thanhduong57
New member
- Xu
- 0
Thông tin dự thi:
Họ tên: Nguyễn Hoàng Thanh Dương
Tuổi: 21
Nghề nghiệp: Sinh viên
Mùa xuân về thắp lên những ngọn lửa cháy sáng. Hoa chính là lửa của cây, thiền sư Khuông Việt từ thế kỉ 11 nhắc trong bài Kệ rằng: “Mộc trung nguyên hữu hỏa” (Trong cây vốn sẵn lửa) phải chăng là nhắc đến Xuân.
Xuân sang hoa nở và tết đến. Đối với người Việt mình, Tết là cả một điều thiêng liêng và ý nghĩa. Bắt đầu từ ngày 23 âm lịch, ta không gọi, không hỏi là thứ mấy như thường ngày vẫn hỏi nhau mỗi khi gặp mặt “Hôm nay là thứ mấy rồi ấy nhỉ”, mà gọi rất nôn nao rằng 23 Tết, 24 Tết,...29 Tết, và Giao thừa. Có lẽ vì do đó là cái không khí, cái cảm giác mong chờ Tết đến xuân về, làm cho ai cũng gấp gáp, hối hả. Và đếm dần từng ngày vậy...
Dù là người Bắc, người Trung hay người Nam, dù sống ở đâu đi nữa thì cứ Tết đến là lại sum vầy. Một thói quen? Một tâm lý? Hay phong tục? Dù vì bất cứ lý do gì thì việc tất cả mọi người đều quay trở về với mái nhà, với tổ ấm, quây quần, hội tụ lại với nhau thật là một điều đáng quý, đáng trân trọng. Xuân về làm cho con người gắn kết với nhau, thật là một điều thần kì và đáng ngạc nhiên. Phải có một lực hút mạnh hơn cả của nam châm hay Trái đất thì mới có thể làm được điều đó. Thiết nghĩ, “lực hút” của mùa Xuân – mùa mà hương vị ngọt ngào và thanh khiết chính là tự trong tim mỗi người thật diệu kì như những bảo bối của Doraemon vậy. Mùa đông, con người chúng ta xích lại gần nhau là vì lạnh giá, vì cần hơi ấm. Thế nhưng mùa Xuân thì đâu như vậy, nhưng mỗi người lại tự tìm về với nhau. Vì đó là do mong muốn thôi thúc, mong muốn cùng nhau hạnh phúc, mong muốn được bên nhau, được cùng gặp gỡ và sẻ chia cho nhau những điều tuyệt vời nhất. Mùa xuân thật lạ kì!
View attachment 11130
Năm nay tôi cố gắng thức để được đón giao thừa. Bản thân tôi là người không thích thức khuya, vì điều đó làm tôi cảm thấy khá mệt mỏi, thế nên tôi chưa bao giờ có được một Giao thừa trọn vẹn cả. Từ khoảng 8 giờ tối, tôi vừa xem chương trình Gặp nhau cuối năm trên truyền hình vừa phụ mẹ chuẩn bị và hoàn tất những công việc linh tinh và nhỏ nhặt trước thềm giao thoa giữa đất trời, bày mâm ngũ quả, cắm hoa, lau dọn lại nhà cửa, xếp mứt vào khay...Vì mẹ tôi muốn mọi việc phải thật hoàn hảo để đón Rồng vào nhà.
23h30’, tôi cảm giác khá hồi hộp, thật buồn cười, vì tôi chỉ hồi hộp khi phải đối mặt với những công việc, những sự lựa chọn quan trọng, hay khi bước vào kì thi nhưng đón giao thừa cũng làm tôi cảm thấy hồi hộp và hân hoan, háo hức. Vừa hồi âm những tin nhắn của bạn bè chúc mừng năm mới, tôi vừa trông đợi thời gian.
23h59’ và 50 giây, trên truyền hình bắt đầu đếm ngược...10..9..8..7..6..5..4..3..2..1... 00h00’
Ngày tết cổ truyền của dân tộc đối với tôi như là ngày Quốc khánh vậy. Rất thiêng liêng và trọn vẹn ý nghĩa về một sự sống mới lại được bắt đầu và nối tiếp mãi. Và hơn hết, đó còn là một văn hóa của dân tộc Việt.
Cứ độ gần tết, mẹ tôi lại tìm mua những hạt gạo nếp trắng ngần và thơm dẻo nhất, hạt nếp đều nhau, tròn mẩy, ngậm sữa được mẹ hong nắng cho thơm. Rồi cả những hạt đậu xanh vàng rượm nắng, được mẹ đãi sạch vỏ để làm nhân bánh chưng bánh tét. Rồi cả việc chọn lá dong xanh, lá chuối to bản không rách để gói bánh nữa chứ. Mọi việc được mẹ chuẩn bị sẵn sàng.
29 tết, mẹ và bố tôi bày các nguyên liệu để gói bánh, nào là nếp đã được ngâm nước cho mềm, đậu xanh sạch vỏ, thịt lợn thuôn dài, cắt đều nhau xen kẽ lớp mỡ lớp nạc được ướp gia vị và những hạt tiêu sọ cay nồng thơm phức, những tàu lá dong xanh, lá chuối xanh xếp ngay ngắn, lạt trắng mềm dẻo. Mọi thứ đã sẵn sàng cho việc gói bánh. Bố mẹ tôi cứ thoăn thoắt gói bánh trong những mẩu chuyện trò vụn vặt với hai chị em tôi về những câu chuyện tết xưa của đất nước, rồi là việc bố mẹ tôi nói rằng việc gói bánh là cũng để giữ lại những nếp văn hóa của dân tộc mình, khi mà bây giờ hiện đại quá, chẳng còn nhiều nhà gói bánh chưng bánh tét nữa, khiến vị tết cứ mất dần, nhạt dần.
Những công việc chỉ có của ngày tết như ngắt lá mai, bày mâm ngũ quả, đi chợ tết, gói bánh chưng bánh tét, dọn khay mứt, canh nồi luộc bánh thật khiến ai làm cũng háo hức và rất trân trọng, nâng niu, và tôi cũng không ngoại lệ, những công việc này khiến trong lòng tôi cảm thấy mơn man hạnh phúc.
Một điều thú vị mà có quan sát mới thấy, chợ tết khác chợ ngày thường. Nếu như chợ ngày thường, dễ dàng bắt gặp những ánh mắt nặng nề, những gương mặt mệt mỏi, kì kèo trả giá, lời qua tiếng lại thì đến với chợ tết hoàn toàn ngược lại. Mọi người ai cũng hân hoan, háo hức, tiếng cười nói lao xao, chợ tết đẹp lên hẳn nhờ hoa, nhờ quần áo mới, nhờ bánh mứt ngập tràn. Ai ai đi chợ tết cũng đều vui tươi và dễ tính với nhau, ai cũng hân hoan cả. Mà điều này chỉ có trong chợ tết. Sao ta không làm cho mỗi ngày đều là một ngày vui như tết mà lại phải chờ đến khi Tết mới làm nhỉ!
Mỗi một mùa Tết qua đi, trong tôi lại có thêm nhiều điều mới mẻ và những kỉ niệm rất đáng quý. Tôi thích lưu lại những hình ảnh tết mỗi năm, cất vào một ngăn nhỏ trong kí ức. Và trong ngăn tủ kí ức của tôi ấy, có một chiếc hộp kí ức về Tết năm 1997 mà tôi biết rằng tôi sẽ không bao giờ để lạc mất.
Mùa tết năm ấy, tôi chỉ là một cô nhóc học lớp Hai gầy nhỏ và đen nhẻm. Vì tôi đã học tốt trong học kì 1 nên tôi được bố cho về quê để đón tết cùng ông nội. Từ nhà tôi về nhà ông nội xa lắm, phải mất nửa ngày đường. Sáng sớm, tôi và bố cùng lên đường bắt xe đò về nhà ông nội. Cả một chặng đường xe dài, xóc, nắng khiến tôi mệt và ngủ gục rất nhiều. Khi đến nơi thì tôi đã ngủ thiếp, trong những hình ảnh mang máng, tôi được bố bế vào nhà chú Út, cách nhà ông nội một khoảng vườn trồng củ mì (sắn) rộng lớn. Có lẽ là vì bố muốn tôi bớt mệt sau chuyến đi dài.
Rồi chẳng hiểu vì sao bố lay tôi thức dậy, và nói với tôi rằng ông nội đang sang, con thức dậy chào ông đã nhé. Tôi ngồi dậy, và trong đôi mắt còn chưa tỉnh hẳn là hình ảnh ông nội tôi, đầu đã bạc trắng từng sợi, cao cao và gầy, gương mặt ông sạm và hốc hác lắm. Ông bước đi rất nhanh qua cả khu vườn mì trơ trọi chỉ có nắng và đất cát của trưa 12 giờ sang mừng tuổi tôi tờ 10.000 đồng đỏ chói, ông ôm tôi và hôn tôi vào trán. Khi ấy tôi vui và yêu ông lắm, mắt tôi cũng nhòa đi vì nước mắt. Tôi sống xa ông từ nhỏ, nên khi về thăm ông, tôi đã rất vui sướng. Và đó là hình ảnh cuối cùng tôi còn lưu lại về ông, 2 năm sau cái tết ấy. Ông nội tôi mất.
Bây giờ, khi tôi đã lớn nhiều, trải qua nhiều cái tết, nhiều tiền mừng tuổi nhưng hình ảnh về ông nội và tờ mừng tuổi 10.000 đồng vẫn mãi trong tâm trí tôi. Nhắc tôi hình ảnh về một người ông mẫu mực và thương yêu cháu gái, cho tôi biết thế nào là cảm giác sum họp đoàn viên mỗi độ tết về. Và hơn hết là cho tôi biết trân quý tình cảm gia đình máu thịt, cho tôi biết thế nào là tết yêu thương.
Tôi muốn gửi lời nhắn nhủ rằng, tết không chỉ là tết, mà đó còn là cơ hội để ta tìm lại những giá trị tinh thần bị lãng quên trong một cuộc sống xô bồ nhiều lo toan. Tết cho ta những cảm giác yêu thương, gắn bó và sự sẻ chia. Là việc quây quần bên mâm cơm ngày tết với bánh chưng, dưa hành, nhành mai vàng hay đào hồng thắm với ông bà, cha mẹ và gia đình đoàn tụ. Hay đó là cảm giác ấm áp và hàn huyên bên bếp lửa đỏ rực của nồi bánh tét đang sôi ùng ục. Rồi là nhà này cho nhà kia quả xoài, nải chuối để bày mâm ngũ quả cho xôm tụ, rồi mua cho nhau chai nước mắm, bao gạo thơm, mọi người trao cho nhau sự quan tâm về cái tết sung túc, để niềm vui đến với mọi nhà. Những điều đó chỉ có tết mới có thể mang lại cho mỗi chúng ta. Vì thế hãy biết nâng niu và gìn giữ những nét đẹp của ngày tết cổ truyền dân tộc. Và quay về đoàn viên bên nhau, trao cho nhau tiếng cười, niềm hân hoan, hạnh phúc mỗi độ tết về. Để cùng bên nhau, để nói với nhau rằng:
Chúc mừng năm mới!
Họ tên: Nguyễn Hoàng Thanh Dương
Tuổi: 21
Nghề nghiệp: Sinh viên
Tết - cảm xúc và hồi ức
Mùa xuân về thắp lên những ngọn lửa cháy sáng. Hoa chính là lửa của cây, thiền sư Khuông Việt từ thế kỉ 11 nhắc trong bài Kệ rằng: “Mộc trung nguyên hữu hỏa” (Trong cây vốn sẵn lửa) phải chăng là nhắc đến Xuân.
Xuân sang hoa nở và tết đến. Đối với người Việt mình, Tết là cả một điều thiêng liêng và ý nghĩa. Bắt đầu từ ngày 23 âm lịch, ta không gọi, không hỏi là thứ mấy như thường ngày vẫn hỏi nhau mỗi khi gặp mặt “Hôm nay là thứ mấy rồi ấy nhỉ”, mà gọi rất nôn nao rằng 23 Tết, 24 Tết,...29 Tết, và Giao thừa. Có lẽ vì do đó là cái không khí, cái cảm giác mong chờ Tết đến xuân về, làm cho ai cũng gấp gáp, hối hả. Và đếm dần từng ngày vậy...
Dù là người Bắc, người Trung hay người Nam, dù sống ở đâu đi nữa thì cứ Tết đến là lại sum vầy. Một thói quen? Một tâm lý? Hay phong tục? Dù vì bất cứ lý do gì thì việc tất cả mọi người đều quay trở về với mái nhà, với tổ ấm, quây quần, hội tụ lại với nhau thật là một điều đáng quý, đáng trân trọng. Xuân về làm cho con người gắn kết với nhau, thật là một điều thần kì và đáng ngạc nhiên. Phải có một lực hút mạnh hơn cả của nam châm hay Trái đất thì mới có thể làm được điều đó. Thiết nghĩ, “lực hút” của mùa Xuân – mùa mà hương vị ngọt ngào và thanh khiết chính là tự trong tim mỗi người thật diệu kì như những bảo bối của Doraemon vậy. Mùa đông, con người chúng ta xích lại gần nhau là vì lạnh giá, vì cần hơi ấm. Thế nhưng mùa Xuân thì đâu như vậy, nhưng mỗi người lại tự tìm về với nhau. Vì đó là do mong muốn thôi thúc, mong muốn cùng nhau hạnh phúc, mong muốn được bên nhau, được cùng gặp gỡ và sẻ chia cho nhau những điều tuyệt vời nhất. Mùa xuân thật lạ kì!
View attachment 11130
Năm nay tôi cố gắng thức để được đón giao thừa. Bản thân tôi là người không thích thức khuya, vì điều đó làm tôi cảm thấy khá mệt mỏi, thế nên tôi chưa bao giờ có được một Giao thừa trọn vẹn cả. Từ khoảng 8 giờ tối, tôi vừa xem chương trình Gặp nhau cuối năm trên truyền hình vừa phụ mẹ chuẩn bị và hoàn tất những công việc linh tinh và nhỏ nhặt trước thềm giao thoa giữa đất trời, bày mâm ngũ quả, cắm hoa, lau dọn lại nhà cửa, xếp mứt vào khay...Vì mẹ tôi muốn mọi việc phải thật hoàn hảo để đón Rồng vào nhà.
23h30’, tôi cảm giác khá hồi hộp, thật buồn cười, vì tôi chỉ hồi hộp khi phải đối mặt với những công việc, những sự lựa chọn quan trọng, hay khi bước vào kì thi nhưng đón giao thừa cũng làm tôi cảm thấy hồi hộp và hân hoan, háo hức. Vừa hồi âm những tin nhắn của bạn bè chúc mừng năm mới, tôi vừa trông đợi thời gian.
23h59’ và 50 giây, trên truyền hình bắt đầu đếm ngược...10..9..8..7..6..5..4..3..2..1... 00h00’
...Chúc mừng năm mới 2012!
Vậy là khoảnh khắc Giao thừa sẽ chỉ rơi vào đúng giờ khắc 00h00’ ấy. Bước ra ngoài sân, lúc ấy trời đêm thật tĩnh mịch và yên lặng. Tựa như không hề có bất kì một tiếng động nào phá vỡ điều thần tiên ấy, một màn đêm im phăng phắc bao trùm mỗi nếp nhà. Cảm giác như ranh giới giữa năm cũ và năm mới thật mong manh, không rõ ràng. Tựa hồ như một làn sương rất mảnh phân định và tan biến trong tích tắc. Khiến tôi cảm nhận đây như một thời khắc thiêng liêng và đầy tính thần bí. Hít thở căng phồng cả hai lá phổi, tôi ngửi thấy mùi thơm phảng phất nhẹ nhàng đầy thanh khiết của hoa mai, hoa sứ, mùi ngai ngái dịu ngọt của cỏ ngậm sương, mùi hương trầm đầy mê hoặc, mùi nhựa cây. Tất cả tạo nên một mùi vị rất riêng, rất khó tả của Giao thừa mà chỉ có thể cảm nhận bằng cách huy động hết các giác quan và cả một tâm hồn biết rung động. Cảm nhận sinh khí của đất trời, sự chuyển mình của vạn vật trong một chu kì mới của thời gian, tôi cũng cảm thấy mình nhiều hứng khởi. Thêm một tuổi, tức là thêm một cuộc sống, thêm một cơ hội, thêm một sự trưởng thành. Và tôi đang lớn.
Ngày tết cổ truyền của dân tộc đối với tôi như là ngày Quốc khánh vậy. Rất thiêng liêng và trọn vẹn ý nghĩa về một sự sống mới lại được bắt đầu và nối tiếp mãi. Và hơn hết, đó còn là một văn hóa của dân tộc Việt.
Cứ độ gần tết, mẹ tôi lại tìm mua những hạt gạo nếp trắng ngần và thơm dẻo nhất, hạt nếp đều nhau, tròn mẩy, ngậm sữa được mẹ hong nắng cho thơm. Rồi cả những hạt đậu xanh vàng rượm nắng, được mẹ đãi sạch vỏ để làm nhân bánh chưng bánh tét. Rồi cả việc chọn lá dong xanh, lá chuối to bản không rách để gói bánh nữa chứ. Mọi việc được mẹ chuẩn bị sẵn sàng.
29 tết, mẹ và bố tôi bày các nguyên liệu để gói bánh, nào là nếp đã được ngâm nước cho mềm, đậu xanh sạch vỏ, thịt lợn thuôn dài, cắt đều nhau xen kẽ lớp mỡ lớp nạc được ướp gia vị và những hạt tiêu sọ cay nồng thơm phức, những tàu lá dong xanh, lá chuối xanh xếp ngay ngắn, lạt trắng mềm dẻo. Mọi thứ đã sẵn sàng cho việc gói bánh. Bố mẹ tôi cứ thoăn thoắt gói bánh trong những mẩu chuyện trò vụn vặt với hai chị em tôi về những câu chuyện tết xưa của đất nước, rồi là việc bố mẹ tôi nói rằng việc gói bánh là cũng để giữ lại những nếp văn hóa của dân tộc mình, khi mà bây giờ hiện đại quá, chẳng còn nhiều nhà gói bánh chưng bánh tét nữa, khiến vị tết cứ mất dần, nhạt dần.
Những công việc chỉ có của ngày tết như ngắt lá mai, bày mâm ngũ quả, đi chợ tết, gói bánh chưng bánh tét, dọn khay mứt, canh nồi luộc bánh thật khiến ai làm cũng háo hức và rất trân trọng, nâng niu, và tôi cũng không ngoại lệ, những công việc này khiến trong lòng tôi cảm thấy mơn man hạnh phúc.
Một điều thú vị mà có quan sát mới thấy, chợ tết khác chợ ngày thường. Nếu như chợ ngày thường, dễ dàng bắt gặp những ánh mắt nặng nề, những gương mặt mệt mỏi, kì kèo trả giá, lời qua tiếng lại thì đến với chợ tết hoàn toàn ngược lại. Mọi người ai cũng hân hoan, háo hức, tiếng cười nói lao xao, chợ tết đẹp lên hẳn nhờ hoa, nhờ quần áo mới, nhờ bánh mứt ngập tràn. Ai ai đi chợ tết cũng đều vui tươi và dễ tính với nhau, ai cũng hân hoan cả. Mà điều này chỉ có trong chợ tết. Sao ta không làm cho mỗi ngày đều là một ngày vui như tết mà lại phải chờ đến khi Tết mới làm nhỉ!
Mỗi một mùa Tết qua đi, trong tôi lại có thêm nhiều điều mới mẻ và những kỉ niệm rất đáng quý. Tôi thích lưu lại những hình ảnh tết mỗi năm, cất vào một ngăn nhỏ trong kí ức. Và trong ngăn tủ kí ức của tôi ấy, có một chiếc hộp kí ức về Tết năm 1997 mà tôi biết rằng tôi sẽ không bao giờ để lạc mất.
Mùa tết năm ấy, tôi chỉ là một cô nhóc học lớp Hai gầy nhỏ và đen nhẻm. Vì tôi đã học tốt trong học kì 1 nên tôi được bố cho về quê để đón tết cùng ông nội. Từ nhà tôi về nhà ông nội xa lắm, phải mất nửa ngày đường. Sáng sớm, tôi và bố cùng lên đường bắt xe đò về nhà ông nội. Cả một chặng đường xe dài, xóc, nắng khiến tôi mệt và ngủ gục rất nhiều. Khi đến nơi thì tôi đã ngủ thiếp, trong những hình ảnh mang máng, tôi được bố bế vào nhà chú Út, cách nhà ông nội một khoảng vườn trồng củ mì (sắn) rộng lớn. Có lẽ là vì bố muốn tôi bớt mệt sau chuyến đi dài.
Rồi chẳng hiểu vì sao bố lay tôi thức dậy, và nói với tôi rằng ông nội đang sang, con thức dậy chào ông đã nhé. Tôi ngồi dậy, và trong đôi mắt còn chưa tỉnh hẳn là hình ảnh ông nội tôi, đầu đã bạc trắng từng sợi, cao cao và gầy, gương mặt ông sạm và hốc hác lắm. Ông bước đi rất nhanh qua cả khu vườn mì trơ trọi chỉ có nắng và đất cát của trưa 12 giờ sang mừng tuổi tôi tờ 10.000 đồng đỏ chói, ông ôm tôi và hôn tôi vào trán. Khi ấy tôi vui và yêu ông lắm, mắt tôi cũng nhòa đi vì nước mắt. Tôi sống xa ông từ nhỏ, nên khi về thăm ông, tôi đã rất vui sướng. Và đó là hình ảnh cuối cùng tôi còn lưu lại về ông, 2 năm sau cái tết ấy. Ông nội tôi mất.
Bây giờ, khi tôi đã lớn nhiều, trải qua nhiều cái tết, nhiều tiền mừng tuổi nhưng hình ảnh về ông nội và tờ mừng tuổi 10.000 đồng vẫn mãi trong tâm trí tôi. Nhắc tôi hình ảnh về một người ông mẫu mực và thương yêu cháu gái, cho tôi biết thế nào là cảm giác sum họp đoàn viên mỗi độ tết về. Và hơn hết là cho tôi biết trân quý tình cảm gia đình máu thịt, cho tôi biết thế nào là tết yêu thương.
Tôi muốn gửi lời nhắn nhủ rằng, tết không chỉ là tết, mà đó còn là cơ hội để ta tìm lại những giá trị tinh thần bị lãng quên trong một cuộc sống xô bồ nhiều lo toan. Tết cho ta những cảm giác yêu thương, gắn bó và sự sẻ chia. Là việc quây quần bên mâm cơm ngày tết với bánh chưng, dưa hành, nhành mai vàng hay đào hồng thắm với ông bà, cha mẹ và gia đình đoàn tụ. Hay đó là cảm giác ấm áp và hàn huyên bên bếp lửa đỏ rực của nồi bánh tét đang sôi ùng ục. Rồi là nhà này cho nhà kia quả xoài, nải chuối để bày mâm ngũ quả cho xôm tụ, rồi mua cho nhau chai nước mắm, bao gạo thơm, mọi người trao cho nhau sự quan tâm về cái tết sung túc, để niềm vui đến với mọi nhà. Những điều đó chỉ có tết mới có thể mang lại cho mỗi chúng ta. Vì thế hãy biết nâng niu và gìn giữ những nét đẹp của ngày tết cổ truyền dân tộc. Và quay về đoàn viên bên nhau, trao cho nhau tiếng cười, niềm hân hoan, hạnh phúc mỗi độ tết về. Để cùng bên nhau, để nói với nhau rằng:
Chúc mừng năm mới!
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: