Ông H được thuê làm Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên P và ông H là em ruột Chủ tịch Công ty P. Sau khi được thuê làm Tổng giám đốc ông H ký kết hợp đồng vay vốn với Ngân hàng M nhưng lại không nhân danh Công ty P mà nhân danh chính bản thân mình. Vậy việc thuê ông H làm Tổng giám đốc Công ty P có hợp pháp không? Việc ông H ký kết hợp đồng vay vốn với Công ty M là đúng hay sai?
Trả lời: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì loại hình doanh nghiệp là công ty tránh nhiệm hữu hạn một thành viên có rất nhiều điểm quy định chặt chẽ hơn loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên. Không chỉ về vấn đề tổ chức việc quy định những quyền và nghĩa vụ của các chủ thể thuộc các chế định (ví dự chủ sở hữu, giám đốc, kiểm soát viên trong Công ty TNHH một thành viên cũng có nhiều điểm khác biệt được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2005.
Vấn đề anh/chị hỏi liên quan trực tiếp tới điều 70- Luật doanh nghiệp năm 2005, cụ thể như sau:
1. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá năm năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền sau đây:
a) Tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
h) Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
i) Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
k) Tuyển dụng lao động;
l) Các quyền khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.
3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này;
b) Không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, người có thẩm quyền trực tiếp bổ nhiệm người đại diện theo uỷ quyền hoặc Chủ tịch công ty;
c) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế tương ứng trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
Như vậy, theo điểm b, khoản 3, điều 70 thì ông H không được là người có liên quan với Chủ tịch Công ty P. Việc thuê ông H làm Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên P là vi phạm pháp luật. Mặt khác, theo điểm e, khoản 1, điều 70 thì bắt buộc khi ông H ký kết hợp đồng vay vốn phải nhân danh công ty P.
Do đó, ngay cả khi ông H được thuê hoặc bổ nhiệm phù hợp với pháp luật hiện hành thì việc ký hợp đồng vay vốn không nhân danh công ty P, sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật Dân sự có liên quan.
LS Phạm Hùng Thắng - Đoàn LS Thanh Hoá
Trả lời: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì loại hình doanh nghiệp là công ty tránh nhiệm hữu hạn một thành viên có rất nhiều điểm quy định chặt chẽ hơn loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên. Không chỉ về vấn đề tổ chức việc quy định những quyền và nghĩa vụ của các chủ thể thuộc các chế định (ví dự chủ sở hữu, giám đốc, kiểm soát viên trong Công ty TNHH một thành viên cũng có nhiều điểm khác biệt được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2005.
Vấn đề anh/chị hỏi liên quan trực tiếp tới điều 70- Luật doanh nghiệp năm 2005, cụ thể như sau:
1. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá năm năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền sau đây:
a) Tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
h) Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
i) Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
k) Tuyển dụng lao động;
l) Các quyền khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.
3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này;
b) Không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, người có thẩm quyền trực tiếp bổ nhiệm người đại diện theo uỷ quyền hoặc Chủ tịch công ty;
c) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế tương ứng trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
Như vậy, theo điểm b, khoản 3, điều 70 thì ông H không được là người có liên quan với Chủ tịch Công ty P. Việc thuê ông H làm Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên P là vi phạm pháp luật. Mặt khác, theo điểm e, khoản 1, điều 70 thì bắt buộc khi ông H ký kết hợp đồng vay vốn phải nhân danh công ty P.
Do đó, ngay cả khi ông H được thuê hoặc bổ nhiệm phù hợp với pháp luật hiện hành thì việc ký hợp đồng vay vốn không nhân danh công ty P, sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật Dân sự có liên quan.
LS Phạm Hùng Thắng - Đoàn LS Thanh Hoá