Thăm Làng Chuông...

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Làng Chuông...


Chắc hẳn chiếc nón không xa lạ gì với mỗi chúng ta? Cùng với tà áo dài, chiếc nón là một trong những giá trị tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Việt. Khi nhớ đến nón người ta thường nhắc đến làng Chuông...

Làng Chuông - một địa danh nổi tiếng tỉnh Hà Tây với nghề làm nón truyền thống gần 400 năm nay.
Thế nhưng, những người làm nón nơi đây lại có cuộc sống không mấy khá giả vì mức thu nhập từ việc làm nón còn thấp. Một chiếc nón lá bán ra (tính cả nguyên vật liệu) chỉ từ 2500-3500 đồng/chiếc. Một người làm nhanh cũng chỉ làm được 2 chiếc/ngày. Được biết đứa trẻ nào sinh ra trên đất làng Chuông cũng đều biết làm nón. Nhưng đến nay số hộ gia đình theo nghề chỉ chiếm khoảng 70% (chủ yếu là phụ nữ và trẻ em). Và chợ làng Chuông cũng chỉ thực sự sôi động vào những ngày phiên: 4, 10, 14, 20, 24, 30.

lc-1-2.jpg

Từ lâu Làng Chuông đã là một nơi du lịch trong nước lí tưởng

Những người đến mua chủ yếu ở các tỉnh Nam Định, Thái Bình... đa số họ chỉ có nhu cầu mua nón lá (nón phục vụ trong sinh hoạt), còn nón truyền thống (nón quai thao) gần như vắng bóng.

lc-2.jpg

Vì yêu nghề nên một số người tuy đã có tuổi vẫn cố bám trụ lấy nó...

Ngay cả những năm 40, người dân làng Chuông đã không còn chú trọng sản xuất nóntruyền thống. Cũng như bao làng nghề khác, có những lúc tưởng chừng cả làng bỏ nghề làm nóntruyền thống. Nhưng vì yêu nghề nên một số người vẫn cố bám trụ lấy nó, cố giữ cho nghề khỏi bị mai một, dẫu biết nó có thể không nuôi nổi bản thân.

lc-3.jpg

Nón Làng Chuông được nhập khẩu ở rất nhiều nơi.


Trước đây, hầu như cả làng chỉ có cụ Lê Thị Viết làm nón truyền thống theo đơn đặt hàng nhỏ lẻ. Hiện giờ, có thêm một số hộ sản xuất nón quai thao như gia đình ông Canh, chị Tuyết... Và gần đây là tổ sản xuất nón truyền thống do bà Phạm Thị Ba (hội phó hội cựu chiến binh) đứng lên tổ chức. Khi được hỏi: Tại sao bà lại muốn khôi phục nghề nón truyền thống dù đã ngoài 70 tuổi? Bà Ba tâm sự: "Ý định xây dựng một tổ sản xuất nón quai thao của tôi đã có từ rất lâu nhưng vì kinh phí nên chưa tổ chức được. Trong tôi luôn trăn trở: làm sao có thể khôi phục lại nghề truyền thống?".

lc-4.jpg

Gần đây, làng đã nhận được một số đơn đặt hàng từ thành phố


Thiết nghĩ, còn có những người tâm huyết với nghề như thế, chắc rằng nón truyền thống của làng Chuông sẽ không bị mai một theo sự biến đổi của kinh tế thị trường. Làng Chuông dường như trở nên bận rộn hơn, kể từ khi người dân nơi đây quyết tâm khôi phục lại nghề truyền thống. Gần đây, làng đã nhận được một số đơn đặt hàng từ thành phố. Nhưng sản phẩm làm ra chủ yếu vẫn chỉ bán cho khách nước ngoài.

lc-5.jpg

Làm nón là nghề mưu sinh chính ...

Một số du khách vì yêu quý chiếc nón Việt đã về tận làng Chuông để tham quan và mua những món quà lưu niệm. Đó có lẽ là món quà quý nhất động viên người dân nơi đây vững tin hơn ở nghề. Nhưng để duy trì nghề nón truyền thống, có lẽ nỗ lực từ một phía những người yêu nghề là chưa đủ.

lc-6.jpg

Và nón cũng là 'đề tài' chính ở chợ sớm...


Cần có sự định hướng quan tâm đầu tư của các cơ quan chức năng thì người làm nóntruyền thống mới yên tâm phát huy sáng tạo những tinh hoa của làng nghề. Và hơn thế nữa, chúng ta cũng cần bảo tồn nghề nón truyền thống bởi chiếc nón là một trong những bản sắc văn hóa của người Việt.




Sưu tầm.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top