dulichfidi
New member
- Xu
- 0
Một ngày đầu Đông, trời lạnh man mát, thành phố Hà Nội tỉnh ngủ sau một đêm dài. Một cô gái đi du lịch người Pháp lên ngồi trên chiếc xích lô chuẩn bị thăm phố cổ Hà Nội theo lịch trình. Cô gái trẻ đẹp rất thích thú, bởi đây là lần đầu tiên cô ta được đi xích lô. Cô gái đãi tôi một nụ cười, tôi dương máy ảnh chụp như một phản xạ tự nhiên khi nhìn thấy cái đẹp, nhất là một cô gái đẹp.
Có lẽ cô gái du lịch này không biết chính chiếc xích lô đầu tiên trên thế giới lại do một người Pháp tên Caupeaud sáng chế ra vào khoảng năm 1938
Cô gái Pháp hồn nhiên với lần đầu tiên được đi xích lô
Nhiều xích lô quá, chiếc nào cũng đẹp vô cùng, đi thành hàng trên phố, mỗi xe chở một ông hoặc bà Tây. Hỏi ra mới biết đó là đội xích lô võng lọng của công ty xích lô “Huy Phong”, chuyên phục vụ khách du lịch.
Một ngày đầu Đông, trời lạnh man mát, thành phố Hà Nội tỉnh ngủ sau một đêm dài. Một cô gái đi du lịch người Pháp lên ngồi trên chiếc xích lô chuẩn bị thăm phố cổ Hà Nội theo lịch trình. Cô gái trẻ đẹp rất thích thú, bởi đây là lần đầu tiên cô ta được đi xích lô. Cô gái đãi tôi một nụ cười, tôi dương máy ảnh chụp như một phản xạ tự nhiên khi nhìn thấy cái đẹp, nhất là một cô gái đẹp.
Có lẽ cô gái du lịch này không biết chính chiếc xích lô đầu tiên trên thế giới lại do một người Pháp tên Caupeaud sáng chế ra vào khoảng năm 1938. Tuy nhiên xích lô không được cấp giấy phép hoạt động ở Pháp, mà lại được chuyển sang Campuchia vào năm 1939, rồi đến Sài gòn. Cuối năm 1939 ở Sài gòn có 40 chiếc xích lô, đến năm 1941 thì đã có 200 chiếc. Tháng 2-1941, Bảy Viễn - một tay anh chị khét tiếng ở sài gòn đã cùng với một người Pháp tên Maurice lập công ty xích lô đầu tiên với 30 chiếc độc quyền hoạt động xung quanh khu vực chợ Lớn.
Như vậy là chiếc xích lô đã tồn tại ở nước ta gần 1 thế kỷ rồi. Tuy nhiên chỉ ở miền Bắc là còn giữ được xích lô nguyên bản như khi sáng chế, còn ở vùng miền Nam thì đã cải tiến thành xe lôi, tiện lợi hơn cho người đạp. Xích lô ở miền Bắc thì khách ngồi phía trước, có vẻ sang trọng, người đạp gò lưng ngồi phía sau, hình tượng “nô lệ” hơn, còn xe lôi ở miền Nam thì khách ngồi phía sau, còn người đạp lại ở phía trước. Có một nhà văn nói vui, người đạp xích lô ở miền Bắc trông khổ hạnh như thể đầy tớ chở ông chủ đi dạo. Người đạp xe lôi ở miền Nam thì có thế hơn vì khách phải ngồi sau một cách phụ thuộc, thi thoảng người đạp lại nhổm đít lên lấy đà, chổng vào mặt khách.
Ông Nguyễn Hữu Thu là Phó giám đốc Công ty xích lô du lịch Huy Hoàng, có trụ sở tại ngõ 217 đường Đê La Thành. Hiện công ty có 90 đầu xe, chuyên chở khách du lịch. Thời buổi bây giờ có lẽ ít ai tham gia giao thông bằng xích lô nữa vì xe ôm và taxi rất nhiều.
Để sắm một chiếc xe xích lô phục vụ khách du lịch cần từ 5 - 6 triệu đồng. Số tiền này không lớn đối với nhiều người nhưng lại rất lớn đối với những người có hoàn cảnh khó khăn. Anh T.V.K một xích lô mới gia nhập công ty trò chuyện với chúng tôi: “Em vừa ra tù do tội đánh nhau gây thương tích, có người mách, em xin vào công ty xích lô du lịch, chạy vạy mãi mới sắm được chiếc xích lô này. Em rất thạo đường Hà Nội nên không khó khăn lắm trong việc đưa đón khách. Khách nước ngoài thích tham quan khu phố cổ, cầu Long Biên, Nhà hát lớn, đi dạo xung quanh hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây... Thật may mắn cho em xin được vào công ty này, mấy năm trong tù chẳng biết mô tê gì, nhiều cơ quan có thành kiến với người lầm lỗi nên từ chối thẳng thừng. Trong bản sơ yếu lý lịch mà có dòng khai đi tù mấy năm thì thôi rồi, xin việc khó lắm. Các bác lãnh đạo công ty Huy Hoàng chẳng ngại điều đó, thôi thì mình cũng lấy sức ra mà đạp xe kiếm sống chân chính. Chở người nước ngoài cũng vui, chỉ tội không biết tiếng nên không giao tiếp được. Sắp tới em dự định học ít tiếng Anh để có thể hiểu được họ nói gì”. Vâng, đó là tâm sự từ đáy lòng của một xích lô còn trẻ. Ông Nguyễn Hữu Thu cho biết trong công ty của ông không ít người đã từng một thời lầm lỡ, nay đã cải tà quy chính, làm ăn lương thiện bằng chính sức lực của mình. Con người muốn tự cải tà thì nhất thiết phải có việc làm, nếu ra tù lại rơi vào cảnh “nhàn cư” thì sẽ “vi bất thiện” nhanh thôi. Trong tập thể công ty toàn là người lao động, ở đó là môi trường tốt nhất để mọi người nhận ra giá trị cuộc sống và chân dung đích thực của chính mình.
Chân dung những xích lô trong công ty có đủ mặt loại người trong xã hội, có cả những vị từng đeo lon cấp tá trong quân đội, giờ về hưu đi đạp xích lô kiếm thêm thu nhập và rèn luyện sức khỏe. Ông Nguyễn Văn Minh một xích lô có thâm niên, có tên tuổi trong giới xe ba bánh đã gần 60 tuổi, có hai con thì một đứa đang học cao học, một đứa đang học đại học năm cuối. Suốt đời ông lam lũ đạp xích lô để các con trưởng thành. Mấy chục năm đạp xích lô đưa đón khách chẳng kể đêm hôm gà gáy, bất chấp gió mưa, chỉ đến khi không còn ai đi nữa thì ông mới xin vào công ty chở khách du lịch.
Một bậc lão trưởng trong ngạch đạp xích lô xin được dấu tên tâm sự: “Có lẽ không ai hiểu cuộc sống đời thường hơn cánh xích lô chúng tôi. Từ hang cùng ngõ hẻm, chúng tôi từng chở cả những tên cướp của giết người mà không hay biết, chở những cô gái điếm bán thân, chở những chị đi đẻ ra bệnh viện, thôi thì tạp phế lù”. Đời xích lô là như vậy.
Chờ đợi
Nói chuyện về xích lô tôi chợt nhớ đến giai điệu bài hát “Xích lô” của Đình Tấn, bài này Mỹ Tâm là hát hay nhất. Tôi thích nhất đoạn: “Xích lô ai không hay ước mơ, cứ vui đùa nhé, cứ mơ lặng lẽ cứ lom khom đi về. Dòng đời về đêm dường như vắng tanh rồi, còn lại mình ta ước mơ đã đời...”.
Đời xích lô cũng lên tiên đấy chứ, cũng thỏa thích ước mơ giữa phố phường. Giai điệu bài hát này rất hay, chỉ cần nghe một lần thôi là thấy yêu những bác đạp xích lô lặng lẽ trên đường. Cám ơn Đình Tấn đã chia sẻ với đời xích lô một bài hát thật lãng mạn.
Ngồi điều hành tua trên vỉa hè phố Tông Đản, Phó giám đốc Công ty Huy Phong Nguyễn Hữu Thu giống như một vị tướng nơi chiến trận. Một cú điện thoại từ công ty du lịch thông báo sắp có khách, gần 70 người Pháp đi thăm phố cổ theo hành trình tại Hà Nội. Tất cả các xích lô được lệnh sẵn sàng, xếp hàng ngay ngắn, chuẩn bị đón khách. Những bác đạp xích lô ngồi sẵn trên xe, chân đặt vào bàn đạp, những chiếc xe sơn màu sáng, giương lọng vàng chuẩn bị lên đường. Mỗi khách lên một xe, vẻ mặt ai cũng thích thú, có lẽ không ở đâu trên thế giới này có xích lô du lịch như ở Hà Nội. Một cô gái Pháp xinh đẹp, chia sẻ với chúng tôi thông qua người dẫn tua của công ty: “Lần đầu tiên em tới Hà Nội, thành phố đẹp quá, có nhiều thứ lạ. Những chiếc xe xích lô ngộ nghĩnh làm sao. Em sẽ chụp ảnh thật nhiều mang về cho người thân, bạn bè cùng xem”.
Đoàn xích lô trật tự theo hàng lối đưa khách về khu phố cổ, trông như một con rồng vàng dài vô tận. Một biểu tượng chăng hay một nét đẹp văn hóa xích lô đã trở thành thứ không thể thiếu trong đời thường Hà Nội. Đoàn xích lô cứ thế chậm rãi lướt qua những con phố, len lỏi vào Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Chiếu, Hàng Đường... để cho khách du lich tha hồ chiêm ngưỡng, chụp ảnh quay phim.
Phó giám đốc Nguyễn Hữu Thu cho biết, việc đạp xích lô đưa khách được ký hợp đồng trực tiếp với các công ty du lịch trên địa bàn Hà Nội, mỗi giờ đạp chở khách trên phố được thanh toán từ 30 đến 35 ngàn đồng, tiền được thanh toán bằng chuyển khoản, cuối tháng sẽ phát cho các bác xích lô. Mùa du lịch thì thu nhập khá hơn, người nhiều cũng có mỗi tháng đôi triệu. Đã có không ít ý kiến đề nghị dẹp xích lô vì gây cản trở giao thông khiến anh em trong công ty lo lắng. Có không ít người đã bị công an giao thông bắt xe, phạt tiền vì vi phạm luật lệ giao thông.
Tua đi phố cổ đã kết thúc, những chiếc xích lô du lịch lại trở về bến đỗ chờ đợi, đứng ngay ngắn dọc theo đường Tông Đản như một hàng quân. Đời xích lô, ơi đời xích lô. Tôi bất giác hát mấy cây trong bài hát “Xích lô”: “Là là la lá la là, là lá la lá la la...”.
Có lẽ cô gái du lịch này không biết chính chiếc xích lô đầu tiên trên thế giới lại do một người Pháp tên Caupeaud sáng chế ra vào khoảng năm 1938
Cô gái Pháp hồn nhiên với lần đầu tiên được đi xích lô
Nhiều xích lô quá, chiếc nào cũng đẹp vô cùng, đi thành hàng trên phố, mỗi xe chở một ông hoặc bà Tây. Hỏi ra mới biết đó là đội xích lô võng lọng của công ty xích lô “Huy Phong”, chuyên phục vụ khách du lịch.
Một ngày đầu Đông, trời lạnh man mát, thành phố Hà Nội tỉnh ngủ sau một đêm dài. Một cô gái đi du lịch người Pháp lên ngồi trên chiếc xích lô chuẩn bị thăm phố cổ Hà Nội theo lịch trình. Cô gái trẻ đẹp rất thích thú, bởi đây là lần đầu tiên cô ta được đi xích lô. Cô gái đãi tôi một nụ cười, tôi dương máy ảnh chụp như một phản xạ tự nhiên khi nhìn thấy cái đẹp, nhất là một cô gái đẹp.
Có lẽ cô gái du lịch này không biết chính chiếc xích lô đầu tiên trên thế giới lại do một người Pháp tên Caupeaud sáng chế ra vào khoảng năm 1938. Tuy nhiên xích lô không được cấp giấy phép hoạt động ở Pháp, mà lại được chuyển sang Campuchia vào năm 1939, rồi đến Sài gòn. Cuối năm 1939 ở Sài gòn có 40 chiếc xích lô, đến năm 1941 thì đã có 200 chiếc. Tháng 2-1941, Bảy Viễn - một tay anh chị khét tiếng ở sài gòn đã cùng với một người Pháp tên Maurice lập công ty xích lô đầu tiên với 30 chiếc độc quyền hoạt động xung quanh khu vực chợ Lớn.
Như vậy là chiếc xích lô đã tồn tại ở nước ta gần 1 thế kỷ rồi. Tuy nhiên chỉ ở miền Bắc là còn giữ được xích lô nguyên bản như khi sáng chế, còn ở vùng miền Nam thì đã cải tiến thành xe lôi, tiện lợi hơn cho người đạp. Xích lô ở miền Bắc thì khách ngồi phía trước, có vẻ sang trọng, người đạp gò lưng ngồi phía sau, hình tượng “nô lệ” hơn, còn xe lôi ở miền Nam thì khách ngồi phía sau, còn người đạp lại ở phía trước. Có một nhà văn nói vui, người đạp xích lô ở miền Bắc trông khổ hạnh như thể đầy tớ chở ông chủ đi dạo. Người đạp xe lôi ở miền Nam thì có thế hơn vì khách phải ngồi sau một cách phụ thuộc, thi thoảng người đạp lại nhổm đít lên lấy đà, chổng vào mặt khách.
Ông Nguyễn Hữu Thu là Phó giám đốc Công ty xích lô du lịch Huy Hoàng, có trụ sở tại ngõ 217 đường Đê La Thành. Hiện công ty có 90 đầu xe, chuyên chở khách du lịch. Thời buổi bây giờ có lẽ ít ai tham gia giao thông bằng xích lô nữa vì xe ôm và taxi rất nhiều.
Để sắm một chiếc xe xích lô phục vụ khách du lịch cần từ 5 - 6 triệu đồng. Số tiền này không lớn đối với nhiều người nhưng lại rất lớn đối với những người có hoàn cảnh khó khăn. Anh T.V.K một xích lô mới gia nhập công ty trò chuyện với chúng tôi: “Em vừa ra tù do tội đánh nhau gây thương tích, có người mách, em xin vào công ty xích lô du lịch, chạy vạy mãi mới sắm được chiếc xích lô này. Em rất thạo đường Hà Nội nên không khó khăn lắm trong việc đưa đón khách. Khách nước ngoài thích tham quan khu phố cổ, cầu Long Biên, Nhà hát lớn, đi dạo xung quanh hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây... Thật may mắn cho em xin được vào công ty này, mấy năm trong tù chẳng biết mô tê gì, nhiều cơ quan có thành kiến với người lầm lỗi nên từ chối thẳng thừng. Trong bản sơ yếu lý lịch mà có dòng khai đi tù mấy năm thì thôi rồi, xin việc khó lắm. Các bác lãnh đạo công ty Huy Hoàng chẳng ngại điều đó, thôi thì mình cũng lấy sức ra mà đạp xe kiếm sống chân chính. Chở người nước ngoài cũng vui, chỉ tội không biết tiếng nên không giao tiếp được. Sắp tới em dự định học ít tiếng Anh để có thể hiểu được họ nói gì”. Vâng, đó là tâm sự từ đáy lòng của một xích lô còn trẻ. Ông Nguyễn Hữu Thu cho biết trong công ty của ông không ít người đã từng một thời lầm lỡ, nay đã cải tà quy chính, làm ăn lương thiện bằng chính sức lực của mình. Con người muốn tự cải tà thì nhất thiết phải có việc làm, nếu ra tù lại rơi vào cảnh “nhàn cư” thì sẽ “vi bất thiện” nhanh thôi. Trong tập thể công ty toàn là người lao động, ở đó là môi trường tốt nhất để mọi người nhận ra giá trị cuộc sống và chân dung đích thực của chính mình.
Chân dung những xích lô trong công ty có đủ mặt loại người trong xã hội, có cả những vị từng đeo lon cấp tá trong quân đội, giờ về hưu đi đạp xích lô kiếm thêm thu nhập và rèn luyện sức khỏe. Ông Nguyễn Văn Minh một xích lô có thâm niên, có tên tuổi trong giới xe ba bánh đã gần 60 tuổi, có hai con thì một đứa đang học cao học, một đứa đang học đại học năm cuối. Suốt đời ông lam lũ đạp xích lô để các con trưởng thành. Mấy chục năm đạp xích lô đưa đón khách chẳng kể đêm hôm gà gáy, bất chấp gió mưa, chỉ đến khi không còn ai đi nữa thì ông mới xin vào công ty chở khách du lịch.
Một bậc lão trưởng trong ngạch đạp xích lô xin được dấu tên tâm sự: “Có lẽ không ai hiểu cuộc sống đời thường hơn cánh xích lô chúng tôi. Từ hang cùng ngõ hẻm, chúng tôi từng chở cả những tên cướp của giết người mà không hay biết, chở những cô gái điếm bán thân, chở những chị đi đẻ ra bệnh viện, thôi thì tạp phế lù”. Đời xích lô là như vậy.
Chờ đợi
Nói chuyện về xích lô tôi chợt nhớ đến giai điệu bài hát “Xích lô” của Đình Tấn, bài này Mỹ Tâm là hát hay nhất. Tôi thích nhất đoạn: “Xích lô ai không hay ước mơ, cứ vui đùa nhé, cứ mơ lặng lẽ cứ lom khom đi về. Dòng đời về đêm dường như vắng tanh rồi, còn lại mình ta ước mơ đã đời...”.
Đời xích lô cũng lên tiên đấy chứ, cũng thỏa thích ước mơ giữa phố phường. Giai điệu bài hát này rất hay, chỉ cần nghe một lần thôi là thấy yêu những bác đạp xích lô lặng lẽ trên đường. Cám ơn Đình Tấn đã chia sẻ với đời xích lô một bài hát thật lãng mạn.
Ngồi điều hành tua trên vỉa hè phố Tông Đản, Phó giám đốc Công ty Huy Phong Nguyễn Hữu Thu giống như một vị tướng nơi chiến trận. Một cú điện thoại từ công ty du lịch thông báo sắp có khách, gần 70 người Pháp đi thăm phố cổ theo hành trình tại Hà Nội. Tất cả các xích lô được lệnh sẵn sàng, xếp hàng ngay ngắn, chuẩn bị đón khách. Những bác đạp xích lô ngồi sẵn trên xe, chân đặt vào bàn đạp, những chiếc xe sơn màu sáng, giương lọng vàng chuẩn bị lên đường. Mỗi khách lên một xe, vẻ mặt ai cũng thích thú, có lẽ không ở đâu trên thế giới này có xích lô du lịch như ở Hà Nội. Một cô gái Pháp xinh đẹp, chia sẻ với chúng tôi thông qua người dẫn tua của công ty: “Lần đầu tiên em tới Hà Nội, thành phố đẹp quá, có nhiều thứ lạ. Những chiếc xe xích lô ngộ nghĩnh làm sao. Em sẽ chụp ảnh thật nhiều mang về cho người thân, bạn bè cùng xem”.
Đoàn xích lô trật tự theo hàng lối đưa khách về khu phố cổ, trông như một con rồng vàng dài vô tận. Một biểu tượng chăng hay một nét đẹp văn hóa xích lô đã trở thành thứ không thể thiếu trong đời thường Hà Nội. Đoàn xích lô cứ thế chậm rãi lướt qua những con phố, len lỏi vào Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Chiếu, Hàng Đường... để cho khách du lich tha hồ chiêm ngưỡng, chụp ảnh quay phim.
Phó giám đốc Nguyễn Hữu Thu cho biết, việc đạp xích lô đưa khách được ký hợp đồng trực tiếp với các công ty du lịch trên địa bàn Hà Nội, mỗi giờ đạp chở khách trên phố được thanh toán từ 30 đến 35 ngàn đồng, tiền được thanh toán bằng chuyển khoản, cuối tháng sẽ phát cho các bác xích lô. Mùa du lịch thì thu nhập khá hơn, người nhiều cũng có mỗi tháng đôi triệu. Đã có không ít ý kiến đề nghị dẹp xích lô vì gây cản trở giao thông khiến anh em trong công ty lo lắng. Có không ít người đã bị công an giao thông bắt xe, phạt tiền vì vi phạm luật lệ giao thông.
Tua đi phố cổ đã kết thúc, những chiếc xích lô du lịch lại trở về bến đỗ chờ đợi, đứng ngay ngắn dọc theo đường Tông Đản như một hàng quân. Đời xích lô, ơi đời xích lô. Tôi bất giác hát mấy cây trong bài hát “Xích lô”: “Là là la lá la là, là lá la lá la la...”.