Có một chàng trai xứ Nghệ đang theo đuổi khát vọng suốt đời cho sách hoá nông thôn. Chàng trai đó sẽ bắt đầu hành trình xuyên Việt của mình vào ngày mồng một tết Canh Dần để xin sách về làm thư viện cho các làng quê...
Hành trình không chỉ… 1.700km
Chuyến đi của Thạch sẽ bắt đầu từ Văn Miếu Quốc Tử Giám, vào mồng một tết Canh Dần bằng xe máy và ngọn cờ mang khẩu hiệu: “Sách mang cơ hội cho mọi người. Hãy tặng sách cho các tủ sách dòng họ Việt Nam”.
Thạch nói với tôi về nguyên cớ đó: Anh chọn thời điểm này vì đó là lúc mọi người đang hướng về nguồn cội, hình ảnh chàng trai đi xuyên Việt để vận động thành lập thư viện sách cho nông thôn được truyền hình trực tiếp trên VTV sẽ lay động lương tri của con người, khiến họ quan tâm đến sách hơn.
Thạch hy vọng chuyến đi xuyên Việt của mình sẽ thu hút mọi cộng đồng và nhà nước thực hiện chương trình sách hóa nông thôn. Chuyến đi đó sẽ kích thích được hàng ngàn dòng họ trên cả nước tự xây dựng tủ sách cho dòng họ mình và đánh thức được nhiều tầng lớp trong xã hội quan tâm đến ủng hộ sách cho nông thôn.
Ngày 22/1/2010, Thạch đã nhận được quyết định của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch ủng hộ chuyến đi của anh và một khát vọng của cá nhân đã biến thành chủ trương chung của Vụ thư viện trong tiến trình xã hội hoá thư viện.
Thạch đến với nghiệp “hành khất” sách từ “cú sốc” thời sinh viên. Trong một chuyến đi về nhà thời ấy, Thạch nhìn thấy một cô gái ngất xỉu nằm bên đường. Người người vẫn đi qua rất vô tình. Cô gái ấy sẽ bị chết đói nếu như Thạch không cứu.
Rồi sau đó Thạch đưa cô gái về Thanh Chương. Thạch bị ám ảnh mãi bởi sự vô cảm của con người. Tại sao, một cô gái sắp chết bên đường không làm động lòng trắc ẩn của một ai? Có lẽ cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn đã khiến con người dửng dưng trước nỗi đau của người khác.
Thạch lớn lên trong một gia đình Nho giáo, giàu truyền thống ở Hương Sơn Hà Tĩnh. Tâm hồn anh đã được nuôi dưỡng trong thế giới sách của dòng họ Nguyễn Quang. Lên lớp 4, anh đã “nghiền” hết bộ Tam Quốc, thuộc làu Truyện Kiều và những câu ca dao, tục ngữ. Anh nhận thấy người dân thực sự khát sách, nhưng họ không có tiền để mua.
Ý nghĩ đầu tiên đến với anh là phải mang sách về cho nông dân, nhưng không bằng con đường thư viện xã vắng hoe người đọc. Anh sáng kiến ra một mô hình mới, lập ra những tủ sách dòng họ.
Thạch bỏ ra mấy năm trời để nghiên cứu về dòng họ, gia phả và mộ chí. Nhiều người ngạc nhiên thấy một chàng thanh niên đi dọc quốc lộ 1A để đếm… mộ. Bao nhiêu ngôi mộ được xây cất và bao nhiêu nhà thờ được dựng lên. Đó là những tiêu chí để đánh giá sự phát triển của dòng họ. Và thực tế nhiều dòng họ chưa quan tâm đến sách dù họ có thể bỏ ra hàng tỷ đồng để xây dựng những nhà thờ, những khu mộ tổ.
Thạch lý giải: “Dòng họ chiếm một vị trí linh thiêng trong tâm thức của người Việt. Khi mỗi dòng họ có một tủ sách, Thạch tin sẽ kéo mọi người dân trong dòng họ đến gần với sách”.
Thạch lạc quan nói với tôi: “Những bước đi của Thạch mới chỉ… 1700km, nhưng người dân Việt Nam sẽ có những bước đi xa hơn thế sau 30 năm, 50 năm. Và trong hành trình dài ấy, chúng ta có quyền hy vọng, người nông dân Việt Nam sẽ dùng máy cày và laptop trên đồng ruộng của mình như người Nhật.”
Và ước mơ sách hoá nông thôn
Hành trình không mệt mỏi hơn 10 năm qua đã cho Thạch niềm tin rằng, thập kỷ 2010 sẽ là thập kỷ của sách hoá nông thôn. Niềm tin của anh đang dần dần trở thành hiện thực khi mỗi ngày, tủ sách dòng họ càng được nhân rộng thêm.
Thạch nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ người chú của mình là nhà văn Nguyễn Quang Thân. Nền tảng đó giúp anh đi những bước đầu tiên trong hành trình dài của mình rất vững vàng. Nhiều nhà văn đã ủng hộ sách (và cả tiền) cho Thạch như Nguyễn Huy Thiệp, dịch giả Đoàn Tử Huyến, nhà thơ Giáng Vân. Giáo sư Phan Huy Lê ủng hộ 1.150 cuốn, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều 1.206 cuốn… Anh bắt đầu về làng gây dựng các tủ sách, thậm chí nhiều lúc anh bỏ tiền túi ra để đóng tủ sách cho họ.
Và cứ thế, hằng ngày anh nhận được nhiều điện thoại xin lập tủ sách. 48 tủ sách ở 14 tỉnh đã được xây dựng. Đó là chưa kể nhiều dòng họ đã bỏ tiền ra gây dựng tủ sách cho mình từ việc học hỏi cách làm của Thạch. Họ Nguỵ Bắc Giang đã có một tủ sách hơn 600 đầu. Họ Vũ Cẩm Điền, Cẩm Giàng, Hải Dương đã góp 20 triệu đồng để mua hơn 1.200 đầu sách cho dòng họ mình.
Gây dựng xong tủ sách, Thạch giao cho các dòng họ tự quản lý. Những con số biết nói đầu tiên đã cho thấy người dân đã đến gần với sách. Tủ sách họ Vũ làng Mộ Trạch, Hải Dương, thành lập từ tháng 3 năm 2009 đến nay đã có hơn 2000 lượt người mượn.
Hơn 60.000 nghìn người dân đã có cơ hội tiếp cận với sách trong thời gian qua. Nhìn cảnh trẻ con ào vào sách với niềm say mê vô tận mới biết nông thôn Việt Nam khát sách như thế nào.
Nhiều gia đình, nhiều dòng họ có thể bỏ ra hàng tỷ đồng xây những ngôi mộ tổ bề thế, ngày tết họ biếu nhau những chai rượu hàng triệu đồng, Vậy vì sao, không thể bỏ ra mấy triệu đồng để gây dựng tủ sách cho dòng họ mình, góp phần cải thiện và nâng cao dân trí.
Thạch nhìn thấy rõ sự thay đổi trong từng người dân. Anh cảm động khi được nghe bọn trẻ làng kể lại những câu chuyện từ cuốn sách chúng đọc, về danh tướng Trần Thủ Độ, về các đời nhà Trần…
Thạch nói: “Nghèo vì dân trí thấp, dân trí thấp sinh ra hèn, hèn sẽ là đủ mọi chuyện xấu xa… Sách có thể giúp chúng ta phá bỏ cái vòng luẩn quẩn ấy, nâng cao khát vọng của người dân, không chỉ dừng lại ở cái ăn, cái mặc”.
Với những hiệu ứng xã hội đó, năm 2009, Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIT) đã hỗ trợ 400 triệu đồng cho dự án của anh.
Thạch đang làm việc cho một tổ chức phi chính phủ, lương tháng nghìn đô, nhưng anh đã quyết định từ bỏ để tập trung cho sự nghiệp “sách hoá nông thôn”. Hai vợ chồng anh sống trong một căn nhà thuê khiêm tốn ở Hà Đông, chất đầy những sách. Lương hai vợ chồng tiết kiệm dăm năm cũng đủ mua một ngôi nhà ở Hà Nội, nhưng dường như những chuyện vật chất to tát ấy đối với Thạch cứ nhẹ như không.
Thạch nói, anh sẽ không bao giờ từ bỏ khát vọng của mình. Chuyến đi xuyên Việt của anh sẽ là dấu mốc đầu tiên của năm 2010, đây là năm bản lề để anh bước gần tới hành trình dài của mình. Anh dự định sẽ bán đấu giá chiếc xe máy có chữ ký của hàng ngàn người trong chuyến xuyên Việt này để lấy tiền mua sách.
Nguyễn Quang Thạch bên tủ sách dòng họ
Hành trình không chỉ… 1.700km
Chuyến đi của Thạch sẽ bắt đầu từ Văn Miếu Quốc Tử Giám, vào mồng một tết Canh Dần bằng xe máy và ngọn cờ mang khẩu hiệu: “Sách mang cơ hội cho mọi người. Hãy tặng sách cho các tủ sách dòng họ Việt Nam”.
Thạch nói với tôi về nguyên cớ đó: Anh chọn thời điểm này vì đó là lúc mọi người đang hướng về nguồn cội, hình ảnh chàng trai đi xuyên Việt để vận động thành lập thư viện sách cho nông thôn được truyền hình trực tiếp trên VTV sẽ lay động lương tri của con người, khiến họ quan tâm đến sách hơn.
Thạch hy vọng chuyến đi xuyên Việt của mình sẽ thu hút mọi cộng đồng và nhà nước thực hiện chương trình sách hóa nông thôn. Chuyến đi đó sẽ kích thích được hàng ngàn dòng họ trên cả nước tự xây dựng tủ sách cho dòng họ mình và đánh thức được nhiều tầng lớp trong xã hội quan tâm đến ủng hộ sách cho nông thôn.
Ngày 22/1/2010, Thạch đã nhận được quyết định của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch ủng hộ chuyến đi của anh và một khát vọng của cá nhân đã biến thành chủ trương chung của Vụ thư viện trong tiến trình xã hội hoá thư viện.
Thạch đến với nghiệp “hành khất” sách từ “cú sốc” thời sinh viên. Trong một chuyến đi về nhà thời ấy, Thạch nhìn thấy một cô gái ngất xỉu nằm bên đường. Người người vẫn đi qua rất vô tình. Cô gái ấy sẽ bị chết đói nếu như Thạch không cứu.
Rồi sau đó Thạch đưa cô gái về Thanh Chương. Thạch bị ám ảnh mãi bởi sự vô cảm của con người. Tại sao, một cô gái sắp chết bên đường không làm động lòng trắc ẩn của một ai? Có lẽ cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn đã khiến con người dửng dưng trước nỗi đau của người khác.
Thạch lớn lên trong một gia đình Nho giáo, giàu truyền thống ở Hương Sơn Hà Tĩnh. Tâm hồn anh đã được nuôi dưỡng trong thế giới sách của dòng họ Nguyễn Quang. Lên lớp 4, anh đã “nghiền” hết bộ Tam Quốc, thuộc làu Truyện Kiều và những câu ca dao, tục ngữ. Anh nhận thấy người dân thực sự khát sách, nhưng họ không có tiền để mua.
Ý nghĩ đầu tiên đến với anh là phải mang sách về cho nông dân, nhưng không bằng con đường thư viện xã vắng hoe người đọc. Anh sáng kiến ra một mô hình mới, lập ra những tủ sách dòng họ.
Thạch bỏ ra mấy năm trời để nghiên cứu về dòng họ, gia phả và mộ chí. Nhiều người ngạc nhiên thấy một chàng thanh niên đi dọc quốc lộ 1A để đếm… mộ. Bao nhiêu ngôi mộ được xây cất và bao nhiêu nhà thờ được dựng lên. Đó là những tiêu chí để đánh giá sự phát triển của dòng họ. Và thực tế nhiều dòng họ chưa quan tâm đến sách dù họ có thể bỏ ra hàng tỷ đồng để xây dựng những nhà thờ, những khu mộ tổ.
Thạch lý giải: “Dòng họ chiếm một vị trí linh thiêng trong tâm thức của người Việt. Khi mỗi dòng họ có một tủ sách, Thạch tin sẽ kéo mọi người dân trong dòng họ đến gần với sách”.
Thạch lạc quan nói với tôi: “Những bước đi của Thạch mới chỉ… 1700km, nhưng người dân Việt Nam sẽ có những bước đi xa hơn thế sau 30 năm, 50 năm. Và trong hành trình dài ấy, chúng ta có quyền hy vọng, người nông dân Việt Nam sẽ dùng máy cày và laptop trên đồng ruộng của mình như người Nhật.”
Và ước mơ sách hoá nông thôn
Hành trình không mệt mỏi hơn 10 năm qua đã cho Thạch niềm tin rằng, thập kỷ 2010 sẽ là thập kỷ của sách hoá nông thôn. Niềm tin của anh đang dần dần trở thành hiện thực khi mỗi ngày, tủ sách dòng họ càng được nhân rộng thêm.
Thạch nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ người chú của mình là nhà văn Nguyễn Quang Thân. Nền tảng đó giúp anh đi những bước đầu tiên trong hành trình dài của mình rất vững vàng. Nhiều nhà văn đã ủng hộ sách (và cả tiền) cho Thạch như Nguyễn Huy Thiệp, dịch giả Đoàn Tử Huyến, nhà thơ Giáng Vân. Giáo sư Phan Huy Lê ủng hộ 1.150 cuốn, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều 1.206 cuốn… Anh bắt đầu về làng gây dựng các tủ sách, thậm chí nhiều lúc anh bỏ tiền túi ra để đóng tủ sách cho họ.
Và cứ thế, hằng ngày anh nhận được nhiều điện thoại xin lập tủ sách. 48 tủ sách ở 14 tỉnh đã được xây dựng. Đó là chưa kể nhiều dòng họ đã bỏ tiền ra gây dựng tủ sách cho mình từ việc học hỏi cách làm của Thạch. Họ Nguỵ Bắc Giang đã có một tủ sách hơn 600 đầu. Họ Vũ Cẩm Điền, Cẩm Giàng, Hải Dương đã góp 20 triệu đồng để mua hơn 1.200 đầu sách cho dòng họ mình.
Gây dựng xong tủ sách, Thạch giao cho các dòng họ tự quản lý. Những con số biết nói đầu tiên đã cho thấy người dân đã đến gần với sách. Tủ sách họ Vũ làng Mộ Trạch, Hải Dương, thành lập từ tháng 3 năm 2009 đến nay đã có hơn 2000 lượt người mượn.
Hơn 60.000 nghìn người dân đã có cơ hội tiếp cận với sách trong thời gian qua. Nhìn cảnh trẻ con ào vào sách với niềm say mê vô tận mới biết nông thôn Việt Nam khát sách như thế nào.
Nhiều gia đình, nhiều dòng họ có thể bỏ ra hàng tỷ đồng xây những ngôi mộ tổ bề thế, ngày tết họ biếu nhau những chai rượu hàng triệu đồng, Vậy vì sao, không thể bỏ ra mấy triệu đồng để gây dựng tủ sách cho dòng họ mình, góp phần cải thiện và nâng cao dân trí.
Thạch nhìn thấy rõ sự thay đổi trong từng người dân. Anh cảm động khi được nghe bọn trẻ làng kể lại những câu chuyện từ cuốn sách chúng đọc, về danh tướng Trần Thủ Độ, về các đời nhà Trần…
Thạch nói: “Nghèo vì dân trí thấp, dân trí thấp sinh ra hèn, hèn sẽ là đủ mọi chuyện xấu xa… Sách có thể giúp chúng ta phá bỏ cái vòng luẩn quẩn ấy, nâng cao khát vọng của người dân, không chỉ dừng lại ở cái ăn, cái mặc”.
Với những hiệu ứng xã hội đó, năm 2009, Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIT) đã hỗ trợ 400 triệu đồng cho dự án của anh.
Thạch đang làm việc cho một tổ chức phi chính phủ, lương tháng nghìn đô, nhưng anh đã quyết định từ bỏ để tập trung cho sự nghiệp “sách hoá nông thôn”. Hai vợ chồng anh sống trong một căn nhà thuê khiêm tốn ở Hà Đông, chất đầy những sách. Lương hai vợ chồng tiết kiệm dăm năm cũng đủ mua một ngôi nhà ở Hà Nội, nhưng dường như những chuyện vật chất to tát ấy đối với Thạch cứ nhẹ như không.
Thạch nói, anh sẽ không bao giờ từ bỏ khát vọng của mình. Chuyến đi xuyên Việt của anh sẽ là dấu mốc đầu tiên của năm 2010, đây là năm bản lề để anh bước gần tới hành trình dài của mình. Anh dự định sẽ bán đấu giá chiếc xe máy có chữ ký của hàng ngàn người trong chuyến xuyên Việt này để lấy tiền mua sách.
Theo Linh Hà
Báo Nhân dân
Báo Nhân dân