Tào Xung là con út của Tào Tháo, rất thông minh lanh lợi, lại ham học, gặp chuyện hay suy nghĩ, vì thế đã sớm trở thành thần đồng nổi tiếng.
Năm ấy, Tào Tháo muốn tu sửa lại vườn hoa, ông kêu kiến trúc sư Trương Dực Tông vẽ sơ đồ để ông xem. Trương Dực Tông vẽ xong, đưa đến tướng phủ xin Tào Tháo xem qu. Tào Tháo đang ở trong trướng hội họp. Thoạt xem qua họa đồ, ông liền cầm bút viết mấy câu trên tường chính của bức họa đồ:
Náo thị vô thị khách,
Lâu các thất trung không,
Nhàn hạ tuế nguyệt thiểu
Thời gian cận hoàng hôn.
Trương Dực Tông xem bốn câu thơ này, suy nghĩ một hồi lâu mà vẫn không hiểu ý gì, ông bèn đưa cho các quan trong trướng đang hội họp với Tào Tháo nhờ giải giùm:
- Tiểu nhân ngu ngốc, mong chư vị đại nhân chỉ điểm cho.
Các quan trong trướng cầm xem, nhưng không ai nói lời nào. Bây giờ Tào Tháo mới cười mà hỏi:
- Sao, chẳng lẽ không ai có thể xem biết ý lão phu trong mấy câu đó ư?
- Sao không có được, tôi biết ý mấy câu này rồi!
Bọn người bị Tào Tháo hỏi, thẹn đến đỏ mặt, nhưng nghe đứa con nít nói, lièn giựt mình. Con cái nhà ai mà dám gan mật trả lời trước mặt Thừa tướng như vầy? Bọn họ ngoái nhìn và nhận ra tiểu công tử Tào Xung. Tào Xung đang học ở trong phòng, cậu thấy mệt mỏi, nên ra ngoài dạo chơi một vòng, thấy mọi người đang xúm xít coi cái gì đó, cậu khẽ lần bước đến xem. Cậu xem qua mấy câu này, mắt chớp chớp mấy cái là hiểu ra ngay. Tào Tháo thấy đứa con cưng của mình liền vui ngay, nhưng miệng vờ quát:
- Vỗ lễ! Con nít mà dám múa búa Lỗ Ban trước bao nhiêu người, thiệt là mất dạy!
Bọn quan thừa cơ mượn gò xuống ngựa, nói:
- Thưa thừa tướng, nhờ công tử nói thử xem?
Tào Tháo gật đầu bảo:
- Xung nhi, mau giải thích xem nào!
Tào Xung nói:
- Sự thực, ý mấy câu này thật đơn giản, chỉ là kêu mở thêm cửa ở mặt tường chính đó thôi. "Náo thị vô thị khách" là nói chữ náo (....) mà không có chữ thị (.....), không là chữ môn (....) sao? "Lâu các thất trung không" là nói bên trong các (....) mà trốn gkhông, cũng chẳng là chữ môn (....) sao? "Nhàn hạ tuế nguyệt thiều" là nói chữ nhàn (....) mà thiếu mất chữ nguyệt (....), cũng chẳng là chữ môn (....) sao? "Thời gian cận hoàng hôn", hoàng hôn mặt trời vừa lặn, chữ gian (....) mà không có mặt trời (....) đương nhiên là chữ môn (....) vậy).
Tào Xung nói luôn một hơn, nói đến Tào Tháo cười lên ha hả. Bọn quan đồng thanh khen Tào Xung là một thiên tài. Tào Xung ngoẹo cổ nói:
- Chẳng biết thiên tài, địa tài gì hết, tôi chỉ là người gặp việc hay động não mà thôi!
Theo Truyền Thuyết Tam Quốc Chí
Năm ấy, Tào Tháo muốn tu sửa lại vườn hoa, ông kêu kiến trúc sư Trương Dực Tông vẽ sơ đồ để ông xem. Trương Dực Tông vẽ xong, đưa đến tướng phủ xin Tào Tháo xem qu. Tào Tháo đang ở trong trướng hội họp. Thoạt xem qua họa đồ, ông liền cầm bút viết mấy câu trên tường chính của bức họa đồ:
Náo thị vô thị khách,
Lâu các thất trung không,
Nhàn hạ tuế nguyệt thiểu
Thời gian cận hoàng hôn.
Trương Dực Tông xem bốn câu thơ này, suy nghĩ một hồi lâu mà vẫn không hiểu ý gì, ông bèn đưa cho các quan trong trướng đang hội họp với Tào Tháo nhờ giải giùm:
- Tiểu nhân ngu ngốc, mong chư vị đại nhân chỉ điểm cho.
Các quan trong trướng cầm xem, nhưng không ai nói lời nào. Bây giờ Tào Tháo mới cười mà hỏi:
- Sao, chẳng lẽ không ai có thể xem biết ý lão phu trong mấy câu đó ư?
- Sao không có được, tôi biết ý mấy câu này rồi!
Bọn người bị Tào Tháo hỏi, thẹn đến đỏ mặt, nhưng nghe đứa con nít nói, lièn giựt mình. Con cái nhà ai mà dám gan mật trả lời trước mặt Thừa tướng như vầy? Bọn họ ngoái nhìn và nhận ra tiểu công tử Tào Xung. Tào Xung đang học ở trong phòng, cậu thấy mệt mỏi, nên ra ngoài dạo chơi một vòng, thấy mọi người đang xúm xít coi cái gì đó, cậu khẽ lần bước đến xem. Cậu xem qua mấy câu này, mắt chớp chớp mấy cái là hiểu ra ngay. Tào Tháo thấy đứa con cưng của mình liền vui ngay, nhưng miệng vờ quát:
- Vỗ lễ! Con nít mà dám múa búa Lỗ Ban trước bao nhiêu người, thiệt là mất dạy!
Bọn quan thừa cơ mượn gò xuống ngựa, nói:
- Thưa thừa tướng, nhờ công tử nói thử xem?
Tào Tháo gật đầu bảo:
- Xung nhi, mau giải thích xem nào!
Tào Xung nói:
- Sự thực, ý mấy câu này thật đơn giản, chỉ là kêu mở thêm cửa ở mặt tường chính đó thôi. "Náo thị vô thị khách" là nói chữ náo (....) mà không có chữ thị (.....), không là chữ môn (....) sao? "Lâu các thất trung không" là nói bên trong các (....) mà trốn gkhông, cũng chẳng là chữ môn (....) sao? "Nhàn hạ tuế nguyệt thiều" là nói chữ nhàn (....) mà thiếu mất chữ nguyệt (....), cũng chẳng là chữ môn (....) sao? "Thời gian cận hoàng hôn", hoàng hôn mặt trời vừa lặn, chữ gian (....) mà không có mặt trời (....) đương nhiên là chữ môn (....) vậy).
Tào Xung nói luôn một hơn, nói đến Tào Tháo cười lên ha hả. Bọn quan đồng thanh khen Tào Xung là một thiên tài. Tào Xung ngoẹo cổ nói:
- Chẳng biết thiên tài, địa tài gì hết, tôi chỉ là người gặp việc hay động não mà thôi!
Theo Truyền Thuyết Tam Quốc Chí