phantu1962
New member
- Xu
- 0
Tản mạn:
PHẨM CHẤT CỦA NHỮNG CON SỐ
ĐINH TẤN PHƯỚC
Số học là ngành học cổ xưa nhất trong kho tàng tri thức nhân loại. Euclide trong “Nguyên lý” và Archimède trong “Đếm cát” đã lý giải khá đầy đủ về những con số. Với sự phát triển hệ thống số trong toán học, hiện nay khi nói đến một con số cụ thể, chúng ta dễ dàng nhận ra những “phẩm chất” rất riêng của nó! Chẳng hạn số π – khi mà loài người phát hiện ra sự tồn tại khách quan của nó, thì lập tức, nó đã vượt thời gian và không gian! Số e (có thể gọi là số Néper) có một vai trò quan trọng trong toán học cao cấp với một “vẻ đẹp” kỳ lạ! Đó là những con số siêu việt. Nó siêu việt đúng nghĩa vì sự lan tỏa, vì “phẩm chất” vốn có, chứ không chỉ vì tên gọi của nó!
Thế kỷ 17, Leibnitz, nhà toán học kiêm triết gia Đức, là người đầu tiên nghĩ ra phép nhị phân – mà hình thức thể hiện là hai số 0 và 1 – để biểu diễn vô số con số khác. Ngày nay, công nghệ thông tin trên thế giới phát triển mạnh như vũ bão cũng dựa vào nguyên tắc đó của Leibnitz. Điều thú vị là Leibnitz còn biết rằng, tất cả các quẻ của Kinh Dịch cũng được biểu thị bởi hai vạch âm, dương (tương ứng với 0 và 1). Sau đó, Freud – ông tổ của khoa phân tâm học – cùng với C.G.Jung, nhà khoa học gốc Thụy Sĩ, đã chi rằng Kinh Dịch là phương tiện rất mới để nghiên cứu tiềm thức con người!
Việc con số phức xuất hiện với đặc trưng là không biểu thị cho một số lượng nào cả, cũng nói lên cái “tính cách” tuyệt vời của nó. Nó giúp ta “liên tưởng” đến các vấn đề khác thuộc phạm vi xã hội, chẳng hạn, một vấn đề về tư pháp: Vì những tranh tụng, đã có những phán quyết của tòa án buộc ai đó phải bồi thường cho người khác 1 đồng bạc danh dự! Con số 1 ở đây thực sự có ý nghĩa (dù nó không nói lên số lượng), nhưng lại có “phẩm chất” riêng khác của nó. Người được bồi thường chỉ nhận 1 đồng nhưng cảm thấy giá trị là “ngàn vàng” hoặc “không gì thay thế được”; và người bị bồi thường sẽ mất mát đến độ “không gì bù đắp được”!
Còn nói đến chuyện “văn nghệ”, thì có thể một vài anh bạn nghèo gặp nhau tâm tình cùng với mấy chai bia, lúc chia tay có người vui miệng dùng cái triết lý “sanh lão bệnh tử” của Tất-Đạt-Đa để đếm số chai đến 5 (sanh) hoặc đành chấp nhận dừng lại ở số 2, số 3 nhằm né con số 4 (tử)! Họ thương nhau mà “tránh cho nhau” thế thôi, chứ ai lại không biết đó là “râu” Đức Như-Lai sao lại đem cắm cằm “mấy thằng bạn nhậu”! Vậy, trong việc tếu táo cho vui giữa cuộc nhân sinh, các con số 1, 2, 3…,5 lại có “phẩm chất tình cảm” của nó.
Những con số kể trên đây, ở mọi góc cạnh – dù khoa học hay nhân văn, dù đơn giản hay siêu việt, chúng cũng trở nên bổ ích thật sự cho loài người. Và hơn thế nữa, chúng con chi phối đến cả vũ trụ tự nhiên này. Thế mới thấy hết cái nội hàm và những gì gọi là “phẩm chất” đích thực của chúng!
Các “phẩm chất” ấy khác xa và hoàn toàn đối nghịch với tính-chất-thiểu-năng- trí-tuệ-một-cách-đáng-sợ ở con số 6868 (lộc phát lộc phát); Con số 10.000 USD (vì hút 1 điếu thuốc lá); Con số hơn 1 triệu USD (cá độ bóng đá)… của ông cán bộ cao cấp Bộ GTVT… Và trước đó nữa, là con số 1 tỉ đồng mà ông cán bộ tầm thứ trưởng ở Ủy ban TDTT buộc phải bồi thường cho cô gái trẻ - nạn nhân vị thành niên - của mình!
Con số một đồng bạc danh dự trên kia thật khác hẳn với bản chất của con số 50.000 đồng đáng phỉ nhổ tại Tòa án ND Hải Phòng, - khi họ tuyên phạt một trong mười vụ án tham nhũng đất đai lớn nhất Việt Nam tại Đồ Sơn. Con số 50.000 đồng này đồng nghĩa với “vô liêm sỉ”, với “hại nước hại dân”, với “những gì tồi tệ nhất trong xã hội hiện nay”. Rõ ràng, những người có ý kiến bao che và những người ngồi xử án đã thông đồng với bọn tham nhũng, đồng thời thách thức luôn cả Nghị định chống tham nhũng đã được ban hành.
Ngoài ra, còn nhiều con số tệ hại khác… Có lẽ không ai tin rằng một vài ông quan tham ở Thanh tra Chính phủ lại chỉ nhận 500.000 đồng hoặc 300.000đ tiền tiêu cực khi đi thanh tra những công trình lớn cấp quốc gia như ở Thị Vải. Cái giá cho danh dự và uy tín của họ lại rẻ đến thế sao?
Những con số thường bị sử dụng làm phương tiện cho một thói xấu là nói không đúng sự thật. Đôi lúc, nó được nói bé hơn rất nhiều để che đậy; hoặc ngược lại, nó được thổi phồng lên gấp bội lần để khoe khoang, để chạy thành tích. Hàng loạt những con-số-chạy-theo-thành-tích đã bị bóc trần, chẳng hạn những con số đạt tốt nghiệp 100% trong ngành giáo dục, những con số của kế hoạch ảo, của những công trình kém chất lượng, của những đợt thi đua giả tạo… Nó đã góp phần rất lớn trong việc mị dân và hình thành “chủ nghĩa” thành tích. Thế mới thấy hết cái bản chất tai hại của những con số ấy. Lúc xưa, trong một điều kiện lịch sử nhất định, khi đất nước đang bị chiến tranh, xã hội được quản lý bởi những nghị quyết và bằng lòng yêu nước là chủ yếu, thì việc hô hào và những con-số-thi-đua là được chấp nhận, bởi vì lúc ấy mọi người toàn tâm toàn ý, hiếm thấy kẻ tham nhũng. Còn hiện nay, trong xu thế chung của những nước phát triển, người ta không quản lý đất nước chỉ bằng thi đua hoặc bằng những “con số kế hoạch”. Khi có cạnh tranh đúng đắn và lành mạnh thì những con-số-thi-đua-giả-tạo không còn ý nghĩa, lúc đó, “nội lực tự sinh” sẽ phát huy hiệu quả và những con-số-thi-đua thật sẽ xuất hiện, không cần ai kêu gọi và tự nhiên chúng trở về đúng với giá trị của nó. Vấn đề là cần một cơ chế đúng đắn. Và chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra một cơ chế như thế.
Trong cuộc sống xã hội, ai cũng biết nói sai, nói lấp liếm là một thói xấu. Thói xấu đó lớn hay nhỏ tùy vào vùng ảnh hưởng của nó, tùy vào chức vụ và vị trí của người nói. Nói sai với một người đã là không được phép, nói sai trước thiên hạ là có lỗi lớn, thậm chí là tội ác. Vậy sao nhiều người vẫn cả gan xem thường thiên hạ để tiếp tục với những con-số-nói-sai ấy? Ai đỡ đầu cho bọn người bất tín đang lạm dụng những con số “thiếu phẩm chất” này?
Con số tự nó không có lỗi, nó vốn hồn nhiên trong sáng, thế nhưng khi đứng bên cạnh một vụ việc cụ thể, nó bị lây nhiễm cái tính cách tồi tệ của người sử dụng nó như đã nói. Thật oan cho nó nhưng biết làm sao hơn! Cứ phải thấy cho hết cái biên-độ-bản-chất của từng con số - kèm theo sự vụ đứng liền kề với nó – để mà kịp thời “lên án” nó; hoặc để mà vinh danh cái “phẩm chất” cao cả đích thực của những con số đáng vinh danh!
Bàn về “phẩm chất” và giá trị của những con số, làm cho chúng ta cảm thấy xót xa cho phẩm chất và việc làm sai trái của không ít người hiện nay!
PHẨM CHẤT CỦA NHỮNG CON SỐ
ĐINH TẤN PHƯỚC
Số học là ngành học cổ xưa nhất trong kho tàng tri thức nhân loại. Euclide trong “Nguyên lý” và Archimède trong “Đếm cát” đã lý giải khá đầy đủ về những con số. Với sự phát triển hệ thống số trong toán học, hiện nay khi nói đến một con số cụ thể, chúng ta dễ dàng nhận ra những “phẩm chất” rất riêng của nó! Chẳng hạn số π – khi mà loài người phát hiện ra sự tồn tại khách quan của nó, thì lập tức, nó đã vượt thời gian và không gian! Số e (có thể gọi là số Néper) có một vai trò quan trọng trong toán học cao cấp với một “vẻ đẹp” kỳ lạ! Đó là những con số siêu việt. Nó siêu việt đúng nghĩa vì sự lan tỏa, vì “phẩm chất” vốn có, chứ không chỉ vì tên gọi của nó!
Thế kỷ 17, Leibnitz, nhà toán học kiêm triết gia Đức, là người đầu tiên nghĩ ra phép nhị phân – mà hình thức thể hiện là hai số 0 và 1 – để biểu diễn vô số con số khác. Ngày nay, công nghệ thông tin trên thế giới phát triển mạnh như vũ bão cũng dựa vào nguyên tắc đó của Leibnitz. Điều thú vị là Leibnitz còn biết rằng, tất cả các quẻ của Kinh Dịch cũng được biểu thị bởi hai vạch âm, dương (tương ứng với 0 và 1). Sau đó, Freud – ông tổ của khoa phân tâm học – cùng với C.G.Jung, nhà khoa học gốc Thụy Sĩ, đã chi rằng Kinh Dịch là phương tiện rất mới để nghiên cứu tiềm thức con người!
Việc con số phức xuất hiện với đặc trưng là không biểu thị cho một số lượng nào cả, cũng nói lên cái “tính cách” tuyệt vời của nó. Nó giúp ta “liên tưởng” đến các vấn đề khác thuộc phạm vi xã hội, chẳng hạn, một vấn đề về tư pháp: Vì những tranh tụng, đã có những phán quyết của tòa án buộc ai đó phải bồi thường cho người khác 1 đồng bạc danh dự! Con số 1 ở đây thực sự có ý nghĩa (dù nó không nói lên số lượng), nhưng lại có “phẩm chất” riêng khác của nó. Người được bồi thường chỉ nhận 1 đồng nhưng cảm thấy giá trị là “ngàn vàng” hoặc “không gì thay thế được”; và người bị bồi thường sẽ mất mát đến độ “không gì bù đắp được”!
Còn nói đến chuyện “văn nghệ”, thì có thể một vài anh bạn nghèo gặp nhau tâm tình cùng với mấy chai bia, lúc chia tay có người vui miệng dùng cái triết lý “sanh lão bệnh tử” của Tất-Đạt-Đa để đếm số chai đến 5 (sanh) hoặc đành chấp nhận dừng lại ở số 2, số 3 nhằm né con số 4 (tử)! Họ thương nhau mà “tránh cho nhau” thế thôi, chứ ai lại không biết đó là “râu” Đức Như-Lai sao lại đem cắm cằm “mấy thằng bạn nhậu”! Vậy, trong việc tếu táo cho vui giữa cuộc nhân sinh, các con số 1, 2, 3…,5 lại có “phẩm chất tình cảm” của nó.
Những con số kể trên đây, ở mọi góc cạnh – dù khoa học hay nhân văn, dù đơn giản hay siêu việt, chúng cũng trở nên bổ ích thật sự cho loài người. Và hơn thế nữa, chúng con chi phối đến cả vũ trụ tự nhiên này. Thế mới thấy hết cái nội hàm và những gì gọi là “phẩm chất” đích thực của chúng!
Các “phẩm chất” ấy khác xa và hoàn toàn đối nghịch với tính-chất-thiểu-năng- trí-tuệ-một-cách-đáng-sợ ở con số 6868 (lộc phát lộc phát); Con số 10.000 USD (vì hút 1 điếu thuốc lá); Con số hơn 1 triệu USD (cá độ bóng đá)… của ông cán bộ cao cấp Bộ GTVT… Và trước đó nữa, là con số 1 tỉ đồng mà ông cán bộ tầm thứ trưởng ở Ủy ban TDTT buộc phải bồi thường cho cô gái trẻ - nạn nhân vị thành niên - của mình!
Con số một đồng bạc danh dự trên kia thật khác hẳn với bản chất của con số 50.000 đồng đáng phỉ nhổ tại Tòa án ND Hải Phòng, - khi họ tuyên phạt một trong mười vụ án tham nhũng đất đai lớn nhất Việt Nam tại Đồ Sơn. Con số 50.000 đồng này đồng nghĩa với “vô liêm sỉ”, với “hại nước hại dân”, với “những gì tồi tệ nhất trong xã hội hiện nay”. Rõ ràng, những người có ý kiến bao che và những người ngồi xử án đã thông đồng với bọn tham nhũng, đồng thời thách thức luôn cả Nghị định chống tham nhũng đã được ban hành.
Ngoài ra, còn nhiều con số tệ hại khác… Có lẽ không ai tin rằng một vài ông quan tham ở Thanh tra Chính phủ lại chỉ nhận 500.000 đồng hoặc 300.000đ tiền tiêu cực khi đi thanh tra những công trình lớn cấp quốc gia như ở Thị Vải. Cái giá cho danh dự và uy tín của họ lại rẻ đến thế sao?
Những con số thường bị sử dụng làm phương tiện cho một thói xấu là nói không đúng sự thật. Đôi lúc, nó được nói bé hơn rất nhiều để che đậy; hoặc ngược lại, nó được thổi phồng lên gấp bội lần để khoe khoang, để chạy thành tích. Hàng loạt những con-số-chạy-theo-thành-tích đã bị bóc trần, chẳng hạn những con số đạt tốt nghiệp 100% trong ngành giáo dục, những con số của kế hoạch ảo, của những công trình kém chất lượng, của những đợt thi đua giả tạo… Nó đã góp phần rất lớn trong việc mị dân và hình thành “chủ nghĩa” thành tích. Thế mới thấy hết cái bản chất tai hại của những con số ấy. Lúc xưa, trong một điều kiện lịch sử nhất định, khi đất nước đang bị chiến tranh, xã hội được quản lý bởi những nghị quyết và bằng lòng yêu nước là chủ yếu, thì việc hô hào và những con-số-thi-đua là được chấp nhận, bởi vì lúc ấy mọi người toàn tâm toàn ý, hiếm thấy kẻ tham nhũng. Còn hiện nay, trong xu thế chung của những nước phát triển, người ta không quản lý đất nước chỉ bằng thi đua hoặc bằng những “con số kế hoạch”. Khi có cạnh tranh đúng đắn và lành mạnh thì những con-số-thi-đua-giả-tạo không còn ý nghĩa, lúc đó, “nội lực tự sinh” sẽ phát huy hiệu quả và những con-số-thi-đua thật sẽ xuất hiện, không cần ai kêu gọi và tự nhiên chúng trở về đúng với giá trị của nó. Vấn đề là cần một cơ chế đúng đắn. Và chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra một cơ chế như thế.
Trong cuộc sống xã hội, ai cũng biết nói sai, nói lấp liếm là một thói xấu. Thói xấu đó lớn hay nhỏ tùy vào vùng ảnh hưởng của nó, tùy vào chức vụ và vị trí của người nói. Nói sai với một người đã là không được phép, nói sai trước thiên hạ là có lỗi lớn, thậm chí là tội ác. Vậy sao nhiều người vẫn cả gan xem thường thiên hạ để tiếp tục với những con-số-nói-sai ấy? Ai đỡ đầu cho bọn người bất tín đang lạm dụng những con số “thiếu phẩm chất” này?
Con số tự nó không có lỗi, nó vốn hồn nhiên trong sáng, thế nhưng khi đứng bên cạnh một vụ việc cụ thể, nó bị lây nhiễm cái tính cách tồi tệ của người sử dụng nó như đã nói. Thật oan cho nó nhưng biết làm sao hơn! Cứ phải thấy cho hết cái biên-độ-bản-chất của từng con số - kèm theo sự vụ đứng liền kề với nó – để mà kịp thời “lên án” nó; hoặc để mà vinh danh cái “phẩm chất” cao cả đích thực của những con số đáng vinh danh!
Bàn về “phẩm chất” và giá trị của những con số, làm cho chúng ta cảm thấy xót xa cho phẩm chất và việc làm sai trái của không ít người hiện nay!
Tạp chí Cẩm Thành – số 48