Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Truyện ngắn chọn lọc
Tập truyện ngắn "Chiếc xương lá mục" - Y Uyên
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Phong Cầm" data-source="post: 165208" data-attributes="member: 75012"><p><strong>Y Uyên</strong></p><p>Chiếc xương lá mục</p><p><strong>Ước muốn nhỏ nhoi của Hà</strong></p><p> <em><strong>T</strong></em>ối nay mặc dù có nhiều dấu hiệu báo trước một trận mưa lớn, Danh vẫn đến đàn ở nhà chị em cô Mùi. Thằng Tuất – em Mùi – mang ghế ra sân cho Danh ngồi, ngửng nhìn trời nói:</p><p>"Trời sắp mưa mất".</p><p>"Tối nay chắc không đàn lâu được".</p><p>Danh vừa nói vừa quay về phía cửa ra vào đếm thầm trong bụng xem có bao nhiêu đàn bà con gái ở trong nhà.</p><p>Tuất hỏi:</p><p>"Chừng nào anh đi cao nguyên?"</p><p>Danh đáp không chú ý đến lời mình:</p><p>"Phải chờ chị Mùi về mới biết".</p><p>Tuất cười tinh quái như một thói quen:</p><p>"Thế ra tối nay anh đến không phải để đàn cho em hát?"</p><p>"Không hẳn thế, tớ vừa đến vay tiền vừa hát. Mà lần này tớ sẽ đàn những bản biệt ly nổi tiếng nhất. Những bài ca ca trước khi mình đi ít ra cũng phải bày tỏ được phần nào sự lưu luyến nơi này.</p><p>"Anh mà lưu luyến nỗi gì. Anh khoái chí thì có".</p><p>"Cái đó đã hẳn. Nhưng người ta còn vuốt mắt được cho kẻ thù khi chết thì tôi dù mong sớm đi khỏi ngày nào tốt ngày ấy, vẫn buồn chút ít khi lên đường được chớ. Buồn chút ít cho chuyến đi của mình có duyên một chút, có mất gì đâu?"</p><p>Thằng Tuất nghe nói gật gật cái đầu, ngồi chống hai tay lên mặt ghế, hai vai nhô ra phía trước trông mỏng manh, gầy gò. Đôi chân cà khêu dang ra hai bên thành ghế, đẩy tới đẩy lui như hai cái mái chèo. Danh ngửa mặt lên hít hít chút không khí thoang thoảng hơi nước làm gợn gai ốc của da thịt. Giọng Danh đắn đo:</p><p>"Này, này cậu Tuất, cậu có thấy chị Mùi nhắc nhở đến việc gì của tớ không?"</p><p>"Không. Từ chiều tới giờ chị ấy có vẻ buồn".</p><p>"Buồn chuyện gì thế cậu?"</p><p>"Ai biết được".</p><p>Mặt Danh lộ vẻ băn khoăn. Những ngón tay bấu víu hờ hững trên dây đàn. Một lát, Danh chợt nói to:</p><p>"Tớ đệm cho cậu nhé?"</p><p>Thằng Tuất giật thẳng người lên, hai chân rơi cái "bịch" trên mặt xi măng.</p><p>"Ô-kê".</p><p>Ở trong nhà, cô đỡ tự nhiên cũng giật thẳng người lên như bị ợ. Hai tay cô vuốt tới tấp lên ngực. Cô nhăn mặt bảo Nga:</p><p>"Thằng phải gió lại sắp giở trò rồi đấy".</p><p>Nga miết một đường vài gấp trên bàn máy, cười yên lặng. Khuôn mặt nhỏ, dài như nhoà với màu mái tóc búi gọn sau lưng. Dường như mấy lời nói của mình quá trống trải. Cô đỡ quay sang phía mấy cô học may:</p><p>"Sắp kéo đi rồi mà còn đàn với địch. Rõ chướng".</p><p>Nga hỏi:</p><p>"Cậu ấy đi đâu thế?"</p><p>Cô đỡ quay lại:</p><p>"Bộ cô không rõ chuyện hắn ta sắp đi sao?"</p><p>Một cô học may chen vào:</p><p>"Ai còn lạ gì anh ấy lên cao nguyên gẩy đàn mướn ở mấy tiệm nước".</p><p>Cô đỡ quay lại:</p><p>"Ai chẳng biết thế. Nhưng có nhiều thứ cao nguyên lắm. Vậy hắn sẽ lên cao nguyên Đà Lạt, cao nguyên Ban Mê Thuột hay cao nguyên Bảo Lộc? Với lại gẩy đàn thì gẩy cho một tiệm nước chứ lại sao cho mấy tiệm?"</p><p>"Thế cô Tuyết Lan Sương trước kia dễ chỉ hát ở một phòng trà?"</p><p>"Gẩy đàn khác, hát khác, hắn ta khác, con tôi khác, sao cái cô này ví von lạ vậy?"</p><p>"Cô Tuyết Lan Sương trước kia là ca sĩ, anh Danh bây giờ cũng là ca sĩ, có khác gì nhau đâu?"</p><p>"Thôi, thôi, tôi biết cô lý sự giỏi rồi".</p><p>Cô đỡ vừa nói lại vừa quay sang phía Nga và lại thấy nụ cười yên lặng của nàng. Với vẻ bực bội, cô đứng dậy đi ra cửa sau nhìn xuống con đường sỏi ngăn nhà của khu vườn nhỏ. Ít lâu nay, cô thấy dường như chuyện gì dính đến tên Danh cũng làm cô khó chịu. Cô cũng nhớ rằng Danh vẫn thường chê bai mấy đoàn hát cải lương mà cô thuộc tên cả những đào kép phụ, những bọn lâu la chạy cờ. Cô cũng nhớ ngày Tuyết Lan Sương chưa đi lấy chồng, ngày cô tay còn tay ví tay kẹp dù theo con đến các phòng trà ca nhạc, cô đã nghe thấy một người bạn Danh ngồi ở dưới hàng khán giả hét lên khi thanh lý yểu điệu tới gần mi-crô, khẽ nghiêng đầu chào khán giả. "Nụ cười của em không tưởng quá em ôi!" Sau tiếng hét này, cô đã được nghe liền tức thì một trận cười cải cách nổi lên rung cả phòng.</p><p>Cô xuống con đường sỏi dạo những bước nhè nhẹ và thở những hơi dài từ tốn như để cơn giận nguôi dần. Chợt cô dừng lại bên hàng rào, nhìn vào trong vườn. Bên trong, một bóng người vừa ra khỏi vùng tối rậm của giàn dưa tây, đi về phía cổng vườn. Tới gốc cây bưởi, bóng đó dừng lại một lát rồi đi vòng xung quanh gốc cây như nghe ngóng, rình rập. Cô đỡ ngạc nhiên đứng sát lại hàng rào nhìn cho rõ. Bỗng cô cười phá lên làm bóng người trong vườn giật mình, ngơ ngác.</p><p>"Tối mò mò như thế này, cô Hà vào vườn làm gì thế?"</p><p>"Vào giả làm ma đấy chị ạ".</p><p>Hà vừa đáp vừa bước ra đường.</p><p>"Sao trông cô ngơ ngẩn như người thất tình?"</p><p>"Chị chỉ nói bậy. Em đang tìm cái này".</p><p>"Cái gì thế cô?"</p><p>"Cái… này…, chị hỏi làm gì?"</p><p>Sau câu nói lúng túng, ngộ nghĩnh. Hà cười như con nít. Thấy Hà như muốn nói điều gì song ngần ngại, cô đỡ chép miệng:</p><p>"Các cô mới nhớn, cô nào cũng có vẻ khó hiểu".</p><p>Hà một tay nắm bàn tay cô đỡ, một tay vuốt trên mặt cái nhẫn:</p><p>"Khó hiểu như thế nào hả chị?"</p><p>"Cô này hỏi rõ vớ vẩn. Khó hiểu như việc cô vào vườn một mình ban đêm". Dứt lời cô cười đắc thắng: "Hết là trẻ con rồi, cô ơi".</p><p>Hà cãi:</p><p>"Vào vườn ban đêm mới càng là trẻ con".</p><p>Hà bỏ tay cô đỡ, ngước mặt lên toan giải thích. Cô đỡ vô tình quay đi. Hà len lén thở dài.</p><p>Có tiếng Mùi gắt Nga ở trong nhà, cô đỡ nói:</p><p>"Cái cô này hễ về đến nhà là ăn hiếp chị".</p><p>"Từ chiều tới giờ chị ấy hay gây gổ lắm".</p><p>Hà vừa nói vừa theo cô đỡ vào nhà. Mùi đang ngồi trước một ly nước. Cạnh nàng, Nga ngồi đọc báo.</p><p>"Tôi đã bảo chị im đi cho tôi nhờ. Dễ chị sợ hàng xóm người ta không biết chị đọc báo?"</p><p>"Trong này đọc báo, ngoài kia đàn hát, có khác gì?"</p><p>Nga nói lần chần, mặt khuất sau tờ báo.</p><p>"Chị nói ngang như vậy không sợ người ta cười cho à?"</p><p>"Ai cười hở mười cái răng".</p><p>Mọi người cười lên ồn ồn. Nga đứng dậy cầm tờ báo, lững thững vào trong giường.</p><p>Ở ngoài sân Danh chợt lắng tai nghe ngóng.</p><p>"Ở trong nhà hình như có điều gì vui lắm?" Giọng Danh vui lây.</p><p>Thằng Tuất để nguyên cái mồm há hốc vì hát dở dang nhìn Danh rồi bực tức:</p><p>"Sao kỳ vậy anh?"</p><p>"Kể cũng hơi kỳ. Lúc cô Mùi về, trông cô ấy không được vui. Sao bây giờ trong nhà lại nhộn lên thế?"</p><p>Danh băn khoăn ra mặt. Dường như không khí trong nhà lúc này liên quan mật thiết đến việc ra đi của anh. Anh nhớ một lần ngồi ở quán lão Hợp đã có những lời không được đàng hoàng cho lắm về chị em Mùi. Anh đã không ngần ngại tiết lộ với mấy người ngồi đó: Ông cụ sinh ra chị em cô Mùi trước kia vốn là một nhà nho thất bại. Sau này ông xoay theo nghề cách mạng thì bị tử nạn vì một rủi ro nghề nghiệp. Trước khi chết ông có dặn các con phải trau dồi võ nghệ để đền nợ nước, trả thù nhà. Vì vậy bây giờ cô Mùi cũng như cô Nga đều là những tay võ nghệ siêu quần. Với bàn tay ba mươi tuổi của cô Nga và bàn tay hai mươi bảy tuổi của cô Mùi, hai cô có thể bóp vỡ gạch như ta bóp bánh tráng. Hôm đó Danh hãnh diện nhiều về cách diễn tả câu chuyện của mình. Anh thấy những lời nói ấy làm mình mới hẳn lên, nhưng sau đó, tối tối xách đàn lại nhìn thấy chị em Mùi, lương tâm Danh bị âm ỉ gậm nhấm đến nỗi nhiều lúc Danh hội hộp bâng quơ. Tới bây giờ, khi việc ra đi của Danh hầu như hoàn toàn lệ thuộc vào "bàn tay bóp gạch như ta bóp bánh tránh" của Mùi thì cái lương tâm kia lại càng hoạt động tích cực.</p><p>Giữa lúc bước đường tương lai của Danh đang cằn nhằn cái việc làm dĩ vãng của Danh như vậy, Danh chợt thấy Hà từ trong nhà bước ra. Danh dừng lại nép người trong khoảng nửa sáng nửa tối giữa cửa ra vào và cửa sổ. Dường như Hà đang hướng về Danh. Danh vốn có cảm tình với Hà vì nàng không ngổ ngáo như Tuất, không có bộ mặt hiền lành nhưng soi mói của Nga, cũng không có tánh bất thường, hay gay gắt gỏng của Mùi. Danh nói:</p><p>"Cô Hà đứng như một nhà trinh sát".</p><p>Hà cười như một giọng nói vui:</p><p>"Tôi đang trinh sát anh đấy".</p><p>Vừa nói Hà vừa đi lại chỗ Danh. Trong vạt ánh sáng từ trong nhà toả ra, dáng Hà trông thật gọn, thật xinh.</p><p>Danh nghĩ thầm: "Nhà này chỉ có mình cô bé này đúng hiệu thiếu nữ".</p><p>Hà lại gần Danh tò mò ngắm Danh như ngắm một hiện tượng lạ. Danh hỏi:</p><p>"Chắc hôm nay tôi trông kỳ lắm?"</p><p>"Không, không, có gì kỳ đâu".</p><p>Hà thoáng một lát lúng túng.</p><p>"Sao cô ngó tôi kỹ thế?"</p><p>"Ngó như thế có gì là kỹ. Tính tôi vẫn cẩn thận nên nhìn hơi cẩn thận một chút".</p><p>Hà khôi hài để giấu một lỡ lầm. Chợt Hà tiếp, khiến Danh hơi ngơ ngác:</p><p>"Anh Danh sắp đi có khác, đàn lâm ly vô chừng".</p><p>Danh đáp nhũn nhặn theo thói quen:</p><p>"Cô quá khen. Trong thiên hạ thiếu gì kẻ lỗi lạc hơn tôi".</p><p>Hà cắn môi giấu một nụ cười vì Danh vừa gợi lại một không khí kiếm hiệp. Như chợt nhớ tới ý định của mình, Hà tiếp:</p><p>"Anh đi kể cũng hơi buồn".</p><p>Danh cảm động nhưng khôi hài:</p><p>"Kể cũng buồn thật. Suốt ngày suốt tháng phải sống trong cảnh chim kêu vượn hú".</p><p>Hà như chợt bắt được ý, nói như reo:</p><p>"<em>Chim kêu</em> có gì đáng buồn?"</p><p>Danh vô tình cười:</p><p>"Chim kêu không, chưa chắc có gì đáng buồn. Nhưng chim kêu bên tiếng vượn hú thì buồn chết người được".</p><p>"Nói vui vậy thôi, chứ trên ấy làm gì đến nỗi buồn cho lắm. Với lại sống gần cây cỏ núi rừng cũng là một cái thú. Suốt ngày được nghe chim chóc ca hót".</p><p>Hà nói vội vã, bối rối như sợ Danh chuyển sang chuyện khác. Danh bật một sợi dây đàn, cười:</p><p>"Cô này mơ mộng quá".</p><p>Nghe Danh nói, Hà im bặt.</p><p>Một lát sau, Hà quay vào nhà, Danh gọi giật lại:</p><p>"Cô Hà, cô Hà".</p><p>Hà khó chịu quay lại hỏi xẵng:</p><p>"Gì thế?"</p><p>Danh chấp chới nhấc cây đàn lên như muốn đứng dậy, giọng khẩn thiết:</p><p>"Tôi muốn nhờ cô một việc".</p><p>Hà nhìn Danh ngờ vực:</p><p>"Nhờ gì thế anh?"</p><p>"Thì cô hãy thong thả cho tôi nói đã nào".</p><p>Danh vừa nói vừa thể thọt lại gần Hà. Hà khó chịu vì vẻ đau khổ của Danh và càng khó chịu hơn khi liếc vào trong nhà, thấy chị Nga nhìn ra bằng con mắt dò xét. Danh cố cười để giảm bớt tính chất quan trọng của những lời sắp nói nhưng hai mép lại kéo sang hai bên trông có vẻ cay đắng.</p><p>Hà ái ngại đi lảng ra chỗ thằng Tuất, Danh thể thọt theo sau.</p><p>"Cô Hà, cô làm ơn cho biết cô Mùi có nhắc gì đến chuyện tôi muốn vay cô ấy ít tiền không?"</p><p>"Không?"</p><p>"Thế cô cũng không nghe cô Nga nói gì tới sao?"</p><p>"Anh vay chị Mùi thì chị Nga chị ấy nói tới làm gì".</p><p>"Thế mà tôi cứ tưởng… cứ tưởng… cô ấy cản cô Mùi không cho tôi vay".</p><p>"Cái đó tôi tôi không biết. Nhưng anh cứ yên tâm. Nếu chị Mùi có tiền, chị ấy sẽ giúp anh".</p><p>"Điều đó tôi cũng rõ. Vì vậy tôi vẫn nói cô Mùi là người duy nhất có thể giúp tôi. Nhưng sao đã mấy ngày rồi vẫn chưa thấy cô ấy đả động gì tới tôi? Có lúc tôi tưởng cô ấy quên…"</p><p>"Chuyện của anh là chuyện người lớn, chị ấy quên sao được. Chắc chị ấy kẹt hay mắc tính chuyện gì khác nên chưa trả lời anh đấy thôi".</p><p>Trước những lời thản nhiên nhưng quả quyết của Hà, Danh có vẻ tìm lại được hy vọng. Anh nhìn Hà như nhìn một người bạn thân rồi nói:</p><p>"Không nói chắc cô cũng biết: đây là dịp thuận tiện nhứt để tôi ra đi chứ đã hơn một tuần lễ tôi bị bó tay vì mấy trăm bạc".</p><p>Thấy Hà không có dấu hiệu nào tỏ ra lơ đãng, Danh tiếp:</p><p>"Tôi không còn muốn ở nhà để lâu lâu, có một người bạn về chơi, mời ra tiệm lão Hợi bao một ly sữa đá và mấy liều Ruby để mình lại trả lời "Từ ngày các cậu đi tới giờ, ở nhà chẳng có gì thay đổi quan trọng". Vậy cô làm ơn vào hỏi giùm cô Mùi xem có thể giúp được tôi không thì cho tôi biết cho đỡ nóng ruột".</p><p>"Để tôi vào hỏi chị ấy xem".</p><p>Hà nói xong, vào nhà. Còn Danh ngồi lên ghế, ngước mắt nhìn trời. Một vai anh bị lệch hẳn xuống khiến thằng Tuất tưởng cánh tay ở vai bên kia của anh sẽ giơ cao lên như một người bị sa lầy.</p><p>Thế là Hà đã không nói được với cô đỡ cũng như với Danh về con chim lạc vào vườn đêm qua. Hà muốn kêu lên cho họ nghe nỗi vui sướng của mình, "Ngoài kia có con chim lạc vào vườn" nhưng Hà đã không kêu được. Hà đã không bắt được dịp nào thuận tiện cả. Người nào cũng vô tình từ chối Hà. Hà đã tưởng có thể nói những lời đó với Danh vì Danh vốn kiểu cách, có thể nói hoặc nghe những câu văn chương, khách sáo khiến người khác phải cau mày khó chịu. Danh chắc sẽ không chế nhạo hoặc sửng sốt khi nghe Hà nói: "Ngoài kia có con chim lạc vào vườn". Nhưng sự thực đã ngược lại khiến Hà nản lòng khi nghe Danh nói: "Cô này mơ mộng quá". Hà đã toan bảo: "Đến anh là người lãng mạn đến èo ặt ra mà còn chê tôi thì thật hết đường". Hà hối hận vì đã không đạt được ý định còn bị Danh mau mắn lợi dụng một cách tự nhiên bằng cách nhờ Hà hỏi giùm món tiền vay chị Mùi. Hà bỗng dưng vướng vào một chuyện không làm Hà thích thú. Con chim lạc như đã bay ra khỏi vườn của Hà.</p><p>Hà bước vào nhà trong những bộ mặt nghiêm trang suy nghĩ của mọi người thì bật cười. Chỉ vì chị Mùi không vui mà tự dưng mọi người chịu một ảnh hưởng lớn thế, Hà tự nhiên cảm phục và thèm muốn uy quyền của chị. Dường như chỗ nào có mặt chị, chỗ đó linh động hẳn lên. Chị ưa nói chuyện "xài sang, xài cho nói biết", có lúc Hà đã ngạc nhiên vì tài khéo léo của chị. Mặc dù gia đình Hà không được dư dật cho lắm, chị vẫn biết thu vén để có một kiểu tóc mới, một hàng áo hợp thời trang… Không riêng gì Hà, nhiều người bạn gái khác cũng phục sự lịch duyệt của chị. Nó thường thấy chị có nhiều thứ để "chán" lắm. Chị "chán" uốn tóc ở tiệm của chú Ngướn vì chú thiếu nhiều kiểu thời trang ở Ba-lê, chị "chán" ăn ở tiệm X vì bọn bồi bàn thiếu sạch sẽ và lễ độ, chị "chán" thác Cam Ly, "chán" hồ Than thở vì không được tu bổ cho đẹp mắt du khách… Chị đã cố gắng và vội vã trải qua những thứ mà mọi người ham thích để rồi được thong thả nói một lời thật gọn nhưng hàm chứa nhiều hãnh diện: "Chán". Không may cho chị, có một điều mấy năm nay chị chưa thể "chán" được, đó là chuyện anh Khang. Có lẽ vì anh không phải là thứ chị có thể "xài cho nó biết" nên chị vẫn một lòng giữ nguyên sự ngưỡng mộ lúc đầu. Có chăng, chị chỉ thấy "buồn" kể từ một năm nay và nỗi buồn đó như lại có hình có dạng và chiều nay khi anh Minh gửi thư về. Hiện giờ Hà vẫn chưa được đọc lá thư đó.</p><p>Hà nhìn chị Mùi ngồi yên lặng trước mặt cô đỡ, tay cầm bao thư, không hiểu trong đó anh Minh đã nói gì về anh Khang? Hà đoán chỉ có chuyện đó có thể khiến chị Mùi quạu quọ gắt gỏng cả buổi chiều. Hà thấy cô đỡ như cũng tò mò về lá thư đó. Mắt cô thỉnh thoảng lại ngó hai bàn tay chị Mùi đặt êm ả trên bàn.</p><p>Chợt cô lấy giọng thản nhiên hỏi:</p><p>"Thư nào đấy, đọc lên nghe được không?"</p><p>Những ngón tay chị Mùi động đậy nhè nhẹ, không tỏ được dấu hiệu bằng lòng hay từ chối. Một lát như chợt nghe tiếng cô đỡ, chị ngẩng lên bàn tay bỏ rời lá thư.</p><p>"Của thằng Minh gởi về hồi chiều".</p><p>Cô đỡ cầm lên như là để đọc những chữ ngoài phong bì. Sau khi ngắm nghía tỉ mỉ bao thư vẫn thấy Mùi im lặng, cô nói:</p><p>"Chữ cậu Minh thiệt xinh, mềm như chữ con gái". Rồi cô cười lớn và nhìn vơ váo khắp mặt người trong nhà: "Thế mà tính tình cậu ấy lại cứng cỏi lạ thường. Ngày còn ở nhà, cậu ấy vẫn thường nói thuở bé cậu ghét giống mèo ra sao, lớn lên cậu khinh những người yếu đuối lãng mạn làm vậy". Vừa nói cô đỡ vừa ngó ra chỗ Danh ngồi.</p><p>Hà cười theo:</p><p>"Thế còn chị, chị ghét giống gì nhất?"</p><p>"Tôi ấy à? Tuy là đàn bà, cũng giống như cậu Minh, cũng như mọi người. Mến những việc làm can trường, xông xáo, ghét những việc làm thong thả, dễ dàng".</p><p>Như không thích kiểu nói xoi móc của cô đỡ, Mùi bảo cô:</p><p>"Lúc nào về chị nhớ mang giùm lá thư này về cho ông Nhị để mai em khỏi mất công sang báo tin cho ông ấy".</p><p>"Cậu Minh có chuyện gì với ông Nhị thế?"</p><p>"Chị đọc chắc biết. Thư này chẳng có gì quan trọng".</p><p>Nghe chị nói, Hà hơi ngạc nhiên. Lá thư này không có gì quan trọng sao chị buồn suốt cả buổi chiều? Hà vội bảo cô đỡ:</p><p>"Chị để em đọc cho".</p><p>Rồi Hà đón bao thư trên tay cô đỡ, rút ra một tờ giấy nhỏ.</p><p>"<em>Chị Mùi,</em></p><p><em>Tháng này em không về được, chừng nào lãnh lương em sẽ gởi về ngay cho chị. Chị nói giúp với bà Hai là ngay sau khi về đơn vị, anh Sinh bị ốm nên không có thư về cho bà, bây giờ anh ấy đã khỏi, bảo bà ấy cứ an tâm. Còn về việc ông Nhị nhờ tìm giúp địa chỉ của người cháu, em đã cố gắng nhưng chưa kết quả. Dường như anh ta đã thuyên chuyển sang một đơn vị mới, cùng đơn vị với anh Khang.</em></p><p><em>Chị Mùi giục Hà gửi gấp cho em mấy cuốn sách Việt văn đã nói ở thư trước.</em></p><p><em>Em</em>"</p><p>Hà đọc xong. Cô đỡ hỏi Mùi:</p><p>"Trong thư có thấy nói tới Khang. Khang nào thế? Có phải…"</p><p>"Chị hỏi rõ vớ vẩn".</p><p>Môi dưới cô đỡ trễ nải xệ xuống một chút vì một nụ cười nhỏ, biểu lộ một chút duyên thừa.</p><p>"Bây giờ cậu Khang ở đâu?"</p><p>"Em đâu có biết".</p><p>"Cậu đó không viết thư luôn cho cô hay sao?"</p><p>"Mười tháng nay rồi mới thấy lá thư này nhắc đến tên anh ấy. Mà nhắc cũng như không".</p><p>"Sao cô không viết thư cho cậu ta?"</p><p>"Viết làm gì hở chị?"</p><p>Cô đỡ bâng khuâng ra mặt. Hai gò má cô trông mốc và khô hơn bao giờ. Những nét nhăn gãy vụn trên cổ tự nhiên sâu lại và trở nên gần nhau hơn khi Mùi buông thõng:</p><p>"Đàn ông bây giờ!"</p><p>Cô đỡ nghĩ đến những người đàn ông phụ tình đầy rẫy trong tuồng cải lương.</p><p>"Đàn ông tự cổ chí kim vẫn hay phụ bạc, ăn ở thiếu chung thuỷ".</p><p>Sau câu tán thành, cô đỡ và Mùi cùng im lặng như suy ngẫm về sự việc "dong ngày xưa, đàn ông bây giờ".</p><p>Hà toan hỏi giúp Danh nhưng kinh nghiệm đã cho Hà biết lúc chị Mùi buồn đừng nên quấy phá, chị có thể từ chối, không cho Danh vay tiền nếu Hà bộp chộp hỏi ngay lúc này. Hà ái ngại nhìn ra ngoài sân, chỉ thấy tấm áo sơ-mi trắng của Danh và những tiếng đàn rời rạc, âm thầm. Hà không muốn buồn, Hà muốn kẻ cho mọi người nghe chuyện con chim lạc.</p><p>Hôm qua mưa tầm tã từ chiều đến khuya mới tạnh. Lúc Hà tỉnh dậy thấy trăng sáng vằng vặc trên con đường sỏi thì trời đã hoàn toàn êm ả. Hà trở mình xoay người vào trong toan tiếp tục giấc ngủ, chợt nghe tiếng chim hót ở ngoài vườn. Tiếng hót thong thả và mau tắt, có lúc gần như ở cây bưởi sát hàng rào, có lúc vọng từ xa xa ở cuối vườn. Đây là lần đầu tiên Hà nghe có tiếng chim hót trong đêm, lại vào một đêm xấu trời, Hà chắc đó là một con nhái quạt, một con chim hồi nhỏ Hà thường thấy cái đuôi ngoe ngoảy trong lúc nhảy nhót trên cành cây. Hà yên lặng nghe mình bắt được một niềm vui không đâu. Một niềm vui như từ xa mang lại khả nghi, giá kêu được một tiếng mừng rỡ để gọi chị Nga, chị Mùi dậy chắc sẽ vui hơn. Hà muốn nói to: "Chị ơi, có con chim lạc vào vườn", nhưng Hà biết mình vô lý.</p><p>Hà trở dậy lén lén chui ra màn, mở cửa băng qua đường sỏi vào vườn. Vào một đêm khác, chắc Hà sẽ chẳng kỳ khôi như thế và chẳng bao giờ để tiếng chim kêu quyến rũ được mình. Hà nghĩ thầm. Cây bưởi sát hàng rào lá ướt lóng lánh, cành cây đen sậm, ánh trăng soi rõ những vũng nước tràn vô lối trên cỏ tạo thành những đường sáng loáng. Hà lắng nghe có tiếng chim chuyền cành. Tuyệt nhiên không. Hà chắc con chim đã thấy mình từ trong bóng tối cành lá nên im tiếng hót hoặc đã âm thầm bay đi. Giữa lúc Hà đang phân vân, chợt một tiếng "vù" ngang đầu và một lát sau từ giàn dưa cuối vườn lại vang lên điệp khúc vui nhưng lạc lõng. Hà tự nhiên thấy mình và chim có một liên lạc bâng quơ. Tối nay Hà lại ra vườn thấy con chim lạc vẫn còn quanh quẩn trong đó, Hà bâng khuâng và lại muốn kể chuyện với mọi người.</p><p>Bầu trời tự dưng tối sầm lại. Mây đen kéo đến mịt mùng. Danh ngừng đàn kêu to:</p><p>"Mưa mất".</p><p>Thằng Tuất đứng nhỏm dậy đưa mấy điếu thuốc cho Danh:</p><p>"Còn mấy điếu, anh cầm lấy hút nốt".</p><p>Danh lật đật bước vào trong nhà từ biệt chị em Mùi. Thấy cô đỡ hấp tấp bước ra, Danh luống cuống. Cô đỡ giữ chìa khoá cổng xóm, nếu cô về, ai mở cổng cho Danh?</p><p>Thấy cô đã tới cổng, Danh vội cất tiếng gọi:</p><p>"Cô đỡ, cô đỡ".</p><p>Cô đỡ khó chịu dừng lại:</p><p>"Cái gì thế?"</p><p>Danh chạy lại gần:</p><p>"Ngày mai tôi đi sớm, chắc không đến chào cô kịp, vậy tiện đây…"</p><p>Danh ngập ngừng không biết nói sao. Biết nói sao nữa. Cô đỡ sau một lát như đắn đo:</p><p>"Tôi cũng chúc cậu đi được thuận buồm xuôi gió".</p><p>Dứt lời, cô cười thành tiếng gượng gạo. Còn Danh thì thầm:</p><p>"Cô làm ơn chờ tôi một chút cho tôi về với".</p><p>Rồi Danh bước vào cửa nói lớn:</p><p>"Mai tôi đi sớm. Tiện đây tôi xin có lời chào tất cả các cô".</p><p>Mùi cười:</p><p>"Chúng tôi cũng không biết chúc cậu thế nào khác với câu chúc của cô đỡ vừa rồi".</p><p>Danh lúng túng muốn tìm một câu nữa để nói. Cuộc chia tay hơi có vẻ cấp bách nhưng cô đỡ kêu lên ở ngoài:</p><p>"Mưa lớn rồi, cậu Danh".</p><p>Mùi giục:</p><p>"Thôi cậu về kẻo mưa".</p><p>Danh vùng quay ra nhưng vẫn nói vọng lại:</p><p>"Các cô ở nhà mạnh giỏi nhé".</p><p>Khi hai người đã ra tới ngoài đầu ngõ, Mùi vươn vai ngáp lớn:</p><p>"Thế là nhờ cái khoá mà hai người hoà nhau. Như vậy cậu Danh ra đi cũng được thêm phấn khởi".</p><p>Căn nhà trở nên yên tĩnh hơn bao giờ. Bỗng mọi người im lặng lung linh trên tường vôi. Tiếng máy khâu của chị Nga xành xạch từng chập đều đều. Mấy cô học may như muốn ngồi sát gần nhau, cắm cúi khâu. Hà buông màn ngủ.</p><p>Khi qua cửa sổ, Hà dừng lại một lát nhìn ra ngoài vườn. Một tia chớp lóe lên soi sáng những cành cây ủ rũ. Nằm trên giường, nhớ lại những việc vụn vặt xảy ra từ chập tối tới giờ, Hà thở dài âm thầm và thiếp ngủ trong sự âm thầm ấy. Khi Hà chợt tỉnh dậy vì một tiếng gọi bên tai thì căn nhà vẫn còn chong đèn, tiếng máy khâu của chị Nga vẫn chạy đều đặn. Hà lắng nghe tiếng một cô học may nói:</p><p>"Cô này chưa ngủ đã mơ".</p><p>Tiếng chị Mùi nói tiếp:</p><p>"Chắc lúc nãy nói chuyện chim chóc nên con bé nó kêu "Chị ơi, chị ơi, có con chim lạc vào vườn".</p><p>Hà nén thở xem còn ai nói gì nữa không nhưng chỉ thấy vài tiếng súng nổ vu vơ từ xa vọng lại.</p><p></p><p></p><p> </p><p><strong>Y Uyên</strong></p><p>Chiếc xương lá mục</p><p><strong>Có mùa hoa nào lấy vợ</strong></p><p> <em><strong>C</strong></em>on mèo gào trên mái nhà hồi đêm bị đập chết ném ngoài mặt đường. Mặt trời chưa lên khỏi hàng điệp. Trong nhà, đứa trẻ nhỏm dậy bên đống chăn gối đã xếp ngay ngắn thút thít khóc vì một cơn mơ ngủ muộn. Người bạn trẻ không còn lo lắng hoặc nói nhiều như tối qua. Anh hút thuốc, muốn ngủ lại. Qua nằm trong ghế xích đu thấy khoẻ khoắn, có thể tiếp tục quãng đường chót. Khu phố quận cổ kính bên con đường những đèo, đầy ổ gà, về sáng chỉ còn vẻ khuất tịch. Căn phòng sáng sủa. Những kệ sách, đàn sáo, mành trúc, tượng thạch cao… tạo vẻ thanh bình bất ngờ. Lúc mới tới, nhìn phố quận đổ nát, Qua đã ngỡ người bạn không còn ở đây. Qua cũng làm người bạn ngạc nhiên. Nghe Qua nói đã giải ngũ – "Mười ba tuổi lính rồi còn gì", anh ta khoa chân múa tay: "Khoẻ rồi. Khoẻ rồi". Qua cười: "Khoẻ gì. Băm lăm băm sáu tuổi rồi". "Cho tôi đổi cái tuổi hiếm có đó, ô-kê?". Người bạn trẻ ồn ào như nô giỡn. Mãi lúc đêm xuống, anh mới lo lắng và nổi giận.</p><p>Bây giờ người bạn có vẻ mệt, cần ngủ thêm một giấc. Qua cũng muốn dời đây sớm, sợ phiền. Nhiều chuyến xe đã qua đầy người không chịu dừng giữa đường. Đứa trẻ đón xe giúp đội cái mũ dạ kín tai đứng co ro bên ngoài cửa sổ chấn song sét gỉ hát mãi một bài với cái mồm bốc khói. "Thượng Đế hỡi, có thấu cho Việt Nam này…"</p><p>Qua âm ư hát theo đứa nhỏ. Người bạn đã ngủ gục. Nới rộng cà vạt, Qua lại trước gương soi. Chẳng còn vẻ gì nhà binh. Qua muốn nghĩ sẵn cho mình một nghề để dễ ăn nói nếu xe bị chặn xét. Qua trong gương soi chẳng có vẻ sinh viên, công chức, cũng không giống lái buôn. Qua nhớ tới cái máy ấp hột vịt của cha Hồi. Hôm trước vào sửa sắc đẹp, Hồi đi chơi với Qua, nói nhiều chuyện. Hồi tả cái máy ấp hột vịt một cách khó khăn nhưng Qua thực hiểu. Qua bảo: "Có khi tôi cũng làm nghề chăn nuôi". Nàng cười không tin: "Trung uý giải ngũ mà làm nghề ấp hột vịt, hột gà… Trung uý giải ngũ phải đi làm cho Mỹ chớ". Mặt Hồi lúc đó mới bớt vẻ gây gổ như lời đồn song chua chát sao đó. Nỗi vui gặp lại bạn cũ khiến Hồi ít gìn giữ. Hồi bảo Qua <em>cũ mèm</em> nhưng vẫn chững chạc, thân mật. "Đi với anh, Hồi thấy khuôn mặt mới của Hồi bớt lạ". Hai người đi nhiều chỗ, xuống cả Biên Hoà, ghé cả khu vườn thờ Quan Thế Âm Phú Lâm. Qua hỏi chuyện vợ chồng, Hồi cười ngất kêu mình cao số. Có một buổi sáng, hai người len lỏi suốt buổi ở mấy phố Tàu khu chợ Cũ, uống cà phê sữa ăn bánh bao coi khắc con dấu, sửa khoá cũ. Nói về bạn bè ở quê, Hồi bảo lớp thì đi lính, lớp thì chồng con, ngoài giờ dạy ở trường cha xứ, Hồi chơi với hai đứa em gái nhỏ hoặc viết những bài "nhận định" ngắn về phụ nữ, xã hội gởi cho các báo. Qua hỏi thăm gia đình Hồi. "Lỉnh kỉnh như mỗi ngày một chuyến dọn nhà". Sau hồi bị bỏ tù vì tội trốn lính được cha cứu ra lo cho đi nghĩa quân, Cát bớt hẳn thói xấc láo. Hai cha con có vẻ tương đắc, lo làm lo ăn. Có bữa trời lạnh, mưa lất phất, đứng trên lều trường cha xứ, Hồi thấy nó lom khom đạp xe từ đồn lính bên kia sông về nhà. Phải bỏ bàn tứ sắc băng qua cánh đồng ngập nước về sửa cái máy ấp trứng cho cha, nom Cát thực tội. Cũng ở trên lầu nhà trường, nhiều bữa Hồi nhìn về rặng núi đầu sông hình dung chỗ ẩn náu của Noạn. Có thực thằng em ngỗ nghịch đó ở đấy không? Nếu thực nó có mặt ở đó trước hay sau ngày lão đánh cá Tề Thiên bị bửa đầu trên bãi cát? Dù sao, cũng chỉ là tin đồn láo. Noạn chưa thể làm việc đó. Trước ngày cãi cọ với cha mấy bữa, Noạn còn phải học Cát cách xỏ dây giầy. Riêng má Hồi lại lẩn thẩn nghĩ khác về nó. Là người miền Bắc – dấu vết chỉ còn lại hai cái tên Kim Lớn, Kim Con đặt cho hai đứa con gái nhỏ – lại thêm lo lắng, bà muốn mọi người phải tin là Noạn đã thay bà… <em>lội sông vượt núi và tìm về quê ngoại</em>. Bà nâng niu tưởng tượng đó một cách thoi thóp. Như cha Hồi vẫn gắng gượng muốn dàn trải cuộc sống mình như một đời sống thảnh thơi, dưỡng già. Nhưng lớp lớp nhà cửa, hoa màu bỏ lại dưới làng vẫn còn gần lắm, chưa quên. Và đám con cái ông thì như vậy. Đã có người nào được nên vợ nên chồng? Có Hương dịu dàng được sống sẵn đời làm vợ từ lúc còn đi học lại chết sớm. Hương chết, Qua bỏ đi, gia đình Hồi vắng hẳn một người con trai, một thiếu nữ để nhắc tới với đám con còn lại.</p><p>Hồi kể chuyện nhà, có lúc như xúc động. Hồi nói như được tin cậy, không hề đắn đo. Qua nghĩ Hồi vẫn nhìn mình như hồi sắp cưới Hương. <em>"Hương, giọt sương đầu cành liễu"</em>, Qua vẫn nói thế khi ngỡ Hương là vợ, khi Hương đã chết. Những năm tại ngũ, Qua vẫn nghĩ <em>giá có một đứa con với Hương để cho bà má nuôi thì vẫn hơn</em>. Mấy người em Qua con cái hàng đàn, bà má vẫn còn áy náy. Thấy Qua dẫn Hồi đi chơi bà có vẻ khuyến khích. Hồi dời Sài-gòn, dự tính về thăm quê của Qua sau ngày giải ngũ bị bà nhắc nhở nhiều lần. Đã không chắc ở những lý do khiến mình lần lữa chuyện vợ con, Qua nghĩ cũng nên gặp lại Hồi lẫn nữa như một cách làm vừa lòng mẹ.</p><p>Đứa nhỏ vẫy được một chiếc Destoto chở hàng rối rít gọi Qua. Người bạn trẻ mở choàng mắt. Qua bảo:</p><p>"Xe khó đón, quá giang đại xe này cũng được".</p><p>Người bạn đưa ra cửa bắt tay nói đùa:</p><p>"Chúc anh về quê lấy được vợ hiền".</p><p>Từ <em>cabine</em> xe một người đàn bà tóc ngắn lởm chởm, mang kiếng trắng, ngó ra:</p><p>"Trong xe có chiếu, có võng khỏi lo không có chỗ ngồi".</p><p>Qua leo lên chiếc thang sắt dựng sát ca-bin. Người đàn bà nói theo:</p><p>"Anh đừng chải đầu trong xe".</p><p>Chiếc xe cồng kềnh trên con đường lồi lõm dường như cần nhiều kiêng cữ. Qua chui qua cái cửa sổ nhỏ, nhảy vào trong thùng xe. Lòng xe trống trơn, rộng thênh thang. Cuối xe tấm phên song sắt hạ xuống với những chuỗi móc xích lớn. Sát thành xe phía trước, để một chiếc rương bọc thiếc sáng loáng, một cặp mền chiếu còn mới như đồ dùng cô dâu. Qua nằm lên chiếc võng <em>nylon</em> giăng ngang phía trước. Xe chạy, Qua đón chừng người đàn bà phía trước là vợ người tài xế to lớn lông lá. Xe họ đói hàng, chạy thêm nửa ngày đường nữa ra quận ngoài kiếm mối. Chiếc xe rung chuyển toàn thân. Qua chao chát như tự đùa giỡn. Xe chạy như dò đường. Qua hình dung cảnh tượng bên ngoài. Những lùm hoa sặc sỡ, hai bên lề đường, trên những lưng đèo, len lỏi vào tận những triền núi nhấp nhô đá lưng voi. Khúc đường ven biển này bao giờ chẳng thế. Dù đã qua khúc đường hôm qua hay chưa, dù nhìn ra hay quay đi, dù Hương sắp là vợ Qua hay đã chết, những lùm hoa vẫn sặc sỡ và những đá lưng voi vẫn đen trũi trên triền núi cao. Hương trên những khúc đường này thường hồi hộp kêu đi đã xa. Phải đem chuyện vợ chồng ra dỗ. Chuyện vợ chồng nghe nhiều xa lạ hơn biết bao nhiêu nhưng Hương vẫn ưng. Hương trên sườn núi như bỗng có phút lìa đời không thấy nét tươi tiếng nói. Hương bên những lưng đá voi thêm một tấm hình kỷ niệm vẫn như ao ước thơ ngây muốn ghép mình ở lại với thiên nhiên, không toại nguyện.</p><p>Dọc đường có thêm một người lính, một bà già quá giang. Qua nhường võng cho bà, trải chiếu nằm ngửa trên sàn. Người lính tì tay đứng ngoài cửa sổ. Những đai sắt quanh thùng xe nghiến rít. Sàn xe vặn vẹo. Tấm phên chấn song đập không ngớt. Những chuỗi xích phá phách. Chiếc võng tung theo từng cái xe lắc. Bà già vô thăm người con đi lính nhưng tới nơi thì nghe đại đội vừa đổi đi. Miệng bà đỏ tươi quết trầu. Một tay ngoắc lên níu chặt mớ dây võng trên đầu, một tay luôn luôn kéo lại hai ống quần xô xuống tận háng. Trông bà, Qua như thấy mình đã giải ngũ lâu lắm, thấy lạ mắt. Những ngày sống lại với gia đình chưa quen, vơ vất. Gặp Hồi, nghe mẹ nhắc nhở, Qua bỗng thấy việc về quê như điều thiết thực thứ nhất có thể làm. Nhưng Hương cũng vừa thấp thoáng đâu đó. Qua về đây vì người chị hay người em? Những ngày vừa qua không khác gì nằm ngửa trên chiếc xe rung chuyển này. Qua có định được gì đâu? Có gì để mà định đâu.</p><p>Tới quận, Qua kêu một chiếc xe gắn máy có thùng chở người ở phía sau về nhà Hồi. Hồ sen ở bên đường vào phố nước vẫn trong veo, nhiều bóng mát. Qua một đám đông bu quanh mấy cái xác du kích, Qua nom có người như ông Cổn – cha Hồi – ở một tiệm nước bước ra. Ông Cổn thực. Qua bảo xe ngừng lại, kêu ông. Ông Cổn nom già đi nhưng dáng bộ vẫn to lớn, khoẻ mạnh. Ông có vẻ vừa uống rượu.</p><p>"Về hồi nào đó cháu?"</p><p>Ông hỏi mừng rỡ. Qua thấy ông không gọi mình là <em>con</em> như trước. Qua chỉ lên xe:</p><p>"Cháu vừa về. Lên xe cùng về bác?"</p><p>Ông Cổn cười nói dềnh dàng bước lên xe. Ông vỗ và bóp vai Qua:</p><p>"Tưởng biệt tích luôn rồi chớ. Con Hồi nó không vô cũng không hay cháu đã giải ngũ".</p><p>"Cháu tính ghé vô bác…"</p><p>"Về đây thì ở với bác chớ ở đâu nữa. Nom ra cũng không khác xưa mấy".</p><p>Ông Cổn cười rung má, ngắm nghía Qua rồi lại cười nói lớn tiếng. Những người đi hai bên đường tò mò nhìn theo chiếc xe. Ông Cổn vận áo <em>veston</em> cũ, đội mũ dạ, mang cà vạt đỏ và có mùi nước bông. Không hiểu thời gian sau này ông có thêm một vài cuộc tình ái già nào nữa? Hồi còn làm vườn ở làng, ông đã in <em>carte de visite</em> bỏ túi và lái được xe du lịch. Qua hỏi:</p><p>"Bác đi đâu về đó?"</p><p>"Giờ thì còn đi đâu nữa, già rồi".</p><p>Ông Cổn cười nói nhưng có vẻ cố ý lộn câu trả lời. Qua bảo:</p><p>"Đi lính cả mười năm, giờ nom xác chết vẫn thấy gớm".</p><p>Ông Cổn gật gật:</p><p>"Ờ… ờ… Một tuần có khi năm sáu buổi họ đem về để ở đó".</p><p>Qua hỏi chuyện ấp trứng. Ông Cổn nói cũng đủ ăn nhưng chưa thể phát triển nghề này được. Dứt chiến tranh mới có thể có những dự tính quy mô. Mùi nước bông làm Qua thấy khó chịu.</p><p>Về tới nhà ông Cổn, Qua thấy một người cỡ tuổi ông, nom quen, ngồi ở phòng uống nước. Ông già này có cặp xương má thực nở và nước da xám khô. Qua hoang mang xúc động vì một kỷ niệm thuở nhỏ không nhớ rõ. Ông Cổn nói nhỏ:</p><p>"Ông Bảy đó, nhớ không?"</p><p>Qua gật bừa. Ông Bảy đứng dậy có vẻ bỡ ngỡ vì sự có mặt của Qua.</p><p>"Thằng Qua con chị Hai Lựu đó, anh Bảy".</p><p>Ông Bảy có vẻ nhớ ra, cười lớn nắm lấy cổ tay Qua mà lắc mà hỏi. Một đôi chim cu đang ăn bột bắp trên những bao chất thành đống ở góc phòng vỗ cánh bay ra ngoài. Thấy hai người dường như có chuyện nói, Qua chào ông Bảy ra nhà sau cất đồ.</p><p>"Phải Kim Lớn đó không?"</p><p>Qua hỏi một cô nhỏ nép sau bức mành ny-lon nhìn ra phòng ngoài. Cô nhỏ ù té chạy biến ra sau. Nom giống Hồi như đúc. Bà Cổn và Hồi từ bếp lên thấy Qua có vẻ mừng. Qua châm thuốc hút trả lời những câu hỏi. Lúc nói gặp ông Cổn giữa đường, bà Cổn có vẻ giận:</p><p>"Đi coi xem chừng nào người ta mang xác thằng Noạn về chớ còn đi đâu nữa".</p><p>Bà Cổn kể lể, cho rằng vì chồng mà Noạn đi. Hồi phải kêu luôn miệng bà mới chịu bỏ xuống bếp. Hồi bảo:</p><p>"Bả đang giận anh già Bảy Da Trâu nên nói tùm lum".</p><p>Qua bật cười. Ông già ngoài kia là lão Bảy Da Trâu. <em>"Bảy Da Trâu đẻ con trọc đầu"</em>, Qua lẩm bẩm làm Hồi phì cười.</p><p>"Hồi trước anh già làm bọn mình thất kinh. Giờ tới lượt bọn nhỏ. Kim Lớn thấy anh già tới trốn biệt. Vừa đi dạy về đã phải vô bếp thế nó. Kim Con tức anh già lắm nhưng cũng chỉ nép một xó nhìn ra".</p><p>Mấy bữa nay ngày nào anh già cũng tới cầu thân để hỏi Kim Lớn cho thằng con út. Ông già với Cát chịu lắm. Nhưng mấy má con Hồi phản đối. Giờ thì bà má đã sợ ông già. Còn mỗi Hồi với hai đứa nhỏ. Kim Lớn còn nhỏ quá. Nói chuyện chồng con nó khóc um rồi lủi trốn như mèo. Nó ngoan hơn cả Hương hồi trước.</p><p>Bữa cơm trưa Cát không về. Kim Lớn cũng không thấy mặt. Ông Cổn coi đã no nhưng vẫn sai Kim Con đi mua la-de và uống từng ly lớn. Bữa cơm vui. Kể cả lúc ông nói chuyện nhà. Giọng ông ngây ngất nhưng vẫn là giọng vợ thương con. Ông đổ lỗi cho vợ, cho con, cho tình thế.</p><p>"Nói với cháu mà giấu giếm nỗi gì. Nhà cửa, tài sản thì vậy đó. Con cái thì vậy đó. Giờ tao già rồi, trông được một đám cưới tao mừng một, hai đám cưới tao mừng hai. Tuổi tao lẽ ra phải cháu đầy đàn mới đúng".</p><p>Ông nói lúc Hồi nhắc tới lão Bảy Da Trâu, chực cãi. Trong câu chuyện, nhiều lúc ông nhắc tới Hương, giọng buồn. Hương lại thấp thoáng đâu đó. Như những đêm biết Hương sắp chết, Qua khóc nức vì bỗng ước ao mãnh liệt được ngủ với người tình. Hương như chỉ khêu gợi trước một Qua lạc thần, bất định.</p><p>Giấc nghỉ trưa yên tĩnh như mọi cánh cửa đều khép kín. Qua thiếp dần trong tiếng người xào xạc quanh một thuyền cá mới về vọng lại. Lúc Qua ngủ dậy, Hồi đã tới trường. Ông Cổn đã xuống nhà nuôi gà. Kim Lớn lẻn về nhà ăn cơm nguội dưới bếp. Qua làm quen với hai Kim và nghe bà Cổn nói chuyện mình với Hương hồi sắp cưới. Trong nhà này, Hương vẫn còn quanh quẩn. Hương ở cả đôi mắt ngước nhìn, khuôn mặt cúi xuống mắc cỡ của Kim Lớn lúc tò mò nghe chuyện. Qua đọc <em>"Bảy Da Trâu đẻ con trọc đầu"</em> cho hai đứa nghe. Chúng cười khúc khích. Câu đó Hương làm cho cả lớp đọc sau bữa lão Bảy Da Trâu dụ Qua tới dạy võ Bình Định, bẹo Qua bầm một bên tai.</p><p>Buổi chiều lão Bảy Da Trâu lại tới nói chuyện tào lao. Kim Lớn lại trốn. Qua nói với bà Cổn đi thăm một số bà con. Bà bảo Qua để ý kiếm giúp Kim Lớn dẫn về. Ở đây Qua còn ít người thân. Những người quen gặp lại ở khu tản cư ngoài quận nói chuyện với Qua trong những nhà lá cửa chèn kín phên che mưa gió. Hồi nói buổi chiều dạy có hai giờ đầu, hẹn đi chơi. Về tới quận, Qua đã thấy Hồi trên đường về. Hồi ngồi trong chiếc xe hơi ọp ẹp chạy dềnh dàng giữa phố với một người để ria mép, ngậm xì gà. Thấy Qua, Hồi ra hiệu ngừng lại. Chiếc xe lảo đảo như tài xế đang kỳ tập lái. Qua được giới thiệu, biết người trong xe là đồng nghiệp Hồi. Qua trỏ một tiệm cà phê mời vô uống. Anh ta nhã nhặn từ chối. Chiếc xe đảo đảo lăn về cuối phố. Hồi chê cà phê tiệm này dở, bảo tới Ngư Nữ. Ngư Nữ có vẻ ấm cúng. Ngoài cửa quay kẻ một dòng chữ quảng cáo: <em>Muốn ngon giấc, muốn mơ mộng, muốn thức trắng đêm xin đẩy cửa vô.</em> Qua bảo Hồi trước khi vào:</p><p>"Uống xong đi thăm mộ Hương một chút".</p><p>"Lãng mạn".</p><p>Hồi nheo mắt, cười. Qua phân trần nhưng Hồi có vẻ lơ đãng. Hồi kêu cà phê phin, Qua một chai la-de. Hồi ngắm những giọt cà phê kêu dạy mãi cũng nhàm. Thơ Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát đọc qua mồm một đứa con trai hai mươi nghe cũ mèm, dễ giận.</p><p>"Anh đã tính kiếm việc gì làm chưa? Hồi hỏi".</p><p>"Giờ thì chưa".</p><p>Qua trả lời, lảng tránh. Từ bữa về nhà tới giờ thiếu gì những câu hỏi nhắc nhở như thế. Chừng nào định lấy vợ? Chừng nào định đi làm? Qua thường trả lời cần nghỉ ngơi ít lâu rồi tính.</p><p>Chiếc cửa quay bị đẩy vô. Một đám thanh niên vận áo len, veston, cầm ô, dắt chó bước vào. Qua hỏi sao Hồi không tính chuyện vô Sài-gòn? Hồi nói đã sửa soạn đi thì kẹt vụ thằng Noạn. Hồi đổ lỗi cho ông Cổn và bỗng giận dữ:</p><p>"Kim Lớn mà phải lấy con Bảy Da Trâu, Hồi bỏ đây đi luôn. Thêm một lần bị ông già kết tội phá hoại gia cảnh an nhàn thảnh thơi của ổng cũng không hề gì. Ổng hết lối tìm thanh bình rồi. Ổng tìm ở Kim Lớn".</p><p>"Hồi nói quá đáng".</p><p>Qua nói. Hồi lắc đầu, mắt long lanh như muốn khóc. Giọng Hồi đứt quãng:</p><p>"Hồi hiểu ổng quá mà… Ổng chạy hoài… ngó đâu hãi đó. Ngày nào ổng không thắt cà vạt đỏ, xức nước bông lảng vảng ra bãi cỏ xem có thấy xác thằng Noạn?"</p><p>Đám thanh niên mới vào bỗng ồn lên cãi lộn về cuốn sách <em>Mặt trời không bao giờ có thực</em>. Qua kêu tính tiền. Hai người ra khỏi tiệm. Gặp một chiếc xe gắn máy chở thuê, hai người leo lên thùng sau bảo chạy ra ngoài đầm.</p><p>Quận trước kia là tỉnh lỵ, nằm dưới chân núi và một bên bờ biển. Trên dốc cao chân núi nhìn xuống chỉ thấy một rừng dừa. Những ngôi nhà cổ phong rêu với những bậc tam cấp rộng, những tường hoa, những cổng sắt nặng rải rác một bên đường dẫn vào quận thấy bỏ không. Bên này đường là bìa đầm, một bờ đá cao chạy dài được xây cao hơn mặt quốc lộ. Những thân dừa cao vút trồng dọc theo bờ đá đều nghiêng vào trong đất liền vì những trận gió bão về mùa lạnh từ ngoài đầm thổi vào. Ngoài kia là núi là những doi đất trồng dừa bao vòng. Nước đầm rút thấp. Những cây si xanh dựng đứng trên những mớ rễ nâu hình nón nhô khỏi những lớp sóng gợn gợn. Chiếc xe từ trong quận chạy ra dừng bên bờ đá. Qua ngơ ngác:</p><p>"Tôi vẫn chưa nhớ ra".</p><p>Hồi xuống xe bật cười:</p><p>"Vậy mà cứ muốn làm bộ chung thuỷ".</p><p>Qua trả tiền xe, đi theo Hồi thấy ngượng. Hồi vẫn giỡn:</p><p>"Biết anh đi thăm mộ Hương, ông bà già chắc cảm động lắm".</p><p>"Về đây ngày dài quá cũng chẳng biết làm gì".</p><p>Qua nói như lúc vô tiệm nước. Hai người băng qua lộ, theo một con đường nhỏ ngập cát đi vòng ra bãi dừa sau dãy nhà cổ. Qua hỏi:</p><p>"Mộ Hương ở gần… làm sao mà đi lối này?"</p><p>"Đi rồi biết, hỏi hoài hết bất ngờ".</p><p>"Đường này an ninh không?"</p><p>"Ban ngày đâu cũng như đâu. Có đi, có về, anh khỏi lo".</p><p>Qua bỗng mừng rỡ:</p><p>"Nhớ ra rồi. Có vậy cũng quên".</p><p>Hồi đứng khựng lại cười:</p><p>"Nhớ ra rồi, anh đi trước cho Hồi theo".</p><p>Qua lắc đầu:</p><p>"Chỉ nhớ được cái cổng nghĩa địa, không nhớ lối đi. Cái cổng có hai hàng chữ nho mốc meo… Mộ Hương ở ngay phía sau ngôi miễu thờ".</p><p>"Giàu tưởng tượng".</p><p>Hồi ngắt lời quây quả đi. Qua không nói thêm. Hàng chữ nho mốc, ngôi miễu thờ. Và nỗi xúc động mơ hồ sau đó quen thuộc như mặt trăng trên đầm nước hồi trước kia. Qua bãi dừa, hai người theo con đường mòn lên sườn núi. Cổng nghĩa địa nom khác trước. Ngôi miễu cũng không còn. Qua đứng lại theo Hồi trước một ngôi mộ trần trụi, tấm bia lệch một bên. Mấy ngôi mộ xung quanh cũng vậy.</p><p>"Tôi giàu tưởng tượng thực".</p><p>Qua nói. Ở đây quả tình không có gì đặc biệt. Cái cổng, ngôi miễu, mấy thứ đó ở nghĩa địa chôn một người trung sĩ còn có mỗi khúc mình.</p><p>Từ lúc về đây, Hương được nghe nhắc tới nhiều quá. Và Qua nương theo. Như thể không còn gì ngoài những dẫn dắt bất ngờ. Hương thực chẳng còn gì. Mối xúc động quen thuộc không hẳn thuộc về nàng.</p><p>Qua nhìn Hồi, lấy thuốc hút, nới rộng cà vạt, nhìn khắp nghĩa địa. Nếu không kịp nhớ ra ngôi miễu để có điều nói, Qua đã khen Hồi đẹp.</p><p>Hai người trở về ngồi ở bờ đá chờ xe. Có một thanh niên quần bó sát, tóc nặng, mang kiếng trắng đang ngồi bên chiếc Honda hút thuốc hát tâm ca. Ở dưới hầm, một thanh niên khác vận quần xà lỏn sọc đổ, áo trùng tới đầu gối bì bõm lội ra với cái mũ kê-pi mắc dưới lớp rễ si. Hồi bỗng dưng lại nổi nóng.</p><p>"Nó còn nhỏ xíu đã ồn ào bày đặt chuyện chồng con, ông già tôi thực hết việc tính".</p><p>Qua nghĩ rằng mối xúc động nào nơi mình chắc cũng mơ hồ như nhau. Về đây ngày dài quá. Như Hồi sống ở Sài-gòn mới phải. Sài-gòn mới có chỗ công kích cái xã hội này và không bị để ý nhiều mỗi khi cần sửa lại sắc đẹp. Ngồi trên bờ đá này, hợp lý phải là hai người đã yêu nhau. Vớt xong cái mũ, hai thanh niên rồ máy xe chạy về phía quận. Hồi vẫn nói:</p><p>"… Thằng con Bảy Da Trâu súng ngắn, súng dài gì cũng không vác nổi mà lão vẫn lo ngoài tết nó bị kêu đi. Lão năn nỉ ông già đủ mọi cách. Lão muốn nhờ Kim Lớn giữ giùm một giọt máu của thằng này…"</p><p>Qua muốn an ủi Hồi nhưng không biết an ủi sao. Hồi viết về xã hội, đã quen đặt nhiều liên hệ với những xung quanh. Trong khi đó Hồi vẫn sống một mình với mớ tuổi và nhan sắc cần sửa lại của mình. Ở quận lỵ này, Hồi đã thành người vừa ồn ào, vừa lủi thủi giữa những thứ khác. Hồi coi hai Kim là bạn chơi cũng phải. Giờ Kim Lớn bị ép duyên, dù ngồi đây trong lúc trăng lên, gió rét, Hồi vẫn có thể nổi nóng, nguyền rủa.</p><p>Có một chút nắng mỏng hửng lên trên lớp ngọn dừa ở những doi cát ngoài kia. Hồi đã im tiếng, có chút bỡ ngỡ vì nỗi yên lặng chợt nhận thấy. Giọng nàng nghe nhỏ:</p><p>"Về đây anh ít vui?"</p><p>"Ít vui hơn buổi sáng đi với Hồi quanh mấy phố Tàu coi sửa khoá cũ".</p><p>Qua nói đùa, không thể trả lời dứt khoát.</p><p>"Chừng nào anh đi?"</p><p>"Cũng nay mai. Về đây ngày dài quá".</p><p>Qua ngẫm nghĩ rồi hỏi:</p><p>"Hồi biết tôi về đây làm gì không?"</p><p>Hồi cười không trả lời. Những chùm rễ si nâu màu đất đã ngập nước. Sóng gợn đã rõ từng lớp bọt trắng xoá, có tiếng động. Người nọ thấy khó nghe trọn lời người kia.</p><p></p><p></p><p> </p><p><strong>Y Uyên</strong></p><p>Chiếc xương lá mục</p><p><strong>Cao nhất</strong></p><p> <em><strong>M</strong></em>ùa lạnh, tỉnh lỵ có được mấy ngày đại nhạc hội và một tiệm cà phê mới nên cũng đỡ buồn. Đại nhạc hội thì do anh Anh, Ty Tiểu học tổ chức, có khá nhiều cô giáo và một vở kịch cần nhiều hoa hường. Những tấm bìa quảng cáo dán trong các tiệm lớn nói về đại nhạc hội: Những người trình diễn sẽ là những anh em đang dùng cơm với bạn, đang chơi <em>billard,</em> đang che dù dạo phố, rất quen thuộc nhưng cũng rất độc đáo… Sãi nói đùa với anh Anh: "Mùa lạnh tên nào cũng hốc hác, bệ rạc. Gom cả mớ thảy lên sân khấu đèn màu, anh giúp tụi nó đỡ bị rét". Những buổi chiều ghé về nhà ngắt bông hường mang lên rạp hát cho anh Anh, Sãi thấy cửa thường đóng kín. Không muốn quấy rầy người bạn mượn nhà, Sãi quay ra cổng đi luôn. Quân và người tình hắn mấy ngày liền chỉ ăn đồ khô và ngũ cốc. Sãi có ý chờ Đởm ở trên núi xuống để đi coi đại nhạc hội nhưng không thấy tăm tích. Hắn như có nợ với tỉnh này. Một con bé có chiếc <em>jupe serrée</em> giấu ở bờ biển miền trong mỗi năm rủ hắn vào đó dạo chơi ít ngày đã giữ hắn lại tỉnh này suốt mấy năm làm công chức và mấy năm đi lính. Giờ thì hai đứa bỏ nhau. Đởm thù tỉnh lỵ, hẹn sẽ chỉ trở về khi Sãi ngất ngư sắp chết. Nghe nói hắn có một người yêu mới cực đẹp và hắn đang dạy cho nó biết đọc, biết đi xe đạp. Hồi Sãi về Sài Gòn tính chuyện vợ con, Đởm có về một lần. Hắn uống rượu, nhổ hết mấy cụm chuối khuân vứt xuống bến sông viết bừa bãi lên vách tường rồi bỏ đi.</p><p>Mùa lạnh cùng những ống quần kéo cao của những cô giáo trong ngõ bùn phía cửa hậu sân khấu như một điều vỗ về nhớp nháp. Rạp hát có sức ấm của những người quen mặt. Có những Ty trưởng và phụ huynh già nhai trầu hút thuốc rê và bông đùa bằng tiếng Pháp. Sãi được anh Anh cho coi không mất tiền. Người con gái nào trên sân khấu cũng có màu buồn. Người con trai nào trên sân khấu cũng chợt có hứng khởi như sắp có một cuộc phiêu lưu. Nhưng một tình yêu nảy nở nhân dịp này chắc không có. Họ như luôn ở thế sẵn sàng bước ra phố với cái dáng thu trong áo, với cái lạnh riêng mình cũ kỹ. Sãi nói với một ông già dở chứng ngồi cạnh chốc chốc lại móc ve rượu trong túi ra uống: "Bạn bè tụi nó bỏ phố xá vào đây hết trơn, bữa nào tôi cũng phải tới đây ngồi nhìn". Ông già hỏi sao Sãi không vô Sài-gòn giúp ông già buôn bán? Sãi cười: "Tôi mắc coi nhà cửa, vườn tược, vô chi được". Ông già nói Sãi thực sướng. Sãi hết hứng nói chuyện. Có lúc mưa đổ bên ngoài nghe rõ tiếng, người trong lòng sân khấu chìm đi và người coi phía dưới có chút ngơi nghỉ. Sãi muốn rủ Thị xuống ngồi với mình nhưng ngại anh Anh phiền. Đứng ngấp nghé hoài ở cửa sau hậu trường mà khích lệ Thị cũng nhột nhạt. Màn chính của Thị là một màn <em>điều khiển hợp xướng</em>. Một bầy con nít vừa trai vừa gái được dàn hình vòng cung một góc sân khấu. Tất cả vận đồ trắng, con trai <em>noeud</em> xanh, con gái <em>jupe</em> ngắn buộc bím. Trông đứa nào cũng ra vẻ nghiêm trang nhưng lời hát như lời trả bài cô giáo. Thị quay mặt vào bọn trẻ, không kể cái dáng đánh nhịp, quần áo nàng cũng đủ lòe xòe. Bài hát có vẻ mỏi cẳng. Dứt bài có đứa co giò chạy bừa vào trong. Thị phải chạy vào lôi ra để hát theo lời hô <em>bis, bis</em> của mấy ông già ngồi hàng ghế đầu phía dưới. Lúc mãn hát, Thị cùng các bạn được anh Anh chở xe đi ăn và đưa về nhà. Sãi bảo Thị bỏ về sau màn hợp xướng, Thị không nghe. Thấy nàng có vẻ cố tình, Sãi bực mình bảo: "Cô ngỡ bữa nào tôi cũng đến ngửi mùi bã trầu nghe học trò cô ê a hát rồi về một mình sao". Thị kêu: "Anh nói chi mô mô nghe sao sao đó". Sãi làm thinh. Thị nghịch với sự phân giải. Lời Thị bày tỏ là lớp tơ tằm tự cuốn quanh mình. Nhưng dường như đó không là nỗi kín đáo. Những lúc đó mặt Thị vẩn vơ và lời nói bỏ lửng, chậm rãi như đang rời buông một đường dây trong tay với ít nhiều chểnh mảng. Cũng lúc đó Sãi nổi giận như không còn thấy cái vẻ lôi thôi, quen thuộc trong cặp mắt mở lớn. Cơn giận vụt đi như một cái chụp bắt muộn nhưng kịp để rút tay về. Thị đã trở về với nguyên vẹn. Sãi lặng thinh, một cái xoay lưng vào khoảng-không-ngỡ-vẫn-còn-hơi-nóng. Sãi nghĩ tại mình chẳng nói được gì hơn những lời vẫn nói với nàng. Sãi sắp đi. Và muốn có một người con gái quen quen, gần gần để nhớ. Những năm qua nếu được sống bên mấy đứa em gái, chắc mùa đông này Sãi đã không hấp tấp gượng gạo nhìn mớ quần áo loà xoà như một vật thực quen. Và Thị vẫn còn như nàng nguyên vẹn. Nhưng Thị, nàng có thể chờ những người có sự khoan thai, điềm tĩnh hơn. Những người sống và chết trong giả tưởng đã được sum vầy. Sum vầy là những vết chân ngoảnh lại nhận ra khi Sãi nôn nả chạy về phía trước. Sãi sắp đi. Mấy tiếng đó truyền trong bạn bè như một ngôn từ sáo mép. Có cuộc viễn du nào không gặp lại được mớ quần áo loà xoà?</p><p>Đêm đại nhạc hội chót, Sãi không tới coi. Thời gian để biết thêm về Thị còn ít ỏi quá. Nửa đêm ăn cháo gà với một người bạn ở nhà ga về, Sãi thấy Thị và mấy người bạn ngồi chen chúc trong một chiếc xe <em>Jeep</em> đậu trước cửa một tiệm nước sắp đóng cửa. Sớm hôm sau, Sãi nghe lời rủ của một cậu học sinh, đi xe đò vào chơi vùng biển, con bé của Đởm giấu chiếc <em>jupe serrée</em>. Trong chuyến xe chạy qua những núi đá, những rừng cây khô đã nghe có những người đàn bà buôn bán nói chuyện chia ba đất nước. Những lúc xe ngừng lại sửa, họ ngồi bệt trên đường đèo, bên những cây dương hút thuốc nhai trầu, ồn ào nói chuyện như đang ở nhà. Bầu trời lạnh lẽo không có chi thuận tiện cho việc đứng giữa đường nhưng Sãi đã gặp nhiều người quen sắp đi lính cỡi <em>Honda</em> về tán dóc ở những quán chợ, những chóm khóm ven lộ. Trời có lúc mưa. Mấy cây cầu nổi có khi kẹt xe, đầy người hai bên bờ sông. Cái lạnh nóng mặt khó chịu như hớp rượu khi đói bụng. Những vệt chữ lưu niệm ở những chồng đá ngổn ngang chân núi phơi bày thêm nỗi hoang sơ của bầu trời trống trải. Sãi nghĩ quanh về một người tình vừa lấy chồng, về Thị với mấy người bạn nàng ưa dạo phố. Sân khấu đối với Thị hết sức bất thường. Nhưng ấm áp hơn căn phòng nàng mướn. Một vài lúc chợp mắt trong rạp, tỉnh dậy Sãi có sẵn ý nghĩ nàng vẫn còn ở đó. Nàng đang săn sóc bọn trẻ. Một vài người già cả quen biết đang chờ đợi nàng.</p><p>Miền biển đi tới không còn cái lạnh tỉnh ngoài. Ở đây nghe nói có mấy người con gái rực rỡ và quyền thế. Chiếc xe tới bến, ngày đã muộn. Cậu học sinh giới thiệu Sãi với người phu xích lô chủ nhà trọ và xin được chở về nhà. Đường phố gió khô đầy bụi. Pháo được phép bày bán sớm cho bọn Mỹ mừng Tết. Trước những <em>night-club</em> vẫn còn những cành thông <em>Noel</em>. Cuộc hành trình vừa qua kéo dài mệt đừ. Những bã trầu, mẩu thuốc trên đường đèo, chuyện chia ba đất nước xa khuất như bầu trời lạnh bên kia rặng núi. Chải xong bộ quần áo, Sãi đi ăn rồi kiếm vào người bạn đã hẹn trước. Không gặp ai, Sãi theo cậu học sinh ra bờ biển loanh quanh kiếm một cái <em>kiosque</em> nghe nói triển lãm tranh. Bờ biển vắng như thể bọn Mỹ cũng có chiều cuối năm. Những chuyến xe lam rỗng không chạy ào ào kiếm mối. Một vài xe chở sinh viên Hải quân và con gái vào phố mang cái dáng chiến sĩ và dạ vũ. Sóng nổi bọt và những đèn hiu hắt ngoài xa thì gợi hình ảnh những chuyến xe đó cũng như thiệp mời không chính thức. Phố lên đèn. Sãi nhờ cậu học sinh dẫn tới thăm một ông bạn văn đứng tuổi. Ngôi nhà nom như một biệt thự bỏ trống. Ông bạn văn đang dùng bữa cơm muộn với mấy người con nhỏ dưới đèn. Sãi xưng danh tánh và nghe tiếng cười nói mừng rỡ. Sãi tự rót lấy trà uống để ông bạn dùng tiếp bữa cơm. Lúc ngồi nói chuyện, Sãi như gặp lại người anh đã lâu không tin tức. Chuyện viết lách, chuyện rong chơi. Chuyện nhà neo người, chuyện khó khăn kiếm kẻ giúp việc. Gần tới giờ chiếu xuất phim cuối, Sãi từ giã cái gia đình có tiếng cười thực khoẻ và công việc bộn bề. Giữa khuya, về nhà trọ. Phố đêm còn những người ngoại quốc đốt pháo. Sãi trằn trọc khó ngủ. Chỉ còn cái lạnh lúc đêm về sáng là có thể đợi chờ. Cỡ năm giờ sáng, Sãi rùng mình nghe có người đập cửa gọi tên Sãi. Người ta hô hoán có trộm. Dưới mặt ngõ dẫn vào những ngôi nhà của người phu xích lô, người ta thấy vứt bừa bãi giấy tờ của Sãi. Đèn bật sáng mọi phòng. Mọi người kiểm lại đồ đạc. Không ai mất gì. Kể cả chiếc quần và mớ giấy tờ vứt dưới đường của Sãi. Người ta bàn tán không hiểu. Căn gác Sãi mở cửa suốt đêm, treo nhiều áo ấm và một tủ đầy ra-dô, ti-vi của chủ nhà đã bị cạy khoá. Sãi bỗng dưng như một kẻ lạ bị theo dõi. Sãi bảo cậu học sinh sẽ về chuyến xe sớm nhất. Mặt trời lên, ông bạn văn tới thăm, nghe tiếng nói cười từ lúc bước chân giậm dưới những vòng thang gỗ. Những mái nhà phía dưới còn ướt sương sớm. Ông bạn văn ngồi bên mép giường hỏi chuyện hành trình của Sãi. Sãi nói phải quay về trước khi vô miền trong. Sãi cũng kể chuyện mất trộm cho ông bạn văn nghe chơi. Lúc tiễn ông bạn văn về, Sãi gặp mấy người bạn. Một bữa ăn sáng ồn ào những chuyện đi chuyện ở. "Đủ rồi. Thành phố này không dung người lạ". Sãi giỡn giỡn lúc chia tay họ ở bến xe. Cậu học sinh tần ngần nhìn Sãi: "Ở đây học chờ Tết, thấy uổng. Muốn về lại quá". Sãi bảo khung trời này dễ gợi nỗi thèm đi. Có về cũng vậy thôi. Bộ đã nhớ những đêm hai đứa nằm co quắp? <em>Những đêm lạnh lẽo anh nhớ em vô cùng, vách núi lưng đèo mòn đôi gót phong sương…</em> Tiếng hát nghêu ngao, sau cái phóng ào ra sân những đêm lạnh mà buồn đi tiểu. Bộ đã nhớ tiếng hát đuổi ma đó rồi sao?</p><p>Chuyến xe trở về ít khách. Có những đoạn đường xe chất đầy rơm và những người làm ruộng. Một cô thợ may đợt sóng mới ngồi bên Sãi ôm theo nửa trái mít ăn suốt dọc đường. Cô ta thích nói lại những buổi vũ Noel vừa được dự ở đây. Một bà già ra tỉnh ngoài lấy xác đứa cháu nội bỗng có chuyện gây gổ với cô gái. Hai người cùng lắm lời. Họ nói đủ thứ điên đảo, điếm đàng, đất nước, lẩm cẩm v.v. Đám người có rơm chất đầy xe còn chọc vô thêm để có chuyện cười. Cô gái bắt xe <em>"tốp"</em> giữa đường, ném lại cái nhìn ghê tởm rồi nhập với mấy người thanh niên choàng <em>manteau</em> cỡi <em>Honda</em> chạy ào ào ra miền ngoài. Về tới ranh giới hai tỉnh, trời mưa xối xả. Chiếc xe lại hư, nằm cả giờ bên bãi đá chồng lổn ngổn dưới chân núi. Những ống dẫn dầu từ dưới vịnh về phi trường có từng khúc sáng trong không khí mù mù ướt át… Sãi về tới nhà thì Quân và người con gái đã đi. Anh Huệ cho đứa con đầu lòng tới kêu Sãi lên anh ăn cơm và bàn chuyện cho mướn nhà. Sãi ăn uống ngấu nghiến. Chuyện nhà cửa, Sãi bảo anh Huệ tính sao cũng được. Ngôi nhà cũng như Sãi đã là những rắc rối, cha Sãi không muốn nghĩ tới. Cái đập vai đầy phấn <em>billard</em> hôm Sãi ghé vào tiệm chào ông để ra đây còn rõ như những chữ lem nhem Đởm viết trên tường. Thế giới của ông trẻ quá. Hôm người yêu Sãi đi lấy chồng, những bạn ông đã bắt tay Sãi chia buồn. Sãi thuật lại với Thị chuyện đó. Hôm Sãi đột nhiên nhận ra Thị có dáng lòe xòe.</p><p>Ở nhà anh Huệ về, Sãi tắm và cuốn mền ngủ. Như vậy lúc phố lên đèn mới đến Thị được. Cánh cửa đóng kín dối gạt bạn bè. Với bọn này, chỉ một ly cà phê tạm biệt qua quít. Còn phòng lúc trở lại bất ngờ.</p><p>Sãi dậy lúc có cảm giác Đởm về đứng trước cửa. Sãi quờ quạng bật đèn, ra giếng. <em>Những đêm lạnh lẽo anh nhớ em vô cùng, vách núi lưng đèo mòn đôi gót phong sương…</em> Những cành cây chạm mặt. Sãi tỉnh hẳn dưới những bóng lá rũ nước. Giấc ngủ, bộ quần áo mới thay, tấm áo khoác ngoài đổi mặt, Sãi bước trên mặt đường phố với dáng ấm áp, gọn gàng. Qua tiệm cà phê mới, Sãi thấy Thị trong đám bạn gái bạn trai bước ra. Sãi né cái ồn ào lối đó, tới nhà Thị ngồi chờ. Ở bệ xi măng xây bỏ lửng đầu hiên có một mớ vỏ chuối. Trước cửa ghim một tờ giấy. <em>Tôi đến, các cô đi vắng. Ngồi đợi thêm ăn hết nải chuối vẫn chẳng thấy ai về. Xin hẹn khi khác. Du Thản Chi.</em></p><p>Bọn Thị vào tới ngõ ồn ồn tiếng cười nữ sinh nội trú. Mấy người con trai cũng theo vào. Sãi đứng trước căn phòng ngoài khoá kín tạo chút ngạc nhiên lúc chưa rõ mặt. Tiếng mở khoá của người con gái đầu đàn. Tiếng giễu của mấy người bạn trai. Tiếng kêu một cô đọc tấm giấy. Giọng thương gã <em>Du Thản Chi, </em>người bạn lặn lội, chân thành, Thị yên lặng, xa Sãi một khuôn mặt tối. Cánh cửa mở cùng hơi thở trút nặng lúc trở về. Mọi người nhường nhau vào căn phòng chật chội. Thị nói:</p><p>"Mình ở ngoài nói chuyện".</p><p>Hai người lại bệ xi măng đầu hiên. Trong nhà nổi tiếng hát nghịch ngợm của một cô thay áo: <em>Đêm nay một người tiễn một người. Sao rơi hò hẹn gặp sao rơi… Nơi cuối chân trời…</em> Thị quay lại đóng im cánh cửa như tránh nói trước. Sãi hất tờ báo có mớ vỏ chuối, ngồi lên bệ xi măng. Thị khoanh tay tựa lưng vào cây cột. Sãi bảo:</p><p>"Để anh co giò lấy chỗ Thị ngồi cho ấm?"</p><p>Thị lơ đãng nhìn nóc nhà thờ vượt cao ngoài ngõ, cười không rõ:</p><p>"Em đứng một lát cho đỡ nực. Đi phố về nhà bao giờ cũng nóng".</p><p>Sãi nghe như mình lặp lại:</p><p>"Vài bữa nữa anh đi".</p><p>Thị lần này bụm miệng cười thành tiếng:</p><p>"Anh Sãi đi mạnh giỏi".</p><p>Sãi cũng mơ hồ cười theo. Trong nhà vang âm âm tiếng khua động kẻ đứng người ngồi vẫn chưa yên ổn. Thị đẩy chân Sãi, ké né ngồi xuống. Sãi choàng qua vai bấm những đầu tóc cháy của nàng. Hai người hôn nhau. Nước mắt ướt trên mắt Thị khép kín. Thị đẩy Sãi ra và quay mặt khóc. Cái khóc vẩn vơ như một dịp tự nghĩ lại mình. Những giọt nước mắt như từ một tâm hồn có gió và cây lá đẩy đưa. Chẳng có Sãi.</p><p>"Ra phố?"</p><p>Sãi đứng dậy cùng Thị ra ngõ.</p><p>"Nhường chỗ cho người ở trong nhà ra ngồi dặn dò từ biệt".</p><p>Đởm về nói được lắm, không có Thị tao cũng đến mất tiêu tăm tích mày. Sãi hỏi chuyện học hành của người yêu hắn, hắn chửi tùm lum. Nhưng rồi hắn vẫn kể. Người yêu hắn đã biết viết thư tự ví mình như con thuyền giữa dòng Bến Hải.</p><p>Đởm mở bung các cửa, đọc những chữ hắn và đám bè bạn viết. Sãi cho hắn biết chuyện cho mướn nhà. Phòng trên này cho một gia đình lính mướn. Phòng dưới Sãi định gọi <em>Du Thản Chi</em> lại ở để hắn giữ mấy tủ sách luôn thể. Thản lì lợm nhưng khí khái. Có bữa hắn đã định mạo hiểm lên đồn lôi Đởm về cho Sãi. Nhưng mấy lần Sãi bảo tới ở hắn đều từ chối. Hắn lấy cớ không chịu được không khí bạn bè Sãi. Nửa tháng nay không thấy hắn tới. Có dư luận hắn về ở dưới làng để sửa soạn cưới vợ. Nải chuối trước cửa nhà Thị chứng tỏ Thản đã lên phố. Không thấy hắn tự tìm đến, tìm hắn là chuyện mất công. Đởm nghe chuyện Thản, có vẻ thích thú:</p><p>"Xứ này đúng là xứ anh em kết nghĩa của mày".</p><p>Đởm kéo Sãi đi ăn rồi rủ Sãi đi coi hắn đánh bạc. Hắn banh nút áo, kéo <em>maillot</em> bảo Sãi rờ vô ngực hắn. Sãi thấy một cái bùa vải vàng dấu đỏ của người Thượng.</p><p>"Lính nó làm biếu tao đó. Chuyến này về tao cốt ý thử bùa".</p><p>Sãi nói:</p><p>"Tao không ngờ mày bệ rạc tới mức đó".</p><p>Đởm cười:</p><p>"Chỉ giờ năm sau, đeo mười lá bùa về diễn ở phố này mày cũng đeo".</p><p>Đởm đánh bài luôn mấy ngày đêm. Những người ca hát mấy bữa trước nhiều người có mặt trong sòng bài. Hắn bảo Sãi đừng bận tâm về hắn. Đây là canh bạc tìm lại bạn bè cũ. Khoá học này một số đông giáo viên nhập ngũ. Thị được về dạy một trường gần. Sãi bảo chờ Sãi đi hãy tới trình sự vụ lệnh. Buổi sớm, Sãi từ sòng bài của Đởm ghé tiệm cà phê mời mua ít <em>pâté chaud</em> lại nhà Thị. Những người bạn Thị đều đi dạy buổi sáng, Sãi đỡ mất công bảo Thị lại nhà. Thị khoác tấm áo len đỏ, vận bộ đồ ngồi trên chiếc ghế mây độc nhất hát những bản nhạc để bừa bãi trên bàn chờ Sãi. Sãi không ưa màu áo và nhạc đó. Thị đoán hiểu, cố ý chọc tức. Sãi ngồi một góc chân bàn, lật coi những lời đề tặng nghĩ đến lá bùa Đởm đe doạ. Cơn giận cô bùng lên cũng như lòng lạm dụng tình thân. Thị yêu dấu vẫn là Thị loà xoà cười nói. Thị tự do vẫn là Thị nguyên vẹn thu hình. Tình yêu có khi gây lầm lẫn giữa ước vọng và người đàn bà. Kẻ thất vọng đã ngỡ một đêm ái ân kia nàng đến với mình cùng bao nhiêu bùa phép. Vẻ óng ả sau lớp dầy vải vóc và nổi trống trải của bãi đá chồng dưới chân núi, Sãi có nơi Thị bấy nhiêu.</p><p>Sãi thường hôn xuống gáy Thị lúc hai người lại ngồi bên mép giường. Thị yên lặng cúi đầu quệt vạt guốc mỏng mảnh tạo tiếng động. Xúc động nàng âm thầm và khuất ở nơi ngực loã xoã tóc. Sắc đen đôi mi rất thực lúc xoay mặt hôn nhau. Thị ngộ nghĩnh ở vốc tay tham lam đầy vải dày vai áo. Đêm khuya bên sòng bài của Đởm, cái lạnh sau giấc ngủ vật vờ, Sãi thấy nhớ cái dáng quấn quít lúc đó. Đởm đánh bài, nguỵ biện như tình yêu. Căn phòng kín khiến hắn gặp Sãi trong ánh sáng không ngày đêm. Sãi thêm: đó không là ánh sáng con bé hồi trước đi dạo ngoài phố. Đởm cãi hắn không còn kể gì tới con bé. Con bé cũng chẳng là gì. Nó cũng như những năm ồn ào vừa qua chỉ là một sự cần thiết để nản nản mà dễ lấy một người vợ. "Rồi đứa nào cũng sống với một người vợ. Cũng chỉ một người thôi". Sãi đùa đó là thứ triết lý bộ lạc. Đởm gật: "Rồi cũng có ngày mình tới được đời sống bộ lạc đó". Đởm đi trước Sãi hai ngày. Hắn thua hết tiền và đưa cho Sãi lá bùa. Sãi thấy kỳ cục. Một người bạn làm thơ sắp cưới vợ đã nhận ra lá bùa vào buổi chiều anh ta mời Sãi tới ăn uống. Trong lúc say sưa, Sãi nói cảnh biệt ly nào mà chẳng cảm động nhưng thực ra lá bùa trong túi Sãi cũng chẳng giúp Sãi uống thêm được bao nhiêu. Và tới buổi tối đến Thị, Sãi thấy nên giữ lấy lá bùa. Sãi khi đã đi xa rồi, sẽ thấy lý do giữ lá bùa lại rõ ràng hơn. Nỗi nhảm nhí không có mốc nào đánh dấu nhưng cũng nổi rõ trong trường hợp bao biện, vị tình. Nỗi bao biện nghĩ mình chẳng có gì mang đi nhiều hơn. Thị vẫn ra khỏi nhà bằng tấm áo choàng thùng thình gần kín hai ống quần mỏng mảnh, sờn cũ. Miệng cắn những hột dưa đợi Tết. Hai người không nói sẽ đi đâu vì vẫn những con đường, những nơi ghé và thói quen mọi tối. Tiếng gió trên cao làm cái tin đám cưới người bạn thơ được loan trên đài phát thanh địa phương có giọng nho nhỏ như tiếng trò chuyện trong phòng. Sãi bảo cái vẻ lôi thôi của Sãi và Thị chỉ hợp với một đám cưới tập đoàn. Thị bỗng vui thích hát một bài ca con nít.<em> Những đêm vầng trăng lên tròn tròn, gió đưa ngàn cây nghe xào xạc, chúng em cùng họp đoàn vui chơi… </em>"Nghe… tình cảm hơn những bản nhạc em vẫn hát". Sãi nói. Thị đùa không chừng Tết ni về Huế có một ông chồng. "Phải lặn lội về tận quê kiếm một ông chồng, bết quá". Thị toan cãi thì tới một vùng nhiều ánh đèn. Rút tay anh lại. Hai người đi theo đuôi những chiếc xe bán bánh mì đèn rung chấp chới. Sãi nhớ Đởm đã giơ cao quả đấm khi nói đường phố đây chỉ thấy một lối áo choàng hai mặt và những trưng bày thuộc địa. Những nhà cửa đóng và những mái hiên khuất lấp còn để đèn Giáng sinh. Sãi bật cười khi nhận ra mình vừa giảng giải cho Thị thế nào là quý phái. Thị kể lại nổi buồn khi biết đã qua cái tuổi trèo cây. Giờ còn trèo cây thì hẳn cao hơn hết mọi thứ. <em>Cao nhất</em>. Thị cười rũ. Cái dáng của Thị hôm nom thấy chữ CAO NHẤT vô nghĩa của một người bạn Sãi viết trên tường. Căn nhà đó thực sự mang vẻ ngô nghê của những người đã đi, những người đã vướng vào nỗi bộc lộ bình nhật mình vẫn ít nhiều rẻ rúng. Hai người vào uống nước ở một tiệm nước nhiều bóng cây gần chợ. Tiệm vắng. Thị vẫn có chút ngập ngừng. Sãi có chút bực dọc. Hai người ngồi ở một góc chiếc bàn mặt đá rộng, trống trơn. Sãi hỏi Thị có gì nói không? Thị lặp lại: "Anh Sãi đi mạnh giỏi". Sãi hỏi gặng, Thị cười: "Đầu óc anh nom thực bờm xờm". Thị đã nói năng ít nhiều dễ dãi. Nàng bắt đầu quen với một lối nói chuyện. "Từ giờ tới mùa hè năm tới cũng không có gì là lâu". Sãi nói. Thị cúi uống ly nước không ý kiến. Thị có vẻ chậm chạp ở những phản ứng chưa quen, không thể bắt chước.</p><p>Hai người đi nhiều vòng những con đường góc phía Bắc thành phố. Gần giới nghiêm, hai người về cùng những chiếc xe bán bánh mì bắt đầu tản dần khỏi vùng ánh sáng Ngã Năm. Ý nghĩ đi, ở như một không gian lơ lửng. Giữa vẻ óng ả sau lớp dầy vải vóc gần gũi và nỗi trống trải của bãi đá chồng dưới chân núi lúc dời xa. Hai người vẫn trở về qua lối nhà ga. Con đường đó vẫn phải bước bằng cái dáng vượt gió. Có bóng mấy gã lính rải dưới những bức tường đổ trước sân ga thách thức chuyện thanh toán. Căn nhà trong ngõ đã tắt điện. Có ánh bạch lạp một bạn đồng nghiệp của Thị thắp học thi. Hai người đứng tựa vào bệ xi măng đầu hiên. Thị nói chuyện viết thư. Sãi bảo sẽ không kể chuyện lính. "Để chứng tỏ tình yêu phong phú". Sãi cười như giọng nói buông lơi. Thị đẩy Sãi: "Anh về đi, giới nghiêm rồi… Anh Sãi đi mạnh giỏi". "Ít ra mỗi ngày cũng đứng đắn năm phút". Sãi nói. Thị ngã vào lòng Sãi.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Phong Cầm, post: 165208, member: 75012"] [B]Y Uyên[/B] Chiếc xương lá mục [B]Ước muốn nhỏ nhoi của Hà[/B] [I][B]T[/B][/I]ối nay mặc dù có nhiều dấu hiệu báo trước một trận mưa lớn, Danh vẫn đến đàn ở nhà chị em cô Mùi. Thằng Tuất – em Mùi – mang ghế ra sân cho Danh ngồi, ngửng nhìn trời nói: "Trời sắp mưa mất". "Tối nay chắc không đàn lâu được". Danh vừa nói vừa quay về phía cửa ra vào đếm thầm trong bụng xem có bao nhiêu đàn bà con gái ở trong nhà. Tuất hỏi: "Chừng nào anh đi cao nguyên?" Danh đáp không chú ý đến lời mình: "Phải chờ chị Mùi về mới biết". Tuất cười tinh quái như một thói quen: "Thế ra tối nay anh đến không phải để đàn cho em hát?" "Không hẳn thế, tớ vừa đến vay tiền vừa hát. Mà lần này tớ sẽ đàn những bản biệt ly nổi tiếng nhất. Những bài ca ca trước khi mình đi ít ra cũng phải bày tỏ được phần nào sự lưu luyến nơi này. "Anh mà lưu luyến nỗi gì. Anh khoái chí thì có". "Cái đó đã hẳn. Nhưng người ta còn vuốt mắt được cho kẻ thù khi chết thì tôi dù mong sớm đi khỏi ngày nào tốt ngày ấy, vẫn buồn chút ít khi lên đường được chớ. Buồn chút ít cho chuyến đi của mình có duyên một chút, có mất gì đâu?" Thằng Tuất nghe nói gật gật cái đầu, ngồi chống hai tay lên mặt ghế, hai vai nhô ra phía trước trông mỏng manh, gầy gò. Đôi chân cà khêu dang ra hai bên thành ghế, đẩy tới đẩy lui như hai cái mái chèo. Danh ngửa mặt lên hít hít chút không khí thoang thoảng hơi nước làm gợn gai ốc của da thịt. Giọng Danh đắn đo: "Này, này cậu Tuất, cậu có thấy chị Mùi nhắc nhở đến việc gì của tớ không?" "Không. Từ chiều tới giờ chị ấy có vẻ buồn". "Buồn chuyện gì thế cậu?" "Ai biết được". Mặt Danh lộ vẻ băn khoăn. Những ngón tay bấu víu hờ hững trên dây đàn. Một lát, Danh chợt nói to: "Tớ đệm cho cậu nhé?" Thằng Tuất giật thẳng người lên, hai chân rơi cái "bịch" trên mặt xi măng. "Ô-kê". Ở trong nhà, cô đỡ tự nhiên cũng giật thẳng người lên như bị ợ. Hai tay cô vuốt tới tấp lên ngực. Cô nhăn mặt bảo Nga: "Thằng phải gió lại sắp giở trò rồi đấy". Nga miết một đường vài gấp trên bàn máy, cười yên lặng. Khuôn mặt nhỏ, dài như nhoà với màu mái tóc búi gọn sau lưng. Dường như mấy lời nói của mình quá trống trải. Cô đỡ quay sang phía mấy cô học may: "Sắp kéo đi rồi mà còn đàn với địch. Rõ chướng". Nga hỏi: "Cậu ấy đi đâu thế?" Cô đỡ quay lại: "Bộ cô không rõ chuyện hắn ta sắp đi sao?" Một cô học may chen vào: "Ai còn lạ gì anh ấy lên cao nguyên gẩy đàn mướn ở mấy tiệm nước". Cô đỡ quay lại: "Ai chẳng biết thế. Nhưng có nhiều thứ cao nguyên lắm. Vậy hắn sẽ lên cao nguyên Đà Lạt, cao nguyên Ban Mê Thuột hay cao nguyên Bảo Lộc? Với lại gẩy đàn thì gẩy cho một tiệm nước chứ lại sao cho mấy tiệm?" "Thế cô Tuyết Lan Sương trước kia dễ chỉ hát ở một phòng trà?" "Gẩy đàn khác, hát khác, hắn ta khác, con tôi khác, sao cái cô này ví von lạ vậy?" "Cô Tuyết Lan Sương trước kia là ca sĩ, anh Danh bây giờ cũng là ca sĩ, có khác gì nhau đâu?" "Thôi, thôi, tôi biết cô lý sự giỏi rồi". Cô đỡ vừa nói lại vừa quay sang phía Nga và lại thấy nụ cười yên lặng của nàng. Với vẻ bực bội, cô đứng dậy đi ra cửa sau nhìn xuống con đường sỏi ngăn nhà của khu vườn nhỏ. Ít lâu nay, cô thấy dường như chuyện gì dính đến tên Danh cũng làm cô khó chịu. Cô cũng nhớ rằng Danh vẫn thường chê bai mấy đoàn hát cải lương mà cô thuộc tên cả những đào kép phụ, những bọn lâu la chạy cờ. Cô cũng nhớ ngày Tuyết Lan Sương chưa đi lấy chồng, ngày cô tay còn tay ví tay kẹp dù theo con đến các phòng trà ca nhạc, cô đã nghe thấy một người bạn Danh ngồi ở dưới hàng khán giả hét lên khi thanh lý yểu điệu tới gần mi-crô, khẽ nghiêng đầu chào khán giả. "Nụ cười của em không tưởng quá em ôi!" Sau tiếng hét này, cô đã được nghe liền tức thì một trận cười cải cách nổi lên rung cả phòng. Cô xuống con đường sỏi dạo những bước nhè nhẹ và thở những hơi dài từ tốn như để cơn giận nguôi dần. Chợt cô dừng lại bên hàng rào, nhìn vào trong vườn. Bên trong, một bóng người vừa ra khỏi vùng tối rậm của giàn dưa tây, đi về phía cổng vườn. Tới gốc cây bưởi, bóng đó dừng lại một lát rồi đi vòng xung quanh gốc cây như nghe ngóng, rình rập. Cô đỡ ngạc nhiên đứng sát lại hàng rào nhìn cho rõ. Bỗng cô cười phá lên làm bóng người trong vườn giật mình, ngơ ngác. "Tối mò mò như thế này, cô Hà vào vườn làm gì thế?" "Vào giả làm ma đấy chị ạ". Hà vừa đáp vừa bước ra đường. "Sao trông cô ngơ ngẩn như người thất tình?" "Chị chỉ nói bậy. Em đang tìm cái này". "Cái gì thế cô?" "Cái… này…, chị hỏi làm gì?" Sau câu nói lúng túng, ngộ nghĩnh. Hà cười như con nít. Thấy Hà như muốn nói điều gì song ngần ngại, cô đỡ chép miệng: "Các cô mới nhớn, cô nào cũng có vẻ khó hiểu". Hà một tay nắm bàn tay cô đỡ, một tay vuốt trên mặt cái nhẫn: "Khó hiểu như thế nào hả chị?" "Cô này hỏi rõ vớ vẩn. Khó hiểu như việc cô vào vườn một mình ban đêm". Dứt lời cô cười đắc thắng: "Hết là trẻ con rồi, cô ơi". Hà cãi: "Vào vườn ban đêm mới càng là trẻ con". Hà bỏ tay cô đỡ, ngước mặt lên toan giải thích. Cô đỡ vô tình quay đi. Hà len lén thở dài. Có tiếng Mùi gắt Nga ở trong nhà, cô đỡ nói: "Cái cô này hễ về đến nhà là ăn hiếp chị". "Từ chiều tới giờ chị ấy hay gây gổ lắm". Hà vừa nói vừa theo cô đỡ vào nhà. Mùi đang ngồi trước một ly nước. Cạnh nàng, Nga ngồi đọc báo. "Tôi đã bảo chị im đi cho tôi nhờ. Dễ chị sợ hàng xóm người ta không biết chị đọc báo?" "Trong này đọc báo, ngoài kia đàn hát, có khác gì?" Nga nói lần chần, mặt khuất sau tờ báo. "Chị nói ngang như vậy không sợ người ta cười cho à?" "Ai cười hở mười cái răng". Mọi người cười lên ồn ồn. Nga đứng dậy cầm tờ báo, lững thững vào trong giường. Ở ngoài sân Danh chợt lắng tai nghe ngóng. "Ở trong nhà hình như có điều gì vui lắm?" Giọng Danh vui lây. Thằng Tuất để nguyên cái mồm há hốc vì hát dở dang nhìn Danh rồi bực tức: "Sao kỳ vậy anh?" "Kể cũng hơi kỳ. Lúc cô Mùi về, trông cô ấy không được vui. Sao bây giờ trong nhà lại nhộn lên thế?" Danh băn khoăn ra mặt. Dường như không khí trong nhà lúc này liên quan mật thiết đến việc ra đi của anh. Anh nhớ một lần ngồi ở quán lão Hợp đã có những lời không được đàng hoàng cho lắm về chị em Mùi. Anh đã không ngần ngại tiết lộ với mấy người ngồi đó: Ông cụ sinh ra chị em cô Mùi trước kia vốn là một nhà nho thất bại. Sau này ông xoay theo nghề cách mạng thì bị tử nạn vì một rủi ro nghề nghiệp. Trước khi chết ông có dặn các con phải trau dồi võ nghệ để đền nợ nước, trả thù nhà. Vì vậy bây giờ cô Mùi cũng như cô Nga đều là những tay võ nghệ siêu quần. Với bàn tay ba mươi tuổi của cô Nga và bàn tay hai mươi bảy tuổi của cô Mùi, hai cô có thể bóp vỡ gạch như ta bóp bánh tráng. Hôm đó Danh hãnh diện nhiều về cách diễn tả câu chuyện của mình. Anh thấy những lời nói ấy làm mình mới hẳn lên, nhưng sau đó, tối tối xách đàn lại nhìn thấy chị em Mùi, lương tâm Danh bị âm ỉ gậm nhấm đến nỗi nhiều lúc Danh hội hộp bâng quơ. Tới bây giờ, khi việc ra đi của Danh hầu như hoàn toàn lệ thuộc vào "bàn tay bóp gạch như ta bóp bánh tránh" của Mùi thì cái lương tâm kia lại càng hoạt động tích cực. Giữa lúc bước đường tương lai của Danh đang cằn nhằn cái việc làm dĩ vãng của Danh như vậy, Danh chợt thấy Hà từ trong nhà bước ra. Danh dừng lại nép người trong khoảng nửa sáng nửa tối giữa cửa ra vào và cửa sổ. Dường như Hà đang hướng về Danh. Danh vốn có cảm tình với Hà vì nàng không ngổ ngáo như Tuất, không có bộ mặt hiền lành nhưng soi mói của Nga, cũng không có tánh bất thường, hay gay gắt gỏng của Mùi. Danh nói: "Cô Hà đứng như một nhà trinh sát". Hà cười như một giọng nói vui: "Tôi đang trinh sát anh đấy". Vừa nói Hà vừa đi lại chỗ Danh. Trong vạt ánh sáng từ trong nhà toả ra, dáng Hà trông thật gọn, thật xinh. Danh nghĩ thầm: "Nhà này chỉ có mình cô bé này đúng hiệu thiếu nữ". Hà lại gần Danh tò mò ngắm Danh như ngắm một hiện tượng lạ. Danh hỏi: "Chắc hôm nay tôi trông kỳ lắm?" "Không, không, có gì kỳ đâu". Hà thoáng một lát lúng túng. "Sao cô ngó tôi kỹ thế?" "Ngó như thế có gì là kỹ. Tính tôi vẫn cẩn thận nên nhìn hơi cẩn thận một chút". Hà khôi hài để giấu một lỡ lầm. Chợt Hà tiếp, khiến Danh hơi ngơ ngác: "Anh Danh sắp đi có khác, đàn lâm ly vô chừng". Danh đáp nhũn nhặn theo thói quen: "Cô quá khen. Trong thiên hạ thiếu gì kẻ lỗi lạc hơn tôi". Hà cắn môi giấu một nụ cười vì Danh vừa gợi lại một không khí kiếm hiệp. Như chợt nhớ tới ý định của mình, Hà tiếp: "Anh đi kể cũng hơi buồn". Danh cảm động nhưng khôi hài: "Kể cũng buồn thật. Suốt ngày suốt tháng phải sống trong cảnh chim kêu vượn hú". Hà như chợt bắt được ý, nói như reo: "[I]Chim kêu[/I] có gì đáng buồn?" Danh vô tình cười: "Chim kêu không, chưa chắc có gì đáng buồn. Nhưng chim kêu bên tiếng vượn hú thì buồn chết người được". "Nói vui vậy thôi, chứ trên ấy làm gì đến nỗi buồn cho lắm. Với lại sống gần cây cỏ núi rừng cũng là một cái thú. Suốt ngày được nghe chim chóc ca hót". Hà nói vội vã, bối rối như sợ Danh chuyển sang chuyện khác. Danh bật một sợi dây đàn, cười: "Cô này mơ mộng quá". Nghe Danh nói, Hà im bặt. Một lát sau, Hà quay vào nhà, Danh gọi giật lại: "Cô Hà, cô Hà". Hà khó chịu quay lại hỏi xẵng: "Gì thế?" Danh chấp chới nhấc cây đàn lên như muốn đứng dậy, giọng khẩn thiết: "Tôi muốn nhờ cô một việc". Hà nhìn Danh ngờ vực: "Nhờ gì thế anh?" "Thì cô hãy thong thả cho tôi nói đã nào". Danh vừa nói vừa thể thọt lại gần Hà. Hà khó chịu vì vẻ đau khổ của Danh và càng khó chịu hơn khi liếc vào trong nhà, thấy chị Nga nhìn ra bằng con mắt dò xét. Danh cố cười để giảm bớt tính chất quan trọng của những lời sắp nói nhưng hai mép lại kéo sang hai bên trông có vẻ cay đắng. Hà ái ngại đi lảng ra chỗ thằng Tuất, Danh thể thọt theo sau. "Cô Hà, cô làm ơn cho biết cô Mùi có nhắc gì đến chuyện tôi muốn vay cô ấy ít tiền không?" "Không?" "Thế cô cũng không nghe cô Nga nói gì tới sao?" "Anh vay chị Mùi thì chị Nga chị ấy nói tới làm gì". "Thế mà tôi cứ tưởng… cứ tưởng… cô ấy cản cô Mùi không cho tôi vay". "Cái đó tôi tôi không biết. Nhưng anh cứ yên tâm. Nếu chị Mùi có tiền, chị ấy sẽ giúp anh". "Điều đó tôi cũng rõ. Vì vậy tôi vẫn nói cô Mùi là người duy nhất có thể giúp tôi. Nhưng sao đã mấy ngày rồi vẫn chưa thấy cô ấy đả động gì tới tôi? Có lúc tôi tưởng cô ấy quên…" "Chuyện của anh là chuyện người lớn, chị ấy quên sao được. Chắc chị ấy kẹt hay mắc tính chuyện gì khác nên chưa trả lời anh đấy thôi". Trước những lời thản nhiên nhưng quả quyết của Hà, Danh có vẻ tìm lại được hy vọng. Anh nhìn Hà như nhìn một người bạn thân rồi nói: "Không nói chắc cô cũng biết: đây là dịp thuận tiện nhứt để tôi ra đi chứ đã hơn một tuần lễ tôi bị bó tay vì mấy trăm bạc". Thấy Hà không có dấu hiệu nào tỏ ra lơ đãng, Danh tiếp: "Tôi không còn muốn ở nhà để lâu lâu, có một người bạn về chơi, mời ra tiệm lão Hợi bao một ly sữa đá và mấy liều Ruby để mình lại trả lời "Từ ngày các cậu đi tới giờ, ở nhà chẳng có gì thay đổi quan trọng". Vậy cô làm ơn vào hỏi giùm cô Mùi xem có thể giúp được tôi không thì cho tôi biết cho đỡ nóng ruột". "Để tôi vào hỏi chị ấy xem". Hà nói xong, vào nhà. Còn Danh ngồi lên ghế, ngước mắt nhìn trời. Một vai anh bị lệch hẳn xuống khiến thằng Tuất tưởng cánh tay ở vai bên kia của anh sẽ giơ cao lên như một người bị sa lầy. Thế là Hà đã không nói được với cô đỡ cũng như với Danh về con chim lạc vào vườn đêm qua. Hà muốn kêu lên cho họ nghe nỗi vui sướng của mình, "Ngoài kia có con chim lạc vào vườn" nhưng Hà đã không kêu được. Hà đã không bắt được dịp nào thuận tiện cả. Người nào cũng vô tình từ chối Hà. Hà đã tưởng có thể nói những lời đó với Danh vì Danh vốn kiểu cách, có thể nói hoặc nghe những câu văn chương, khách sáo khiến người khác phải cau mày khó chịu. Danh chắc sẽ không chế nhạo hoặc sửng sốt khi nghe Hà nói: "Ngoài kia có con chim lạc vào vườn". Nhưng sự thực đã ngược lại khiến Hà nản lòng khi nghe Danh nói: "Cô này mơ mộng quá". Hà đã toan bảo: "Đến anh là người lãng mạn đến èo ặt ra mà còn chê tôi thì thật hết đường". Hà hối hận vì đã không đạt được ý định còn bị Danh mau mắn lợi dụng một cách tự nhiên bằng cách nhờ Hà hỏi giùm món tiền vay chị Mùi. Hà bỗng dưng vướng vào một chuyện không làm Hà thích thú. Con chim lạc như đã bay ra khỏi vườn của Hà. Hà bước vào nhà trong những bộ mặt nghiêm trang suy nghĩ của mọi người thì bật cười. Chỉ vì chị Mùi không vui mà tự dưng mọi người chịu một ảnh hưởng lớn thế, Hà tự nhiên cảm phục và thèm muốn uy quyền của chị. Dường như chỗ nào có mặt chị, chỗ đó linh động hẳn lên. Chị ưa nói chuyện "xài sang, xài cho nói biết", có lúc Hà đã ngạc nhiên vì tài khéo léo của chị. Mặc dù gia đình Hà không được dư dật cho lắm, chị vẫn biết thu vén để có một kiểu tóc mới, một hàng áo hợp thời trang… Không riêng gì Hà, nhiều người bạn gái khác cũng phục sự lịch duyệt của chị. Nó thường thấy chị có nhiều thứ để "chán" lắm. Chị "chán" uốn tóc ở tiệm của chú Ngướn vì chú thiếu nhiều kiểu thời trang ở Ba-lê, chị "chán" ăn ở tiệm X vì bọn bồi bàn thiếu sạch sẽ và lễ độ, chị "chán" thác Cam Ly, "chán" hồ Than thở vì không được tu bổ cho đẹp mắt du khách… Chị đã cố gắng và vội vã trải qua những thứ mà mọi người ham thích để rồi được thong thả nói một lời thật gọn nhưng hàm chứa nhiều hãnh diện: "Chán". Không may cho chị, có một điều mấy năm nay chị chưa thể "chán" được, đó là chuyện anh Khang. Có lẽ vì anh không phải là thứ chị có thể "xài cho nó biết" nên chị vẫn một lòng giữ nguyên sự ngưỡng mộ lúc đầu. Có chăng, chị chỉ thấy "buồn" kể từ một năm nay và nỗi buồn đó như lại có hình có dạng và chiều nay khi anh Minh gửi thư về. Hiện giờ Hà vẫn chưa được đọc lá thư đó. Hà nhìn chị Mùi ngồi yên lặng trước mặt cô đỡ, tay cầm bao thư, không hiểu trong đó anh Minh đã nói gì về anh Khang? Hà đoán chỉ có chuyện đó có thể khiến chị Mùi quạu quọ gắt gỏng cả buổi chiều. Hà thấy cô đỡ như cũng tò mò về lá thư đó. Mắt cô thỉnh thoảng lại ngó hai bàn tay chị Mùi đặt êm ả trên bàn. Chợt cô lấy giọng thản nhiên hỏi: "Thư nào đấy, đọc lên nghe được không?" Những ngón tay chị Mùi động đậy nhè nhẹ, không tỏ được dấu hiệu bằng lòng hay từ chối. Một lát như chợt nghe tiếng cô đỡ, chị ngẩng lên bàn tay bỏ rời lá thư. "Của thằng Minh gởi về hồi chiều". Cô đỡ cầm lên như là để đọc những chữ ngoài phong bì. Sau khi ngắm nghía tỉ mỉ bao thư vẫn thấy Mùi im lặng, cô nói: "Chữ cậu Minh thiệt xinh, mềm như chữ con gái". Rồi cô cười lớn và nhìn vơ váo khắp mặt người trong nhà: "Thế mà tính tình cậu ấy lại cứng cỏi lạ thường. Ngày còn ở nhà, cậu ấy vẫn thường nói thuở bé cậu ghét giống mèo ra sao, lớn lên cậu khinh những người yếu đuối lãng mạn làm vậy". Vừa nói cô đỡ vừa ngó ra chỗ Danh ngồi. Hà cười theo: "Thế còn chị, chị ghét giống gì nhất?" "Tôi ấy à? Tuy là đàn bà, cũng giống như cậu Minh, cũng như mọi người. Mến những việc làm can trường, xông xáo, ghét những việc làm thong thả, dễ dàng". Như không thích kiểu nói xoi móc của cô đỡ, Mùi bảo cô: "Lúc nào về chị nhớ mang giùm lá thư này về cho ông Nhị để mai em khỏi mất công sang báo tin cho ông ấy". "Cậu Minh có chuyện gì với ông Nhị thế?" "Chị đọc chắc biết. Thư này chẳng có gì quan trọng". Nghe chị nói, Hà hơi ngạc nhiên. Lá thư này không có gì quan trọng sao chị buồn suốt cả buổi chiều? Hà vội bảo cô đỡ: "Chị để em đọc cho". Rồi Hà đón bao thư trên tay cô đỡ, rút ra một tờ giấy nhỏ. "[I]Chị Mùi,[/I] [I]Tháng này em không về được, chừng nào lãnh lương em sẽ gởi về ngay cho chị. Chị nói giúp với bà Hai là ngay sau khi về đơn vị, anh Sinh bị ốm nên không có thư về cho bà, bây giờ anh ấy đã khỏi, bảo bà ấy cứ an tâm. Còn về việc ông Nhị nhờ tìm giúp địa chỉ của người cháu, em đã cố gắng nhưng chưa kết quả. Dường như anh ta đã thuyên chuyển sang một đơn vị mới, cùng đơn vị với anh Khang.[/I] [I]Chị Mùi giục Hà gửi gấp cho em mấy cuốn sách Việt văn đã nói ở thư trước.[/I] [I]Em[/I]" Hà đọc xong. Cô đỡ hỏi Mùi: "Trong thư có thấy nói tới Khang. Khang nào thế? Có phải…" "Chị hỏi rõ vớ vẩn". Môi dưới cô đỡ trễ nải xệ xuống một chút vì một nụ cười nhỏ, biểu lộ một chút duyên thừa. "Bây giờ cậu Khang ở đâu?" "Em đâu có biết". "Cậu đó không viết thư luôn cho cô hay sao?" "Mười tháng nay rồi mới thấy lá thư này nhắc đến tên anh ấy. Mà nhắc cũng như không". "Sao cô không viết thư cho cậu ta?" "Viết làm gì hở chị?" Cô đỡ bâng khuâng ra mặt. Hai gò má cô trông mốc và khô hơn bao giờ. Những nét nhăn gãy vụn trên cổ tự nhiên sâu lại và trở nên gần nhau hơn khi Mùi buông thõng: "Đàn ông bây giờ!" Cô đỡ nghĩ đến những người đàn ông phụ tình đầy rẫy trong tuồng cải lương. "Đàn ông tự cổ chí kim vẫn hay phụ bạc, ăn ở thiếu chung thuỷ". Sau câu tán thành, cô đỡ và Mùi cùng im lặng như suy ngẫm về sự việc "dong ngày xưa, đàn ông bây giờ". Hà toan hỏi giúp Danh nhưng kinh nghiệm đã cho Hà biết lúc chị Mùi buồn đừng nên quấy phá, chị có thể từ chối, không cho Danh vay tiền nếu Hà bộp chộp hỏi ngay lúc này. Hà ái ngại nhìn ra ngoài sân, chỉ thấy tấm áo sơ-mi trắng của Danh và những tiếng đàn rời rạc, âm thầm. Hà không muốn buồn, Hà muốn kẻ cho mọi người nghe chuyện con chim lạc. Hôm qua mưa tầm tã từ chiều đến khuya mới tạnh. Lúc Hà tỉnh dậy thấy trăng sáng vằng vặc trên con đường sỏi thì trời đã hoàn toàn êm ả. Hà trở mình xoay người vào trong toan tiếp tục giấc ngủ, chợt nghe tiếng chim hót ở ngoài vườn. Tiếng hót thong thả và mau tắt, có lúc gần như ở cây bưởi sát hàng rào, có lúc vọng từ xa xa ở cuối vườn. Đây là lần đầu tiên Hà nghe có tiếng chim hót trong đêm, lại vào một đêm xấu trời, Hà chắc đó là một con nhái quạt, một con chim hồi nhỏ Hà thường thấy cái đuôi ngoe ngoảy trong lúc nhảy nhót trên cành cây. Hà yên lặng nghe mình bắt được một niềm vui không đâu. Một niềm vui như từ xa mang lại khả nghi, giá kêu được một tiếng mừng rỡ để gọi chị Nga, chị Mùi dậy chắc sẽ vui hơn. Hà muốn nói to: "Chị ơi, có con chim lạc vào vườn", nhưng Hà biết mình vô lý. Hà trở dậy lén lén chui ra màn, mở cửa băng qua đường sỏi vào vườn. Vào một đêm khác, chắc Hà sẽ chẳng kỳ khôi như thế và chẳng bao giờ để tiếng chim kêu quyến rũ được mình. Hà nghĩ thầm. Cây bưởi sát hàng rào lá ướt lóng lánh, cành cây đen sậm, ánh trăng soi rõ những vũng nước tràn vô lối trên cỏ tạo thành những đường sáng loáng. Hà lắng nghe có tiếng chim chuyền cành. Tuyệt nhiên không. Hà chắc con chim đã thấy mình từ trong bóng tối cành lá nên im tiếng hót hoặc đã âm thầm bay đi. Giữa lúc Hà đang phân vân, chợt một tiếng "vù" ngang đầu và một lát sau từ giàn dưa cuối vườn lại vang lên điệp khúc vui nhưng lạc lõng. Hà tự nhiên thấy mình và chim có một liên lạc bâng quơ. Tối nay Hà lại ra vườn thấy con chim lạc vẫn còn quanh quẩn trong đó, Hà bâng khuâng và lại muốn kể chuyện với mọi người. Bầu trời tự dưng tối sầm lại. Mây đen kéo đến mịt mùng. Danh ngừng đàn kêu to: "Mưa mất". Thằng Tuất đứng nhỏm dậy đưa mấy điếu thuốc cho Danh: "Còn mấy điếu, anh cầm lấy hút nốt". Danh lật đật bước vào trong nhà từ biệt chị em Mùi. Thấy cô đỡ hấp tấp bước ra, Danh luống cuống. Cô đỡ giữ chìa khoá cổng xóm, nếu cô về, ai mở cổng cho Danh? Thấy cô đã tới cổng, Danh vội cất tiếng gọi: "Cô đỡ, cô đỡ". Cô đỡ khó chịu dừng lại: "Cái gì thế?" Danh chạy lại gần: "Ngày mai tôi đi sớm, chắc không đến chào cô kịp, vậy tiện đây…" Danh ngập ngừng không biết nói sao. Biết nói sao nữa. Cô đỡ sau một lát như đắn đo: "Tôi cũng chúc cậu đi được thuận buồm xuôi gió". Dứt lời, cô cười thành tiếng gượng gạo. Còn Danh thì thầm: "Cô làm ơn chờ tôi một chút cho tôi về với". Rồi Danh bước vào cửa nói lớn: "Mai tôi đi sớm. Tiện đây tôi xin có lời chào tất cả các cô". Mùi cười: "Chúng tôi cũng không biết chúc cậu thế nào khác với câu chúc của cô đỡ vừa rồi". Danh lúng túng muốn tìm một câu nữa để nói. Cuộc chia tay hơi có vẻ cấp bách nhưng cô đỡ kêu lên ở ngoài: "Mưa lớn rồi, cậu Danh". Mùi giục: "Thôi cậu về kẻo mưa". Danh vùng quay ra nhưng vẫn nói vọng lại: "Các cô ở nhà mạnh giỏi nhé". Khi hai người đã ra tới ngoài đầu ngõ, Mùi vươn vai ngáp lớn: "Thế là nhờ cái khoá mà hai người hoà nhau. Như vậy cậu Danh ra đi cũng được thêm phấn khởi". Căn nhà trở nên yên tĩnh hơn bao giờ. Bỗng mọi người im lặng lung linh trên tường vôi. Tiếng máy khâu của chị Nga xành xạch từng chập đều đều. Mấy cô học may như muốn ngồi sát gần nhau, cắm cúi khâu. Hà buông màn ngủ. Khi qua cửa sổ, Hà dừng lại một lát nhìn ra ngoài vườn. Một tia chớp lóe lên soi sáng những cành cây ủ rũ. Nằm trên giường, nhớ lại những việc vụn vặt xảy ra từ chập tối tới giờ, Hà thở dài âm thầm và thiếp ngủ trong sự âm thầm ấy. Khi Hà chợt tỉnh dậy vì một tiếng gọi bên tai thì căn nhà vẫn còn chong đèn, tiếng máy khâu của chị Nga vẫn chạy đều đặn. Hà lắng nghe tiếng một cô học may nói: "Cô này chưa ngủ đã mơ". Tiếng chị Mùi nói tiếp: "Chắc lúc nãy nói chuyện chim chóc nên con bé nó kêu "Chị ơi, chị ơi, có con chim lạc vào vườn". Hà nén thở xem còn ai nói gì nữa không nhưng chỉ thấy vài tiếng súng nổ vu vơ từ xa vọng lại. [B]Y Uyên[/B] Chiếc xương lá mục [B]Có mùa hoa nào lấy vợ[/B] [I][B]C[/B][/I]on mèo gào trên mái nhà hồi đêm bị đập chết ném ngoài mặt đường. Mặt trời chưa lên khỏi hàng điệp. Trong nhà, đứa trẻ nhỏm dậy bên đống chăn gối đã xếp ngay ngắn thút thít khóc vì một cơn mơ ngủ muộn. Người bạn trẻ không còn lo lắng hoặc nói nhiều như tối qua. Anh hút thuốc, muốn ngủ lại. Qua nằm trong ghế xích đu thấy khoẻ khoắn, có thể tiếp tục quãng đường chót. Khu phố quận cổ kính bên con đường những đèo, đầy ổ gà, về sáng chỉ còn vẻ khuất tịch. Căn phòng sáng sủa. Những kệ sách, đàn sáo, mành trúc, tượng thạch cao… tạo vẻ thanh bình bất ngờ. Lúc mới tới, nhìn phố quận đổ nát, Qua đã ngỡ người bạn không còn ở đây. Qua cũng làm người bạn ngạc nhiên. Nghe Qua nói đã giải ngũ – "Mười ba tuổi lính rồi còn gì", anh ta khoa chân múa tay: "Khoẻ rồi. Khoẻ rồi". Qua cười: "Khoẻ gì. Băm lăm băm sáu tuổi rồi". "Cho tôi đổi cái tuổi hiếm có đó, ô-kê?". Người bạn trẻ ồn ào như nô giỡn. Mãi lúc đêm xuống, anh mới lo lắng và nổi giận. Bây giờ người bạn có vẻ mệt, cần ngủ thêm một giấc. Qua cũng muốn dời đây sớm, sợ phiền. Nhiều chuyến xe đã qua đầy người không chịu dừng giữa đường. Đứa trẻ đón xe giúp đội cái mũ dạ kín tai đứng co ro bên ngoài cửa sổ chấn song sét gỉ hát mãi một bài với cái mồm bốc khói. "Thượng Đế hỡi, có thấu cho Việt Nam này…" Qua âm ư hát theo đứa nhỏ. Người bạn đã ngủ gục. Nới rộng cà vạt, Qua lại trước gương soi. Chẳng còn vẻ gì nhà binh. Qua muốn nghĩ sẵn cho mình một nghề để dễ ăn nói nếu xe bị chặn xét. Qua trong gương soi chẳng có vẻ sinh viên, công chức, cũng không giống lái buôn. Qua nhớ tới cái máy ấp hột vịt của cha Hồi. Hôm trước vào sửa sắc đẹp, Hồi đi chơi với Qua, nói nhiều chuyện. Hồi tả cái máy ấp hột vịt một cách khó khăn nhưng Qua thực hiểu. Qua bảo: "Có khi tôi cũng làm nghề chăn nuôi". Nàng cười không tin: "Trung uý giải ngũ mà làm nghề ấp hột vịt, hột gà… Trung uý giải ngũ phải đi làm cho Mỹ chớ". Mặt Hồi lúc đó mới bớt vẻ gây gổ như lời đồn song chua chát sao đó. Nỗi vui gặp lại bạn cũ khiến Hồi ít gìn giữ. Hồi bảo Qua [I]cũ mèm[/I] nhưng vẫn chững chạc, thân mật. "Đi với anh, Hồi thấy khuôn mặt mới của Hồi bớt lạ". Hai người đi nhiều chỗ, xuống cả Biên Hoà, ghé cả khu vườn thờ Quan Thế Âm Phú Lâm. Qua hỏi chuyện vợ chồng, Hồi cười ngất kêu mình cao số. Có một buổi sáng, hai người len lỏi suốt buổi ở mấy phố Tàu khu chợ Cũ, uống cà phê sữa ăn bánh bao coi khắc con dấu, sửa khoá cũ. Nói về bạn bè ở quê, Hồi bảo lớp thì đi lính, lớp thì chồng con, ngoài giờ dạy ở trường cha xứ, Hồi chơi với hai đứa em gái nhỏ hoặc viết những bài "nhận định" ngắn về phụ nữ, xã hội gởi cho các báo. Qua hỏi thăm gia đình Hồi. "Lỉnh kỉnh như mỗi ngày một chuyến dọn nhà". Sau hồi bị bỏ tù vì tội trốn lính được cha cứu ra lo cho đi nghĩa quân, Cát bớt hẳn thói xấc láo. Hai cha con có vẻ tương đắc, lo làm lo ăn. Có bữa trời lạnh, mưa lất phất, đứng trên lều trường cha xứ, Hồi thấy nó lom khom đạp xe từ đồn lính bên kia sông về nhà. Phải bỏ bàn tứ sắc băng qua cánh đồng ngập nước về sửa cái máy ấp trứng cho cha, nom Cát thực tội. Cũng ở trên lầu nhà trường, nhiều bữa Hồi nhìn về rặng núi đầu sông hình dung chỗ ẩn náu của Noạn. Có thực thằng em ngỗ nghịch đó ở đấy không? Nếu thực nó có mặt ở đó trước hay sau ngày lão đánh cá Tề Thiên bị bửa đầu trên bãi cát? Dù sao, cũng chỉ là tin đồn láo. Noạn chưa thể làm việc đó. Trước ngày cãi cọ với cha mấy bữa, Noạn còn phải học Cát cách xỏ dây giầy. Riêng má Hồi lại lẩn thẩn nghĩ khác về nó. Là người miền Bắc – dấu vết chỉ còn lại hai cái tên Kim Lớn, Kim Con đặt cho hai đứa con gái nhỏ – lại thêm lo lắng, bà muốn mọi người phải tin là Noạn đã thay bà… [I]lội sông vượt núi và tìm về quê ngoại[/I]. Bà nâng niu tưởng tượng đó một cách thoi thóp. Như cha Hồi vẫn gắng gượng muốn dàn trải cuộc sống mình như một đời sống thảnh thơi, dưỡng già. Nhưng lớp lớp nhà cửa, hoa màu bỏ lại dưới làng vẫn còn gần lắm, chưa quên. Và đám con cái ông thì như vậy. Đã có người nào được nên vợ nên chồng? Có Hương dịu dàng được sống sẵn đời làm vợ từ lúc còn đi học lại chết sớm. Hương chết, Qua bỏ đi, gia đình Hồi vắng hẳn một người con trai, một thiếu nữ để nhắc tới với đám con còn lại. Hồi kể chuyện nhà, có lúc như xúc động. Hồi nói như được tin cậy, không hề đắn đo. Qua nghĩ Hồi vẫn nhìn mình như hồi sắp cưới Hương. [I]"Hương, giọt sương đầu cành liễu"[/I], Qua vẫn nói thế khi ngỡ Hương là vợ, khi Hương đã chết. Những năm tại ngũ, Qua vẫn nghĩ [I]giá có một đứa con với Hương để cho bà má nuôi thì vẫn hơn[/I]. Mấy người em Qua con cái hàng đàn, bà má vẫn còn áy náy. Thấy Qua dẫn Hồi đi chơi bà có vẻ khuyến khích. Hồi dời Sài-gòn, dự tính về thăm quê của Qua sau ngày giải ngũ bị bà nhắc nhở nhiều lần. Đã không chắc ở những lý do khiến mình lần lữa chuyện vợ con, Qua nghĩ cũng nên gặp lại Hồi lẫn nữa như một cách làm vừa lòng mẹ. Đứa nhỏ vẫy được một chiếc Destoto chở hàng rối rít gọi Qua. Người bạn trẻ mở choàng mắt. Qua bảo: "Xe khó đón, quá giang đại xe này cũng được". Người bạn đưa ra cửa bắt tay nói đùa: "Chúc anh về quê lấy được vợ hiền". Từ [I]cabine[/I] xe một người đàn bà tóc ngắn lởm chởm, mang kiếng trắng, ngó ra: "Trong xe có chiếu, có võng khỏi lo không có chỗ ngồi". Qua leo lên chiếc thang sắt dựng sát ca-bin. Người đàn bà nói theo: "Anh đừng chải đầu trong xe". Chiếc xe cồng kềnh trên con đường lồi lõm dường như cần nhiều kiêng cữ. Qua chui qua cái cửa sổ nhỏ, nhảy vào trong thùng xe. Lòng xe trống trơn, rộng thênh thang. Cuối xe tấm phên song sắt hạ xuống với những chuỗi móc xích lớn. Sát thành xe phía trước, để một chiếc rương bọc thiếc sáng loáng, một cặp mền chiếu còn mới như đồ dùng cô dâu. Qua nằm lên chiếc võng [I]nylon[/I] giăng ngang phía trước. Xe chạy, Qua đón chừng người đàn bà phía trước là vợ người tài xế to lớn lông lá. Xe họ đói hàng, chạy thêm nửa ngày đường nữa ra quận ngoài kiếm mối. Chiếc xe rung chuyển toàn thân. Qua chao chát như tự đùa giỡn. Xe chạy như dò đường. Qua hình dung cảnh tượng bên ngoài. Những lùm hoa sặc sỡ, hai bên lề đường, trên những lưng đèo, len lỏi vào tận những triền núi nhấp nhô đá lưng voi. Khúc đường ven biển này bao giờ chẳng thế. Dù đã qua khúc đường hôm qua hay chưa, dù nhìn ra hay quay đi, dù Hương sắp là vợ Qua hay đã chết, những lùm hoa vẫn sặc sỡ và những đá lưng voi vẫn đen trũi trên triền núi cao. Hương trên những khúc đường này thường hồi hộp kêu đi đã xa. Phải đem chuyện vợ chồng ra dỗ. Chuyện vợ chồng nghe nhiều xa lạ hơn biết bao nhiêu nhưng Hương vẫn ưng. Hương trên sườn núi như bỗng có phút lìa đời không thấy nét tươi tiếng nói. Hương bên những lưng đá voi thêm một tấm hình kỷ niệm vẫn như ao ước thơ ngây muốn ghép mình ở lại với thiên nhiên, không toại nguyện. Dọc đường có thêm một người lính, một bà già quá giang. Qua nhường võng cho bà, trải chiếu nằm ngửa trên sàn. Người lính tì tay đứng ngoài cửa sổ. Những đai sắt quanh thùng xe nghiến rít. Sàn xe vặn vẹo. Tấm phên chấn song đập không ngớt. Những chuỗi xích phá phách. Chiếc võng tung theo từng cái xe lắc. Bà già vô thăm người con đi lính nhưng tới nơi thì nghe đại đội vừa đổi đi. Miệng bà đỏ tươi quết trầu. Một tay ngoắc lên níu chặt mớ dây võng trên đầu, một tay luôn luôn kéo lại hai ống quần xô xuống tận háng. Trông bà, Qua như thấy mình đã giải ngũ lâu lắm, thấy lạ mắt. Những ngày sống lại với gia đình chưa quen, vơ vất. Gặp Hồi, nghe mẹ nhắc nhở, Qua bỗng thấy việc về quê như điều thiết thực thứ nhất có thể làm. Nhưng Hương cũng vừa thấp thoáng đâu đó. Qua về đây vì người chị hay người em? Những ngày vừa qua không khác gì nằm ngửa trên chiếc xe rung chuyển này. Qua có định được gì đâu? Có gì để mà định đâu. Tới quận, Qua kêu một chiếc xe gắn máy có thùng chở người ở phía sau về nhà Hồi. Hồ sen ở bên đường vào phố nước vẫn trong veo, nhiều bóng mát. Qua một đám đông bu quanh mấy cái xác du kích, Qua nom có người như ông Cổn – cha Hồi – ở một tiệm nước bước ra. Ông Cổn thực. Qua bảo xe ngừng lại, kêu ông. Ông Cổn nom già đi nhưng dáng bộ vẫn to lớn, khoẻ mạnh. Ông có vẻ vừa uống rượu. "Về hồi nào đó cháu?" Ông hỏi mừng rỡ. Qua thấy ông không gọi mình là [I]con[/I] như trước. Qua chỉ lên xe: "Cháu vừa về. Lên xe cùng về bác?" Ông Cổn cười nói dềnh dàng bước lên xe. Ông vỗ và bóp vai Qua: "Tưởng biệt tích luôn rồi chớ. Con Hồi nó không vô cũng không hay cháu đã giải ngũ". "Cháu tính ghé vô bác…" "Về đây thì ở với bác chớ ở đâu nữa. Nom ra cũng không khác xưa mấy". Ông Cổn cười rung má, ngắm nghía Qua rồi lại cười nói lớn tiếng. Những người đi hai bên đường tò mò nhìn theo chiếc xe. Ông Cổn vận áo [I]veston[/I] cũ, đội mũ dạ, mang cà vạt đỏ và có mùi nước bông. Không hiểu thời gian sau này ông có thêm một vài cuộc tình ái già nào nữa? Hồi còn làm vườn ở làng, ông đã in [I]carte de visite[/I] bỏ túi và lái được xe du lịch. Qua hỏi: "Bác đi đâu về đó?" "Giờ thì còn đi đâu nữa, già rồi". Ông Cổn cười nói nhưng có vẻ cố ý lộn câu trả lời. Qua bảo: "Đi lính cả mười năm, giờ nom xác chết vẫn thấy gớm". Ông Cổn gật gật: "Ờ… ờ… Một tuần có khi năm sáu buổi họ đem về để ở đó". Qua hỏi chuyện ấp trứng. Ông Cổn nói cũng đủ ăn nhưng chưa thể phát triển nghề này được. Dứt chiến tranh mới có thể có những dự tính quy mô. Mùi nước bông làm Qua thấy khó chịu. Về tới nhà ông Cổn, Qua thấy một người cỡ tuổi ông, nom quen, ngồi ở phòng uống nước. Ông già này có cặp xương má thực nở và nước da xám khô. Qua hoang mang xúc động vì một kỷ niệm thuở nhỏ không nhớ rõ. Ông Cổn nói nhỏ: "Ông Bảy đó, nhớ không?" Qua gật bừa. Ông Bảy đứng dậy có vẻ bỡ ngỡ vì sự có mặt của Qua. "Thằng Qua con chị Hai Lựu đó, anh Bảy". Ông Bảy có vẻ nhớ ra, cười lớn nắm lấy cổ tay Qua mà lắc mà hỏi. Một đôi chim cu đang ăn bột bắp trên những bao chất thành đống ở góc phòng vỗ cánh bay ra ngoài. Thấy hai người dường như có chuyện nói, Qua chào ông Bảy ra nhà sau cất đồ. "Phải Kim Lớn đó không?" Qua hỏi một cô nhỏ nép sau bức mành ny-lon nhìn ra phòng ngoài. Cô nhỏ ù té chạy biến ra sau. Nom giống Hồi như đúc. Bà Cổn và Hồi từ bếp lên thấy Qua có vẻ mừng. Qua châm thuốc hút trả lời những câu hỏi. Lúc nói gặp ông Cổn giữa đường, bà Cổn có vẻ giận: "Đi coi xem chừng nào người ta mang xác thằng Noạn về chớ còn đi đâu nữa". Bà Cổn kể lể, cho rằng vì chồng mà Noạn đi. Hồi phải kêu luôn miệng bà mới chịu bỏ xuống bếp. Hồi bảo: "Bả đang giận anh già Bảy Da Trâu nên nói tùm lum". Qua bật cười. Ông già ngoài kia là lão Bảy Da Trâu. [I]"Bảy Da Trâu đẻ con trọc đầu"[/I], Qua lẩm bẩm làm Hồi phì cười. "Hồi trước anh già làm bọn mình thất kinh. Giờ tới lượt bọn nhỏ. Kim Lớn thấy anh già tới trốn biệt. Vừa đi dạy về đã phải vô bếp thế nó. Kim Con tức anh già lắm nhưng cũng chỉ nép một xó nhìn ra". Mấy bữa nay ngày nào anh già cũng tới cầu thân để hỏi Kim Lớn cho thằng con út. Ông già với Cát chịu lắm. Nhưng mấy má con Hồi phản đối. Giờ thì bà má đã sợ ông già. Còn mỗi Hồi với hai đứa nhỏ. Kim Lớn còn nhỏ quá. Nói chuyện chồng con nó khóc um rồi lủi trốn như mèo. Nó ngoan hơn cả Hương hồi trước. Bữa cơm trưa Cát không về. Kim Lớn cũng không thấy mặt. Ông Cổn coi đã no nhưng vẫn sai Kim Con đi mua la-de và uống từng ly lớn. Bữa cơm vui. Kể cả lúc ông nói chuyện nhà. Giọng ông ngây ngất nhưng vẫn là giọng vợ thương con. Ông đổ lỗi cho vợ, cho con, cho tình thế. "Nói với cháu mà giấu giếm nỗi gì. Nhà cửa, tài sản thì vậy đó. Con cái thì vậy đó. Giờ tao già rồi, trông được một đám cưới tao mừng một, hai đám cưới tao mừng hai. Tuổi tao lẽ ra phải cháu đầy đàn mới đúng". Ông nói lúc Hồi nhắc tới lão Bảy Da Trâu, chực cãi. Trong câu chuyện, nhiều lúc ông nhắc tới Hương, giọng buồn. Hương lại thấp thoáng đâu đó. Như những đêm biết Hương sắp chết, Qua khóc nức vì bỗng ước ao mãnh liệt được ngủ với người tình. Hương như chỉ khêu gợi trước một Qua lạc thần, bất định. Giấc nghỉ trưa yên tĩnh như mọi cánh cửa đều khép kín. Qua thiếp dần trong tiếng người xào xạc quanh một thuyền cá mới về vọng lại. Lúc Qua ngủ dậy, Hồi đã tới trường. Ông Cổn đã xuống nhà nuôi gà. Kim Lớn lẻn về nhà ăn cơm nguội dưới bếp. Qua làm quen với hai Kim và nghe bà Cổn nói chuyện mình với Hương hồi sắp cưới. Trong nhà này, Hương vẫn còn quanh quẩn. Hương ở cả đôi mắt ngước nhìn, khuôn mặt cúi xuống mắc cỡ của Kim Lớn lúc tò mò nghe chuyện. Qua đọc [I]"Bảy Da Trâu đẻ con trọc đầu"[/I] cho hai đứa nghe. Chúng cười khúc khích. Câu đó Hương làm cho cả lớp đọc sau bữa lão Bảy Da Trâu dụ Qua tới dạy võ Bình Định, bẹo Qua bầm một bên tai. Buổi chiều lão Bảy Da Trâu lại tới nói chuyện tào lao. Kim Lớn lại trốn. Qua nói với bà Cổn đi thăm một số bà con. Bà bảo Qua để ý kiếm giúp Kim Lớn dẫn về. Ở đây Qua còn ít người thân. Những người quen gặp lại ở khu tản cư ngoài quận nói chuyện với Qua trong những nhà lá cửa chèn kín phên che mưa gió. Hồi nói buổi chiều dạy có hai giờ đầu, hẹn đi chơi. Về tới quận, Qua đã thấy Hồi trên đường về. Hồi ngồi trong chiếc xe hơi ọp ẹp chạy dềnh dàng giữa phố với một người để ria mép, ngậm xì gà. Thấy Qua, Hồi ra hiệu ngừng lại. Chiếc xe lảo đảo như tài xế đang kỳ tập lái. Qua được giới thiệu, biết người trong xe là đồng nghiệp Hồi. Qua trỏ một tiệm cà phê mời vô uống. Anh ta nhã nhặn từ chối. Chiếc xe đảo đảo lăn về cuối phố. Hồi chê cà phê tiệm này dở, bảo tới Ngư Nữ. Ngư Nữ có vẻ ấm cúng. Ngoài cửa quay kẻ một dòng chữ quảng cáo: [I]Muốn ngon giấc, muốn mơ mộng, muốn thức trắng đêm xin đẩy cửa vô.[/I] Qua bảo Hồi trước khi vào: "Uống xong đi thăm mộ Hương một chút". "Lãng mạn". Hồi nheo mắt, cười. Qua phân trần nhưng Hồi có vẻ lơ đãng. Hồi kêu cà phê phin, Qua một chai la-de. Hồi ngắm những giọt cà phê kêu dạy mãi cũng nhàm. Thơ Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát đọc qua mồm một đứa con trai hai mươi nghe cũ mèm, dễ giận. "Anh đã tính kiếm việc gì làm chưa? Hồi hỏi". "Giờ thì chưa". Qua trả lời, lảng tránh. Từ bữa về nhà tới giờ thiếu gì những câu hỏi nhắc nhở như thế. Chừng nào định lấy vợ? Chừng nào định đi làm? Qua thường trả lời cần nghỉ ngơi ít lâu rồi tính. Chiếc cửa quay bị đẩy vô. Một đám thanh niên vận áo len, veston, cầm ô, dắt chó bước vào. Qua hỏi sao Hồi không tính chuyện vô Sài-gòn? Hồi nói đã sửa soạn đi thì kẹt vụ thằng Noạn. Hồi đổ lỗi cho ông Cổn và bỗng giận dữ: "Kim Lớn mà phải lấy con Bảy Da Trâu, Hồi bỏ đây đi luôn. Thêm một lần bị ông già kết tội phá hoại gia cảnh an nhàn thảnh thơi của ổng cũng không hề gì. Ổng hết lối tìm thanh bình rồi. Ổng tìm ở Kim Lớn". "Hồi nói quá đáng". Qua nói. Hồi lắc đầu, mắt long lanh như muốn khóc. Giọng Hồi đứt quãng: "Hồi hiểu ổng quá mà… Ổng chạy hoài… ngó đâu hãi đó. Ngày nào ổng không thắt cà vạt đỏ, xức nước bông lảng vảng ra bãi cỏ xem có thấy xác thằng Noạn?" Đám thanh niên mới vào bỗng ồn lên cãi lộn về cuốn sách [I]Mặt trời không bao giờ có thực[/I]. Qua kêu tính tiền. Hai người ra khỏi tiệm. Gặp một chiếc xe gắn máy chở thuê, hai người leo lên thùng sau bảo chạy ra ngoài đầm. Quận trước kia là tỉnh lỵ, nằm dưới chân núi và một bên bờ biển. Trên dốc cao chân núi nhìn xuống chỉ thấy một rừng dừa. Những ngôi nhà cổ phong rêu với những bậc tam cấp rộng, những tường hoa, những cổng sắt nặng rải rác một bên đường dẫn vào quận thấy bỏ không. Bên này đường là bìa đầm, một bờ đá cao chạy dài được xây cao hơn mặt quốc lộ. Những thân dừa cao vút trồng dọc theo bờ đá đều nghiêng vào trong đất liền vì những trận gió bão về mùa lạnh từ ngoài đầm thổi vào. Ngoài kia là núi là những doi đất trồng dừa bao vòng. Nước đầm rút thấp. Những cây si xanh dựng đứng trên những mớ rễ nâu hình nón nhô khỏi những lớp sóng gợn gợn. Chiếc xe từ trong quận chạy ra dừng bên bờ đá. Qua ngơ ngác: "Tôi vẫn chưa nhớ ra". Hồi xuống xe bật cười: "Vậy mà cứ muốn làm bộ chung thuỷ". Qua trả tiền xe, đi theo Hồi thấy ngượng. Hồi vẫn giỡn: "Biết anh đi thăm mộ Hương, ông bà già chắc cảm động lắm". "Về đây ngày dài quá cũng chẳng biết làm gì". Qua nói như lúc vô tiệm nước. Hai người băng qua lộ, theo một con đường nhỏ ngập cát đi vòng ra bãi dừa sau dãy nhà cổ. Qua hỏi: "Mộ Hương ở gần… làm sao mà đi lối này?" "Đi rồi biết, hỏi hoài hết bất ngờ". "Đường này an ninh không?" "Ban ngày đâu cũng như đâu. Có đi, có về, anh khỏi lo". Qua bỗng mừng rỡ: "Nhớ ra rồi. Có vậy cũng quên". Hồi đứng khựng lại cười: "Nhớ ra rồi, anh đi trước cho Hồi theo". Qua lắc đầu: "Chỉ nhớ được cái cổng nghĩa địa, không nhớ lối đi. Cái cổng có hai hàng chữ nho mốc meo… Mộ Hương ở ngay phía sau ngôi miễu thờ". "Giàu tưởng tượng". Hồi ngắt lời quây quả đi. Qua không nói thêm. Hàng chữ nho mốc, ngôi miễu thờ. Và nỗi xúc động mơ hồ sau đó quen thuộc như mặt trăng trên đầm nước hồi trước kia. Qua bãi dừa, hai người theo con đường mòn lên sườn núi. Cổng nghĩa địa nom khác trước. Ngôi miễu cũng không còn. Qua đứng lại theo Hồi trước một ngôi mộ trần trụi, tấm bia lệch một bên. Mấy ngôi mộ xung quanh cũng vậy. "Tôi giàu tưởng tượng thực". Qua nói. Ở đây quả tình không có gì đặc biệt. Cái cổng, ngôi miễu, mấy thứ đó ở nghĩa địa chôn một người trung sĩ còn có mỗi khúc mình. Từ lúc về đây, Hương được nghe nhắc tới nhiều quá. Và Qua nương theo. Như thể không còn gì ngoài những dẫn dắt bất ngờ. Hương thực chẳng còn gì. Mối xúc động quen thuộc không hẳn thuộc về nàng. Qua nhìn Hồi, lấy thuốc hút, nới rộng cà vạt, nhìn khắp nghĩa địa. Nếu không kịp nhớ ra ngôi miễu để có điều nói, Qua đã khen Hồi đẹp. Hai người trở về ngồi ở bờ đá chờ xe. Có một thanh niên quần bó sát, tóc nặng, mang kiếng trắng đang ngồi bên chiếc Honda hút thuốc hát tâm ca. Ở dưới hầm, một thanh niên khác vận quần xà lỏn sọc đổ, áo trùng tới đầu gối bì bõm lội ra với cái mũ kê-pi mắc dưới lớp rễ si. Hồi bỗng dưng lại nổi nóng. "Nó còn nhỏ xíu đã ồn ào bày đặt chuyện chồng con, ông già tôi thực hết việc tính". Qua nghĩ rằng mối xúc động nào nơi mình chắc cũng mơ hồ như nhau. Về đây ngày dài quá. Như Hồi sống ở Sài-gòn mới phải. Sài-gòn mới có chỗ công kích cái xã hội này và không bị để ý nhiều mỗi khi cần sửa lại sắc đẹp. Ngồi trên bờ đá này, hợp lý phải là hai người đã yêu nhau. Vớt xong cái mũ, hai thanh niên rồ máy xe chạy về phía quận. Hồi vẫn nói: "… Thằng con Bảy Da Trâu súng ngắn, súng dài gì cũng không vác nổi mà lão vẫn lo ngoài tết nó bị kêu đi. Lão năn nỉ ông già đủ mọi cách. Lão muốn nhờ Kim Lớn giữ giùm một giọt máu của thằng này…" Qua muốn an ủi Hồi nhưng không biết an ủi sao. Hồi viết về xã hội, đã quen đặt nhiều liên hệ với những xung quanh. Trong khi đó Hồi vẫn sống một mình với mớ tuổi và nhan sắc cần sửa lại của mình. Ở quận lỵ này, Hồi đã thành người vừa ồn ào, vừa lủi thủi giữa những thứ khác. Hồi coi hai Kim là bạn chơi cũng phải. Giờ Kim Lớn bị ép duyên, dù ngồi đây trong lúc trăng lên, gió rét, Hồi vẫn có thể nổi nóng, nguyền rủa. Có một chút nắng mỏng hửng lên trên lớp ngọn dừa ở những doi cát ngoài kia. Hồi đã im tiếng, có chút bỡ ngỡ vì nỗi yên lặng chợt nhận thấy. Giọng nàng nghe nhỏ: "Về đây anh ít vui?" "Ít vui hơn buổi sáng đi với Hồi quanh mấy phố Tàu coi sửa khoá cũ". Qua nói đùa, không thể trả lời dứt khoát. "Chừng nào anh đi?" "Cũng nay mai. Về đây ngày dài quá". Qua ngẫm nghĩ rồi hỏi: "Hồi biết tôi về đây làm gì không?" Hồi cười không trả lời. Những chùm rễ si nâu màu đất đã ngập nước. Sóng gợn đã rõ từng lớp bọt trắng xoá, có tiếng động. Người nọ thấy khó nghe trọn lời người kia. [B]Y Uyên[/B] Chiếc xương lá mục [B]Cao nhất[/B] [I][B]M[/B][/I]ùa lạnh, tỉnh lỵ có được mấy ngày đại nhạc hội và một tiệm cà phê mới nên cũng đỡ buồn. Đại nhạc hội thì do anh Anh, Ty Tiểu học tổ chức, có khá nhiều cô giáo và một vở kịch cần nhiều hoa hường. Những tấm bìa quảng cáo dán trong các tiệm lớn nói về đại nhạc hội: Những người trình diễn sẽ là những anh em đang dùng cơm với bạn, đang chơi [I]billard,[/I] đang che dù dạo phố, rất quen thuộc nhưng cũng rất độc đáo… Sãi nói đùa với anh Anh: "Mùa lạnh tên nào cũng hốc hác, bệ rạc. Gom cả mớ thảy lên sân khấu đèn màu, anh giúp tụi nó đỡ bị rét". Những buổi chiều ghé về nhà ngắt bông hường mang lên rạp hát cho anh Anh, Sãi thấy cửa thường đóng kín. Không muốn quấy rầy người bạn mượn nhà, Sãi quay ra cổng đi luôn. Quân và người tình hắn mấy ngày liền chỉ ăn đồ khô và ngũ cốc. Sãi có ý chờ Đởm ở trên núi xuống để đi coi đại nhạc hội nhưng không thấy tăm tích. Hắn như có nợ với tỉnh này. Một con bé có chiếc [I]jupe serrée[/I] giấu ở bờ biển miền trong mỗi năm rủ hắn vào đó dạo chơi ít ngày đã giữ hắn lại tỉnh này suốt mấy năm làm công chức và mấy năm đi lính. Giờ thì hai đứa bỏ nhau. Đởm thù tỉnh lỵ, hẹn sẽ chỉ trở về khi Sãi ngất ngư sắp chết. Nghe nói hắn có một người yêu mới cực đẹp và hắn đang dạy cho nó biết đọc, biết đi xe đạp. Hồi Sãi về Sài Gòn tính chuyện vợ con, Đởm có về một lần. Hắn uống rượu, nhổ hết mấy cụm chuối khuân vứt xuống bến sông viết bừa bãi lên vách tường rồi bỏ đi. Mùa lạnh cùng những ống quần kéo cao của những cô giáo trong ngõ bùn phía cửa hậu sân khấu như một điều vỗ về nhớp nháp. Rạp hát có sức ấm của những người quen mặt. Có những Ty trưởng và phụ huynh già nhai trầu hút thuốc rê và bông đùa bằng tiếng Pháp. Sãi được anh Anh cho coi không mất tiền. Người con gái nào trên sân khấu cũng có màu buồn. Người con trai nào trên sân khấu cũng chợt có hứng khởi như sắp có một cuộc phiêu lưu. Nhưng một tình yêu nảy nở nhân dịp này chắc không có. Họ như luôn ở thế sẵn sàng bước ra phố với cái dáng thu trong áo, với cái lạnh riêng mình cũ kỹ. Sãi nói với một ông già dở chứng ngồi cạnh chốc chốc lại móc ve rượu trong túi ra uống: "Bạn bè tụi nó bỏ phố xá vào đây hết trơn, bữa nào tôi cũng phải tới đây ngồi nhìn". Ông già hỏi sao Sãi không vô Sài-gòn giúp ông già buôn bán? Sãi cười: "Tôi mắc coi nhà cửa, vườn tược, vô chi được". Ông già nói Sãi thực sướng. Sãi hết hứng nói chuyện. Có lúc mưa đổ bên ngoài nghe rõ tiếng, người trong lòng sân khấu chìm đi và người coi phía dưới có chút ngơi nghỉ. Sãi muốn rủ Thị xuống ngồi với mình nhưng ngại anh Anh phiền. Đứng ngấp nghé hoài ở cửa sau hậu trường mà khích lệ Thị cũng nhột nhạt. Màn chính của Thị là một màn [I]điều khiển hợp xướng[/I]. Một bầy con nít vừa trai vừa gái được dàn hình vòng cung một góc sân khấu. Tất cả vận đồ trắng, con trai [I]noeud[/I] xanh, con gái [I]jupe[/I] ngắn buộc bím. Trông đứa nào cũng ra vẻ nghiêm trang nhưng lời hát như lời trả bài cô giáo. Thị quay mặt vào bọn trẻ, không kể cái dáng đánh nhịp, quần áo nàng cũng đủ lòe xòe. Bài hát có vẻ mỏi cẳng. Dứt bài có đứa co giò chạy bừa vào trong. Thị phải chạy vào lôi ra để hát theo lời hô [I]bis, bis[/I] của mấy ông già ngồi hàng ghế đầu phía dưới. Lúc mãn hát, Thị cùng các bạn được anh Anh chở xe đi ăn và đưa về nhà. Sãi bảo Thị bỏ về sau màn hợp xướng, Thị không nghe. Thấy nàng có vẻ cố tình, Sãi bực mình bảo: "Cô ngỡ bữa nào tôi cũng đến ngửi mùi bã trầu nghe học trò cô ê a hát rồi về một mình sao". Thị kêu: "Anh nói chi mô mô nghe sao sao đó". Sãi làm thinh. Thị nghịch với sự phân giải. Lời Thị bày tỏ là lớp tơ tằm tự cuốn quanh mình. Nhưng dường như đó không là nỗi kín đáo. Những lúc đó mặt Thị vẩn vơ và lời nói bỏ lửng, chậm rãi như đang rời buông một đường dây trong tay với ít nhiều chểnh mảng. Cũng lúc đó Sãi nổi giận như không còn thấy cái vẻ lôi thôi, quen thuộc trong cặp mắt mở lớn. Cơn giận vụt đi như một cái chụp bắt muộn nhưng kịp để rút tay về. Thị đã trở về với nguyên vẹn. Sãi lặng thinh, một cái xoay lưng vào khoảng-không-ngỡ-vẫn-còn-hơi-nóng. Sãi nghĩ tại mình chẳng nói được gì hơn những lời vẫn nói với nàng. Sãi sắp đi. Và muốn có một người con gái quen quen, gần gần để nhớ. Những năm qua nếu được sống bên mấy đứa em gái, chắc mùa đông này Sãi đã không hấp tấp gượng gạo nhìn mớ quần áo loà xoà như một vật thực quen. Và Thị vẫn còn như nàng nguyên vẹn. Nhưng Thị, nàng có thể chờ những người có sự khoan thai, điềm tĩnh hơn. Những người sống và chết trong giả tưởng đã được sum vầy. Sum vầy là những vết chân ngoảnh lại nhận ra khi Sãi nôn nả chạy về phía trước. Sãi sắp đi. Mấy tiếng đó truyền trong bạn bè như một ngôn từ sáo mép. Có cuộc viễn du nào không gặp lại được mớ quần áo loà xoà? Đêm đại nhạc hội chót, Sãi không tới coi. Thời gian để biết thêm về Thị còn ít ỏi quá. Nửa đêm ăn cháo gà với một người bạn ở nhà ga về, Sãi thấy Thị và mấy người bạn ngồi chen chúc trong một chiếc xe [I]Jeep[/I] đậu trước cửa một tiệm nước sắp đóng cửa. Sớm hôm sau, Sãi nghe lời rủ của một cậu học sinh, đi xe đò vào chơi vùng biển, con bé của Đởm giấu chiếc [I]jupe serrée[/I]. Trong chuyến xe chạy qua những núi đá, những rừng cây khô đã nghe có những người đàn bà buôn bán nói chuyện chia ba đất nước. Những lúc xe ngừng lại sửa, họ ngồi bệt trên đường đèo, bên những cây dương hút thuốc nhai trầu, ồn ào nói chuyện như đang ở nhà. Bầu trời lạnh lẽo không có chi thuận tiện cho việc đứng giữa đường nhưng Sãi đã gặp nhiều người quen sắp đi lính cỡi [I]Honda[/I] về tán dóc ở những quán chợ, những chóm khóm ven lộ. Trời có lúc mưa. Mấy cây cầu nổi có khi kẹt xe, đầy người hai bên bờ sông. Cái lạnh nóng mặt khó chịu như hớp rượu khi đói bụng. Những vệt chữ lưu niệm ở những chồng đá ngổn ngang chân núi phơi bày thêm nỗi hoang sơ của bầu trời trống trải. Sãi nghĩ quanh về một người tình vừa lấy chồng, về Thị với mấy người bạn nàng ưa dạo phố. Sân khấu đối với Thị hết sức bất thường. Nhưng ấm áp hơn căn phòng nàng mướn. Một vài lúc chợp mắt trong rạp, tỉnh dậy Sãi có sẵn ý nghĩ nàng vẫn còn ở đó. Nàng đang săn sóc bọn trẻ. Một vài người già cả quen biết đang chờ đợi nàng. Miền biển đi tới không còn cái lạnh tỉnh ngoài. Ở đây nghe nói có mấy người con gái rực rỡ và quyền thế. Chiếc xe tới bến, ngày đã muộn. Cậu học sinh giới thiệu Sãi với người phu xích lô chủ nhà trọ và xin được chở về nhà. Đường phố gió khô đầy bụi. Pháo được phép bày bán sớm cho bọn Mỹ mừng Tết. Trước những [I]night-club[/I] vẫn còn những cành thông [I]Noel[/I]. Cuộc hành trình vừa qua kéo dài mệt đừ. Những bã trầu, mẩu thuốc trên đường đèo, chuyện chia ba đất nước xa khuất như bầu trời lạnh bên kia rặng núi. Chải xong bộ quần áo, Sãi đi ăn rồi kiếm vào người bạn đã hẹn trước. Không gặp ai, Sãi theo cậu học sinh ra bờ biển loanh quanh kiếm một cái [I]kiosque[/I] nghe nói triển lãm tranh. Bờ biển vắng như thể bọn Mỹ cũng có chiều cuối năm. Những chuyến xe lam rỗng không chạy ào ào kiếm mối. Một vài xe chở sinh viên Hải quân và con gái vào phố mang cái dáng chiến sĩ và dạ vũ. Sóng nổi bọt và những đèn hiu hắt ngoài xa thì gợi hình ảnh những chuyến xe đó cũng như thiệp mời không chính thức. Phố lên đèn. Sãi nhờ cậu học sinh dẫn tới thăm một ông bạn văn đứng tuổi. Ngôi nhà nom như một biệt thự bỏ trống. Ông bạn văn đang dùng bữa cơm muộn với mấy người con nhỏ dưới đèn. Sãi xưng danh tánh và nghe tiếng cười nói mừng rỡ. Sãi tự rót lấy trà uống để ông bạn dùng tiếp bữa cơm. Lúc ngồi nói chuyện, Sãi như gặp lại người anh đã lâu không tin tức. Chuyện viết lách, chuyện rong chơi. Chuyện nhà neo người, chuyện khó khăn kiếm kẻ giúp việc. Gần tới giờ chiếu xuất phim cuối, Sãi từ giã cái gia đình có tiếng cười thực khoẻ và công việc bộn bề. Giữa khuya, về nhà trọ. Phố đêm còn những người ngoại quốc đốt pháo. Sãi trằn trọc khó ngủ. Chỉ còn cái lạnh lúc đêm về sáng là có thể đợi chờ. Cỡ năm giờ sáng, Sãi rùng mình nghe có người đập cửa gọi tên Sãi. Người ta hô hoán có trộm. Dưới mặt ngõ dẫn vào những ngôi nhà của người phu xích lô, người ta thấy vứt bừa bãi giấy tờ của Sãi. Đèn bật sáng mọi phòng. Mọi người kiểm lại đồ đạc. Không ai mất gì. Kể cả chiếc quần và mớ giấy tờ vứt dưới đường của Sãi. Người ta bàn tán không hiểu. Căn gác Sãi mở cửa suốt đêm, treo nhiều áo ấm và một tủ đầy ra-dô, ti-vi của chủ nhà đã bị cạy khoá. Sãi bỗng dưng như một kẻ lạ bị theo dõi. Sãi bảo cậu học sinh sẽ về chuyến xe sớm nhất. Mặt trời lên, ông bạn văn tới thăm, nghe tiếng nói cười từ lúc bước chân giậm dưới những vòng thang gỗ. Những mái nhà phía dưới còn ướt sương sớm. Ông bạn văn ngồi bên mép giường hỏi chuyện hành trình của Sãi. Sãi nói phải quay về trước khi vô miền trong. Sãi cũng kể chuyện mất trộm cho ông bạn văn nghe chơi. Lúc tiễn ông bạn văn về, Sãi gặp mấy người bạn. Một bữa ăn sáng ồn ào những chuyện đi chuyện ở. "Đủ rồi. Thành phố này không dung người lạ". Sãi giỡn giỡn lúc chia tay họ ở bến xe. Cậu học sinh tần ngần nhìn Sãi: "Ở đây học chờ Tết, thấy uổng. Muốn về lại quá". Sãi bảo khung trời này dễ gợi nỗi thèm đi. Có về cũng vậy thôi. Bộ đã nhớ những đêm hai đứa nằm co quắp? [I]Những đêm lạnh lẽo anh nhớ em vô cùng, vách núi lưng đèo mòn đôi gót phong sương…[/I] Tiếng hát nghêu ngao, sau cái phóng ào ra sân những đêm lạnh mà buồn đi tiểu. Bộ đã nhớ tiếng hát đuổi ma đó rồi sao? Chuyến xe trở về ít khách. Có những đoạn đường xe chất đầy rơm và những người làm ruộng. Một cô thợ may đợt sóng mới ngồi bên Sãi ôm theo nửa trái mít ăn suốt dọc đường. Cô ta thích nói lại những buổi vũ Noel vừa được dự ở đây. Một bà già ra tỉnh ngoài lấy xác đứa cháu nội bỗng có chuyện gây gổ với cô gái. Hai người cùng lắm lời. Họ nói đủ thứ điên đảo, điếm đàng, đất nước, lẩm cẩm v.v. Đám người có rơm chất đầy xe còn chọc vô thêm để có chuyện cười. Cô gái bắt xe [I]"tốp"[/I] giữa đường, ném lại cái nhìn ghê tởm rồi nhập với mấy người thanh niên choàng [I]manteau[/I] cỡi [I]Honda[/I] chạy ào ào ra miền ngoài. Về tới ranh giới hai tỉnh, trời mưa xối xả. Chiếc xe lại hư, nằm cả giờ bên bãi đá chồng lổn ngổn dưới chân núi. Những ống dẫn dầu từ dưới vịnh về phi trường có từng khúc sáng trong không khí mù mù ướt át… Sãi về tới nhà thì Quân và người con gái đã đi. Anh Huệ cho đứa con đầu lòng tới kêu Sãi lên anh ăn cơm và bàn chuyện cho mướn nhà. Sãi ăn uống ngấu nghiến. Chuyện nhà cửa, Sãi bảo anh Huệ tính sao cũng được. Ngôi nhà cũng như Sãi đã là những rắc rối, cha Sãi không muốn nghĩ tới. Cái đập vai đầy phấn [I]billard[/I] hôm Sãi ghé vào tiệm chào ông để ra đây còn rõ như những chữ lem nhem Đởm viết trên tường. Thế giới của ông trẻ quá. Hôm người yêu Sãi đi lấy chồng, những bạn ông đã bắt tay Sãi chia buồn. Sãi thuật lại với Thị chuyện đó. Hôm Sãi đột nhiên nhận ra Thị có dáng lòe xòe. Ở nhà anh Huệ về, Sãi tắm và cuốn mền ngủ. Như vậy lúc phố lên đèn mới đến Thị được. Cánh cửa đóng kín dối gạt bạn bè. Với bọn này, chỉ một ly cà phê tạm biệt qua quít. Còn phòng lúc trở lại bất ngờ. Sãi dậy lúc có cảm giác Đởm về đứng trước cửa. Sãi quờ quạng bật đèn, ra giếng. [I]Những đêm lạnh lẽo anh nhớ em vô cùng, vách núi lưng đèo mòn đôi gót phong sương…[/I] Những cành cây chạm mặt. Sãi tỉnh hẳn dưới những bóng lá rũ nước. Giấc ngủ, bộ quần áo mới thay, tấm áo khoác ngoài đổi mặt, Sãi bước trên mặt đường phố với dáng ấm áp, gọn gàng. Qua tiệm cà phê mới, Sãi thấy Thị trong đám bạn gái bạn trai bước ra. Sãi né cái ồn ào lối đó, tới nhà Thị ngồi chờ. Ở bệ xi măng xây bỏ lửng đầu hiên có một mớ vỏ chuối. Trước cửa ghim một tờ giấy. [I]Tôi đến, các cô đi vắng. Ngồi đợi thêm ăn hết nải chuối vẫn chẳng thấy ai về. Xin hẹn khi khác. Du Thản Chi.[/I] Bọn Thị vào tới ngõ ồn ồn tiếng cười nữ sinh nội trú. Mấy người con trai cũng theo vào. Sãi đứng trước căn phòng ngoài khoá kín tạo chút ngạc nhiên lúc chưa rõ mặt. Tiếng mở khoá của người con gái đầu đàn. Tiếng giễu của mấy người bạn trai. Tiếng kêu một cô đọc tấm giấy. Giọng thương gã [I]Du Thản Chi, [/I]người bạn lặn lội, chân thành, Thị yên lặng, xa Sãi một khuôn mặt tối. Cánh cửa mở cùng hơi thở trút nặng lúc trở về. Mọi người nhường nhau vào căn phòng chật chội. Thị nói: "Mình ở ngoài nói chuyện". Hai người lại bệ xi măng đầu hiên. Trong nhà nổi tiếng hát nghịch ngợm của một cô thay áo: [I]Đêm nay một người tiễn một người. Sao rơi hò hẹn gặp sao rơi… Nơi cuối chân trời…[/I] Thị quay lại đóng im cánh cửa như tránh nói trước. Sãi hất tờ báo có mớ vỏ chuối, ngồi lên bệ xi măng. Thị khoanh tay tựa lưng vào cây cột. Sãi bảo: "Để anh co giò lấy chỗ Thị ngồi cho ấm?" Thị lơ đãng nhìn nóc nhà thờ vượt cao ngoài ngõ, cười không rõ: "Em đứng một lát cho đỡ nực. Đi phố về nhà bao giờ cũng nóng". Sãi nghe như mình lặp lại: "Vài bữa nữa anh đi". Thị lần này bụm miệng cười thành tiếng: "Anh Sãi đi mạnh giỏi". Sãi cũng mơ hồ cười theo. Trong nhà vang âm âm tiếng khua động kẻ đứng người ngồi vẫn chưa yên ổn. Thị đẩy chân Sãi, ké né ngồi xuống. Sãi choàng qua vai bấm những đầu tóc cháy của nàng. Hai người hôn nhau. Nước mắt ướt trên mắt Thị khép kín. Thị đẩy Sãi ra và quay mặt khóc. Cái khóc vẩn vơ như một dịp tự nghĩ lại mình. Những giọt nước mắt như từ một tâm hồn có gió và cây lá đẩy đưa. Chẳng có Sãi. "Ra phố?" Sãi đứng dậy cùng Thị ra ngõ. "Nhường chỗ cho người ở trong nhà ra ngồi dặn dò từ biệt". Đởm về nói được lắm, không có Thị tao cũng đến mất tiêu tăm tích mày. Sãi hỏi chuyện học hành của người yêu hắn, hắn chửi tùm lum. Nhưng rồi hắn vẫn kể. Người yêu hắn đã biết viết thư tự ví mình như con thuyền giữa dòng Bến Hải. Đởm mở bung các cửa, đọc những chữ hắn và đám bè bạn viết. Sãi cho hắn biết chuyện cho mướn nhà. Phòng trên này cho một gia đình lính mướn. Phòng dưới Sãi định gọi [I]Du Thản Chi[/I] lại ở để hắn giữ mấy tủ sách luôn thể. Thản lì lợm nhưng khí khái. Có bữa hắn đã định mạo hiểm lên đồn lôi Đởm về cho Sãi. Nhưng mấy lần Sãi bảo tới ở hắn đều từ chối. Hắn lấy cớ không chịu được không khí bạn bè Sãi. Nửa tháng nay không thấy hắn tới. Có dư luận hắn về ở dưới làng để sửa soạn cưới vợ. Nải chuối trước cửa nhà Thị chứng tỏ Thản đã lên phố. Không thấy hắn tự tìm đến, tìm hắn là chuyện mất công. Đởm nghe chuyện Thản, có vẻ thích thú: "Xứ này đúng là xứ anh em kết nghĩa của mày". Đởm kéo Sãi đi ăn rồi rủ Sãi đi coi hắn đánh bạc. Hắn banh nút áo, kéo [I]maillot[/I] bảo Sãi rờ vô ngực hắn. Sãi thấy một cái bùa vải vàng dấu đỏ của người Thượng. "Lính nó làm biếu tao đó. Chuyến này về tao cốt ý thử bùa". Sãi nói: "Tao không ngờ mày bệ rạc tới mức đó". Đởm cười: "Chỉ giờ năm sau, đeo mười lá bùa về diễn ở phố này mày cũng đeo". Đởm đánh bài luôn mấy ngày đêm. Những người ca hát mấy bữa trước nhiều người có mặt trong sòng bài. Hắn bảo Sãi đừng bận tâm về hắn. Đây là canh bạc tìm lại bạn bè cũ. Khoá học này một số đông giáo viên nhập ngũ. Thị được về dạy một trường gần. Sãi bảo chờ Sãi đi hãy tới trình sự vụ lệnh. Buổi sớm, Sãi từ sòng bài của Đởm ghé tiệm cà phê mời mua ít [I]pâté chaud[/I] lại nhà Thị. Những người bạn Thị đều đi dạy buổi sáng, Sãi đỡ mất công bảo Thị lại nhà. Thị khoác tấm áo len đỏ, vận bộ đồ ngồi trên chiếc ghế mây độc nhất hát những bản nhạc để bừa bãi trên bàn chờ Sãi. Sãi không ưa màu áo và nhạc đó. Thị đoán hiểu, cố ý chọc tức. Sãi ngồi một góc chân bàn, lật coi những lời đề tặng nghĩ đến lá bùa Đởm đe doạ. Cơn giận cô bùng lên cũng như lòng lạm dụng tình thân. Thị yêu dấu vẫn là Thị loà xoà cười nói. Thị tự do vẫn là Thị nguyên vẹn thu hình. Tình yêu có khi gây lầm lẫn giữa ước vọng và người đàn bà. Kẻ thất vọng đã ngỡ một đêm ái ân kia nàng đến với mình cùng bao nhiêu bùa phép. Vẻ óng ả sau lớp dầy vải vóc và nổi trống trải của bãi đá chồng dưới chân núi, Sãi có nơi Thị bấy nhiêu. Sãi thường hôn xuống gáy Thị lúc hai người lại ngồi bên mép giường. Thị yên lặng cúi đầu quệt vạt guốc mỏng mảnh tạo tiếng động. Xúc động nàng âm thầm và khuất ở nơi ngực loã xoã tóc. Sắc đen đôi mi rất thực lúc xoay mặt hôn nhau. Thị ngộ nghĩnh ở vốc tay tham lam đầy vải dày vai áo. Đêm khuya bên sòng bài của Đởm, cái lạnh sau giấc ngủ vật vờ, Sãi thấy nhớ cái dáng quấn quít lúc đó. Đởm đánh bài, nguỵ biện như tình yêu. Căn phòng kín khiến hắn gặp Sãi trong ánh sáng không ngày đêm. Sãi thêm: đó không là ánh sáng con bé hồi trước đi dạo ngoài phố. Đởm cãi hắn không còn kể gì tới con bé. Con bé cũng chẳng là gì. Nó cũng như những năm ồn ào vừa qua chỉ là một sự cần thiết để nản nản mà dễ lấy một người vợ. "Rồi đứa nào cũng sống với một người vợ. Cũng chỉ một người thôi". Sãi đùa đó là thứ triết lý bộ lạc. Đởm gật: "Rồi cũng có ngày mình tới được đời sống bộ lạc đó". Đởm đi trước Sãi hai ngày. Hắn thua hết tiền và đưa cho Sãi lá bùa. Sãi thấy kỳ cục. Một người bạn làm thơ sắp cưới vợ đã nhận ra lá bùa vào buổi chiều anh ta mời Sãi tới ăn uống. Trong lúc say sưa, Sãi nói cảnh biệt ly nào mà chẳng cảm động nhưng thực ra lá bùa trong túi Sãi cũng chẳng giúp Sãi uống thêm được bao nhiêu. Và tới buổi tối đến Thị, Sãi thấy nên giữ lấy lá bùa. Sãi khi đã đi xa rồi, sẽ thấy lý do giữ lá bùa lại rõ ràng hơn. Nỗi nhảm nhí không có mốc nào đánh dấu nhưng cũng nổi rõ trong trường hợp bao biện, vị tình. Nỗi bao biện nghĩ mình chẳng có gì mang đi nhiều hơn. Thị vẫn ra khỏi nhà bằng tấm áo choàng thùng thình gần kín hai ống quần mỏng mảnh, sờn cũ. Miệng cắn những hột dưa đợi Tết. Hai người không nói sẽ đi đâu vì vẫn những con đường, những nơi ghé và thói quen mọi tối. Tiếng gió trên cao làm cái tin đám cưới người bạn thơ được loan trên đài phát thanh địa phương có giọng nho nhỏ như tiếng trò chuyện trong phòng. Sãi bảo cái vẻ lôi thôi của Sãi và Thị chỉ hợp với một đám cưới tập đoàn. Thị bỗng vui thích hát một bài ca con nít.[I] Những đêm vầng trăng lên tròn tròn, gió đưa ngàn cây nghe xào xạc, chúng em cùng họp đoàn vui chơi… [/I]"Nghe… tình cảm hơn những bản nhạc em vẫn hát". Sãi nói. Thị đùa không chừng Tết ni về Huế có một ông chồng. "Phải lặn lội về tận quê kiếm một ông chồng, bết quá". Thị toan cãi thì tới một vùng nhiều ánh đèn. Rút tay anh lại. Hai người đi theo đuôi những chiếc xe bán bánh mì đèn rung chấp chới. Sãi nhớ Đởm đã giơ cao quả đấm khi nói đường phố đây chỉ thấy một lối áo choàng hai mặt và những trưng bày thuộc địa. Những nhà cửa đóng và những mái hiên khuất lấp còn để đèn Giáng sinh. Sãi bật cười khi nhận ra mình vừa giảng giải cho Thị thế nào là quý phái. Thị kể lại nổi buồn khi biết đã qua cái tuổi trèo cây. Giờ còn trèo cây thì hẳn cao hơn hết mọi thứ. [I]Cao nhất[/I]. Thị cười rũ. Cái dáng của Thị hôm nom thấy chữ CAO NHẤT vô nghĩa của một người bạn Sãi viết trên tường. Căn nhà đó thực sự mang vẻ ngô nghê của những người đã đi, những người đã vướng vào nỗi bộc lộ bình nhật mình vẫn ít nhiều rẻ rúng. Hai người vào uống nước ở một tiệm nước nhiều bóng cây gần chợ. Tiệm vắng. Thị vẫn có chút ngập ngừng. Sãi có chút bực dọc. Hai người ngồi ở một góc chiếc bàn mặt đá rộng, trống trơn. Sãi hỏi Thị có gì nói không? Thị lặp lại: "Anh Sãi đi mạnh giỏi". Sãi hỏi gặng, Thị cười: "Đầu óc anh nom thực bờm xờm". Thị đã nói năng ít nhiều dễ dãi. Nàng bắt đầu quen với một lối nói chuyện. "Từ giờ tới mùa hè năm tới cũng không có gì là lâu". Sãi nói. Thị cúi uống ly nước không ý kiến. Thị có vẻ chậm chạp ở những phản ứng chưa quen, không thể bắt chước. Hai người đi nhiều vòng những con đường góc phía Bắc thành phố. Gần giới nghiêm, hai người về cùng những chiếc xe bán bánh mì bắt đầu tản dần khỏi vùng ánh sáng Ngã Năm. Ý nghĩ đi, ở như một không gian lơ lửng. Giữa vẻ óng ả sau lớp dầy vải vóc gần gũi và nỗi trống trải của bãi đá chồng dưới chân núi lúc dời xa. Hai người vẫn trở về qua lối nhà ga. Con đường đó vẫn phải bước bằng cái dáng vượt gió. Có bóng mấy gã lính rải dưới những bức tường đổ trước sân ga thách thức chuyện thanh toán. Căn nhà trong ngõ đã tắt điện. Có ánh bạch lạp một bạn đồng nghiệp của Thị thắp học thi. Hai người đứng tựa vào bệ xi măng đầu hiên. Thị nói chuyện viết thư. Sãi bảo sẽ không kể chuyện lính. "Để chứng tỏ tình yêu phong phú". Sãi cười như giọng nói buông lơi. Thị đẩy Sãi: "Anh về đi, giới nghiêm rồi… Anh Sãi đi mạnh giỏi". "Ít ra mỗi ngày cũng đứng đắn năm phút". Sãi nói. Thị ngã vào lòng Sãi. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Truyện ngắn chọn lọc
Tập truyện ngắn "Chiếc xương lá mục" - Y Uyên
Top