Tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm

tuan1990

Banned
Xu
0
[FONT=&quot]Xuất phát từ hoàn cảnh thực tế của đất nước, ngay sau ngày giành chính quyền về tay nhân dân chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị với chính phủ phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất để nhanh chóng dập tắt nạn đói. Lời đề nghị của Người thật là cụ thể:[/FONT]
[FONT=&quot] “ Trong khi chờ đợi ngô, khoai và những thứ lương thực phụ khác, phải ba bốn tháng mới có, tôi đề nghị mở một cuộc lạc quyên. Mười ngày một lần, tất cả đồng bào chúng ta nhịn ăn một bữa. Gạo tiết kiệm được sẽ góp lại và phát cho người nghèo”.[/FONT]
[FONT=&quot]Hai mươi lăm ngày sau đó, ngày 28 tháng 9 năm 1945, trên báo Cứu Quốc số 53, dưới tiêu đề “sẻ cơm nhường áo” chủ tịch Hồ Chí Minh thống thiết kêu gọi:[/FONT]
[FONT=&quot] “ Hỡi đồng bào yêu quý,[/FONT]
[FONT=&quot] Từ tháng giêng đến tháng bảy năm nay, ở Bắc Bộ ta đã có hai triệu người chết đói.[/FONT]
[FONT=&quot] Kế đó lại bị nước lụt, nạn đói càng tăng thêm, nhân dân càng khốn khổ.[/FONT]
[FONT=&quot] Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng.[/FONT]
[FONT=&quot] Vậy tôi xin đề nghị với các đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước :[/FONT]
[FONT=&quot]Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, một tháng nhịn ăn ba bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ “ để cứu dân nghèo.[/FONT]
[FONT=&quot]Như vậy, thì những người nghèo sẽ có bữa rau bữa cháo để chờ mùa lúa năm sau, khỏi đến nỗi chết đói. [/FONT]
[FONT=&quot]Tôi chắc rằng đồng bào ta ai cũng cứu khổ, cứu nạn, mà hăng hái hưởng ứng lời đề nghị nói trên .[/FONT]
[FONT=&quot]Tôi xin thay mặt dân nghèo cảm ơn đồng bào.[/FONT]
[FONT=&quot] Hồ Chí Minh”[/FONT]
[FONT=&quot]Những lời của vị chủ tịch nước thật là cảm động, bởi nó là tình cảm chân thành phát ra từ tâm can, từ cái tình giữa con người với con người. Cũng bởi cuộc đời của Người đã trải qua những đau khổ tương tự, dã từng tiếp xúc với các tầng lớp nhân dân lao động nghèo khó ở nước mình và nhiều nước khác trên thế giới. Từ thực tế cuộc sống của người dân mất nước, Người đồng cảm với nhân dân, thương dân, trọng dân. Người nuôi chí hướng giải phóng dân tộc, đưa dân tộc đến bến bờ độc lập, tự chủ, giải phóng nông dân khỏi kiếp nô lệ, ách đọa đày, cùng nhân dân xây đắp cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Chí hướng ấy trở thành lý tưởng cao đẹp của Người và Người hiến trọn cuộc đời cho lý tưởng cách mạng. Người “đề nghị” Chính Phủ, “đề nghị đồng bào” và bản thân Người gương mẫu thực hiện với thái độ chân thành, với tình cảm rộng lớn vô bờ bến. Thái độ và tình cảm ấy bắt nguồn từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương; Người trong một nước phải thương nhau cùng”; và đặc biệt, trong khó khăn thì “lá lành đùm lá rách”, mọi người cùng sẻ chia với nhau, cùng nhau vượt qua thử thách. Tinh thần “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” đã từng đưa cộng đồng người Việt vươn lên, tiếp tục đứng vững giữa phong ba bão táp lịch sử. Để đùm bọc lẫn nhau, đùm bọc trong cảnh đa số người dân không lấy gì làm sung túc, thì yếu tố tiết kiệm trở thành điều kiện không thể thiếu được. Mỗi người chỉ cần dè xẻn một tí, nhiều người cùng dèn xẻ là có thể cưu mang, đùm bọc người khác. Vậy nên tinh thần tiết kiệm trở thành ý thức và tâm lý của cộng đồng.Tiết kiệm là thước đo về đạo đức.Sự phung phí là cái gì đó khó chấp nhận. Đời nọ truyền cho đời kia bằng lời răn: đừng “vung tay quá trán”, “buôn tàu bán bè, không bằng ăn dè hà tiện”.[/FONT]
[FONT=&quot]Phát động phong trào tăng gia sản xuất, cùng lúc chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi tinh thần tiết kiệm, bởi Người thấu hiểu mối quan hệ khăng khít giữa lao động và tiết kiệm. Nếu làm nhiều, có được nhiều của cải mà không biết sử dụng của cải ấy đúng lúc đúng chỗ, ăn têu hoang phí, xa xỉ thì của bằng núi cũng hết. Người coi tiết kiệm là một trong sáu phương pháp tiến hành động viên kinh tế để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Người viết: “ Việc tiết kiệm cũng có tính chất quan trọng như tăng gia sản xuất. Vậy chúng ta không thể quên được”. Do đó, Người nói tiếp: [/FONT]
[FONT=&quot] “Cần với Kiệm,phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người. cần mà không kiệm, “thì làm chừng nào xào chừng ấy”. Cũng như một cái thùng không có đáy; nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không.[/FONT]
[FONT=&quot]Kiệm mà không Cần, thì không tăng lên, không phát triển được. Mà vật gì không tiến tức phải thoái.Cũng như cái thùng chỉ đựng một ít nước, không tiếp tục đổ thêm vào, lâu ngày chắc nước đó sẽ hao bớt dần,cho đến khi khô kiệt”.[/FONT]
[FONT=&quot]Hồ Chí Minh khẳng định: tiết kiệm phải tiên quyết không xa xỉ, nhưng Người cũng quan niệm: tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Cũng nói về tiết kiệm, Người cho rằng “Tiết kiệm thời giờ là Kiệm, và cũng là Cần”.Người dẫn câu của thánh hiền “ Một tấc bóng là một thước vàng”, đồng thời Người dẫn cả tục ngữ châu Âu: “Thời giờ tức là tiền bạc”, cho nên tiết kiệm thời giờ cũng như tiết kiệm của cải. Nếu người nào mà không có đức Kiệm, tức là xa xỉ, ăn sang mặc đẹp, tiêu xài xa hoa, phung phí trong lúc đồng bào đang còn nghèo túng, thì người đó có tội với Tổ Quốc, có tội với đồng bào. Người nhấn mạnh:[/FONT]
[FONT=&quot] “ Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ Quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng.Như thế mới đúng là Kiệm”.[/FONT]
[FONT=&quot]Hồ Chí Minh cũng cho rằng: vì “Liêm là trong sạch, không tham lam”, nên “Chữ Liêm phải đi đôi với chữ Kiệm. Cũng như chữ Kiệm phải đi đôi với chữ Cần”. Người phân tích cặn kẽ “có Kiệm mới Liêm được. Vì xa xỉ sinh tham lam. Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, đều là bất Liêm” và “Do bất Liêm mà đi đến tội ác trộm cắp. Công khai hay bí mật, trực tiếp hay gián tiếp,bất liêm tức là trộm cắp”. Sự bất liêm như một thứ bệnh truyền nhiễm. Nó lây lan bất cứ chỗ nào, lúc nào, “Trước nhất là cán bộ các cơ quan,các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”. Người chỉ ra một trong những nguyên nhân dẫn đến bất liêm – “Quan tham vì dân dại”, vì vậy cách khắc phục hiệu quả là “dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán bộ, để giúp cán bộ thực hiện chữ Liêm” và “Mỗi người phải nhận rằng tham lam là một điều rất xấu hổ, kẻ tham lam là có tội với nước, với dân”. Rõ ràng thiếu hiểu biết nên người ta mắc vào những sai lầm, những thói hư, tật xấu, dù là cố ý hay vô tình, cho nên nền giáo dục trong xã hội mới có nhiệm vụ đào tạo ra những con người có ý thức công dân và tạo điều kiện để mọi người học tập thường xuyên, luôn luôn nâng cao trình độ nhận thức, đi đến có tri thức toàn diện. Thiếu hiểu biết, con người sẽ không có thái độ ứng xử đúng đắn không chỉ trong các mối quan hệ xã hội – giữa người với người, mà cả đối với chính mình, đưa mình vào tự ti, tự lợi, thiếu tự trọng, thiếu trung thực. Những tính xấu đó đều không có lợi trong mọi hoạt động xã hội,đặc biệt trong hoạt động kinh tế, càng bất lợi khi tham gia quản lí xã hội, quản lí kinh tế. Thiếu đức Kiệm đức Liêm thì khi đứng trước những lợi ích vật chất người ta dễ bị sa ngã, bị cám dỗ, sinh lòng tham và đi đến chỗ tham ô, tham nhũng, tức là đi ngược lại mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của nhân dân. Cải tạo kinh tế trước tiên là cải tạo tư tưởng, cũng như đổi mới là đổi mới tư duy, trước tiên là đổi mới tư duy kinh tế. Những điều chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu từ nhũng năm giữa thế kỷ XX, ngày nay trong công cuộc đổi mới đất nước vẫn giữ nguyên ý nghĩa thời sự và giá trị thực tiễn. Một trong những lí do cản trở, làm chậm bước tiến của xã hội, làm chậm sự phát triển nền kinh tế đất nước đó là sự lãng phí. Lãng phí của cải, lãng phí nhân lực, lãng phí tiền bạc, lãng phí chất xám, lãng phí thì giờ… đều là lực cản hữu hình đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chỉ khi nào giảm được cường độ và tốc độ lãng phí, dần dần triệt tiêu lãng phí thì lúc đó nền kinh tế - xã hội của đất nước mới có đủ sức bật và phát triển bền vững.[/FONT]
[FONT=&quot]Phát động toàn dân tăng gia sản xuất, và thực hành tiết kiệm hoặc thi đua lao động sản xuất và thực hiện Cần- Kiệm- Liêm- Chính, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói giản dị, tinh lược về mục tiêu của đường lối,chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là đường lối vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Công việc kiến thiết trong thời kì này là nhằm đảm bảo đủ cái ăn, cái mặc, thuốc men, đạn dược và đời sống tinh thần cho bộ đội và nhân dân cả nước chuyển từ thế phòng thủ sang thế tấn công kẻ thù, tiến tới dành thắng lợi hoàn toàn. Chính sách kinh tế lúc bấy giờ là đẩy mạnh tăng gia sản xuất. Ngoài sự động viên sức dân, của dân thì bản thân các chiến sĩ,các thanh niên xung phong, các cơ quan dân chính đảng cũng đều phải dành thời gian để tăng gia sản xuất, hướng dẫn và giúp đỡ đồng bào tăng gia sản xuất để tự nuôi chính mình, tự cải thiện bữa ăn của mình… Trong hoàn cảnh của cuộc kháng chiến, tiết kiệm trở thành việc làm có ý thức của mọi người. Và, mọi người đều hướng về vị Chủ Tịch kính yêu của mình, học tập và làm theo gương của Người.Tinh thần đầu tàu gương mẫu của Người là động lực to lớn, hết sức quan trọng, thúc dục chiến sĩ và đồng bào dồn tâm sức cho cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7 tháng 5 năm 1954, bên cạnh đường lối chính trị quân sự và đường lối ngoại giao đúng đắn, là chiến thắng của đường lối và chính sách kinh tế rất linh hoạt của Đảng và nhà nước ta do chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.[/FONT]
[FONT=&quot]Chuyển sang thời kỳ mới, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải phóng miền nam tiến tới thống nhất nước nhà, đường lối và chính sách kinh tế cũng chuyển hướng kịp thời. Báo cáo về dự thảo Hiến Pháp sửa đổi tại kì họp thứ 11 Quốc Hội khóa 1 nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tiến dần từ chế độ dân chủ nhân dân lên chủ nghĩa xã hội bằng cách phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội, biến nền kinh tế lạc hậu thành nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kĩ thuật tiên tiến.Chính sách kinh tế của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là không ngừng phát triển sản xuất để nâng cao mãi đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân”.[/FONT]
[FONT=&quot]Và, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: [/FONT]
[FONT=&quot] “Hết sức chăm lo đời sống nhân dân. Phải ra sức phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm, lại phải phân phối cho công bằng hợp lý; từng bước cải thiện việc ăn, mặc,ở học, phục vụ sức khỏe và giải trí của nhân dân”.[/FONT]
[FONT=&quot]Tình cảm yêu dân, trọng dân của Hồ Chí Minh thật là bao la như biển cả. Suốt cuộc đời, Người luôn suy nghĩ và hành động nhằm hướng tới sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân.Người quên mình vì dân tộc, vì nhân dân.Hiếm có một trái tim nồng hậu với dân,với nước như chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở cương vị người đứng đầu chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu:[/FONT]
[FONT=&quot] “…..Lâu nay, chúng ta đòi hỏi nhân dân đóng góp. Từ đây,chúng ta phải ra sức hướng dẫn nhân dân và giúp đỡ nhân dân hơn nữa trong việc sản xuất và tiết kiệm, để cải thiện đời sống của bộ đội và của nhân dân, để làm cho dân giàu nước mạnh.Có như thế nhân dân mới càng thấy Chính phủ hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, Chính phủ là Chính phủ của nhân dân”.[/FONT]
[FONT=&quot]Phát biểu xung quanh mối quan hệ giữa sản xuất và tiết kiệm, Hồ Chí Minh thể hiện sự đa dạng và sâu sắc trong cách nhìn nhận,vì thế sự phân tích của Người rất cặn kẽ, có sức lôi cuốn, thuyết phục. Đối với sản xuất việc lập kế hoạch là đương nhiên cần thiết. Nhưng, đối với tiết kiệm cũng phải có kế hoạch thì thực sự là một kiểu tư duy độc đáo. Theo Hồ Chí Minh , kế hoạch sản xuất và kế hoạch tiết kiệm phải đi đôi, gắn liền với nhau. Người nói: “Kế hoạch sản xuất và tiết kiệm là một kế hoạch dân chủ, nghĩa là từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, nghĩa là Chính Phủ trung ương có kế hoạch cho toàn quốc, và địa phương căn cứ theo kế hoạch toàn quốc mà đặt ra kế hoạch thích hợp với địa phương mình,cho đến mỗi ngành, mỗi gia đình, mỗi người sẽ có kế hoạch riêng của mình, ăn khớp với kế hoạch chung”.[/FONT]
[FONT=&quot]Người còn chỉ ra ba điều kiện để kế hoạch sản xuất và tiết kiệm thành công là: thiên thời, địa lợi, nhân hòa, trong đó nhân hòa là chính, có ý nghĩa quyết định (nhân định thắng thiên). Theo Người, nước ta có đầy đủ ba điều kiện ấy:[/FONT]
[FONT=&quot]“Nước ta ở về xứ nóng, khí hậu tốt.[/FONT]
[FONT=&quot]Rừng vàng biển bạc, đất phì nhiêu.[/FONT]
[FONT=&quot]Nhân dân dũng cảm và cần kiệm. [/FONT]
[FONT=&quot]Các nước anh em giúp đỡ nhiều”. [/FONT]
[FONT=&quot]Cho nên: “Việc mà toàn Đảng, toàn dân ta cần phải làm, là ra hết sức và vận dụng thật khéo ba điều kiện đó vào công cuộc xây dựng kinh tế của miền Bắc nước ta”.[/FONT]

[FONT=&quot]Còn nữa...
[/FONT]
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top