Theo nhiều chuyên gia tâm lý và y khoa, trẻ ngày nay phát triển, dậy thì sớm hơn trước kia, do vậy việc giáo dục về giới tính và sinh sản từ lớp 5 là cần thiết, hơn là để trẻ phát triển tự do. Tuy nhiên, phương thức giảng dạy cần được cân nhắc.
Giảng viên tâm lý ĐH Sư Phạm TP HCM Nguyễn Bích Hồng cho rằng, vấn đề giáo dục giới tính ở lớp 5, lớp cuối cấp 1, đã và đang làm không cần phải bàn cãi nữa, bởi hiện nay, cơ thể các em phát triển rất nhanh, bước vào tuổi dậy thì sớm hơn trước kia.
"Học sinh lớp 4-5 đã có thể tự mình vào mạng hoặc qua sách báo để tìm hiểu thông tin. Tuy nhiên, các em chưa có khả năng hiểu đúng được vấn đề, vì vậy nếu không có chỉ bảo phân tích rõ ràng thì sẽ rất nguy hiểm", bà Hồng nói.
Chung quan điểm đó, bác sĩ - chuyên viên tâm lý giáo dục giới tính Nguyễn Việt Dũng nhìn nhận, nhiều em ở tuổi lên 10 cơ thể đã phát triển hoàn thiện và bước vào tuổi dậy thì, chẳng hạn như nam thì có râu, nữ có kinh nguyệt. Vì vậy, việc giáo dục giới tính cho các em độ tuổi này là cần thiết. Thực tế, vấn đề này đã được khảo sát, nghiên cứu trước khi đưa vào biên soạn, giảng dạy ở các trường.
Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát mới đây, trên tổng số hơn 16 nghìn bạn đọc tham gia ý kiến, có đến 70% cho rằng lớp 5 đã học về giới tính và sinh sản là sớm. Nhiều người cho rằng ở độ tuổi này các em còn quá nhỏ.
Những lo ngại của các bậc phụ huynh đều xuất phát từ cách giảng dạy khô cứng, quá "khoa học" hiện nay đối với môn học này.
Bà Lương Minh Nhật, giảng viên khoa tâm lý tại trường ĐH Sài Gòn cũng cho rằng, việc đưa những kiến thức như "tinh trùng", "quá trính thụ tinh", "bào thai"... vào giáo dục giới tính cho học sinh lớp 5 là hơi sớm, chưa hoàn toàn phù hợp.
"Chương trình nên đưa vào giảng dạy ở đầu cấp II thì sẽ phù hợp hơn vì lúc này mới là giai đoạn các em bước vào tuổi dậy thì rộ nhất", bà Nhật nhận định.
Để khắc phục tình trạng khô cứng đó, bà Nhật cho rằng, nên giải thích cho các em tiểu học hiểu một cách đơn giản. Chẳng hạn, với câu hỏi về sự hình thành con người, có thể trả lời đó là sự kết hợp của cha và mẹ, như con bướm mang nhị của bông hoa đực dính vào nhụy của bông hoa cái tạo thành quả. Như vậy các em sẽ hiểu được vấn đề một cách đơn giản hơn. Còn về bản chất thì phải để khi lên lớp 8-9, các em mới có đủ nhận thức để học sâu.
Còn theo giảng viên tâm lý Bích Hồng, vấn đề giáo dục giới tính cho lứa tuổi này cần có sự phối hợp của cả cha mẹ và thầy cô. Phương pháp giảng dạy cần lồng ghép trong nhiều chương trình môn học chứ không riêng gì môn Khoa học lớp 5. Các thầy cô không nên đặt tư tưởng của mình vào suy nghĩ của các em. Nếu thầy cô sử dụng những ngôn ngữ khoa học với một thái độ nghiêm túc thì các em cũng sẽ tiếp nhận một cách vui vẻ. Đồng thời, thầy cô cũng phải có sự đổi mới phương pháp giảng dạy như lồng ghép vào các buổi ngoại khóa, giúp các em tiếp cận một cách dễ dàng.
"Giáo dục giới tính không phải là một môn học đọc chép mà phải truyền đạt qua tranh. Cũng không thể nói chung chung mà nói một cách nhẹ nhàng, linh động, tự nhiên, không giáo điều sơ cứng và phải gắn liền với sự phát triển sinh lý của các em", bà Hồng nói thêm.
Bác sĩ Nguyễn Việt Dũng bổ sung rằng việc giáo dục giới tính cho các em tiểu học phải theo tiêu chí và mục đích nhất định đảm bảo tính trung thực. Không nên nói tránh mà nên nói thẳng vào vấn đề. "Thà vạch cho các em một con đường còn hơn để các em chạy lung tung", ông Dũng nói.
Tuy nhiên, khi làm điều đó, các thầy cô giáo phải biến những thuật ngữ khoa học thành ngôn ngữ đơn giản, cụ thể gần gũi với đời sống hằng ngày để học sinh dễ hiểu.
Giảng viên tâm lý ĐH Sư Phạm TP HCM Nguyễn Bích Hồng cho rằng, vấn đề giáo dục giới tính ở lớp 5, lớp cuối cấp 1, đã và đang làm không cần phải bàn cãi nữa, bởi hiện nay, cơ thể các em phát triển rất nhanh, bước vào tuổi dậy thì sớm hơn trước kia.
"Học sinh lớp 4-5 đã có thể tự mình vào mạng hoặc qua sách báo để tìm hiểu thông tin. Tuy nhiên, các em chưa có khả năng hiểu đúng được vấn đề, vì vậy nếu không có chỉ bảo phân tích rõ ràng thì sẽ rất nguy hiểm", bà Hồng nói.
Chung quan điểm đó, bác sĩ - chuyên viên tâm lý giáo dục giới tính Nguyễn Việt Dũng nhìn nhận, nhiều em ở tuổi lên 10 cơ thể đã phát triển hoàn thiện và bước vào tuổi dậy thì, chẳng hạn như nam thì có râu, nữ có kinh nguyệt. Vì vậy, việc giáo dục giới tính cho các em độ tuổi này là cần thiết. Thực tế, vấn đề này đã được khảo sát, nghiên cứu trước khi đưa vào biên soạn, giảng dạy ở các trường.
Nhiều trẻ lên 10 đã bước vào tuổi dậy thì, cần được trang bị sớm các kiến thức về giới tính. Ảnh: Hoàng Hà.
Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát mới đây, trên tổng số hơn 16 nghìn bạn đọc tham gia ý kiến, có đến 70% cho rằng lớp 5 đã học về giới tính và sinh sản là sớm. Nhiều người cho rằng ở độ tuổi này các em còn quá nhỏ.
Những lo ngại của các bậc phụ huynh đều xuất phát từ cách giảng dạy khô cứng, quá "khoa học" hiện nay đối với môn học này.
Bà Lương Minh Nhật, giảng viên khoa tâm lý tại trường ĐH Sài Gòn cũng cho rằng, việc đưa những kiến thức như "tinh trùng", "quá trính thụ tinh", "bào thai"... vào giáo dục giới tính cho học sinh lớp 5 là hơi sớm, chưa hoàn toàn phù hợp.
"Chương trình nên đưa vào giảng dạy ở đầu cấp II thì sẽ phù hợp hơn vì lúc này mới là giai đoạn các em bước vào tuổi dậy thì rộ nhất", bà Nhật nhận định.
Để khắc phục tình trạng khô cứng đó, bà Nhật cho rằng, nên giải thích cho các em tiểu học hiểu một cách đơn giản. Chẳng hạn, với câu hỏi về sự hình thành con người, có thể trả lời đó là sự kết hợp của cha và mẹ, như con bướm mang nhị của bông hoa đực dính vào nhụy của bông hoa cái tạo thành quả. Như vậy các em sẽ hiểu được vấn đề một cách đơn giản hơn. Còn về bản chất thì phải để khi lên lớp 8-9, các em mới có đủ nhận thức để học sâu.
Còn theo giảng viên tâm lý Bích Hồng, vấn đề giáo dục giới tính cho lứa tuổi này cần có sự phối hợp của cả cha mẹ và thầy cô. Phương pháp giảng dạy cần lồng ghép trong nhiều chương trình môn học chứ không riêng gì môn Khoa học lớp 5. Các thầy cô không nên đặt tư tưởng của mình vào suy nghĩ của các em. Nếu thầy cô sử dụng những ngôn ngữ khoa học với một thái độ nghiêm túc thì các em cũng sẽ tiếp nhận một cách vui vẻ. Đồng thời, thầy cô cũng phải có sự đổi mới phương pháp giảng dạy như lồng ghép vào các buổi ngoại khóa, giúp các em tiếp cận một cách dễ dàng.
"Giáo dục giới tính không phải là một môn học đọc chép mà phải truyền đạt qua tranh. Cũng không thể nói chung chung mà nói một cách nhẹ nhàng, linh động, tự nhiên, không giáo điều sơ cứng và phải gắn liền với sự phát triển sinh lý của các em", bà Hồng nói thêm.
Bác sĩ Nguyễn Việt Dũng bổ sung rằng việc giáo dục giới tính cho các em tiểu học phải theo tiêu chí và mục đích nhất định đảm bảo tính trung thực. Không nên nói tránh mà nên nói thẳng vào vấn đề. "Thà vạch cho các em một con đường còn hơn để các em chạy lung tung", ông Dũng nói.
Tuy nhiên, khi làm điều đó, các thầy cô giáo phải biến những thuật ngữ khoa học thành ngôn ngữ đơn giản, cụ thể gần gũi với đời sống hằng ngày để học sinh dễ hiểu.
theo VnExpress