đen khiến cho hắn nhìn thấy xa xa, giữa bãi sông vắng lặng và trống trải có một cái miếu hoang. Hắn vội vã rảo buớc đi về phía ấy.
Gió mỗi lúc một mạnh. Gió hú dài thốc từng đợt vào những bãi mía tươi tốt khiến đám lá mía cọ vào nhau ràn rạt nghe sắc và nhọn như muốn băm nát đất trời. Mưa bắt đầu xối xả trút xuống. Hắn buớc vào trong ngôi miếu hoang và tựa lưng vào bờ tường ngây người nhìn ra dòng sông.
Mưa! Gió! Và màn đêm đặc quánh bao bọc lấy hắn.
Đột nhiên, một lằn sét sáng lòa đánh trúng vào gốc đa ngay đầu miếu. Một tiếng nổ đinh tai và một làn sóng vô hình, nóng rực thốc vào ngực hắn. Theo bản năng, hắn cúi người xuống và dưới cái ánh sáng xanh đến chói mắt hắn chợt nhận ra còn một người nữa đang quỳ trong ngôi miếu hoang.
Cây đa bị bửa làm đôi những cành của nó bốc cháy. Dưới cái ánh lửa leo loét như ma trơi trong mưa khiến cho hắn nổi gai người. Cái bóng người đang quỳ trong miếu hoang kia vẫn quỳ im bất động. Hình như tiếng sét dậy đất, cái lằn sáng rợn người và tiếng nổ lép bép của thân cây nứt vỡ vì sức nóng của tia sét không hề tác động gì đến người đang quỳ kia. Hay đấy là một người chết? Hắn lập bập móc vội chiếc bật lửa trong túi áo, bật lên. Hắn sững người!
Truớc mặt người đang quỳ, mặt ngửa lên nhìn đăm đăm vào pho tượng Phật là một một mâm hoa quả. Một lọ hoa cắm nhưng bông cúc trắng muốt. Một bát hương đã cháy hết chỉ còn lại những cái chân hương trơ trọi. Mấy cây nến thắp dở, bị tắt có lẽ là do gió. Hắn châm lửa vào cây nến. Căn miếu hoang sáng bừng lên trong ánh sáng vàng úa thê lương. Lúc này hắn mới nhận ra phía truớc mâm hoa quả là tấm ảnh của một cô gái còn rất trẻ chừng mười lăm mười sáu gì đó. Hắn quay sang nhìn người đang quỳ. Hắn ngờ ngợ. Hình như hắn đã gặp người này ở đâu nhưng lúc này thì hắn chịu không thể nhớ ra. Hắn lặng lẽ ngồi xuống bên cạnh ông già đang quỳ nhẹ nhàng hỏi.
– Sao bác lại quỳ ở đây?
Ông lão tóc đã bạc trắng trả lời hắn giọng trầm và đục. Trầm vì nỗi đau! Đục vì cuộc đời.
– Cháu gái tôi tự tử ở nơi đây
Hai từ “tự tử” làm cho hắn thoáng rùng mình! Bây giờ thì hắn đã nhận ra. Ông già này chính là chánh án của toàn án tỉnh đã nghỉ hưu.
Hắn biết ông ta cách đây đã ngót chục năm. Hồi ấy hắn vừa mới ra trường. Là một phóng viên trẻ đầy nhiệt huyết, hắn những tưởng hắn có thể dùng ngòi bút của mình để giành lấy công lý cho cuộc đời. Tỉnh hắn ở hồi ấy có một vụ án làm cả nuớc quan tâm. Đấy là một vụ án mại dâm có dính líu đến những quan chức cấp cao của tỉnh mà chính ông già đang quỳ ở đây ngồi ghế chánh án. Trong vụ án ấy, hắn đã mang máy ảnh, len qua đám đông phẫn nộ đang tụ tập trước cửa tòa án vì bị cảnh sát ngăn không cho vào dự phiên tòa.
– Anh kia! Đi đâu?
Tay cảnh sát quát hỏi hắn. Hắn đứng thẳng, đàng hoàng móc thẻ nhà báo đưa cho tay cảnh sát.
– Tôi là phóng viên đài truyền hình Tỉnh.
– Thì sao?
Tay cảnh sát hỏi lại mặt tỉnh khô.
– Tôi đến để đưa tin về vụ án.
Một nụ cười nhạt đầy khinh bỉ hiện trên môi tay cảnh sát.
– Có đuợc phân công đi lấy tin không? Giấy giới thiệu đâu?
Làm gì có ai phân công cho hắn. Hắn đến đây là vì nhiệt huyết và sự ngây thơ của tuổi trẻ. Hắn gân cổ lý sự.
– Pháp luật cho phép chúng tôi tác nghiệp mà không một ai có quyền ngăn cản.
– Này thì pháp luật này! Này thì pháp luật này!
Sau mỗi tiếng “Này” là một nhát dùi cui quất ngang ngực khiến hắn ngã dúi dụi. Tay cảnh sát hùng hổ chỉ thẳng vào mặt mình.
– Ở đây bố mày là pháp luật rõ chưa!
Đến tối, khi nghe bản tin thời sự hắn mới biết cô bé mười sáu tuổi mà dư luận luôn cho là nạn nhân đã bị khép vào tội “Môi giới mại dâm” và bị kết án năm năm tù còn mấy vị quan chức đầu tỉnh thì đuợc kết luận: “Không đủ chứng cứ để buộc tội”. Bằng trực giác nhạy bén nhà báo của mình, hắn biết có điều gì đó mờ ám ở đây nên người ta mới ngăn không cho mọi người đến dự phiên tòa. Thời gian cứ thế trôi đi và sự việc đã chìm vào quên lãng. Thế mà hôm nay hắn lại gặp ông chánh án ấy ở đây.
Hắn ngồi xuống bên cạnh ông lão, khẽ nắm lấy bàn tay nhăn nheo của của ông ta tỏ ý chia sẻ.
– Làm sao mà cháu nó lại dại dột vậy?
Hắn khẽ thở dài hỏi nhỏ. Người ông lão bỗng rung lên. Hóa ra trong cái tột cùng của đau khổ, con người luôn luôn có nhu cầu được chia sẻ. Một ánh mắt đồng cảm, một cái ôm thân thiết, những thứ đó tưởng như chẳng làm được gì cả nhưng nó lại làm vợi đi những day dứt đang gào thét trong lòng.
– Nó bị cưỡng hiếp và đó là lỗi của tôi.
– Kẻ nào đã cưỡng hiếp nó? Mà sao lại là lỗi của ông?
– Tại vì chính tôi đã cưỡng hiếp nó!
Hắn nổi gai, buông vội tay ông lão, hơi dịch người ra một chút. Ông lão nhìn hắn với con mắt mờ đục, vô hồn. Hình như cái nhu cầu được san sẻ đã cuốn ông lão về với quá khứ.
– Anh không biết tôi đâu. Cách đây ba năm tôi là chánh án của tòa án tỉnh này. – Ông lão không hề nhìn hắn. Ông ta vẫn quỳ, ngửa mặt nhìn lên pho tượng phật bị bỏ hoang đã lâu ngày. Những lớp sơn phủ đã bong tróc gần hết được chiếu sáng bởi ngọn nến vàng quạch, những bức tường đổ nát, run rẩy mỗi khi có một cơn gió thổi qua trong ánh sáng mờ ảo của ngọn nến. Gió hú lên những tiếng hú dài rùng rợn. Tiếng cành cây răng rắc gãy, mùi khét của những cành cây bị sét dánh, Tất cả tạo nên một quang cảnh hoang tàn, rùng rợn, thê lương làm cho hắn có cảm giác như đây là một vụ xử án nơi địa phủ mà người bị xử án là hai người. Hắn và ông lão.
– Hồi ấy, tôi xuống kiểm tra tòa án của một huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh bị cáo buộc ăn hối lộ và chạy án.
Xuống dưới huyện, theo đúng quy trình công tác, tôi vào làm việc văn phòng huyện ủy. Khi nghe tôi nói về những cáo buộc có liên quan đến tòa án của huyện thì tay bí thư huyện ủy gạt đi ngay.
– Làm gì có chuyện ấy. Đồng chí Thắng chánh án là một cán bộ năng nổ đóng góp rất lớn vào việc ổn định tình hình an ninh của huyện.— Tay bí thư huyện ủy rót cho tôi một chén nuớc rồi nói tiếp.— Anh Toàn tháng nào chẳng về huyện này một vài lần nếu có vấn đề như anh nói thì chẳng cần phải anh đến tận đây để kiểm tra. Anh Toàn sẽ cuốc mặt tay Thắng lên ngay.
Toàn là chủ tịch tỉnh. Hình như trong câu chuyện tay bí thư huyện ủy muốn ngầm cảnh cáo tôi “Đừng đụng đến tổ kiến lửa”.
– Mà anh cũng biết đấy. – tay bí thư huyện ủy nói tiếp. – Cán bộ nào năng nổ một chút là y như bị mọi người ghét. Thế là kiện cáo lung tung cả lên. Chúng ta phải biết rõ điều đó để bảo vệ cán bộ của mình
Tối hôm đó, huyện ủy bố trí cho tôi nghỉ đêm tại một khách sạn nhỏ ở trung tâm huyện lị. Tám giờ tối, ngồi buồn, tôi lang thang ra phố huyện đến hơn chín giờ về khách sạn, tôi đã thấy tay Thắng chánh án tòa án huyện đang đợi tôi ở trong phòng. Cùng đi với hắn còn có một cô gái rất trẻ chừng mười sáu mười bảy tuổi gì đó. Thấy tôi về, tên Thắng vồn vã.
– Anh xuống khi nào vậy? Sao anh không báo cho chúng em một tiếng.
– Mình mới xuống ban chiều, còn phải vào văn phòng huyện ủy làm việc nên chưa xuống chỗ các cậu được. Mình định sáng mai sẽ vào chỗ các cậu.
Vì có người lạ nên chúng tôi không đả động gì đến chuyện công tác chỉ nói vài câu chuyện xã giao. Được một lúc thì tay Thắng đứng dậy từ biệt ra về. Lúc đứng lên hắn mới bảo.
– Huyện vùng sâu vùng xa này buồn lắm đêm nay để cho cô bé này ở lại cho anh có người nói chuyện.
Nói rồi hắn dông thẳng.
Thực ra chuyện gái mú khi đi công tác thì tôi cũng chẳng lạ gì. Cán bộ thời nay tôi dám chắc một trăm thằng thì một trăm linh một thằng chơi gái. Chỉ có điều tôi không bao giờ nghĩ là ở chốn vùng sâu vùng xa như huyện này mà cũng có gái mại dâm.
Tôi quay lại phòng, thấy cô gái ngồi nép vào một góc phòng, cúi mặt có vẻ sợ hãi. Nhìn cái dáng điệu ấy tôi biết ngay cô gái này không phải loại bán dâm chuyên nghiệp. Tôi đóng cửa phòng lại và tiến lại phía cô bé. Cô bé sợ hãi co rúm người lại. Tôi ngạc nhiên thật sự.
– Đây là lần đầu tiên à? Cô bé?
Con bé lắp bắp.
– Vâ…â….ng. Ch…á….u l…à h..ọc si…nh
Tôi giật mình hoảng sợ. Nắm lấy tay con bé tôi hỏi dồn dập.
– Cháu là học sinh lớp mấy? Năm nay cháu bao nhiêu tuổi? –Nhìn con bé tái người vì sợ hãi, tôi dịu giọng.— Cháu đừng sợ! Bác không làm gì cháu đâu.
Nói xong, tôi vội vã buông tay con bé ra và đi ra mở toang cửa phòng. Thấy hành động của tôi, con bé đã hết sợ. Nó thút thít khóc và bắt đầu kể cho tôi nghe sự việc.
– Cháu bị bị đúp lớp mười. Cháu lên xin điểm thầy hiệu trưởng thì thầy bảo tối nay mà đến đây thì thầy sẽ cho lên lớp.
– Bố mẹ cháu có biết cháu bị đúp chưa?
– Dạ chưa. Bố cháu mà biết thì bố cháu đánh cháu chết
– Thế ở trường cháu có nhiều bạn bị như cháu không?
– Dạ cũng có vài bạn như cháu. Nhờ các chị lớp truớc bảo nên cháu mới biết tìm đến gặp thày hiệu trưởng để xin điểm.
Tôi đã bí mật ghi âm lời cô bé định bụng sáng mai sẽ lên huyện ủy để làm rõ câu chuyện.
Sáng hôm sau khi tôi lên văn phòng huyện ủy thì nhìn thấy xe của chủ tịch tỉnh đang ở đấy. Ông ta đang bá cổ tay chánh án tòa án huyện cười nói vui vẻ. Lời tay bí thư huyện ủy lại vang lên nhắc nhở tôi “Anh Toàn tháng nào chẳng về đây vài lần”.Thế là đã rõ và tôi đành im lặng.
Bốn tháng sau, câu chuyện vỡ lở. Truớc áp lực của dư luận, người ta đành mang vụ việc ra xét xử và tôi đuợc phân công ngồi ghế chánh án.
Cách ngày xử mấy hôm thì tay Thắng mò đến nhà tôi. Vừa buớc vào cửa hắn đã sởi lởi:
– Xin chúc mừng anh chị!
Tôi ngạc nhiên.
– Chúc mừng cái gì?
– Anh chưa biết gì sao?
Hắn hỏi lại, mặt tỏ vẻ ngạc nhiên nhưng nhìn hắn tôi biết ngay là hắn đang đóng kịch.
– Biết gì?
– Kì này tay Lân thường vụ tỉnh ủy trưởng ban nội chính của tỉnh sẽ nghỉ hưu. Tỉnh ủy đang nhắm anh thay thế vào chân đó.
– Ôi! – Vợ tôi lấy tay ôm ngực, mắt sáng rực – Thế thì hay quá!
– Cậu đừng có mà nói nhảm.
Tôi át đi.
– Nhảm là thế nào. Hắn cãi. – Chính anh Thắng chủ tịch tỉnh nói với em. Chỉ cần vụ án này anh làm cho êm xuôi mọi việc thì cái chân trưởng ban nội chính chắc chắn sẽ thuộc về anh.
– Xuôi là xuôi thế nào! Sự việc rõ như ban ngày. Còn báo chí còn dư luận.
– Ối dào! – Hắn nói nét mặt tỉnh không. – Án tại hồ sơ. Cái gì hồ sơ không nhắc đến thì anh cứ lờ đi. Mà mấy con ranh đó cũng có ngoan ngoãn gì đâu mà anh phải thương xót. Toàn một lũ ăn chơi đàng điếm không chịu học hành.
Trong đầu tôi lại hiện lên cái cảnh con bé co rúm người lại khi tôi tiến đến gần. hắn quay lại hỏi vợ tôi:
– Có phải thế không hả chị?
– Chú ấy nói đúng đấy! Mấy con ấy cứ phải cho ngồi tù mấy năm thì may ra mới nên người.
Vợ tôi hưởng ứng. Chao ôi đàn bà! Liệu có phải đấy là nguồn gốc của mọi tội lỗi của cánh đàn ông? Tôi biết cô bé bị oan và người ta đã dùng mọi cách để đổ tội lên đầu cô bé nhằm đỡ đòn cho những tay quan chức đầu tỉnh. Với quyền hạn của mình tôi có thể trả lại hồ sơ yêu cầu điều tra lại. Nhưng…! Tôi đã viện ra hàng trăm chữ ” Nhưng” để biện hộ cho mình khi tuyên án cô bé năm năm tù.
Tuyên án xong, tôi vội vã rời khỏi phòng xử án như chạy trốn. Khi đi ngang qua cô bé, không hiểu sao tôi lại hơi dừng lại, nhìn vào cô ta. Đột nhiên! Cô bé nhổ thẳng vào mặt tôi một bãi nước bọt và dõng dạc nói to:
– Thằng hèn!
Bao nhiêu năm rồi bãi nuớc bọt ấy không khô đi trên mặt tôi và đã bao nhiêu năm rồi tôi cố gắng biện hộ cho mình nhưng cho đến khi cháu gái tôi bị cưỡng hiếp thì tôi đã không thể biện hộ cho mình đuợc nữa. Tôi đã dung túng cho cái xấu xa nảy nở thì tất tôi sẽ bị những cái xấu xa mà tôi đã dung túng ấy làm hại. Tôi ngồi đây để xám hối cho tội lỗi của mình.
Một tia sét từ dưới mặt đất đánh thẳng lên giữa trời. Trong cái ánh sáng chói lòa của tia sét, hắn nguốc nhìn lên và thấy mặt của pho tượng Phật ướt đẫm. Hắn đứng dậy tiến lại pho tượng Phật , ngửa đầu nhổ lên mặt pho tượng một bãi nước bọt:
– Cả ông nữa! Ông cũng là một thằng hèn!
Một cơn gió đột ngột thốc lên. Ngọn nến phụt tắt. Màn đêm đặc quánh ùa đến che đi tất cả chỉ còn nghe thấy tiếng mưa rào rào và gió giật từng cơn như muốn xô đổ cả ngôi miếu hoang tàn
Hà Nội 19-8-2012
Nguyễn Thế Duyên
Nguyễn Thế Duyên
Hắn đi dọc theo bờ sông hoang mang, bất định. Trời xầm xì như sắp có mưa. Mây đen vần vũ. Thỉnh thoảng, một tia chớp lại bừng lên ở tận phía chân trời và màn đêm bị xé rách bởi một lằn chói sáng. Rất lâu sau một dây tiếng sấm mới ầm ì từ xa xôi vọng đến nghe rất trầm mà hắn như có cảm giác đấy là tiếng rên siết của bầu trời. Dòng sông cũng đen sẫm. Nước buốt lạnh dưới chân. Mặc! Hắn cứ đi cứ như hắn đang đi về nơi có tiếng sấm trầm đục phát ra. Trong đêm tối, bóng hắn như tan vào màn đêm chỉ khi nào một lằn chớp bừng lên người ta mới thấy cái bóng dáng xiêu vẹo của hắn vất vưởng đi như một bong ma trong màn đêm đặc quánh.
Lại một tia chớp nữa bừng lên. Lại một dây những tiếng trầm đục vọng đến tai hắn. Nhưng lần này, trong dẫy tiếng trầm đục ấy hắn nghe như có tiếng nức nở của đứa con gái mình.
– Bố! Sao lại như thế này?
– Cái gì?
Hắn đã hỏi lại đầy ngạc nhiên khi nhìn thấy những giọt nuớc mắt trên má đứa con yêu. Con gái hắn không trả lời mà đẩy chiếc laptop ra truớc mặt hắn. Hắn nhìn vào và mắt hắn hoa lên. Trời ơi! Trên mạng đăng đầy những lời chửi bới bài viết mà hắn vừa đăng báo.
Hắn làm ở đài truyền hình của tỉnh. Tuần trước tổng biên tập gọi hắn lên phòng giao nhiệm vụ:
– Cậu xuống dưới huyện An Thủy chỗ dự án xây khu công nghiệp của tỉnh nắm tình hình để viết một bài nói rõ về chủ trương đúng đắn của thành phố trong việc xây dựng khu công nghiệp. Cậu làm sao phải nêu bật được ích lợi của dự án đối với dân cư địa phương và phê phán những người chống lại dự án này của tỉnh.
Thế là đã rõ! Chỉ được ca ngợi! Mà nếu chỉ ca ngợi thì xuống thực tế làm gì cho mệt. Hắn đã định không đi. Ngồi nhà, một buổi tối hắn có thể viết được hai bài như định hướng của tổng biên tập nhưng một người đã rỉ tai hắn:
– Đồ ngốc! Đi thực tế vừa được tiếng là sâu sát, vừa có công tác phí lại vừa đuợc địa phương đón tiếp, ăn uống phè phỡn có khi còn được chiêu đãi món “Hương đồng gió nội” nữa. Về lại còn có cái phong bì. Dưới ấy họ đang muốn giải phóng mặt bằng cho nhanh để còn cấu véo lấy một vài miếng đất đấy.
Thế là hắn vác giấy giới thiệu của nhà đài đi xuống An Thủy và ở đấy, hắn được biết cả những điều mà không một báo cáo nào nói cho hắn biết.
Nhưng biết làm sao!
Hắn không phải là loại người vô cảm. Đêm đóng cửa phòng ngồi viết, hắn ngồi ngây người hàng tiếng đồng hồ trước bàn phím. Mắt hắn như thấy lại những dòng nước mắt lăn dài trên đôi má nhăn nheo vì nắng, vì gió vì thời gian của những bà cụ mà cái lưng đã còng gập xuống bởi gánh nặng cuộc đời. Tai hắn như còn vang lên những lời phẫn uất của đám trai làng.
– Ba bát phở cho một mét vuông đất! Thế bằng ăn cướp của người ta còn gì.
– Trời ơi! Một trăm hai mươi triệu tiền đền bù cho năm miệng ăn. Không biết là ăn được bao lâu đây?
Ngồi chán trước bàn phím , không viết được dòng nào hắn khép cửa phòng viết đi ra ngoài phòng khách định pha một ấm trà uống cho thư thái tâm hồn thì gặp vợ cũng đang ngồi thừ ở phòng khách từ lúc nào. Thấy hắn, vợ hắn ngần ngừ một lúc rồi mới bảo.
– Anh này! Năm nay con Hoa thi đại học, em định cho nó luyện thi môn toán của ông Hùng. Anh thấy thế nào?
Ông Hùng là một thầy giáo luyện thi nổi tiếng. Ở cái tỉnh nhỏ bé này hầu như con cái nhà nào thi đại học đều gửi đến cho thầy luyện thi.
– Bao nhiêu tiền một buổi hả em?
Hắn hỏi vợ:
– Một trăm năm mươi ngàn một buổi.
Hắn thở dài đến thượt một cái:
– Thế em định cho con Hoa học tuần mấy buổi?
– Một tuần phải ba buổi anh ạ. Sắp thi rồi còn gì.
Nghĩa là bốn trăm năm mươi nghìn một tuần. Một tháng mất gần hai triệu. Hắn nhẩm nhanh trong đầu. Đấy chỉ là riêng tiền học thêm. Tai hắn lại vang lên tiếng than thở của người cha già An Thủy. “Một trăm hai mươi triệu tiền đền bù! Không biết ăn được bao lâu đây hả trời?”.
Hắn móc túi lấy ra cái phong bì mà tay chánh văn phòng huyện ủy An Thủy dúi vào túi hắn lúc hắn ra về đưa cho vợ:
– Thôi! Em cố gắng bớt ăn bớt tiêu đi vậy chứ biết làm sao.
Vợ hắn nhanh nhẹn mở cái phong bì. Năm triệu!
Hắn nhìn thấy cái ánh mắt sáng rực của vợ khi nhìn những tờ tiền năm trăm nghìn mới tinh trên tay. Ở cái thành phố nhỏ này, với cái chức danh phóng viên đài tỉnh như hắn năm triệu là lớn lắm. Lương hắn một tháng chỉ được có ba triệu đồng và hắn cũng không hiểu làm sao và bằng cách nào gia đình hắn vẫn tồn tại được cho đến tận bây giờ. “Không biết ăn được mấy tháng đây?” Cái lời than thở ai oán của người cha An Thủy lại vang lên và hắn tặc lưỡi. Trời chẳng để cho ai chết, thế nào họ cũng tìm ra được lối thoát cho mình. Cũng như hắn thôi, lương hai vợ chồng hắn được có sáu triệu mà chi tiêu hết đến mười triệu một tháng mà hắn có chết đâu. Hắn tự an ủi mình và thế là hắn viết.
Bài viết đuợc phát sóng ngay lập tức. Không những thế còn được đăng trên tờ báo của tỉnh và bây giờ…
Nhìn dòng nước mắt lăn dài trên má con gái, hắn hiểu ngay là phải tìm cách giải thích cho con gái hiểu. Hắn giả bộ ngơ ngác:
– Bố có viết gì sai đâu!
– Sao không sai! – Con gái hắn tức giận. – Sao bố chỉ viết những cái tốt đẹp do dự án mang lại mà không viết cái “Ba bát phở một mét vuông đất”? Sao bố không hỏi xem người bị mất đất sẽ sống sao đây khi đất bị thu hồi? Mà có chắc cái dự án ấy sẽ mang đến những điều tốt đẹp như bố nói hay không?
– Sao không chắc! – Hắn hấp tấp nói. – Bố bảo đảm với con rằng khi khu công nghiệp mở ra An Thủy sẽ trở thành nơi giàu có chứ không nghèo xác như bây giờ. Sẽ có hàng nghìn hộ có lợi từ dự án này.
– Thế còn những người bị thu hồi đất thì sao?
Hắn nhún vai:
– Biết làm sao được! Vì lợi ích của một số đông thì một nhóm nhỏ nào đó đành phải hi sinh thôi.
– Bố nói thế mà cũng nghe được ư! – Con gái hắn phẫn nộ . –Bây giờ đâu có phải là thời chiến để có thể đòi hỏi một người phải hi sinh vì sự sống còn của mọi người! Nếu cứ như bố nói thì hàng nghìn, hàng vạn người, cả tỉnh, cả huyện được hưởng lợi từ dự án thì phải đòi hỏi những người được lợi chia sẻ cho những người bị mất đất mới đúng chứ. Làm sao có cái chuyện một số lớn người làm giàu trên nỗi khổ của một nhóm người được. Nếu nhà ta mà bị thu hồi với giá ba bát phở một mét vuông thì bố nghĩ sao?
Nghe con hỏi, hắn cứng họng. Sự thật giản dị và trần trụi đã bẻ gãy mọi từ hoa mĩ mà hắn đã dùng trong bài viết. Ừ! Nếu nhà mình bị thu hồi với giá ấy thì sao nhỉ? Hắn lạnh cả người không dám nghĩ tiếp nữa.
*
* *
Hôm sau, hắn xách xe phóng đến cơ quan. Người rỉ tai hắn mấy hôm trước chặn ngay hắn lại nơi cổng thì thầm hỏi:
– Hôm nọ xuống An Thủy, ông được phong bì mấy triệu?
Hắn không trả lời vào câu người ấy hỏi mà lại đi hỏi lại:
– Thế ông đã đọc bài tôi viết chưa? Ông thấy thế nào?
– À… à… à… Hay! Lập luận sắc bén lắm
Nhìn cái bộ dạng lúng túng của ông bạn đồng nghiệp hắn biết ngay thằng cha này chưa đọc. Thế mà tiếng “Hay” hắn thốt ra cứ như không. “Đúng là phóng viên! Một lũ nói láo” Hắn vừa chửi thầm ông bạn và vừa chửi chính mình.
Buổi trưa, hắn sang ngồi bên quán nước bên kia đường xế cửa đài phát thanh và truyền hình tỉnh. Hắn gọi một chén trà nóng, rút bao thuốc châm một điếu thuốc nhẩn nha nhấp từng ngụm Nuớc chè đặc sánh.
– Mẹ bọn bồi bút.
Có tiếng chửi đầy bực bội ở xế bên, hắn ngẩng đầu nhìn lên. Một người đàn ông đang gấp tờ báo của tỉnh lại ném toẹt xuống dưới đất người bán hàng cười.
– Ai bảo ông đi đọc những loại báo lá cải ấy làm gì rồi lại ngồi chửi bới lung tung.
Hình như chưa hết tức, ông khách quay sang chủ quán cự lại:
– Thế không đọc thì ông mua nó làm gì?
Người chủ quán lại cười:
– Tôi điên à mà mua báo! Toàn nói láo. Đây là tôi xin về để nhóm bếp. Mà cũng tiện thật đấy. Một tờ báo có thể nhóm được một viên than tổ ong. Mà báo viết gì mà ông chửi toáng lên thế?
– Thì lại chuyện ở An thủy chứ còn chuyện gì nữa. – Nghe hai tiếng An Thủy, hắn giật thót mình kéo vội cái mũ lưởi trai xuống tận trán, đầu cúi thấp xuống nghiêng tai lắng nghe. – Mẹ nó chứ cái gì cũng tốt, cũng đúng. Tỉnh còn bao nhiêu vùng đất hoang, đất bạc màu sao không cắm khu công nghiệp ở đấy mà lại lấy đất thượng đẳng điền năm ba vụ lúa nằm ngay sát đường tỉnh lộ mà làm khu công nghiệp?.
Một ông khách uống nước bên cạnh vỗ vai người vừa nói cười hỏi.
– Nếu ông làm chủ tịch tỉnh thì liệu ông có cắm khu công nghiệp ở đất Hoài Sơn không?
Người vừa chửi vỗ đùi đến đét một cái.
– Đúng! Sao không cắm khu công nghiệp ở đấy, vừa xa thành phố lại vẫn gần ngay đuờng tỉnh lộ. Chỉ làm thêm có năm cây số đuờng là thông ra tỉnh lộ ngay. Mà đất ở đấy xin không người ta cũng cho đuợc vài trăm mét. Toàn đồi trọc.
– Đấy! Đấy! Vấn đề chính là nằm trong cái câu ”Vừa xa thành phố” của ông đấy. Trong một trăm năm mươi hecta thế nào chúng nó cũng xà xẻo năm ba héc ta chia nhau để sau này bán. Mà ở Hoài Sơn xin cũng đuợc năm bảy chục mét vuông. Vậy nếu là chủ tịch tỉnh ông đặt khu công nghiệp ở đâu?
Người khách uống nuớc hỏi lại một lần nữa. Không một ai trả lời ông ta. Hắn thầm phục con mắt tinh tường của người vừa nói. Đúng là thông tấn xã vỉa hè luôn luôn có những nhà bình luận xuất sắc. Cũng lạ và cũng thật là độc đáo! Hắn thầm nghĩ. Không ở đâu trên thế giới này có một nền văn hóa vỉa hè như ở Việt Nam. Ở đấy, người ta chẳng tin vào bất cứ một điều gì mà giới truyền thông khổng lồ của nhà nuớc, đuợc đào tạo một cách bài bản, nói và viết. Họ chỉ tin vào những lập luận đầy sức thuyết phục của những nhà phân tích vô danh. Những người chẳng hề được đào tạo qua bất cứ một trường lớp nào nhưng bù lại họ lại có được một cái tâm ngời sáng và cái thầm trầm, hóm hỉnh của trạng Quỳnh.
– Thế sao không một thằng phóng viên nào viết về những điều vô lý ấy nhỉ?
Một người thắc mắc hỏi.
– Tại sao nữa! Lỗi là tại cái phong bì!
Mặt hắn cúi thấp thêm chút nữa.
– Mẹ kiếp! Ba bát phở cho một mét vuông đất mà cấm thấy thằng bồi bút này nói đến một dòng. Tôi chỉ cầu mong cho nhà thằng viết bài này cũng bị thu hồi để xem xem nó viết như thế nào.
Người vừa văng tục nói, còn người đàn ông vừa phân tích sự việc thì trầm ngâm một lúc rồi mới từ từ cất lời.
– Tôi nghĩ rằng trời luôn có mắt. Những kẻ cổ vũ cho cái xấu truớc sau gì cũng bị quả báo.
Hắn không dám ngồi lại nữa vội vàng đứng dậy đi ra.
*
* *
Không biết người đàn ông trong quán nước chè có phải là nhà chiêm tinh không mà lời nói của ông ta đã thành sự thật. Mười ngày sau khi bài báo đăng, con gái hắn đột ngột tuyên bố bỏ học
– Con không thể chịu đựng đuợc sự khinh bỉ của các bạn bè.!
Con gái hắn nói trong nước mắt
Và thế là đêm nay hắn đi lang thang.
Trời bắt đầu lắc rắc mưa. Gió lạnh nổi lên tứ phía. Một tia chớp bừng lên trong đêm đen khiến cho hắn nhìn thấy xa xa, giữa bãi sông vắng lặng và trống trải có một cái miếu hoang. Hắn vội vã rảo buớc đi về phía ấy.
Gió mỗi lúc một mạnh. Gió hú dài thốc từng đợt vào những bãi mía tươi tốt khiến đám lá mía cọ vào nhau ràn rạt nghe sắc và nhọn như muốn băm nát đất trời. Mưa bắt đầu xối xả trút xuống. Hắn buớc vào trong ngôi miếu hoang và tựa lưng vào bờ tường ngây người nhìn ra dòng sông.
Mưa! Gió! Và màn đêm đặc quánh bao bọc lấy hắn.
Đột nhiên, một lằn sét sáng lòa đánh trúng vào gốc đa ngay đầu miếu. Một tiếng nổ đinh tai và một làn sóng vô hình, nóng rực thốc vào ngực hắn. Theo bản năng, hắn cúi người xuống và dưới cái ánh sáng xanh đến chói mắt hắn chợt nhận ra còn một người nữa đang quỳ trong ngôi miếu hoang.
Cây đa bị bửa làm đôi những cành của nó bốc cháy. Dưới cái ánh lửa leo loét như ma trơi trong mưa khiến cho hắn nổi gai người. Cái bóng người đang quỳ trong miếu hoang kia vẫn quỳ im bất động. Hình như tiếng sét dậy đất, cái lằn sáng rợn người và tiếng nổ lép bép của thân cây nứt vỡ vì sức nóng của tia sét không hề tác động gì đến người đang quỳ kia. Hay đấy là một người chết? Hắn lập bập móc vội chiếc bật lửa trong túi áo, bật lên. Hắn sững người!
Truớc mặt người đang quỳ, mặt ngửa lên nhìn đăm đăm vào pho tượng Phật là một một mâm hoa quả. Một lọ hoa cắm nhưng bông cúc trắng muốt. Một bát hương đã cháy hết chỉ còn lại những cái chân hương trơ trọi. Mấy cây nến thắp dở, bị tắt có lẽ là do gió. Hắn châm lửa vào cây nến. Căn miếu hoang sáng bừng lên trong ánh sáng vàng úa thê lương. Lúc này hắn mới nhận ra phía truớc mâm hoa quả là tấm ảnh của một cô gái còn rất trẻ chừng mười lăm mười sáu gì đó. Hắn quay sang nhìn người đang quỳ. Hắn ngờ ngợ. Hình như hắn đã gặp người này ở đâu nhưng lúc này thì hắn chịu không thể nhớ ra. Hắn lặng lẽ ngồi xuống bên cạnh ông già đang quỳ nhẹ nhàng hỏi.
– Sao bác lại quỳ ở đây?
Ông lão tóc đã bạc trắng trả lời hắn giọng trầm và đục. Trầm vì nỗi đau! Đục vì cuộc đời.
– Cháu gái tôi tự tử ở nơi đây
Hai từ “tự tử” làm cho hắn thoáng rùng mình! Bây giờ thì hắn đã nhận ra. Ông già này chính là chánh án của toàn án tỉnh đã nghỉ hưu.
Hắn biết ông ta cách đây đã ngót chục năm. Hồi ấy hắn vừa mới ra trường. Là một phóng viên trẻ đầy nhiệt huyết, hắn những tưởng hắn có thể dùng ngòi bút của mình để giành lấy công lý cho cuộc đời. Tỉnh hắn ở hồi ấy có một vụ án làm cả nuớc quan tâm. Đấy là một vụ án mại dâm có dính líu đến những quan chức cấp cao của tỉnh mà chính ông già đang quỳ ở đây ngồi ghế chánh án. Trong vụ án ấy, hắn đã mang máy ảnh, len qua đám đông phẫn nộ đang tụ tập trước cửa tòa án vì bị cảnh sát ngăn không cho vào dự phiên tòa.
– Anh kia! Đi đâu?
Tay cảnh sát quát hỏi hắn. Hắn đứng thẳng, đàng hoàng móc thẻ nhà báo đưa cho tay cảnh sát.
– Tôi là phóng viên đài truyền hình Tỉnh.
– Thì sao?
Tay cảnh sát hỏi lại mặt tỉnh khô.
– Tôi đến để đưa tin về vụ án.
Một nụ cười nhạt đầy khinh bỉ hiện trên môi tay cảnh sát.
– Có đuợc phân công đi lấy tin không? Giấy giới thiệu đâu?
Làm gì có ai phân công cho hắn. Hắn đến đây là vì nhiệt huyết và sự ngây thơ của tuổi trẻ. Hắn gân cổ lý sự.
– Pháp luật cho phép chúng tôi tác nghiệp mà không một ai có quyền ngăn cản.
– Này thì pháp luật này! Này thì pháp luật này!
Sau mỗi tiếng “Này” là một nhát dùi cui quất ngang ngực khiến hắn ngã dúi dụi. Tay cảnh sát hùng hổ chỉ thẳng vào mặt mình.
– Ở đây bố mày là pháp luật rõ chưa!
Đến tối, khi nghe bản tin thời sự hắn mới biết cô bé mười sáu tuổi mà dư luận luôn cho là nạn nhân đã bị khép vào tội “Môi giới mại dâm” và bị kết án năm năm tù còn mấy vị quan chức đầu tỉnh thì đuợc kết luận: “Không đủ chứng cứ để buộc tội”. Bằng trực giác nhạy bén nhà báo của mình, hắn biết có điều gì đó mờ ám ở đây nên người ta mới ngăn không cho mọi người đến dự phiên tòa. Thời gian cứ thế trôi đi và sự việc đã chìm vào quên lãng. Thế mà hôm nay hắn lại gặp ông chánh án ấy ở đây.
Hắn ngồi xuống bên cạnh ông lão, khẽ nắm lấy bàn tay nhăn nheo của của ông ta tỏ ý chia sẻ.
– Làm sao mà cháu nó lại dại dột vậy?
Hắn khẽ thở dài hỏi nhỏ. Người ông lão bỗng rung lên. Hóa ra trong cái tột cùng của đau khổ, con người luôn luôn có nhu cầu được chia sẻ. Một ánh mắt đồng cảm, một cái ôm thân thiết, những thứ đó tưởng như chẳng làm được gì cả nhưng nó lại làm vợi đi những day dứt đang gào thét trong lòng.
– Nó bị cưỡng hiếp và đó là lỗi của tôi.
– Kẻ nào đã cưỡng hiếp nó? Mà sao lại là lỗi của ông?
– Tại vì chính tôi đã cưỡng hiếp nó!
Hắn nổi gai, buông vội tay ông lão, hơi dịch người ra một chút. Ông lão nhìn hắn với con mắt mờ đục, vô hồn. Hình như cái nhu cầu được san sẻ đã cuốn ông lão về với quá khứ.
– Anh không biết tôi đâu. Cách đây ba năm tôi là chánh án của tòa án tỉnh này. – Ông lão không hề nhìn hắn. Ông ta vẫn quỳ, ngửa mặt nhìn lên pho tượng phật bị bỏ hoang đã lâu ngày. Những lớp sơn phủ đã bong tróc gần hết được chiếu sáng bởi ngọn nến vàng quạch, những bức tường đổ nát, run rẩy mỗi khi có một cơn gió thổi qua trong ánh sáng mờ ảo của ngọn nến. Gió hú lên những tiếng hú dài rùng rợn. Tiếng cành cây răng rắc gãy, mùi khét của những cành cây bị sét dánh, Tất cả tạo nên một quang cảnh hoang tàn, rùng rợn, thê lương làm cho hắn có cảm giác như đây là một vụ xử án nơi địa phủ mà người bị xử án là hai người. Hắn và ông lão.
– Hồi ấy, tôi xuống kiểm tra tòa án của một huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh bị cáo buộc ăn hối lộ và chạy án.
Xuống dưới huyện, theo đúng quy trình công tác, tôi vào làm việc văn phòng huyện ủy. Khi nghe tôi nói về những cáo buộc có liên quan đến tòa án của huyện thì tay bí thư huyện ủy gạt đi ngay.
– Làm gì có chuyện ấy. Đồng chí Thắng chánh án là một cán bộ năng nổ đóng góp rất lớn vào việc ổn định tình hình an ninh của huyện.— Tay bí thư huyện ủy rót cho tôi một chén nuớc rồi nói tiếp.— Anh Toàn tháng nào chẳng về huyện này một vài lần nếu có vấn đề như anh nói thì chẳng cần phải anh đến tận đây để kiểm tra. Anh Toàn sẽ cuốc mặt tay Thắng lên ngay.
Toàn là chủ tịch tỉnh. Hình như trong câu chuyện tay bí thư huyện ủy muốn ngầm cảnh cáo tôi “Đừng đụng đến tổ kiến lửa”.
– Mà anh cũng biết đấy. – tay bí thư huyện ủy nói tiếp. – Cán bộ nào năng nổ một chút là y như bị mọi người ghét. Thế là kiện cáo lung tung cả lên. Chúng ta phải biết rõ điều đó để bảo vệ cán bộ của mình
Tối hôm đó, huyện ủy bố trí cho tôi nghỉ đêm tại một khách sạn nhỏ ở trung tâm huyện lị. Tám giờ tối, ngồi buồn, tôi lang thang ra phố huyện đến hơn chín giờ về khách sạn, tôi đã thấy tay Thắng chánh án tòa án huyện đang đợi tôi ở trong phòng. Cùng đi với hắn còn có một cô gái rất trẻ chừng mười sáu mười bảy tuổi gì đó. Thấy tôi về, tên Thắng vồn vã.
– Anh xuống khi nào vậy? Sao anh không báo cho chúng em một tiếng.
– Mình mới xuống ban chiều, còn phải vào văn phòng huyện ủy làm việc nên chưa xuống chỗ các cậu được. Mình định sáng mai sẽ vào chỗ các cậu.
Vì có người lạ nên chúng tôi không đả động gì đến chuyện công tác chỉ nói vài câu chuyện xã giao. Được một lúc thì tay Thắng đứng dậy từ biệt ra về. Lúc đứng lên hắn mới bảo.
– Huyện vùng sâu vùng xa này buồn lắm đêm nay để cho cô bé này ở lại cho anh có người nói chuyện.
Nói rồi hắn dông thẳng.
Thực ra chuyện gái mú khi đi công tác thì tôi cũng chẳng lạ gì. Cán bộ thời nay tôi dám chắc một trăm thằng thì một trăm linh một thằng chơi gái. Chỉ có điều tôi không bao giờ nghĩ là ở chốn vùng sâu vùng xa như huyện này mà cũng có gái mại dâm.
Tôi quay lại phòng, thấy cô gái ngồi nép vào một góc phòng, cúi mặt có vẻ sợ hãi. Nhìn cái dáng điệu ấy tôi biết ngay cô gái này không phải loại bán dâm chuyên nghiệp. Tôi đóng cửa phòng lại và tiến lại phía cô bé. Cô bé sợ hãi co rúm người lại. Tôi ngạc nhiên thật sự.
– Đây là lần đầu tiên à? Cô bé?
Con bé lắp bắp.
– Vâ…â….ng. Ch…á….u l…à h..ọc si…nh
Tôi giật mình hoảng sợ. Nắm lấy tay con bé tôi hỏi dồn dập.
– Cháu là học sinh lớp mấy? Năm nay cháu bao nhiêu tuổi? –Nhìn con bé tái người vì sợ hãi, tôi dịu giọng.— Cháu đừng sợ! Bác không làm gì cháu đâu.
Nói xong, tôi vội vã buông tay con bé ra và đi ra mở toang cửa phòng. Thấy hành động của tôi, con bé đã hết sợ. Nó thút thít khóc và bắt đầu kể cho tôi nghe sự việc.
– Cháu bị bị đúp lớp mười. Cháu lên xin điểm thầy hiệu trưởng thì thầy bảo tối nay mà đến đây thì thầy sẽ cho lên lớp.
– Bố mẹ cháu có biết cháu bị đúp chưa?
– Dạ chưa. Bố cháu mà biết thì bố cháu đánh cháu chết
– Thế ở trường cháu có nhiều bạn bị như cháu không?
– Dạ cũng có vài bạn như cháu. Nhờ các chị lớp truớc bảo nên cháu mới biết tìm đến gặp thày hiệu trưởng để xin điểm.
Tôi đã bí mật ghi âm lời cô bé định bụng sáng mai sẽ lên huyện ủy để làm rõ câu chuyện.
Sáng hôm sau khi tôi lên văn phòng huyện ủy thì nhìn thấy xe của chủ tịch tỉnh đang ở đấy. Ông ta đang bá cổ tay chánh án tòa án huyện cười nói vui vẻ. Lời tay bí thư huyện ủy lại vang lên nhắc nhở tôi “Anh Toàn tháng nào chẳng về đây vài lần”.Thế là đã rõ và tôi đành im lặng.
Bốn tháng sau, câu chuyện vỡ lở. Truớc áp lực của dư luận, người ta đành mang vụ việc ra xét xử và tôi đuợc phân công ngồi ghế chánh án.
Cách ngày xử mấy hôm thì tay Thắng mò đến nhà tôi. Vừa buớc vào cửa hắn đã sởi lởi:
– Xin chúc mừng anh chị!
Tôi ngạc nhiên.
– Chúc mừng cái gì?
– Anh chưa biết gì sao?
Hắn hỏi lại, mặt tỏ vẻ ngạc nhiên nhưng nhìn hắn tôi biết ngay là hắn đang đóng kịch.
– Biết gì?
– Kì này tay Lân thường vụ tỉnh ủy trưởng ban nội chính của tỉnh sẽ nghỉ hưu. Tỉnh ủy đang nhắm anh thay thế vào chân đó.
– Ôi! – Vợ tôi lấy tay ôm ngực, mắt sáng rực – Thế thì hay quá!
– Cậu đừng có mà nói nhảm.
Tôi át đi.
– Nhảm là thế nào. Hắn cãi. – Chính anh Thắng chủ tịch tỉnh nói với em. Chỉ cần vụ án này anh làm cho êm xuôi mọi việc thì cái chân trưởng ban nội chính chắc chắn sẽ thuộc về anh.
– Xuôi là xuôi thế nào! Sự việc rõ như ban ngày. Còn báo chí còn dư luận.
– Ối dào! – Hắn nói nét mặt tỉnh không. – Án tại hồ sơ. Cái gì hồ sơ không nhắc đến thì anh cứ lờ đi. Mà mấy con ranh đó cũng có ngoan ngoãn gì đâu mà anh phải thương xót. Toàn một lũ ăn chơi đàng điếm không chịu học hành.
Trong đầu tôi lại hiện lên cái cảnh con bé co rúm người lại khi tôi tiến đến gần. hắn quay lại hỏi vợ tôi:
– Có phải thế không hả chị?
– Chú ấy nói đúng đấy! Mấy con ấy cứ phải cho ngồi tù mấy năm thì may ra mới nên người.
Vợ tôi hưởng ứng. Chao ôi đàn bà! Liệu có phải đấy là nguồn gốc của mọi tội lỗi của cánh đàn ông? Tôi biết cô bé bị oan và người ta đã dùng mọi cách để đổ tội lên đầu cô bé nhằm đỡ đòn cho những tay quan chức đầu tỉnh. Với quyền hạn của mình tôi có thể trả lại hồ sơ yêu cầu điều tra lại. Nhưng…! Tôi đã viện ra hàng trăm chữ ” Nhưng” để biện hộ cho mình khi tuyên án cô bé năm năm tù.
Tuyên án xong, tôi vội vã rời khỏi phòng xử án như chạy trốn. Khi đi ngang qua cô bé, không hiểu sao tôi lại hơi dừng lại, nhìn vào cô ta. Đột nhiên! Cô bé nhổ thẳng vào mặt tôi một bãi nước bọt và dõng dạc nói to:
– Thằng hèn!
Bao nhiêu năm rồi bãi nuớc bọt ấy không khô đi trên mặt tôi và đã bao nhiêu năm rồi tôi cố gắng biện hộ cho mình nhưng cho đến khi cháu gái tôi bị cưỡng hiếp thì tôi đã không thể biện hộ cho mình đuợc nữa. Tôi đã dung túng cho cái xấu xa nảy nở thì tất tôi sẽ bị những cái xấu xa mà tôi đã dung túng ấy làm hại. Tôi ngồi đây để xám hối cho tội lỗi của mình.
Một tia sét từ dưới mặt đất đánh thẳng lên giữa trời. Trong cái ánh sáng chói lòa của tia sét, hắn nguốc nhìn lên và thấy mặt của pho tượng Phật ướt đẫm. Hắn đứng dậy tiến lại pho tượng Phật , ngửa đầu nhổ lên mặt pho tượng một bãi nước bọt:
– Cả ông nữa! Ông cũng là một thằng hèn!
Một cơn gió đột ngột thốc lên. Ngọn nến phụt tắt. Màn đêm đặc quánh ùa đến che đi tất cả chỉ còn nghe thấy tiếng mưa rào rào và gió giật từng cơn như muốn xô đổ cả ngôi miếu hoang tàn
Hà Nội 19-8-2012
Nguyễn Thế Duyên