Thăm lăng Khải Định (Huế)
Lăng Khải Định (còn gọi là Ứng Lăng) là lăng mộ của vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 củatriều Nguyễn, toạ lạc trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh thành Huế.
Trong số các lăng triều Nguyễn, lăng Khải Định (còn gọi là Ứng Lăng) là công trình duy nhất có lối kiến trúc pha trộn giữa Đông và Tây. Đây là nơi yên nghỉ của vua Khải Định (1885 - 1925), vị hoàng đế thứ 12 của triều Nguyễn. Lăng toạ lạc trên núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê), thuộc xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách thành phố Huế khoảng 10km về phía Tây Nam.
Tượng chầu trước lăng
Điểm nổi bật của lăng Khải Định là sự pha trộn giữa nhiều trường phái kiến trúc khác nhau như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique… Đặc biệt, lăng Khải Định nổi tiếng với nghệ thuật khảm sành đầy tinh xảo và 3 bức bích họa “cửu long ẩn vân” tuyệt đẹp, lớn bậc nhất Việt Nam, được trang trí trên trần của 3 gian nhà giữa trong cung Thiên Định.
Tổng quan kiến trúc, đã phản ánh rõ nét phong cách sống thích chưng diện của vua Khải Định lúc sinh thời và đánh dấu giai đoạn giao thời giữa hai nền văn hoá Á Âu của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ.
(st)
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: