rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
To Complain or Blame: Is That the Question?
Blaming and Complaining: A Match Made in Heaven or Creating our own Hell?
Published on November 13, 2010 by Neil Farber, M.D, Ph.D. in The Blame Game
2 nguồn lớn nhất của những thói quen suy nghĩ tiêu cực của chúng ta là Than phiền và Đổ lỗi. Tình yêu của chúng ta đối với 2 người bạn tiêu cực đó là không lành mạnh và gây bất lợi cho chúng ta với tư cách là những cá nhân và tư cách 1 xã hội. Trong khi Đổ lỗi và Than phiền là rất khác biệt nhưng chúng khó mà tách rời nhau. Thật khó mà Than phiền nếu không có 1 cảm giác của sự Đổ lỗi nằm dưới. Khi bạn không hạnh phúc hoặc bất mãn với 1 ai đó hoặc điều gì đó, những cảm xúc tiêu cực của bạn khiến bạn than phiền. Rõ ràng, nếu bạn đang than phiền về điều gì đó không hoạt động/hiệu quả hoặc 1 ai đó không hoàn thành 1 nghĩa vụ, thì khi đó sự Đổ lỗi cũng có thể được gắn vào.
Jon Gordon là 1 chuyên gia, người diễn thuyết về đề tài Than phiền, và là tác giả của cuốn sách bán chạy 'the No Complaining Rule'. Ông viết về sự than phiền và cách xử lý với sự tiêu cực gắn liền với than phiền. Ông viết "Chúng ta được sinh ra để Than phiền. Khi còn là những đứa bé, chúng ta khóc không ngừng để có những điều chúng ta muốn. Khi chúng ta đói, chúng ta khóc và mẹ cho chúng ta ăn. Khi chúng ta mệt, chúng ta khóc và được ru để ngủ. Chúng ta khóc để làm mọi việc theo cách chúng ta muốn, và nó hiệu quả như 1 phép màu. Điều không may là, nhiều người vẫn sử dụng 1 hình thức khóc kiểu người lớn - được gọi là than phiền - để làm mọi việc theo cách họ muốn hoặc để bộc lộ cảm giác bất lực của họ. Gordon tiếp tục "Khi chúng ta than phiền, chúng ta nuôi dưỡng sự tiêu cực."
Jon giải thích rằng, sự than phiền lặp đi lặp lại với đồng nghiệp và bạn bè khiến chúng ta bước vào con đường của sự tiêu cực. Nếu tất cả những gì bạn có là 1 cái búa thì khi đó mọi thứ trông giống như 1 cái đinh. Nếu tất cả những gì bạn có là Than phiền và Đổ lỗi, thì khi đó mọi thứ trông giống như 1 vấn đề và chúng ta cần tìm ra lỗi. Than phiền, giống như đổ lỗi, thu hẹp sự tập trung của bạn và làm bạn ám ảnh về các vấn đề. Than phiền và Đổ lỗi là những hiện tượng tự nhiên, và chúng ta thích nghi với chúng, chúng ta hiếm khi nhận ra chúng ta thường xuyên tham gia vào việc đó như thế nào.
Jon Gordon gửi cho tôi thử thách này. Đứng với 1 nhóm đồng nghiệp hoặc 1 nhóm bạn. Bắt đầu buổi trò chuyện về điều gì đó tích cực - 1 trải nghiệm tuyệt vời gần đây, 1 nhà hàng bạn mới đi ăn, 1 cuốn sách thú vị bạn mới đọc hoặc Bộ phim bạn vừa xem...Bây giờ hãy xem mất bao lâu để 1 ai đó chuyển buổi nói chuyện sang 1 con đường tiêu cực mới.
Tôi đã bắt đầu với 1 câu nói tích cực và ông ấy đã đúng. Chúng ta chuyển sang điều tiểu cực rất nhanh. Ai đó trong nhóm thêm vào 1 số điều tiêu cực và gieo những hạt giống than phiền. Cô ấy đi xem phim nhưng không thích bộ phim đó. Những người khác trong nhóm cũng nhanh chóng tham gia, thêm vào những lời phàn nàn của họ; anh ấy sẽ không bao giờ xem bộ phim đó vì không thích nam diễn viên, hoặc cô ấy muốn đi xem phim nhưng xe bị hỏng. Chúng ta nhanh chóng tìm ra ai đó hoặc điều gì đó để đổ lỗi. Cô ấy không thích bộ phim vì có quá nhiều người gây ồn ào trong rạp. Anh ấy không thích nam diễn viên chính vì anh ta đã viết 1 số câu gây xúc phạm. Xe của cô ấy bị hỏng vì anh chàng sửa xe không thay 1 số phụ tùng quan trọng. Tôi đã giải thích đầy đủ trong cuốn sách của tôi "The Complete Guide to Blaming: How to Play and How to Quit", bất cứ khi nào chúng ta nghe "bởi vì" 1 sự đổ lỗi chắc chắn theo sau.
Những sự tương đồng khác? Than phiền và Đổ lỗi đều là những dấu hiệu của sự bất an và từ bỏ sự kiểm soát cá nhân. Chúng đều kiềm chế khả năng đạt được tiềm năng trọn vẹn và thành công của chúng ta. Than phiền và Đổ lỗi đều ngăn cản những mối quan hệ hiệu quả và hạn chế khả năng gần gũi về cảm xúc của chúng ta với người khác vì họ biết rằng chúng ta đang chỉ trích hành động và thái độ của họ. Cuối cùng, Than phiền và Đổ lỗi tước đi sức mạnh của bạn. Chúng là những cách nhanh nhất để loại bỏ sự kiểm soát và năng lượng của chúng ta vì chúng ta trút bỏ trách nhiệm. Chúng lấy đi sự lạc quan, hy vọng, những giấc mơ, sự sáng tạo, niềm vui và sự biết ơn của chúng ta; thay thế chúng với những giai đoạn thoả mãn thoáng qua - không phải là 1 sự trao đổi tốt.
Hãy bắt đầu nhận ra bạn có sự kiểm soát đối với những suy nghĩ, cảm xúc, hành động và phản ứng của bạn. Biết rằng bạn chịu trách nhiệm cho nơi bạn ở và con người bạn đang là. Cố gắng hiểu và phân biệt được điều gì thực sự quan trọng. Những điều không quan trọng không đáng để than phiền liên tục và những vấn đề quan trọng nên được giải quyết với những người thực sự có liên quan. Theo cách này, than phiền có thể là 1 chất xúc tác mạnh mẽ để xác định những giải pháp. Nhưng, như Jon Gordon nói, hãy đảm bảo rằng bạn đưa ra 1 vài giải pháp khả thi cho những lời than phiền của bạn. Điều này làm bạn tập trung vào việc giải quyết vấn đề và không mắc kẹt vào sự than phiền liên miên. Làm theo cách này, mọi lời than phiền sẽ trở thành 1 cơ hội để chuyển 1 điều tích cực thành tiêu cực. Một khi bạn tập trung vào những giải pháp và chịu trách nhiệm cho những sự thay đổi, xu hướng đổ lỗi người khác của bạn cũng sẽ bắt đầu tiêu tan.
Nguồn: PsychologyToday
To Complain or Blame: Is That the Question?
Blaming and Complaining: A Match Made in Heaven or Creating our own Hell?
Published on November 13, 2010 by Neil Farber, M.D, Ph.D. in The Blame Game
2 nguồn lớn nhất của những thói quen suy nghĩ tiêu cực của chúng ta là Than phiền và Đổ lỗi. Tình yêu của chúng ta đối với 2 người bạn tiêu cực đó là không lành mạnh và gây bất lợi cho chúng ta với tư cách là những cá nhân và tư cách 1 xã hội. Trong khi Đổ lỗi và Than phiền là rất khác biệt nhưng chúng khó mà tách rời nhau. Thật khó mà Than phiền nếu không có 1 cảm giác của sự Đổ lỗi nằm dưới. Khi bạn không hạnh phúc hoặc bất mãn với 1 ai đó hoặc điều gì đó, những cảm xúc tiêu cực của bạn khiến bạn than phiền. Rõ ràng, nếu bạn đang than phiền về điều gì đó không hoạt động/hiệu quả hoặc 1 ai đó không hoàn thành 1 nghĩa vụ, thì khi đó sự Đổ lỗi cũng có thể được gắn vào.
Jon Gordon là 1 chuyên gia, người diễn thuyết về đề tài Than phiền, và là tác giả của cuốn sách bán chạy 'the No Complaining Rule'. Ông viết về sự than phiền và cách xử lý với sự tiêu cực gắn liền với than phiền. Ông viết "Chúng ta được sinh ra để Than phiền. Khi còn là những đứa bé, chúng ta khóc không ngừng để có những điều chúng ta muốn. Khi chúng ta đói, chúng ta khóc và mẹ cho chúng ta ăn. Khi chúng ta mệt, chúng ta khóc và được ru để ngủ. Chúng ta khóc để làm mọi việc theo cách chúng ta muốn, và nó hiệu quả như 1 phép màu. Điều không may là, nhiều người vẫn sử dụng 1 hình thức khóc kiểu người lớn - được gọi là than phiền - để làm mọi việc theo cách họ muốn hoặc để bộc lộ cảm giác bất lực của họ. Gordon tiếp tục "Khi chúng ta than phiền, chúng ta nuôi dưỡng sự tiêu cực."
Jon giải thích rằng, sự than phiền lặp đi lặp lại với đồng nghiệp và bạn bè khiến chúng ta bước vào con đường của sự tiêu cực. Nếu tất cả những gì bạn có là 1 cái búa thì khi đó mọi thứ trông giống như 1 cái đinh. Nếu tất cả những gì bạn có là Than phiền và Đổ lỗi, thì khi đó mọi thứ trông giống như 1 vấn đề và chúng ta cần tìm ra lỗi. Than phiền, giống như đổ lỗi, thu hẹp sự tập trung của bạn và làm bạn ám ảnh về các vấn đề. Than phiền và Đổ lỗi là những hiện tượng tự nhiên, và chúng ta thích nghi với chúng, chúng ta hiếm khi nhận ra chúng ta thường xuyên tham gia vào việc đó như thế nào.
Jon Gordon gửi cho tôi thử thách này. Đứng với 1 nhóm đồng nghiệp hoặc 1 nhóm bạn. Bắt đầu buổi trò chuyện về điều gì đó tích cực - 1 trải nghiệm tuyệt vời gần đây, 1 nhà hàng bạn mới đi ăn, 1 cuốn sách thú vị bạn mới đọc hoặc Bộ phim bạn vừa xem...Bây giờ hãy xem mất bao lâu để 1 ai đó chuyển buổi nói chuyện sang 1 con đường tiêu cực mới.
Tôi đã bắt đầu với 1 câu nói tích cực và ông ấy đã đúng. Chúng ta chuyển sang điều tiểu cực rất nhanh. Ai đó trong nhóm thêm vào 1 số điều tiêu cực và gieo những hạt giống than phiền. Cô ấy đi xem phim nhưng không thích bộ phim đó. Những người khác trong nhóm cũng nhanh chóng tham gia, thêm vào những lời phàn nàn của họ; anh ấy sẽ không bao giờ xem bộ phim đó vì không thích nam diễn viên, hoặc cô ấy muốn đi xem phim nhưng xe bị hỏng. Chúng ta nhanh chóng tìm ra ai đó hoặc điều gì đó để đổ lỗi. Cô ấy không thích bộ phim vì có quá nhiều người gây ồn ào trong rạp. Anh ấy không thích nam diễn viên chính vì anh ta đã viết 1 số câu gây xúc phạm. Xe của cô ấy bị hỏng vì anh chàng sửa xe không thay 1 số phụ tùng quan trọng. Tôi đã giải thích đầy đủ trong cuốn sách của tôi "The Complete Guide to Blaming: How to Play and How to Quit", bất cứ khi nào chúng ta nghe "bởi vì" 1 sự đổ lỗi chắc chắn theo sau.
Những sự tương đồng khác? Than phiền và Đổ lỗi đều là những dấu hiệu của sự bất an và từ bỏ sự kiểm soát cá nhân. Chúng đều kiềm chế khả năng đạt được tiềm năng trọn vẹn và thành công của chúng ta. Than phiền và Đổ lỗi đều ngăn cản những mối quan hệ hiệu quả và hạn chế khả năng gần gũi về cảm xúc của chúng ta với người khác vì họ biết rằng chúng ta đang chỉ trích hành động và thái độ của họ. Cuối cùng, Than phiền và Đổ lỗi tước đi sức mạnh của bạn. Chúng là những cách nhanh nhất để loại bỏ sự kiểm soát và năng lượng của chúng ta vì chúng ta trút bỏ trách nhiệm. Chúng lấy đi sự lạc quan, hy vọng, những giấc mơ, sự sáng tạo, niềm vui và sự biết ơn của chúng ta; thay thế chúng với những giai đoạn thoả mãn thoáng qua - không phải là 1 sự trao đổi tốt.
Hãy bắt đầu nhận ra bạn có sự kiểm soát đối với những suy nghĩ, cảm xúc, hành động và phản ứng của bạn. Biết rằng bạn chịu trách nhiệm cho nơi bạn ở và con người bạn đang là. Cố gắng hiểu và phân biệt được điều gì thực sự quan trọng. Những điều không quan trọng không đáng để than phiền liên tục và những vấn đề quan trọng nên được giải quyết với những người thực sự có liên quan. Theo cách này, than phiền có thể là 1 chất xúc tác mạnh mẽ để xác định những giải pháp. Nhưng, như Jon Gordon nói, hãy đảm bảo rằng bạn đưa ra 1 vài giải pháp khả thi cho những lời than phiền của bạn. Điều này làm bạn tập trung vào việc giải quyết vấn đề và không mắc kẹt vào sự than phiền liên miên. Làm theo cách này, mọi lời than phiền sẽ trở thành 1 cơ hội để chuyển 1 điều tích cực thành tiêu cực. Một khi bạn tập trung vào những giải pháp và chịu trách nhiệm cho những sự thay đổi, xu hướng đổ lỗi người khác của bạn cũng sẽ bắt đầu tiêu tan.
Nguồn: PsychologyToday