rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Câu trả lời là có và không. Tất cả phụ thuộc vào việc bạn định nghĩa từ “nhà lãnh đạo” như thế nào. Nếu bạn định nghĩa nó theo cách truyền thống – rằng một nhà lãnh đạo là một ai đó với một vị trí, đứng đầu một nhóm người trong một tổ chức – thì khi đó, câu trả lời là không, theo quan điểm của tôi. Không phải tất cả mọi người đều có tài năng để trở thành tổng thống, chủ tịch, CEO. Đa số mọi người sẽ không bao giờ chiếm một vị trí hàng đầu trong một tổ chức. Có lẽ chỉ 10% dân số chiếm vị trí đó.
Tôi cũng nghe được vô số lý do cho rằng tại sao bạn không thể là một nhà lãnh đạo. Chúng rất đa dạng nhưng tôi đã tìm thấy một điểm chung trong số chúng. Tất cả các lý do đó đều không nắm bắt được cái mà chúng tôi xem là một định nghĩa xác thực về nhà lãnh đạo.
Lý do 1: Tôi không thể lãnh đạo. Tôi không có một chức vụ quyền lực.
Lý do này bắt nguồn từ định nghĩa truyền thông về nhà lãnh đạo. Nó đánh đồng người lãnh đạo với một chức vụ và với quyền lực. Nếu chúng ta định nghĩa nhà lãnh đạo theo một lối khác thì nó mở ra một quan điểm hoàn toàn mới cho các sinh viên. Điều gì xảy ra nếu sự lãnh đạo chỉ về những người theo đuổi một “nghề nghiệp họ đam mê” trong cuộc sống, một nghề mà chúng ta sẽ ảnh hưởng đến những người khác khi làm nó? Điều gì xảy ra nếu sự lãnh đạo có liên quan đến việc tìm thấy một lĩnh vực của sức mạnh—và khi sử dụng sức mạnh đó, chúng ta sẽ ảnh hưởng đến những người khác theo một cách tích cực? Chúng tôi đã chọn quan điểm này để định nghĩa về sự lãnh đạo. Chúng tôi tin rằng sự lãnh đạo đơn giản chỉ là việc sử dụng sức ảnh hưởng của chúng ta vì một mục đích đáng giá.
Chúng tôi cũng tin rằng sức ảnh hưởng và quyền lực không giống nhau. Người quản lý của bạn có thể trao cho bạn một chức vụ - và nó đi cùng quyền lực. Chức vụ đó cho phép bạn bắt buộc người khác làm việc bạn muốn họ làm. Đây không phải là sự lãnh đạo. Nó là sự áp đặt. Nó thậm chí có thể là sự đe dọa hoặc điều khiển, nhưng nó không phải là sự lãnh đạo lành mạnh. Chúng tôi tin rằng chức vụ của bạn có thể đem lại cho bạn quyền lực, nhưng nó không thể đem lại cho ban sức ảnh hưởng. Sức ảnh hưởng lành mạnh có được bởi sự tín nhiệm bạn mang đến cho một mối quan hệ hoặc một tổ chức.
Lý do 2: Tôi không phải là một người lãnh đạo bẩm sinh
Nhiều người tin rằng người khác hoặc là sinh ra để làm nhà lãnh đạo, hoặc không – và chúng ta không nên cố gắng ép buộc bất kì ai làm lãnh đạo nếu họ không phải là một người lãnh đạo bẩm sinh. Tuy nhiên, tôi đã quan sát thấy một điều gì đó khá khác biệt trong cuộc sống của tôi. Tôi tin rằng có 2 kiểu nhà lãnh đạo: những nhà lãnh đạo theo thói quen và những nhà lãnh đạo do tình huống.
“Những nhà lãnh đạo theo thói quen” là những nhà lãnh đạo bẩm sinh, họ có xu hướng giỏi trong việc lãnh đạo bất kì nhóm nào mà họ thuộc về. Họ cảm thấy tự nhiên chịu trách nhiêm, đảm đương và điều hành bất kì nhiệm vụ nào. Họ lãnh đạo vì thói quen.
“Những nhà lãnh đạo do tình huống” là những người chiếm phần lớn trong dân số. Hầu hết bọn họ thậm chí không cảm thấy mình giống như những nhà lãnh đạo – cho đến khi họ tìm thấy tình huống thích hợp, phù hợp với những đam mê và sức mạnh của họ. Một khi ở trong lĩnh vực họ mạnh, họ trở thành người thích hợp để lãnh đạo trong tình huống đặc biệt đó. Đây là lí do tại sao một mục tiêu chính cho những giáo viên là giúp đỡ những nhà lãnh đạo đang xuất hiện tìm thấy “tình huống” của họ. Tình huống này có thể là nơi mà một người sẽ thực hiện mục đích của họ và tạo được sự ảnh hưởng lớn nhất của họ.
Lý do 3: Nhưng tôi là một người hướng nội – vì vậy tôi không thực sự ảnh hưởng đến những người khác.
Họ có thể không bao giờ là “Nhà lãnh đạo” (sở hữu tài năng lãnh đạo) nhưng họ đã là “những nhà lãnh đạo” (họ có sức ảnh hưởng). Nhiều năm qua tôi từng nhắc nhở mọi người rằng các nhà xã hội học nói với chúng ta là những người hướng nội nhất vẫn sẽ ảnh hưởng được 10,000 người khác trong một cuộc đời trung bình. Nói cách khác, mỗi người chúng ta, ngay cả những người nhút nhất, vẫn ảnh hưởng đến những người khác.
Lý do 4: Nếu tất cả mọi người đều là một nhà lãnh đạo – thì khi đó ai là người đi theo?
Tôi thường xuyên nghe điều nay – nhưng buồn thay, nó thể hiện một định nghĩa lỗi thời về sự lãnh đạo. Nếu chúng ta định nghĩa sự lãnh đạo như là việc sử dụng sức ảnh hưởng của tôi vì một mục đích đáng giá, thì khi đó nó giúp chúng ta nhìn thấy rằng tất cả chúng ta đều đang lãnh đạo và tất cả chúng ta đều đang đi theo. Nếu tôi dùng sức mạnh của tôi để gây ra tác động tích cực lên thế giới của tôi và bạn cũng đang làm điều tương tự, thì khi đó tất cả chúng ta đều đang lãnh đạo theo một số cách.
Khi chúng ta hỏi: Nếu tất cả mọi người đang lãnh đạo thì khi đó ai là người đi theo, nó cũng giống như hỏi những người đang ở một trung tâm mua sắm: Nếu tất cả mọi người đều là người bán thì khi đó ai là người mua? Câu trả lời thật đơn giản. Mọi người đều đang bán và mọi người đều đang mua. Mọi người lãnh đạo từ lĩnh vực họ mạnh. Tất cả chúng ta đều đang lãnh đạo và gây ảnh hưởng trong những lĩnh vực nhất định.
Lý do 5: Lãnh đạo có nghĩa là quyền lực và sự đồi bại quyền lực
Loài người từng hiểu sai về sự lãnh đạo. Lịch sử đầy những nhà lãnh đạo cố thống trị người khác bằng sức mạnh, như Nero, Stalin, Hitler, và Saddam Hussein. Nhưng chúng ta không thể để cho những thứ giả mạo về sự lãnh đạo tốt đó thuyết phục chúng ta rằng mình nên tránh né sự lãnh đạo. Tôi tin là sự lãnh đạo có ý muốn nói về việc phục vụ những người khác trong lĩnh vực mà chúng ta giỏi. Chúng ta thậm chí không cần phải cố gắng để “lãnh đạo” những người khác. Khi chúng ta trưởng thành, chúng ta tự nhiên khám phá ra lĩnh vực mình mạnh, và gây ảnh hưởng đến một số người. Quyền lực là một sản phẩm phụ của sự phục vụ. Nó không thể theo đuổi. Đây là lý do tại sao tôi chọn định nghĩa về sự lãnh đạo theo cách này:
Sự lãnh đạo là sử dụng sức ảnh hưởng của tôi vì một mục tiêu đáng giá.
Lý do 6: Những vai lãnh đạo và việc huấn luyện khả năng lãnh đạo không dành cho tất cả mọi người.
Năm 2000, Kellogg Foundation công bố một báo cáo về địa vị của sự lãnh đạo trong các trường đại học ở Bắc Mĩ. Báo cáo bao gồm cả những trường học công và tư, được biên soạn bởi tiến sỹ Helen và Alexander Astin, đến từ UCLA. Những kết luận của họ thật thú vị. Để tôi tóm tắt một vài điều trong số chúng:
- Mỗi sinh viên đều có tiềm năng trở thành một nhà lãnh đạo.
- Sự lãnh đạo không thể tách rời khỏi những giá trị.
- Những kỹ năng lãnh đạo phải được dạy.
- Trong thế giới ngày nay, mỗi sinh viên sẽ cần đến những kỹ năng lãnh đạo.
Thật thú vị, dường như tôi không phải là người duy nhất kết luận rằng khả năng lãnh đạo không nên bị giới hạn ở những người nắm những vị trí hàng đầu trong một tổ chức.
Lý do 7: Sự lãnh đạo chỉ dành cho những người có những vị trí hàng đầu trong một tổ chức.
Chúng ta ảnh hưởng đến tất cả những người xung quanh chúng ta. Thực tế là, hầu hết những người có sức ảnh hưởng đến nhóm của họ, công ty, tổ chức của họ, quốc gia của họ, không phải là những tổng giám đốc của những tổ chức đó. Sự gây ảnh hưởng xảy ra ở khắp mọi nơi.
Vì vậy, hãy chấp nhận nó. Hãy học cách lãnh đạo và gây ảnh hưởng theo một lối phù hợp với tài năng của chúng ta, và không viện lý do bào chữa cho bản thân chúng ta vì chúng ta sẽ không bao giờ là Mẹ Teresa, hoặc Colin Powell, hoặc Bill Gates.
Khi chúng ta định nghĩa về lãnh đạo theo cách này thì mỗi người chúng ta có thể là một nhà lãnh đạo.
Nguồn
Is Everyone a Leader?
A question I get almost everywhere I go: “Is everyone a leader?”
Published on February 20, 2014 by Tim Elmore in Artificial Maturity
Tôi cũng nghe được vô số lý do cho rằng tại sao bạn không thể là một nhà lãnh đạo. Chúng rất đa dạng nhưng tôi đã tìm thấy một điểm chung trong số chúng. Tất cả các lý do đó đều không nắm bắt được cái mà chúng tôi xem là một định nghĩa xác thực về nhà lãnh đạo.
Lý do 1: Tôi không thể lãnh đạo. Tôi không có một chức vụ quyền lực.
Lý do này bắt nguồn từ định nghĩa truyền thông về nhà lãnh đạo. Nó đánh đồng người lãnh đạo với một chức vụ và với quyền lực. Nếu chúng ta định nghĩa nhà lãnh đạo theo một lối khác thì nó mở ra một quan điểm hoàn toàn mới cho các sinh viên. Điều gì xảy ra nếu sự lãnh đạo chỉ về những người theo đuổi một “nghề nghiệp họ đam mê” trong cuộc sống, một nghề mà chúng ta sẽ ảnh hưởng đến những người khác khi làm nó? Điều gì xảy ra nếu sự lãnh đạo có liên quan đến việc tìm thấy một lĩnh vực của sức mạnh—và khi sử dụng sức mạnh đó, chúng ta sẽ ảnh hưởng đến những người khác theo một cách tích cực? Chúng tôi đã chọn quan điểm này để định nghĩa về sự lãnh đạo. Chúng tôi tin rằng sự lãnh đạo đơn giản chỉ là việc sử dụng sức ảnh hưởng của chúng ta vì một mục đích đáng giá.
Chúng tôi cũng tin rằng sức ảnh hưởng và quyền lực không giống nhau. Người quản lý của bạn có thể trao cho bạn một chức vụ - và nó đi cùng quyền lực. Chức vụ đó cho phép bạn bắt buộc người khác làm việc bạn muốn họ làm. Đây không phải là sự lãnh đạo. Nó là sự áp đặt. Nó thậm chí có thể là sự đe dọa hoặc điều khiển, nhưng nó không phải là sự lãnh đạo lành mạnh. Chúng tôi tin rằng chức vụ của bạn có thể đem lại cho bạn quyền lực, nhưng nó không thể đem lại cho ban sức ảnh hưởng. Sức ảnh hưởng lành mạnh có được bởi sự tín nhiệm bạn mang đến cho một mối quan hệ hoặc một tổ chức.
Lý do 2: Tôi không phải là một người lãnh đạo bẩm sinh
Nhiều người tin rằng người khác hoặc là sinh ra để làm nhà lãnh đạo, hoặc không – và chúng ta không nên cố gắng ép buộc bất kì ai làm lãnh đạo nếu họ không phải là một người lãnh đạo bẩm sinh. Tuy nhiên, tôi đã quan sát thấy một điều gì đó khá khác biệt trong cuộc sống của tôi. Tôi tin rằng có 2 kiểu nhà lãnh đạo: những nhà lãnh đạo theo thói quen và những nhà lãnh đạo do tình huống.
“Những nhà lãnh đạo theo thói quen” là những nhà lãnh đạo bẩm sinh, họ có xu hướng giỏi trong việc lãnh đạo bất kì nhóm nào mà họ thuộc về. Họ cảm thấy tự nhiên chịu trách nhiêm, đảm đương và điều hành bất kì nhiệm vụ nào. Họ lãnh đạo vì thói quen.
“Những nhà lãnh đạo do tình huống” là những người chiếm phần lớn trong dân số. Hầu hết bọn họ thậm chí không cảm thấy mình giống như những nhà lãnh đạo – cho đến khi họ tìm thấy tình huống thích hợp, phù hợp với những đam mê và sức mạnh của họ. Một khi ở trong lĩnh vực họ mạnh, họ trở thành người thích hợp để lãnh đạo trong tình huống đặc biệt đó. Đây là lí do tại sao một mục tiêu chính cho những giáo viên là giúp đỡ những nhà lãnh đạo đang xuất hiện tìm thấy “tình huống” của họ. Tình huống này có thể là nơi mà một người sẽ thực hiện mục đích của họ và tạo được sự ảnh hưởng lớn nhất của họ.
Lý do 3: Nhưng tôi là một người hướng nội – vì vậy tôi không thực sự ảnh hưởng đến những người khác.
Họ có thể không bao giờ là “Nhà lãnh đạo” (sở hữu tài năng lãnh đạo) nhưng họ đã là “những nhà lãnh đạo” (họ có sức ảnh hưởng). Nhiều năm qua tôi từng nhắc nhở mọi người rằng các nhà xã hội học nói với chúng ta là những người hướng nội nhất vẫn sẽ ảnh hưởng được 10,000 người khác trong một cuộc đời trung bình. Nói cách khác, mỗi người chúng ta, ngay cả những người nhút nhất, vẫn ảnh hưởng đến những người khác.
Lý do 4: Nếu tất cả mọi người đều là một nhà lãnh đạo – thì khi đó ai là người đi theo?
Tôi thường xuyên nghe điều nay – nhưng buồn thay, nó thể hiện một định nghĩa lỗi thời về sự lãnh đạo. Nếu chúng ta định nghĩa sự lãnh đạo như là việc sử dụng sức ảnh hưởng của tôi vì một mục đích đáng giá, thì khi đó nó giúp chúng ta nhìn thấy rằng tất cả chúng ta đều đang lãnh đạo và tất cả chúng ta đều đang đi theo. Nếu tôi dùng sức mạnh của tôi để gây ra tác động tích cực lên thế giới của tôi và bạn cũng đang làm điều tương tự, thì khi đó tất cả chúng ta đều đang lãnh đạo theo một số cách.
Khi chúng ta hỏi: Nếu tất cả mọi người đang lãnh đạo thì khi đó ai là người đi theo, nó cũng giống như hỏi những người đang ở một trung tâm mua sắm: Nếu tất cả mọi người đều là người bán thì khi đó ai là người mua? Câu trả lời thật đơn giản. Mọi người đều đang bán và mọi người đều đang mua. Mọi người lãnh đạo từ lĩnh vực họ mạnh. Tất cả chúng ta đều đang lãnh đạo và gây ảnh hưởng trong những lĩnh vực nhất định.
Lý do 5: Lãnh đạo có nghĩa là quyền lực và sự đồi bại quyền lực
Loài người từng hiểu sai về sự lãnh đạo. Lịch sử đầy những nhà lãnh đạo cố thống trị người khác bằng sức mạnh, như Nero, Stalin, Hitler, và Saddam Hussein. Nhưng chúng ta không thể để cho những thứ giả mạo về sự lãnh đạo tốt đó thuyết phục chúng ta rằng mình nên tránh né sự lãnh đạo. Tôi tin là sự lãnh đạo có ý muốn nói về việc phục vụ những người khác trong lĩnh vực mà chúng ta giỏi. Chúng ta thậm chí không cần phải cố gắng để “lãnh đạo” những người khác. Khi chúng ta trưởng thành, chúng ta tự nhiên khám phá ra lĩnh vực mình mạnh, và gây ảnh hưởng đến một số người. Quyền lực là một sản phẩm phụ của sự phục vụ. Nó không thể theo đuổi. Đây là lý do tại sao tôi chọn định nghĩa về sự lãnh đạo theo cách này:
Sự lãnh đạo là sử dụng sức ảnh hưởng của tôi vì một mục tiêu đáng giá.
Lý do 6: Những vai lãnh đạo và việc huấn luyện khả năng lãnh đạo không dành cho tất cả mọi người.
Năm 2000, Kellogg Foundation công bố một báo cáo về địa vị của sự lãnh đạo trong các trường đại học ở Bắc Mĩ. Báo cáo bao gồm cả những trường học công và tư, được biên soạn bởi tiến sỹ Helen và Alexander Astin, đến từ UCLA. Những kết luận của họ thật thú vị. Để tôi tóm tắt một vài điều trong số chúng:
- Mỗi sinh viên đều có tiềm năng trở thành một nhà lãnh đạo.
- Sự lãnh đạo không thể tách rời khỏi những giá trị.
- Những kỹ năng lãnh đạo phải được dạy.
- Trong thế giới ngày nay, mỗi sinh viên sẽ cần đến những kỹ năng lãnh đạo.
Thật thú vị, dường như tôi không phải là người duy nhất kết luận rằng khả năng lãnh đạo không nên bị giới hạn ở những người nắm những vị trí hàng đầu trong một tổ chức.
Lý do 7: Sự lãnh đạo chỉ dành cho những người có những vị trí hàng đầu trong một tổ chức.
Chúng ta ảnh hưởng đến tất cả những người xung quanh chúng ta. Thực tế là, hầu hết những người có sức ảnh hưởng đến nhóm của họ, công ty, tổ chức của họ, quốc gia của họ, không phải là những tổng giám đốc của những tổ chức đó. Sự gây ảnh hưởng xảy ra ở khắp mọi nơi.
Vì vậy, hãy chấp nhận nó. Hãy học cách lãnh đạo và gây ảnh hưởng theo một lối phù hợp với tài năng của chúng ta, và không viện lý do bào chữa cho bản thân chúng ta vì chúng ta sẽ không bao giờ là Mẹ Teresa, hoặc Colin Powell, hoặc Bill Gates.
Khi chúng ta định nghĩa về lãnh đạo theo cách này thì mỗi người chúng ta có thể là một nhà lãnh đạo.
Nguồn
Is Everyone a Leader?
A question I get almost everywhere I go: “Is everyone a leader?”
Published on February 20, 2014 by Tim Elmore in Artificial Maturity