Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
LƯU TRỮ
CHỜ PHÂN LOẠI
Tạp bút Tết Tết chơi chơi...
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="yezterday" data-source="post: 139950" data-attributes="member: 2410"><p>Tên: Yezterday</p><p>Tuổi: 19</p><p>Nghề nghiệp: Sinh viên</p><p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center">[ATTACH]11352[/ATTACH]</p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center"></p><p><span style="color: #0000ff">Cá nhân tôi nghĩ, Tết bản thân nó đã đặc biệt, nên chẳng cần phải vắt óc lên mà tìm những ngôn từ hoa mĩ làm gì. Cảm xúc là ở trong tim, những cái trong tim thì chỉ những nhịp đập đồng điệu mới cảm được, viết cảm xúc là viết thừa.<em></em></span></p><p><span style="color: #0000ff"><em></em></span></p><p><span style="color: #0000ff"><em>Ngày còn nhỏ. </em></span></p><p><span style="color: #0000ff"></span></p><p><span style="color: #0000ff">Tết là cái chẳng để mong chờ. Bởi, cứ độ gần Tết, gia đình bận bịu, nhà trường rộn ràng, bạn bè xí xớn thì nghiễm nhiên là Tết đến, mà Tết đến thì, đối với con trẻ, có hai cái được: một là được nghỉ học chính đáng, hai là được tiền lì xì. Thế thôi. Hăm ba tháng Chạp, hay được ba dụ khị nọ kia về cái tích ông táo cỡi cá chép về trời, huyền bí mà ảo diệu lắm. Tuy hào hứng cơ mà để thức tới nửa đêm để xem cúng kiếc gì đó thì rõ là cực hình bởi hai mắt cứ dí díp vào nhau. </span></p><p><span style="color: #0000ff"></span></p><p><span style="color: #0000ff">Mấy ngày cận Tết, cả cái huyện thị như tập trung hết cả về chợ, nườm nượp và xối xả. Sáng tinh mơ nghe tiếng còi xe inh ỏi, tôi cũng lọ mọ ra trước nhà ngó nghiêng. Người nối người, thành ra dưới màn sương mỏng, con đường bình thường rộng thênh thang, giờ hẹp lối vô cùng. Giao thừa thì cũng văn nghệ văn gừng, năm nào có pháo bông thì coi, không thì mấy thằng trong xóm cũng lén đánh pháo xịt, pháo nào mà chả pháo. Nhà tôi thì lại chẳng có nấu bánh chưng. </span></p><p><span style="color: #0000ff"></span></p><p><span style="color: #0000ff"></span></p><p><span style="color: #0000ff"><em>Rồi lớn lên.</em></span></p><p><span style="color: #0000ff"></span></p><p><span style="color: #0000ff">Không gian Tết vẫn vậy. Hương vị Tết vẫn vậy. Nhưng Tết trong bụng thì chẳng còn như vậy. Vì học xa nên Tết rõ ràng chỉ còn là cái cớ để trốn thành thị về nhà. Cũng dần biết rằng Tết về thì nhiều khi gánh nặng tiền nong và bộn bề lo toan đè nặng trên vai những con người. Đó lẽ thường là cái giá của tiếng cười ngày Tết mà người ta phải chấp nhận. Và lớn thì người ta chẳng còn cái sảng khoái con trẻ, mà tĩnh lặng hơn để hưởng thụ một cái Tết tĩnh lặng, ý tôi là nhẹ nhàng, hòa nhã mà thấm đượm; tất nhiên là tôi trừ mấy người tính tình "sang sảng" ra. </span></p><p><span style="color: #0000ff"></span></p><p><span style="color: #0000ff">Tôi cũng chẳng còn hứng thú gì với tiền lì xì, bởi nó ẩn chứa quy luật bảo toàn "tài sản" gì gì trong đó. Mà, có nhiều bà cô ông chú thấy lớn tồng ngồng thì cũng lơ là. Tôi nghĩ không có gì sai. Tiền lì xì là để mừng tuổi, mà càng lớn thì tuổi trẻ chuyển thành tuổi già, già thì người ta chẳng thích, nên không mừng mọc gì nữa. Vậy, tôi thấy Tết lại hai cái được: một là được về nhà, hai là được gặp mặt ấm cúng gia đình và bạn bè. Thế thôi.<em></em></span></p><p><span style="color: #0000ff"><em></em></span></p><p><span style="color: #0000ff"><em>Mà.</em></span></p><p><span style="color: #0000ff"></span></p><p><span style="color: #0000ff">Nói thế không có nghĩa là cái Tết trong tôi vô vị. Vẫn đủ mấy vị cơ bản đấy. Tết là để tôi hít ngửi lấy khí trời rất trong tươi, là để tôi ngắm lấy vạn vật rất hấp dẫn, là để tôi nếm lấy món quốc truyền rất ngon nghê, là để tôi nghe thứ thanh âm rất "tĩnh lặng", và là để chạm vào những gì rất Tết mà nếu kể ra thì...còn gì là Tết nữa! Chung quy lại là tôi dùng hết thảy mấy giác quan để cho sướng cái tâm hồn.</span></p><p><span style="color: #0000ff"></span></p><p><span style="color: #0000ff">Bình thường tôi rất ghét ba trò hên xui may rủi. Nhưng mà Tết thì khác. Mùng một ai mời tôi mua vé số thì tôi mua. Mùng hai ai rủ tôi đánh bài thì tôi đánh. Rồi có lô tô lô tiếc thì tôi chơi. </span></p><p><span style="color: #0000ff"></span></p><p><span style="color: #0000ff">Bình thường tôi chẳng có thời gian để thương hại người nghèo. Nhưng Tết tươi rảnh rỗi tôi cứ nghĩ vẩn vơ này nọ, rồi tôi thấy thương họ thật. Đại để là tôi đã nghe thằng anh họ sau một lần ham công tiếc việc nấn ná nọ kia rồi để hết vé xe không về, kể rằng cảm giác Tết xa nhà thúi hoắc trong tức tưởi tiếc thân tủi phận. Sang mùng ba có về mà nước mắt nước mũi giàn giụa. </span></p><p><span style="color: #0000ff"></span></p><p><span style="color: #0000ff">Bình thường tôi không ưa mấy mùi nhang khói. Nhưng Tết thì tôi ưu ái cho nó được quyền xộc xạch thẳng vào mũi. Ở chùa chiền, ở mồ mả. Khói hương cuồn cuộn nhìn thơ vô cùng. </span></p><p><span style="color: #0000ff"></span></p><p><span style="color: #0000ff"></span></p><p><span style="color: #0000ff"></span><p style="text-align: right">[ATTACH]11353[/ATTACH]</p> <p style="text-align: right"></p> <p style="text-align: right"></p><p><span style="color: #0000ff"><p style="text-align: right"> <span style="font-size: 15px"><em>Thơ chẳng về cho vẹn tiết xuân sang</em></span></p></span></p><p style="text-align: right"><span style="color: #0000ff"><span style="font-size: 15px"><em>Lòng tơ tưởng còn vương khí đông tàn</em></span></p></span></p><p style="text-align: right"><span style="color: #0000ff"><span style="font-size: 15px"><em>Theo cánh én hương mai về hăm hở</em></span></p></span></p><p style="text-align: right"><span style="color: #0000ff"><span style="font-size: 15px"><em>Ta được gì trong thoáng chốc chơ vơ?</em></span></p></span></p><p style="text-align: right"><span style="color: #0000ff"></p><p></span></p><p><span style="color: #0000ff"></span><p style="text-align: right"><span style="color: #0000ff">Gần Tết nên nhớ nhà, chứ chẳng có gì hết xấc. Tết tôi thì thế thôi...</span></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="yezterday, post: 139950, member: 2410"] Tên: Yezterday Tuổi: 19 Nghề nghiệp: Sinh viên [CENTER] [ATTACH=CONFIG]11352[/ATTACH] [/CENTER] [COLOR=#0000ff]Cá nhân tôi nghĩ, Tết bản thân nó đã đặc biệt, nên chẳng cần phải vắt óc lên mà tìm những ngôn từ hoa mĩ làm gì. Cảm xúc là ở trong tim, những cái trong tim thì chỉ những nhịp đập đồng điệu mới cảm được, viết cảm xúc là viết thừa.[I] Ngày còn nhỏ. [/I] Tết là cái chẳng để mong chờ. Bởi, cứ độ gần Tết, gia đình bận bịu, nhà trường rộn ràng, bạn bè xí xớn thì nghiễm nhiên là Tết đến, mà Tết đến thì, đối với con trẻ, có hai cái được: một là được nghỉ học chính đáng, hai là được tiền lì xì. Thế thôi. Hăm ba tháng Chạp, hay được ba dụ khị nọ kia về cái tích ông táo cỡi cá chép về trời, huyền bí mà ảo diệu lắm. Tuy hào hứng cơ mà để thức tới nửa đêm để xem cúng kiếc gì đó thì rõ là cực hình bởi hai mắt cứ dí díp vào nhau. Mấy ngày cận Tết, cả cái huyện thị như tập trung hết cả về chợ, nườm nượp và xối xả. Sáng tinh mơ nghe tiếng còi xe inh ỏi, tôi cũng lọ mọ ra trước nhà ngó nghiêng. Người nối người, thành ra dưới màn sương mỏng, con đường bình thường rộng thênh thang, giờ hẹp lối vô cùng. Giao thừa thì cũng văn nghệ văn gừng, năm nào có pháo bông thì coi, không thì mấy thằng trong xóm cũng lén đánh pháo xịt, pháo nào mà chả pháo. Nhà tôi thì lại chẳng có nấu bánh chưng. [I]Rồi lớn lên.[/I] Không gian Tết vẫn vậy. Hương vị Tết vẫn vậy. Nhưng Tết trong bụng thì chẳng còn như vậy. Vì học xa nên Tết rõ ràng chỉ còn là cái cớ để trốn thành thị về nhà. Cũng dần biết rằng Tết về thì nhiều khi gánh nặng tiền nong và bộn bề lo toan đè nặng trên vai những con người. Đó lẽ thường là cái giá của tiếng cười ngày Tết mà người ta phải chấp nhận. Và lớn thì người ta chẳng còn cái sảng khoái con trẻ, mà tĩnh lặng hơn để hưởng thụ một cái Tết tĩnh lặng, ý tôi là nhẹ nhàng, hòa nhã mà thấm đượm; tất nhiên là tôi trừ mấy người tính tình "sang sảng" ra. Tôi cũng chẳng còn hứng thú gì với tiền lì xì, bởi nó ẩn chứa quy luật bảo toàn "tài sản" gì gì trong đó. Mà, có nhiều bà cô ông chú thấy lớn tồng ngồng thì cũng lơ là. Tôi nghĩ không có gì sai. Tiền lì xì là để mừng tuổi, mà càng lớn thì tuổi trẻ chuyển thành tuổi già, già thì người ta chẳng thích, nên không mừng mọc gì nữa. Vậy, tôi thấy Tết lại hai cái được: một là được về nhà, hai là được gặp mặt ấm cúng gia đình và bạn bè. Thế thôi.[I] Mà.[/I] Nói thế không có nghĩa là cái Tết trong tôi vô vị. Vẫn đủ mấy vị cơ bản đấy. Tết là để tôi hít ngửi lấy khí trời rất trong tươi, là để tôi ngắm lấy vạn vật rất hấp dẫn, là để tôi nếm lấy món quốc truyền rất ngon nghê, là để tôi nghe thứ thanh âm rất "tĩnh lặng", và là để chạm vào những gì rất Tết mà nếu kể ra thì...còn gì là Tết nữa! Chung quy lại là tôi dùng hết thảy mấy giác quan để cho sướng cái tâm hồn. Bình thường tôi rất ghét ba trò hên xui may rủi. Nhưng mà Tết thì khác. Mùng một ai mời tôi mua vé số thì tôi mua. Mùng hai ai rủ tôi đánh bài thì tôi đánh. Rồi có lô tô lô tiếc thì tôi chơi. Bình thường tôi chẳng có thời gian để thương hại người nghèo. Nhưng Tết tươi rảnh rỗi tôi cứ nghĩ vẩn vơ này nọ, rồi tôi thấy thương họ thật. Đại để là tôi đã nghe thằng anh họ sau một lần ham công tiếc việc nấn ná nọ kia rồi để hết vé xe không về, kể rằng cảm giác Tết xa nhà thúi hoắc trong tức tưởi tiếc thân tủi phận. Sang mùng ba có về mà nước mắt nước mũi giàn giụa. Bình thường tôi không ưa mấy mùi nhang khói. Nhưng Tết thì tôi ưu ái cho nó được quyền xộc xạch thẳng vào mũi. Ở chùa chiền, ở mồ mả. Khói hương cuồn cuộn nhìn thơ vô cùng. [/COLOR][RIGHT][ATTACH=CONFIG]11353[/ATTACH] [/RIGHT] [COLOR=#0000ff][RIGHT] [SIZE=4][I]Thơ chẳng về cho vẹn tiết xuân sang Lòng tơ tưởng còn vương khí đông tàn Theo cánh én hương mai về hăm hở Ta được gì trong thoáng chốc chơ vơ?[/I][/SIZE] [/RIGHT] [/COLOR][RIGHT][COLOR=#0000ff]Gần Tết nên nhớ nhà, chứ chẳng có gì hết xấc. Tết tôi thì thế thôi...[/COLOR][/RIGHT] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
LƯU TRỮ
CHỜ PHÂN LOẠI
Tạp bút Tết Tết chơi chơi...
Top