Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Tầm vóc và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Đại thắng mùa xuân năm 1975 với trận mở đầu Buôn Ma Thuột và Chiến dịch Tây Nguyên, tiếp đó là Chiến dịch Huế - Đà Nẵng, cuối cùng là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi 21 năm kháng chiến chông Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta là một trong những chiến công lớn của thế kỷ XX. Đối với dân tộc ta, đây là thiên anh hùng ca bất hủ của chiến tranh nhân dân ViệtNam trong thời đại Hồ Chí Minh. Thời gian trôi qua càng làm nổi bật tầm vóc lịch sử và ý nghĩa thời đại của nó.
Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV có viết: “ Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và chí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế ta lớn và có tính thời đại sâu sắc”
Nguyên nhân thắng lợi.
Chủ quan
* Thứ nhất, có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng , đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo, đường lối tiến hành đồng thời cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, với phương pháp đấu tranh linh hoạt , kết hợp đấu tranh quân sự -chính trị - ngoại giao.
Ngay từ đầu của cuộc kháng chiến Đảng ta đã nhận rõ kẻ thù, đánh giá đúng tương quan lực lượng giữa địch và ta, đề ra những chủ trương quyết sách phù hợp với từng thời điểm lịch sử, từng bước đánh bại địch, tiến lên giành độc lập hoàn toàn. Đây là yếu tố quan trọng quyết định sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Bởi vì trong kế sách nhà binh có nói: “ Biết địch, biết ta trăm trận trăm thăng”
Vào giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, Đảng ta đã chậm chuyển hướng chí đạo đấu tranh vũ trang ở Miền Nam và nhiều người đã cho rằng Đảng ta còn mơ hồ về kẻ thù, và quá tin vào hiệp định Giơ – ne – vơ nhưng không, ngay trước khi hiệp định Giơ ne vơ được kí kết, tại hội nghị BCH TW Đảng lần 6, Đảng ta đã nhận định : Đế quốc Mĩ là một trở lực lớn ngăn chặn việc lập lại hòa bình ở Đông Dương và trở thành kẻ thù chính trực tiếp của nhân dân Đông Dương. Và sau khi hiệp định Giơ ne vơ được kí kết thì chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhận định rằng: “ Dù việc tạm thời chia cắt ở vĩ tuyến 17 hay 16 ta vẫn phải có thời gian cbị đánh một trận lớn hơn nữa với một tên xâm lược lớn hơn”. Việc Đảng ta chưa chuyển hướng chỉ đạo chiến lược lúc đó là do tình hình thế giới và trong nước chưa cho phép.
Tới hội nghị TW lần 15 ( 1/1959) chỉ rõ: “ con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân”. Với chủ trương đó, cuộc Đồng Khởi ở Miền Nam đã nổ ra và giành thắng lợi đưa cách mạng MN chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Lấy lại niềm tin sắt đá ở nhân dân ta vào thắng lợi của kháng chiến chống Mĩ.
Từ năm 1965, Mĩ ồ ạt đưa quân vào Miền Nam thực hiện chiến tranh cục bộ với một lực lượng khổng lồ khiến không ít người sợ Mĩ thiếu niềm tin vào thắng lợi của cuộc chiến không cân sức này nhưng Đảng ta lại nhận định rằng: Mĩ là một đội quân mạnh nhưng vào nước ta không trong thế mạnh mà trong thế yếu và thế bị động mà điểm yếu cơ bản của đế quốc Mĩ là ở chính trị. Trong khi đó về phía ta lúc này không chỉ mạnh về chính trị mà cả quân sự và tinh thần chiến đấu mạnh mẽ. Đây là cơ sở để Đảng ta hạ quyết tâm đánh Mĩ và thắng Mĩ. Và thực tế lịch sử đã chứng minh, Mĩ đã hoàn toàn thất bại trong mọi chiến lược chiến tranh mà chúng đưa ra: CTĐB, CTCB, VNHCT…và thất bại thảm hại buộc Mĩ phải rút quân khỏi miền nam là cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 75, để lại cho Mỹ nỗi nhục nhã ê chề về danh dự trên trường quốc tế.
Trong chỉ đạo chiến lược, Đảng ta đã giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhiệm vụ cách mạng hai miền Nam – Bắc tạo ra sức mạnh to lớn để đánh bại kẻ thù. Như chúng ta thấy cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta diễn ra trong điều kiện khó khăn đó là đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai thể chế chính trị khác nhau. Nếu không giải quyết tốt mối quan hệ này, sẽ không phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc và Đảng ta đã làm được điều này. Tháng 7/ 1954. Đảng ta xác định xây dựng Miền Bắc thành căn cứ cách mạng của cả nước. Tại hội nghị TW lần 7 ( 3/1955) xác định rõ nhiệm vụ của hại miền: Miền Bắc tiến hành cuộc cách mạng XHCN, tích cực lao động sản xuất, sẵn sàng chi viện cho Miền Nam, trở thành hậu phương lớn. Miền Nam tiến hành cuộc CM DTDCND, là tiền tuyến, nơi trực tiếp diễn ra cuộc đọ sức quyết liệt giữa ta và địch. Và đúng như sự chỉ đạo của Đảng, nhân dân hai miền cùng nhau lao động chiến đấu vì mục tiêu chung: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và cùng nhau đi lên xây dựng CNXH. Trong những năm tháng đó, đã diễn ra phong trào Nam tiến, miền Bắc không chỉ chi viện về vật chất mà sẵn sàng đem tính mạng và máu của mình vì miền Nam ruột thịt. Trong những năng 68, 72 Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại nhằm ngăn chặn sự chi viện của Mb đối với MN, biến mB trở về thời kì đồ đá nhưng vẫn không thể ngăn được quyết tâm của nhân dân miền Bắc giành cho mN ruột thịt. Con đường Trường Sơn và đường mòn Hồ chí Minh trên biển đã trở thành huyền thoại trong lịch sử dân tộc – đó là con đường tiếp viện miền Bắc cho nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Trong kế hoạch chỉ đạo chiến lược, Đảng ta luôn kiên định giữ vững độc lập tự chủ, đồng thời thực hiện đường lối đối ngoại mềm dẻo nhằm tăng cường đoàn kết quốc tế, thực hiện kiên định học thuyết chính trị “ lấy đại nghĩa để thắng hung tàn” khẳng định cuộc chiến tranh của chúng ta là cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.
Trong chiến lược chỉ đạo của mình, Đảng ta đã sử dụng các phương pháp đấu tranh linh hoạt sáng tạo. Sử dụng nhiều chiến thuật: Chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích, lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, thay đổi linh hoạt tùy vào điều kiện hoàn cảnh và từng trận quyết chiến chiến lược. Trong cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa xuân năm 75, Đảng ta đã sử dụng chiến thuật đánh nhanh thần tốc tiêu diệt kẻ thù, lựa chọn đúng địa bàn để mở màn cho chiến dịch đó là Tây Nguyên, tại đây một phương pháp được ta sử dụng là đánh nghi binh đã nhanh chóng giành được thắng lợi.
* Thứ hai, nhân dân ta có truyền thống yêu nước, đoàn kết, lao động cần cù, chiến đấu dung cảm vì độc lập, tự chủ của Tổ Quốc. Hậu phương miền bắc không ngừng lớn mạnh , đáp ứng kịp thời các yêu cầu cho cuộc kháng chiến ở hai miền Nam Bắc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Dân tộc ta có một lòng…..” Chính nhờ có lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm mà dưới thời Bắc thuộc nhân dân ta không bị đồng hóa bởi văn hóa Hán, tinh thần đấu tranh phản kháng không bị mai một. Một loạt các cuộc khởi nghĩa đã nổ ra: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, khởi nghĩa Lý bí, Mai thúc Loan, Phùng Hưng, công cuộc tự vệ của họ Khúc…huy động mọi lực lượng tham gia từ già tới trẻ, không phân biệt nam nữ, mọi tầng lớp trong xã hội…Sự kiện Ngô Quyền đánh tan quân Nam hán chấm dứt thời kì Bắc thuộc mở ra thời kì phong kiến độc lập. Thế nhưng phong kiến phương Bắc chưa bao giờ từ bỏ ý định xâm lược nước ta. Và thực tế, trong thời phong kiến độc lập chúng ta cũng phải liên tục đấu tranh chống lại quân xâm lược Tống,Nguyên, Minh, Thanh. Đặc biệt là cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Một kẻ xâm lược mạnh nhất thế giới nhưng cả ba lần xâm lược thì cả ba thất bại. Trong chiến đấu, lòng yêu nước, sự đoàn kết nhất chí của quân dân ta lại được phát huy cao độ nổi bật là “ hào khí đông A” của quân dân nhà Trần là một ví dụ minh chứng điển hình của sự đoàn kết, của lòng yêu nước nhiệt thành của nhân dân ta. Sang đến thời kì cận và hiện đại chúng ta lại một lần nữa phải đối mặt với hai kẻ thù sừng sỏ nhất thế giới là Pháp và Mĩ. Vậy vì đâu mà một dân tộc nhỏ bé, yếu về kinh tế, người thì ít lại đánh bại được hai kẻ thù lớn mạnh này. Đó là lòng yêu nước, căm thù giặc, ý chí quyết tâm đánh giặc của nhân dân ta. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ mặc dù đất nước bị chia cắt nhưng sự đoàn kết, sức mạnh của toàn dân tộc vẫn được phát huy. Miền Bắc quyết đem cả tính mạng vì miền Nam ruột thịt. Và đó là điều làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ nói riêng và của mọi cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta, chỉ có điều trong từng thời kì biểu hiện của lòng yêu nước lại khác nhau mà thôi.
Khách quan.
-Sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân 3 nước Đông Dương ( Việt Nam, Lào, Campuchia ) và kết quả của sự ủng hộ hết lòng và sự giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Phát huy truyền thống láng giềng anh em gắn bó về lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, quốc phòng và cùng kháng chiến chống Pháp thắng lợi, nhân dân Việt Nam đã chủ động đoàn kết, liên minh với nhân dân Lào, nhân dân Campuchia chiến đấu, chiến thắng kẻ thù chung là đế quốc Mỹ. Sự đoàn kết liên minh đó được thể hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, lợi ích của mỗi nước, cùng nhau đoàn kết chống kẻ thù chung, bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia cho cả ba dân tộc; thể hiện sự hiệp đồng chiến đấu của quân đội ta với quân đội Lào, Campuchia, cho nên đã tạo ra thế chiến lược tiến công chung cho cả 3 nước, đánh bại từng kế hoạch, từng biện pháp chiến lược lớn của địch trên toàn Đông Dương.
- Sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ to lớn của các lực lượng cách mạng , hòa bình, dân chủ trên thế giới Đó là Liên Xô, Trung Quốc, hệ thống các nước XHCN, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân, phong trào cách mạng, lực lượng hoà bình, dân chủ, tiến bộ trên toàn thế giới, kể cả đông đảo nhân dân Mỹ yêu chuộng hoà bình và công lý. Chính những yếu tố này đã tạo ra một tập hợp lực lượng mạnh mẽ bao vây cô lập và tiến công đế quốc Mỹ từ mọi phía.
Với đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên hoà bình, độc lập, thống nhất và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Chúng ta đã thực hiện trọn vẹn lời tiên đoán, điều mong mỏi thiết tha, lời căn dặn thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: Cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn... Tổ quốc ta nhất định thống nhất. Đồng bào Nam - Bắc nhất định sẽ sum họp .
Tầm vóc của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
-Là cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ, ác liệt nhất trong lịch sử dân tộc.
- Chiến thắng kẻ thù mạnh nhất thời đại là đế quốc Mỹ.
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai nước Mỹ trở thành đế quốc giầu có và hùng mạnh nhất thế giới tư bản. Trong giai đoạn 1945-1973, nền kinh tế Mỹ chiếm 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới, sản lượng công nghiệp Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới là 56,47% (1948), sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần các nước Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật cộng lại. Về tài chính : Năm 1949 Nắm 3/4 dự trữ vàng thế giới ( 24,6 tỉ USD ). Mỹ chiếm 50% số tàu bè đi lại trên biển. Về quân sự : Mỹ nắm độc quyền về vũ khí nguyên tử.Về ngân hàng : 10 ngân hàng lớn nhất thế giới bấy giờ là của người mỹ. Mỹ đã đóng vai trò sen đầm quốc tế để bảo vệ và cứu nguy cho cả hệ thống đế quốc chủ nghĩa đã bị suy yếu nghiêm trọng và lâm vào cuộc khủng hoảng mới trước sự ra đời và lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Trước những đòn công kích quyết liệt của phong trầo giải phóng dân tộc và làn sóng đấu tranh dồn dập của phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa, từ đầu những năm 60, đế quốc Mỹ buộc phải từ bỏ chiến lược toàn cầu “trả đũa ồ ạt” chuyển sang thực hành chiến lược “phản ứng linh hoạt” chĩa mũi nhọn vào các lực lượng xã hội chủ nghĩa và giải phóng dân tộc, trong đó Viêt Nam là một điểm nóng bỏng. Việt Nam có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong khu vực Đông Nam á, có nguồn tài nguyên phong phú, được Mỹ đánh giá là một trong những vị trí sống còn trong tuyến ngăn chặn chủ nghĩa Cộng sản.
-Bằng thắng lợi vĩ đại của mình, nhân dân Việt Nam đã đánh bại một cuộc chiến tranh xâm lược với quy mô lớn nhất, dài nhất và ác liệt nhất của chủ nghĩa đế quốc kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II. Năm đời Tổng thống Mỹ (Aixenhao, Kenơdi, Giônxơn, Nichxơn, Pho) điều hành 4 chiến lược chiến tranh xâm lược của Mỹ (chiến lược “chiến tranh đơn phương”, chiến lược “ chiến tranh đặc biệt”, chiến lược “chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”). Mỹ đã chi trực tiếp cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam tới 676 tỉ đô la (so với 341 tỉ trong chiến tranh thế giới thứ II và 45 tỉ đô la trong chiến tranh Triều Tiên và tính cả chi phí gián tiếp thì lên tới 920 tỉ đô la). Chúng huy động lúc cao nhất là 55 vạn quân viễn chinh, lôi kéo 5 nước thân Mỹ ( với quân số lúc cao nhất là hơn 7 vạn ) vào cuộc chiến tranh , trực tiếp chiến đấu và làm nòng cốt cho hơn một triệu quân tay sai ở miền Nam. Chúng đã dội xuống hai miền đất nước ta hơn 7,8 triệu tấn bom đạn, một khối lượng đạn lớn hơn lượng bom đạn mà chúng đã sử dụng trong bất cứ cuộc chiến tranh nào trước đó.
Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
-Đối với dân tộc ta:
+ Đó là một trong những trang sử hào hùng và chói lọi chiến công của dân tộc ta trên con đường dựng nước và giữ nước suốt mấy nghìn năm. Nhân dân ta đánh thắng một kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất của loài người tiến bộ, đã kết thúc rất oanh liệt cuộc chiến đấu chống Mỹ 21 năm và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc bảo vệ tổ quốc từ sau cách mạng tháng 8 – 1945.
+ Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước, bảo vệ những thành quả bước đầu của cách mạng XHCN ở miền Bắc, đưa cả nước bước vào kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội; đưa dân tộc ta đứng vào hàng ngũ của quốc gia, dân tộc tiên phong trên thế giới. Tiền đồ tươi sáng của một dân tộc xây dựng chế độ xã hội tiên tiến do nhân dân làm chủ, đẩy lùi nghèo nàn, lạc hậu, tạo lập cuộc sống ấm no, tự do, văn minh, phồn vinh và hạnh phúc đang rộng mở trước nhân dân ta.
+ Qua cuộc chiến đấu và chiến thắng, đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai, Đảng ta, nhân dân và quân đội ta được rèn luyện cả về phẩm chất và năng lực, càng nhận thức được sâu sắc hơn vị trí, khả năng và sức mạnh của mình trong thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh.
+ Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế: Với chiến thắng mùa xuân 1975, Việt Nam chúng ta, từ một đất nước bị nước ngoài xâm chiếm, từ một dân tộc bị nô lệ, đã đứng lên giành lại được nền độc lập dân tộc sau gần một thế kỷ mất nước và trở thành một quốc gia độc lập, thống nhất, có đầy đủ chủ quyền được pháp lý quốc tế thừa nhận, tôn trọng; có một quân đội hùng mạnh, có nền văn hoá, khoa học, kỹ thuật đang trên đà phát triển, có vị thế quan trọng, sánh vai cùng các nước trên thế giới.
- Đối với nước Mỹ: Thất bại của đế quốc Mỹ ở Việt Nam kéo theo những hậu quả nặng nề trong nhiều năm đối với kinh tế - xã hội Mỹ. Tổng thống Măc Namara – nguyên bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã phải thú nhận “ Đến khi Mỹ cuối cùng rút khỏi Nam Việt Nam năm 1973, chúng ta đã mất 58000 người cả nam và nữ, nền kinh tế của chúng ta đã bị tàn phá bởi những chi phí cao và bất hợp lý cho cuộc chiến tranh trong nhiều năm liền và sự thống nhất chính trị của xã hội chúng ta bị tan nát và hàng thập kỷ sau vẫn không khôi phục lại được”.
-Đối với thế giới và thời đại:
+ Cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân ta thắng lợi đã đập tan cuộc phản kích lớn nhất của phe đế quốc do Mỹ cầm đầu chĩa vào các lực lượng cách mạng thế giới. Chiến thắng vĩ đại này đã góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia anh em, góp phần quyết định vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc của từng nước, thủ tiêu chủ nghĩa thực dân ở ba nước Đông Dương. Phá vỡ phòng tuyến phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc ở Đông Nam châu Á, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mỹ và góp phần làm suy yếu hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.
+ Đã thức tỉnh cổ vũ các dân tộc bị áp bức ở châu Á, Phi, Mỹ - La tinh đứng lên chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới.
+ Cuộc chiến đấu đó còn cống hiến cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, một giá trị tinh thần có sức mạnh to lớn, đem lại cho họ niềm tin trong cuộc đấu tranh tự giải phóng khỏi xiềng xích của chủ nghĩa đế quốc. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đã góp phần bảo đảm hòa bình chung trên toàn thế giới.
+ Thắng lợi lịch sử của nhân dân ta trong 30 năm chiến tranh cách mạng, nói chung, và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói riêng, đã chỉ rõ và khẳng định một chân lý: Trong thời đại ngày nay, một dân tộc đất không rộng lắm, người không đông lắm, kinh tế kém phát triển, song đoàn kết chặt chẽ và đấu tranh kiên cường, mưu trí dưới sự lãnh đạo của một đảng Mác - Lênin có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, thì hoàn toàn có thể đánh bại mọi thế lực xâm lược, dù đó là những đế quốc đầu sỏ.
Dân tộc Việt Nam đã từng làm nên Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Điện Biên Phủ năm 1954, Đại thắng mùa Xuân năm 1975, làm nên thắng lợi của sự nghiêp đổi mới trong muôn vàn khó khăn, thử thách, nhất định sẽ vươn tới những đỉnh cao sáng ngời trong cuộc hành trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hiện nay, đất nước ta đang ở trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để phát huy tinh thần đại thắng mùa xuân 1975, mỗi cán bộ, đảng viên, tuổi trẻ và nhân dân ta cần ra sức phấn đấu, nêu cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng; lao động, học tập và công tác một cách khoa học, có chất lượng, hiệu quả cao để góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra.
Nguyễn Thị Huyền Trang