Tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội

Bút Nghiên

ButNghien.com
Tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội

1. Tăng trưởng kinh tế:

a. Khái niệm:

Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Đó là sự gia tăng quy mô sản lượng nhah hay chậm so với thời điểm gốc .

Chỉ tiêu chính biểu hiện mức tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ tăng GDP hoặc GNP của thời kỳ sau so với thời kỳ trước:

[(GNP1-GNP0)/GNP0].100%

b.Vai trò của tăng trưởng kinh tế:

+ Có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia. Nó là biểu hiện cần thiết đầu tiên để khắc phục tình trạng đói nghèo, lạu hậu; để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống...

+ Là điều kiện để tạo thêm việc làm, giảm thất nghiệp và nâng cao mức sống của nhân dân...

+ Là tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia.

Tuy vai trò của tăng trưởng kinh tế là hết sức quan trọng, nhưng cần phải tăng trưởng hợp lý. Tăng trưởng phù hợp với khả năng của đất nước ở từng thời kỳ nhất định. Tránh tình trạng tăng trưởng kinh tế ở trạng thái quả nóng, quá thấp. Vì vậy, cần tăng trưởng kinh tế hợp lý tức là phù hợp với khả năng của đất nước trong thời kỳ nhất định.

c. Các nhân tố tăng trưởng kinh tế :

Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song các nhân tố cơ bản là:

* Vốn:

- Là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra được tích luỹ lại cộng với tài nguyên thiên nhiên.

- Vốn được thể hiện dưới nhiều hình thức: Hiện vật và tiền tệ.

- Mối quan hệ giữa tăng GDP với tăng vốn đầu tư gọi là hiệu suất sử dụng vốn sản phẩm gia tăng ICOR. Những nền kinh tế thành công thường là: Tằng 3% vốn đầu tư thì tăng 1% GDP.

- Vai trò của nhân tố vốn đối với tăng trưởng kinh tế không chỉ thể hiện mức vốn đầu tư mà còn ở hiệu suất sử dụng vốn.

*Con người.

- Là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững. Đó là con người có sức khỏe, có trí tuệ, kỹ năng cao ý chí và nhiệt tình lao động, được tổ chức hợp lý.

- Con người là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững vì:

+ Tài năng, trí tuệ của con người là vô tận. Đây là yếu tố quyết định trong nền kinh tế trí thức. Còn vốn tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn.

+ Con người sáng tạo ra kỹ thuật công nghệ, và sử dụng chúng để sản xuất. Nếu không có con người các yếu tố này không thể tự phát sinh tác dụng.

Vì vậy, phát triển giáo dục - đào tạo, y tế... là để phát huy nhân tố con người.

* Khoa học và công nghệ.

- Kỹ thuật tiên tiến và công nghệ mới; nhất là công nghệ cao là động lực quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế ....Đây là nhân tố cho phép tăng trưởng kinh tế và tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu.

* Cơ cấu kinh tế.

* Thể chế chính trị và quản lý nhà nước.


- Đây là nhân tố quan trọng và có quan hệ với các nhân tố khác. Thể chế chính trị ổn định và tiến bộ cùng với sự quản lý có hiệu quả của nhà nước tạo điều kiện để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; khắc phục được những khuyết tật của các kiểu tăng trưởng kinh tế: gây ô nhiễm môi trường; phân hoá giầu nghèo....

=>Muốn tăng trưởng kinh tế tốt phải đảm bảo thực hiện tốt các nhân tố trên. Nhưng trong đó yếu tố con người và thể chế chính trị là hai nhân tố có vai trò to lớn, đặc biệt là nhân tố con người.

3. Phát triển kinh tế:

a. Khái niệm và sự biểu hiện của sự phát triển kinh tế.


- Phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ nhưng không đồng nhất với nhau.

+ Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế và chất lượng cuộc sống.

+ Muốn phát triển kinh tế phải có sự tăng trưởng kinh tế, nhưng không phải sự tăng trưởng kinh tế nào cũng dẫn tới sự phát triển kinh tế. Muốn phát triển kinh tế đòi hỏi phải thực hiện ba nội dung sau:

• Sự tăng lên của GDP, GNP hoặc GDP, GNP tính theo đầu người. Có nghĩa là sự tăng trưởng kinh tế phải lớn hơn mức tăng dân số.

• Sự thay đổi cơ cấu theo hướng: tỷ trọng của các ngành dịch vụ và công nghiệp trong GDP tăng lên còn tỷ trọng của nông nghiệp giảm xuống. Nhưng giá trị tuyệt đối của các ngành tăng lên.

• Chất lượng cuộc sống của đại bộ phận dân cư phải được cải thiện chính vì vậy phải phối hợp có hiệu quả tăng trưởng kinh tế, ổn định lạm phát.

b. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế.

- Những yếu tố thuộc về LLSX.

+ Các yếu tố thuộc về LLSX tạo thành các yếu tố đầu vào của sản xuất; số lượng và chất lượng của các yếu tố đầu vào quyết định đến số lượng và chất lượng của hàng hoá, dịch vụ và ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế:

Ngày nay khi khoa học và công nghệ phát triển thì sự vận dụng vào sản xuất là vô cùng quan trọng để phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

Nhưng nhân tố hàng đầu của LLSX luôn luôn là con người, Đặc biệt trong điều kiện phát triển khoa học và công nghệ. Vì vậy đầu tư cho các lĩnh vực để phát huy nhân tố con người chính là đầu tư cho phát triển kinh tế.

- Những nhân tố thuộc về quan hệ sản xuất:

- Những nhân tố thuộc về kiến trúc thượng tầng:

4. Quan hệ giữa phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.

a. Tiến bộ xã hội :


Là sự phát triển con người một cách toàn diện, phát triển các quan hệ xã hội công bằng và dân chủ.

- Tiến bộ xã hội thể hiện ở các mặt:

+ Sự công bằng xã hội: ở mức sống con người tăng lên; sự phân hoá giàu nghèo ít, chênh lệch về trình độ phát triển giữa các khu vực nhỏ đi
Tiến bộ xã hội được thể hiện tập trung ở sự phát triển nhân tố con người.
Liên hợp Quốc dùng chỉ số HDI làm tiêu chí đánh giá tiến bộ và sự phát triển của mỗi quốc gia:

• Tuổi thọ bình quân.

• Thành tựu giáo dục: trình độ học vấn của người dân và số năm đi học bình quan của người dân tính từ tuổi đi học.

• Mức thu nhập bình quân đầu người.

b. Quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội.

Phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau.

- Phát triển kinh tế là cơ sở cho tiến bộ xã hội. Tiến bộ xã hội biếu hiện ở sự tăng mức sống của con người, tức là kinh tế phải tăng trưởng làm cho GDP/ người tăng lên. Tiến bộ xã hội còn biểu hiện ở sự giảm khoảng cáchgiàu nghèo, ở trình độ phát triển giữa các vùng chênh lệch ít. Muốn vậy kinh tế phải phát triển mới có thể tạo điều kiện vật chất để thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo, đầu tư cho phát triển ở các vùng lạc hậu. Tiến bộ xã hội cũng thể hiện nâng cao dân trí, học vấn, phục vụ y tế, việc mở rộng các loại phúc lợi xã hội......

- Tiến bộ xã hội lại thúc đẩy sự phát triển kinh tế hơn nữa. Một mặt tiến bộ xã hội xác định các nhu cầu mới của đời sống xã hội, đòi hỏi nền kinh tế phải đáp ứng. Mặt khác tiến bộ xã hội thể hiện ở mức sống của con người tăng lên, trình độ học vấn, dân trí tăng lên, công bằng xã hội tốt hơn... làm cho xã hội ổn định, khả năng lao động sáng tạo và nhịt tình lao động của con người tốt hơn, thúc đảy kinh tế phát triển hơn.

Quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội suy cho đến cùng thực chất là quan hệ biện chứng giữa sự phát triển LLSX với sự phát triển quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng.

Tóm lại:

Quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội về thực chất là mối quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của LLSX với sự phát của QHSX và của KTTT tức là sự phát triển của hình thái KTXH.

4. Phát triển bền vững

- Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa 3 mặt:

+ Phát triển kinh tế

+ Phát triển xã hội

+ Bảo vệ môi trường …

(Nguồn: Bài giảng kinh tế xã hội)
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top