Bài viết này không phải là một bài viết dự thi. Tôi đã viết những cảm xúc này từ khi còn lang thang tại Bến Cát - Bình Dương (năm 2004). Đọc các bài viết dự thi, thật sự có nhiều cảm xúc, nhưng giờ muốn viết thực ra thời gian và nhiều điều khác không đáp ứng. Chỉ post bài viết này như một sự hưởng ứng và động viên tinh thần các thành viên tham gia dự thi và ban giám khảo, cũng là một phần gửi gắm tâm tư của NguoiDien.
Tết. Người ta nhắc đến từ giữa tháng một. Tết. Người ta nhắc đền từ đầu tháng chạp.
Người ta bàn tán rôm rả. Kẻ mừng người lo. Mừng vì lại có dịp ăn chơi, lo vì đồng tiền bát gạo, miếng cơm manh áo. Người ta kéo nhau xuống phố mua sắm, sợ gần tết giá cao.
Hai ba tháng chạp. Người ta cúng ông táo, bảo rằng tiễn ông về báo cáo với Ngọc Hoàng. Chẳng ai biết mặt mũi ông Táo ra sao, đen hay trắng, béo hay gầy, nhưng vẫn cúng, vẫn cầu xin...
Chẳng biết ông Táo là ai thì cúng làm gì. Vậy mà cuối cùng vẫn có ba nén nhang, bát cơm với mấy miếng thịt gà. Người đời thế, mình cũng phải thế.
Ngoài đường xe chạy ầm ầm. Có người vác cành Mai to tướng. Có người chở phía sau một cây Quất, vài chậu Cúc. Cũng có người đặt phía trước thùng bia, can rượu, và cả những cái túi với những bộ đồ mới cho lũ trẻ.
Người ta chuẩn bị đón tết. Người háo hức, hân hoan. Người buồn bã thở dài. Chung quy cũng chỉ chuyện tiền nong, chuyện nhà cửa, chuyện con cái.... Chả khác ngày thường tí nào.
Không quét dọn nhà cửa, không gói bánh chưng, không lau rửa bàn thờ, mồ mả ông bà. Đôi tay thành ra thừa thãi.
Không lo chợ búa mua sắm, chẳng chờ đợi người thân ở xa về hay mong mỏi gặp gia đình, anh em, bè bạn. Thời gian bỗng như dư dả hơn.
Nằm đu đưa trên võng nghĩ về thời gian. Thời gian có góc không nhỉ?. Có! Thời gian có góc nhọn khi bất hạnh ập đến, góc nhọn thời gian giống như mũi dao đâm xuyên da thịt, đâm tới tận tim làm trái tim ứa máu. Thời gian có góc vuông khi cuộc sống êm đềm trôi qua. Và thời gian có góc tù, góc bẹt khi cuộc sống no đủ, hạnh phúc tràn trề.
Thời gian có màu không?. Cũng có! Màu vàng khi nhân loại chìm trong sự tĩnh lặng, không đua tranh, không tiến bước. Màu xanh khi cuộc sống yên bình, không có chiến tranh, thù hận. Màu tím khi tình yêu thương, nhân ái được lan tỏa, đem đến cho mọi người, và màu đen khủng khiếp khi tai họa giáng xuống: Động đất, núi lửa, sóng thần hay nạn khủng bố...
Nghĩ thế, nhưng chẳng nói ra như thế. Với lại, tết đến nơi rồi, hơi đâu mà lo những chuyện vô hình vô dạng. Có nghĩ là nghĩ đến những gì nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy được kia kìa. Đã có bánh chưng, bánh tét chưa? đã có hoa quả để lên bàn thờ chưa? có két bia hay can rượu để tiếp đãi khách viếng thăm chưa? ... và cái tâm mình thực ra đã chuẩn bị đón tết chưa?...
Năm qua, mình đã làm được những gì? Chẳng gì cả. Tất cả mới chỉ là bắt đầu. Ồ! hai mươi chín cái tết, có tết nhớ, có tết đã quên, có tết vui vẻ, hạnh phúc ngập tràn, lại có những cái tết đau đớn, cô đơn và sợ hãi tột cùng. Nhưng rồi năm nào cũng vậy, cũng chỉ khẳng định một điều: “ Tất cả mới chỉ là bắt đầu”. Ba...năm...chín...rồi mười một cái “bắt đầu” từ khi mười tám tuổi. Sang năm lại “bắt đầu” lần thứ mười hai, rồi mười ba...Đến một cái “ bắt đầu ” thứ bao nhiêu đấy, rồi cũng chết. Thân xác trả lại cho đất, hồn phách phiêu du về trời. Còn cái gì để lại cho đời?
Ba mươi tết, trời miền đông vẫn nóng nực. Bỗng nhớ đến những cái tết co ro, cúm rúm trong chiếc áo trấn thủ của bố, cuộn tròn trong ổ rơm nhai ngô rang. Bỗng nhớ đến những cái tết tiết trời Hà Nội se lạnh, đóng bộ comple đi dạo phố. Nhớ những cái tết đầm ấm, vui vẻ bên gia đình, cha mẹ, anh em, bạn bè và mấy đứa cháu. Nhớ! nhưng cũng chẳng làm được gì.
Người ta cúng tất niên. Rồi người ta ngả cỗ xuống hưởng lộc. Thế ra cúng xong rồi người sống ăn tất, thánh thần, tổ tiên chỉ được chút hơi, chút khói. Vậy mà cũng rất thành kính, rất lễ nghĩa.
Đêm ba mươi. Sao giăng đầy trời. Không còn được rủ bạn ra nghĩa địa xem ma như hồi còn nhỏ. Không có cảm giác nao nao, chờ đợi giao thừa. Tết bình thản và lạnh lùng quá!
Giao thừa. Người ta đốt lên những đống lửa ở ven đường. Người ta mang gà, mang rượu ra cúng. Người đứng lầm rầm khấn vái, người thì quỳ lạy, cầu xin, trẻ con đứng xem thập thò bên cạnh hàng rào. Tất cả vẫn giống như những lễ cúng giao thừa từ ngàn xưa.
Hai mươi bảy nén nhang, một đĩa bánh và một lít rượu. Ngồi một mình trên bàn, đốt nến, đốt nhang. Mùi nhang thơm quyện vào sương đêm. Vẫn thấy mùi hôi của đàn gà, mùi ngai ngái của lá cao su và mùi tanh nồng của ma quỷ đâu đây...
Người ta xem bắn pháo hoa, nghe chủ tịch nước chúc tết trên ti vi. Rồi người ta tò mò đứng xem kẻ uống rượu với ma.
Uống rượu với ma. Rồi cũng thành ma mà thôi, trước sau gì cũng đến cái đoạn ấy. Mà thực ra có ma không? Chẳng biết ! vẫn một mình nâng bát rượu lên uống ực một cái, vẫn nói chuyện một mình mà như nói với người trước mặt, không biết ma có nghe được không.
Thức trắng đêm để chờ đợi phút chuyển mình của trời đất. Chẳng có cảm giác gì cả, rung động cũng không. Vậy thì mình mất giác quan mất rồi, và trời đất chuyển động như thế nào nhỉ?
Tết.
Mồng một. Người ta chúc nhau.
Mồng hai. Người ta chúc nhau.
Mồng ba. Người ta cũng vẫn chúc nhau.
Chúc xong rồi thì ngả cỗ uống rượu. Uống cho hết những chai rượu. Uống cho cạn kiệt những buồn vui năm cũ. Uống để đón mừng năm mới. Có người đứng dậy lảo đảo, xiêu vẹo tìm đường về nhà. Có người bò ra nôn thốc nôn tháo. Lại có người mặt đỏ gay, ngồi lên xe nổ máy, vội vàng đi chúc tết những nơi khác.
Chúc xong rồi thì kéo nhau đánh bài. Ồn ào, náo nhiệt và căng thẳng. Tàn cuộc, người thua ít vẫn vui vẻ nói cười. Người thua nhiều thì nhăn nhó, rên rỉ bảo vận mình xui, có người quạu cọ với người khác. Kẻ thắng nói cười hỉ hả, vênh vang dắt xe ra, đạp máy, rú ga rồi nẹt pô ầm cả lên cho thỏa cái sự sung sướng.
Ngày tết quanh quẩn cũng chỉ có vậy!
Chẳng ai chúc mình, mình cũng chẳng chúc ai, dẫu vẫn có hình, có dáng, có âm thanh. Người ta nhìn thấy nhau là chúc nhau, nghe thấy nhau là chúc nhau. Thậm chí có người còn chúc cho cả thánh thần, ma quỷ, dẫu họ chẳng biết thánh thần ma quỷ là cái quái gì cả. Hóa ra mình trở thành vô hình, ảo ảnh.
Thì đành vậy. Đầu xuân năm mới chúc mấy con gà đừng bị cúm để người ta còn có thịt gà để ăn, chúc cho đàn lợn đừng bị bệnh dịch, đàn bò đừng có điên, rồi chúc cho mùa vụ tươi tốt, thu hoạch nặng bồ. Thế cũng là đủ rồi.
Tết! Bố có còn làm gà cúng giao thừa? mẹ có còn ngồi trông nồi bánh chưng chờ con trở về? anh có còn năn nỉ: “ Mày chở tao vào Thanh Hóa, tao lỡ hứa...” hay lũ nhỏ còn níu kéo cánh tay: “ Chú! chú mở hàng năm mới đi...” ? ...
Tết! Tết nghĩa là mùa Xuân đến. Mùa Xuân mang hơi ấm về cho đất trời, cho con người và cây cỏ. Mùa Xuân về mang theo những bông hoa thơm ngát, những cánh chim chao nghiêng trong gió. Rồi chả mấy Xuân lại đi. Xuân đi, sang năm Xuân lại về. Vẫn hơi ấm, vẫn những bông hoa và những cánh chim... Nó cứ vòng quay, vòng quay như cái bánh xe mà người ta gọi là vòng luân hồi. Than ôi! Luân hồi thật đấy, nhưng chả có gì hay ho cả, thà cứ chạy thẳng còn hơn.
Cùng lắm thời gian cũng như tờ giấy trắng, cái bút mực và cái bút xóa. Cái bút mực chạy trước, vẽ trên tờ giấy một đường, cái bút xóa chạy sau, mực chưa kịp khô đã bị xóa mất rồi. Thế nên nhiều khi vẽ đè lên những nét cũ vẫn cứ cho là đường nét mới. Tờ giấy chỗ nào cũng trắng cả, có mỗi tí mực chưa bị xóa thì mới là phải.
Tết! Người ta đưa nhau lên rừng, xuống biển để ngắm cảnh. Người ta đến núi này, chùa nộ để cầu xin phước lộc, tài vận. Rồi người ta tung tiền lên trời, mặc cho những kẻ nghèo khó, khốn cùng đè ngửa nhau ra, dẫm đạp lên nhau để tranh giành những tờ tiền lẻ.
Tết! chẳng biết cầu xin ai, cầu xin cái gì. Tôi thì cầu xin chính mình đừng bao giờ trái với lương tâm. Cầu xin cuộc đời đừng bao giờ hắt hủi, xua đuổi những kẻ nghèo khó. Cầu xin cho trái đất đừng bao giờ ngừng quay, vũ trụ đừng bao giờ nổi giận tạo ra những thiên tai. Cầu xin cho con người yêu thương nhau hơn, đừng bao giờ có chiến tranh, có nạn khủng bố, cướp giật, trộm cắp, những vụ đàn áp đẫm máu... Và cầu xin cho đừng có ai phải buồn, phải lo mỗi khi tết đến... Cuối cùng, thì cũng chỉ cầu xin đừng bao giờ có... TẾT!
TẾT!
Tết. Người ta nhắc đến từ giữa tháng một. Tết. Người ta nhắc đền từ đầu tháng chạp.
Người ta bàn tán rôm rả. Kẻ mừng người lo. Mừng vì lại có dịp ăn chơi, lo vì đồng tiền bát gạo, miếng cơm manh áo. Người ta kéo nhau xuống phố mua sắm, sợ gần tết giá cao.
Hai ba tháng chạp. Người ta cúng ông táo, bảo rằng tiễn ông về báo cáo với Ngọc Hoàng. Chẳng ai biết mặt mũi ông Táo ra sao, đen hay trắng, béo hay gầy, nhưng vẫn cúng, vẫn cầu xin...
Chẳng biết ông Táo là ai thì cúng làm gì. Vậy mà cuối cùng vẫn có ba nén nhang, bát cơm với mấy miếng thịt gà. Người đời thế, mình cũng phải thế.
Ngoài đường xe chạy ầm ầm. Có người vác cành Mai to tướng. Có người chở phía sau một cây Quất, vài chậu Cúc. Cũng có người đặt phía trước thùng bia, can rượu, và cả những cái túi với những bộ đồ mới cho lũ trẻ.
Người ta chuẩn bị đón tết. Người háo hức, hân hoan. Người buồn bã thở dài. Chung quy cũng chỉ chuyện tiền nong, chuyện nhà cửa, chuyện con cái.... Chả khác ngày thường tí nào.
Không quét dọn nhà cửa, không gói bánh chưng, không lau rửa bàn thờ, mồ mả ông bà. Đôi tay thành ra thừa thãi.
Không lo chợ búa mua sắm, chẳng chờ đợi người thân ở xa về hay mong mỏi gặp gia đình, anh em, bè bạn. Thời gian bỗng như dư dả hơn.
Nằm đu đưa trên võng nghĩ về thời gian. Thời gian có góc không nhỉ?. Có! Thời gian có góc nhọn khi bất hạnh ập đến, góc nhọn thời gian giống như mũi dao đâm xuyên da thịt, đâm tới tận tim làm trái tim ứa máu. Thời gian có góc vuông khi cuộc sống êm đềm trôi qua. Và thời gian có góc tù, góc bẹt khi cuộc sống no đủ, hạnh phúc tràn trề.
Thời gian có màu không?. Cũng có! Màu vàng khi nhân loại chìm trong sự tĩnh lặng, không đua tranh, không tiến bước. Màu xanh khi cuộc sống yên bình, không có chiến tranh, thù hận. Màu tím khi tình yêu thương, nhân ái được lan tỏa, đem đến cho mọi người, và màu đen khủng khiếp khi tai họa giáng xuống: Động đất, núi lửa, sóng thần hay nạn khủng bố...
Nghĩ thế, nhưng chẳng nói ra như thế. Với lại, tết đến nơi rồi, hơi đâu mà lo những chuyện vô hình vô dạng. Có nghĩ là nghĩ đến những gì nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy được kia kìa. Đã có bánh chưng, bánh tét chưa? đã có hoa quả để lên bàn thờ chưa? có két bia hay can rượu để tiếp đãi khách viếng thăm chưa? ... và cái tâm mình thực ra đã chuẩn bị đón tết chưa?...
Năm qua, mình đã làm được những gì? Chẳng gì cả. Tất cả mới chỉ là bắt đầu. Ồ! hai mươi chín cái tết, có tết nhớ, có tết đã quên, có tết vui vẻ, hạnh phúc ngập tràn, lại có những cái tết đau đớn, cô đơn và sợ hãi tột cùng. Nhưng rồi năm nào cũng vậy, cũng chỉ khẳng định một điều: “ Tất cả mới chỉ là bắt đầu”. Ba...năm...chín...rồi mười một cái “bắt đầu” từ khi mười tám tuổi. Sang năm lại “bắt đầu” lần thứ mười hai, rồi mười ba...Đến một cái “ bắt đầu ” thứ bao nhiêu đấy, rồi cũng chết. Thân xác trả lại cho đất, hồn phách phiêu du về trời. Còn cái gì để lại cho đời?
Ba mươi tết, trời miền đông vẫn nóng nực. Bỗng nhớ đến những cái tết co ro, cúm rúm trong chiếc áo trấn thủ của bố, cuộn tròn trong ổ rơm nhai ngô rang. Bỗng nhớ đến những cái tết tiết trời Hà Nội se lạnh, đóng bộ comple đi dạo phố. Nhớ những cái tết đầm ấm, vui vẻ bên gia đình, cha mẹ, anh em, bạn bè và mấy đứa cháu. Nhớ! nhưng cũng chẳng làm được gì.
Người ta cúng tất niên. Rồi người ta ngả cỗ xuống hưởng lộc. Thế ra cúng xong rồi người sống ăn tất, thánh thần, tổ tiên chỉ được chút hơi, chút khói. Vậy mà cũng rất thành kính, rất lễ nghĩa.
Đêm ba mươi. Sao giăng đầy trời. Không còn được rủ bạn ra nghĩa địa xem ma như hồi còn nhỏ. Không có cảm giác nao nao, chờ đợi giao thừa. Tết bình thản và lạnh lùng quá!
Giao thừa. Người ta đốt lên những đống lửa ở ven đường. Người ta mang gà, mang rượu ra cúng. Người đứng lầm rầm khấn vái, người thì quỳ lạy, cầu xin, trẻ con đứng xem thập thò bên cạnh hàng rào. Tất cả vẫn giống như những lễ cúng giao thừa từ ngàn xưa.
Hai mươi bảy nén nhang, một đĩa bánh và một lít rượu. Ngồi một mình trên bàn, đốt nến, đốt nhang. Mùi nhang thơm quyện vào sương đêm. Vẫn thấy mùi hôi của đàn gà, mùi ngai ngái của lá cao su và mùi tanh nồng của ma quỷ đâu đây...
Người ta xem bắn pháo hoa, nghe chủ tịch nước chúc tết trên ti vi. Rồi người ta tò mò đứng xem kẻ uống rượu với ma.
Uống rượu với ma. Rồi cũng thành ma mà thôi, trước sau gì cũng đến cái đoạn ấy. Mà thực ra có ma không? Chẳng biết ! vẫn một mình nâng bát rượu lên uống ực một cái, vẫn nói chuyện một mình mà như nói với người trước mặt, không biết ma có nghe được không.
Thức trắng đêm để chờ đợi phút chuyển mình của trời đất. Chẳng có cảm giác gì cả, rung động cũng không. Vậy thì mình mất giác quan mất rồi, và trời đất chuyển động như thế nào nhỉ?
Tết.
Mồng một. Người ta chúc nhau.
Mồng hai. Người ta chúc nhau.
Mồng ba. Người ta cũng vẫn chúc nhau.
Chúc xong rồi thì ngả cỗ uống rượu. Uống cho hết những chai rượu. Uống cho cạn kiệt những buồn vui năm cũ. Uống để đón mừng năm mới. Có người đứng dậy lảo đảo, xiêu vẹo tìm đường về nhà. Có người bò ra nôn thốc nôn tháo. Lại có người mặt đỏ gay, ngồi lên xe nổ máy, vội vàng đi chúc tết những nơi khác.
Chúc xong rồi thì kéo nhau đánh bài. Ồn ào, náo nhiệt và căng thẳng. Tàn cuộc, người thua ít vẫn vui vẻ nói cười. Người thua nhiều thì nhăn nhó, rên rỉ bảo vận mình xui, có người quạu cọ với người khác. Kẻ thắng nói cười hỉ hả, vênh vang dắt xe ra, đạp máy, rú ga rồi nẹt pô ầm cả lên cho thỏa cái sự sung sướng.
Ngày tết quanh quẩn cũng chỉ có vậy!
Chẳng ai chúc mình, mình cũng chẳng chúc ai, dẫu vẫn có hình, có dáng, có âm thanh. Người ta nhìn thấy nhau là chúc nhau, nghe thấy nhau là chúc nhau. Thậm chí có người còn chúc cho cả thánh thần, ma quỷ, dẫu họ chẳng biết thánh thần ma quỷ là cái quái gì cả. Hóa ra mình trở thành vô hình, ảo ảnh.
Thì đành vậy. Đầu xuân năm mới chúc mấy con gà đừng bị cúm để người ta còn có thịt gà để ăn, chúc cho đàn lợn đừng bị bệnh dịch, đàn bò đừng có điên, rồi chúc cho mùa vụ tươi tốt, thu hoạch nặng bồ. Thế cũng là đủ rồi.
Tết! Bố có còn làm gà cúng giao thừa? mẹ có còn ngồi trông nồi bánh chưng chờ con trở về? anh có còn năn nỉ: “ Mày chở tao vào Thanh Hóa, tao lỡ hứa...” hay lũ nhỏ còn níu kéo cánh tay: “ Chú! chú mở hàng năm mới đi...” ? ...
Tết! Tết nghĩa là mùa Xuân đến. Mùa Xuân mang hơi ấm về cho đất trời, cho con người và cây cỏ. Mùa Xuân về mang theo những bông hoa thơm ngát, những cánh chim chao nghiêng trong gió. Rồi chả mấy Xuân lại đi. Xuân đi, sang năm Xuân lại về. Vẫn hơi ấm, vẫn những bông hoa và những cánh chim... Nó cứ vòng quay, vòng quay như cái bánh xe mà người ta gọi là vòng luân hồi. Than ôi! Luân hồi thật đấy, nhưng chả có gì hay ho cả, thà cứ chạy thẳng còn hơn.
Cùng lắm thời gian cũng như tờ giấy trắng, cái bút mực và cái bút xóa. Cái bút mực chạy trước, vẽ trên tờ giấy một đường, cái bút xóa chạy sau, mực chưa kịp khô đã bị xóa mất rồi. Thế nên nhiều khi vẽ đè lên những nét cũ vẫn cứ cho là đường nét mới. Tờ giấy chỗ nào cũng trắng cả, có mỗi tí mực chưa bị xóa thì mới là phải.
Tết! Người ta đưa nhau lên rừng, xuống biển để ngắm cảnh. Người ta đến núi này, chùa nộ để cầu xin phước lộc, tài vận. Rồi người ta tung tiền lên trời, mặc cho những kẻ nghèo khó, khốn cùng đè ngửa nhau ra, dẫm đạp lên nhau để tranh giành những tờ tiền lẻ.
Tết! chẳng biết cầu xin ai, cầu xin cái gì. Tôi thì cầu xin chính mình đừng bao giờ trái với lương tâm. Cầu xin cuộc đời đừng bao giờ hắt hủi, xua đuổi những kẻ nghèo khó. Cầu xin cho trái đất đừng bao giờ ngừng quay, vũ trụ đừng bao giờ nổi giận tạo ra những thiên tai. Cầu xin cho con người yêu thương nhau hơn, đừng bao giờ có chiến tranh, có nạn khủng bố, cướp giật, trộm cắp, những vụ đàn áp đẫm máu... Và cầu xin cho đừng có ai phải buồn, phải lo mỗi khi tết đến... Cuối cùng, thì cũng chỉ cầu xin đừng bao giờ có... TẾT!