rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
New Study Shows Humans Are on Autopilot Nearly Half the Time
Humans are mentally checked out, unhappily, nearly half the time.
Published on November 14, 2010 by David Rock in Your Brain at Work
1 nghiên cứu mới bởi Daniel Gilbert và Matthew Killingsworth đã xác minh điều mà tất cả chúng ta từng nghi ngờ: hầu hết chúng ta làm những việc được gọi là “tâm trí suy nghĩ lan man” gần 1 nửa số thời gian, chính xác là 46.9%. Chúng ta không tập trung vào thế giới bên ngoài hoặc nhiệm vụ trước mặt, mà chúng ta thẩm tra những suy nghĩ của riêng chúng ta. Điều không may là, nghiên cứu trên 2,250 người, hầu hết hoạt động này không làm chúng ta cảm thấy hạnh phúc.
Nghiên cứu được thiết kế để xác định kiểu hoạt động nào mà con người làm trong suốt 1 ngày, và hoạt động nào làm họ hạnh phúc nhất. Suy nghĩ lan man (mindwandering) chỉ là 1 trong số 22 hoạt động mà con người có thể liệt kê.
Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy con người hạnh phúc nhất khi quan hệ tình dục, tập thể dục hoặc trò chuyện. Họ ít hạnh phúc nhất khi nghỉ ngơi, làm việc hoặc sử dụng máy vi tính ở nhà.
Mọi người thông báo rằng họ suy nghĩ lan man không ít hơn 30% trong tổng thời gian, trong suốt mọi việc, trừ lúc quan hệ tình dục. Và mọi người thông báo rằng họ không hạnh phúc trong lúc suy nghĩ lan man. Gần 1 nửa thời gian chúng ta suy nghĩ lan man làm cho chúng ta không hạnh phúc! Do đó, chúng ta không ngạc nhiên khi quá nhiều truyền thống tôn giáo và tâm linh cố gắng cầu khẩn mọi người “hãy sống trong hiện tại”.
Liệu con người có đang suy nghĩ lan man hay không hóa ra là 1 yếu tố dự báo tốt về hạnh phúc hơn những hoạt động thực sự mà con người đang làm. Hãy nghĩ về 1 ngụ ý của phát hiện này: nó giải thích lí do tại sao địa ngục của 1 người (ví dụ, lau nhà) có thể là thiên đường của người khác, nếu họ thấy bản thân họ đang tập trung vào nhiệm vụ.
Sự chú ý và bộ não
1 nghiên cứu năm 2007 tên là "Mindfulness meditation reveals distinct neural modes of self-reference" của Norman Farb (đại học Toronto), cùng với 6 nhà khoa học khác, đã làm 1 nghiên cứu chưa ai từng làm trong hiểu biết của chúng ta về thiền/chú ý từ quan điểm khoa học thần kinh.
Farb và các cộng sự của ông nghiên cứu con người trải nghiệm về kinh nghiệm trong hiện tại của riêng họ như thế nào. Họ khám phá ra con người có 2 cách tương tác riêng biệt với thế giới, sử dụng 2 hệ thống khác nhau. 1 hệ thống để trải nghiệm về kinh nghiệm của bạn liên quan đến “hệ thống vắng mặt” (default network) bao gồm những vùng của phần vỏ não trước trán (medial prefrontal cortex), cùng với những vùng trí nhớ như hồi cá ngựa (hippocampus). Hệ thống này được gọi là vắng mặt vì nó trở nên năng động khi không có nhiều điều gì khác xảy ra, và bạn suy nghĩ về bản thân bạn. Nếu bạn đang ngồi trên 1 con tàu vào mùa hè, 1 làn gió nhẹ thổi qua mái tóc bạn và bạn đang cầm 1 ly bia lạnh, thay vì tận hưởng 1 ngày tươi đẹp, bạn thấy bản thân đang suy nghĩ sẽ nấu món gì cho tối nay. Đây là “hệ thống vắng mặt” của bạn đang hoạt động. Nó là hệ thông liên quan đến việc lập kế hoạch, mơ mộng và nghiền ngẫm.
“Hệ thống vắng mặt” này cũng trở nên năng động khi bạn nghĩ về bản thân bạn hoặc về người khác, nó như 1 “chuyện kể”. 1 chuyện kể là 1 câu chuyện đầy những nhân vật tương tác với nhau theo thời gian. Bộ não lưu giữ lượng thông tin lớn về lịch sử của bạn và lịch sử của những người khác. Khi “hệ thống vắng mặt” hoạt động, bạn đang suy nghĩ về lịch sử và tương lai của bạn và của tất cả những người bạn biết, và tấm thảm thông tin to lớn này kết lại với nhau. Tôi thích gọi hệ thống vắng mặt là hệ thống kể chuyện.
Khi bạn trải nghiệm về thế giới sử dụng hệ thống kể chuyện này, bạn lấy thông tin từ bên ngoài thế giới, xử lí nó thông qua 1 bộ lọc về mọi việc có ý nghĩa gì và bổ sung thêm những diễn giải của bạn. Ngồi trên thuyền với hệ thống kể chuyện đang hoạt động, thì 1 làn gió mát không phải là 1 làn gió mát, nó là 1 dấu hiệu mùa hè sẽ kết thúc sớm, và bạn sẽ bắt đầu suy nghĩ đi trượt tuyết ở đầu, và liệu có cần lau sạch ván trượt của bạn.
Hệ thống vắng mặt hoạt động trong hầu hết những lúc bạn tỉnh táo và không cần tốn nhiều nỗ lực để vận hành. Không có gì sai với hệ thống này, vấn đề ở đây là bạn không muốn giới hạn bản thân chỉ trong việc trải nghiệm thế giới thông qua hệ thống này.
Nghiên cứu Farb cho thấy có 1 cách khác để trải nghiệm về kinh nghiệm. Các nhà khoa học gọi đây là kiểu trải nghiệm trực tiếp. Khi hệ thống trải nghiệm trực tiếp hoạt động, nhiều vùng não khác nhau trở nên năng động hơn. Hệ thống này bao gồm thùy nhỏ ở não trước (insula), 1 vùng liên quan đến việc tri nhận những cảm giác cơ thể. Vùng đai trước của vỏ não (anterior cingulate cortex) cũng được kích hoạt, là 1 vùng chủ yếu để chuyển đổi sự chú ý của bạn. Khi hệ thống trải nghiệm trực tiếp này được kích hoạt, bạn không chủ tâm suy nghĩ về quá khứ hoặc tương lai, về người khác, hoặc về bản thân bạn, hoặc phần lớn những điều trên. Đúng hơn là, bạn đang trải nghiệm về thông tin đi vào những giác quan của bạn trong hiện tại. Khi bạn đang ngồi trên thuyền, bạn chú ý đến sự ấm áp của mặt trời trên làn da của bạn, làn gió mát trên tóc và ly bia lạnh trong tay.
1 loạt nghiên cứu khác phát hiện thấy 2 hệ thống trên (kể chuyện và trải nghiệm trực tiếp) có tương quan nghịch đảo. Nói cách khác, nếu bạn suy nghĩ về 1 cuộc họp sắp tới trong khi bạn đang giặt đồ, bạn có nhiều khả năng làm vỡ kính và cắt trúng tay vì phần não liên quan đến thị giác hoạt động ít đi khi phần não kể chuyện được kích hoạt. Bạn không nhìn thấy nhiều (hoặc nghe nhiều, cảm nhiều, hoặc cảm nhận bất kì điều gì nhiều) khi bạn đánh mất mình trong suy nghĩ. Buồn thay, ngay cả 1 ly bia cũng không còn ngon trong trạng thái này.
Nhưng may mắn là, kịch bản này hoạt động theo cả 2 cách. Khi bạn tập trung chú ý vào thông tin đi vào, ví dụ như cảm giác nước chảy trên tay của bạn khi bạn đang rửa tay, nó làm giảm sự kích hoạt của hệ thống kể chuyện. Điều này giải thích lí do tại sao, ví dụ, nếu hệ thống kể chuyện đang lo lắng điên cuồng về 1 sự kiện căng thẳng sắp tới, thì hít thở sâu và tập trung vào giây phút hiện tại sẽ giúp bạn. Tất cả các giác quan “sống lại” vào thời điểm đó.
Để tôi tóm tắt lại những ý trên. Bạn có thể trải nghiệm về thế giới thông qua hệ thống kể chuyện của bạn (hệ thống này có ích trong việc lập kế hoạch, đặt mục tiêu và lên chiến lược). Bạn cũng có thể trải nghiệm thế giới 1 cách trực tiếp hơn, cho phép nhiều thông tin cảm giác được tri nhận. Trải nghiệm về thế giới thông qua hệ thống trải nghiệm trực tiếp cho phép bạn tiến lại gần thực tế của bất kì sự kiện nào hơn. Bạn tri nhận nhiều thông tin hơn về những sự kiện xảy ra xung quanh bạn cũng như nhiều thông tin chính xác hơn về những sự kiện đó. Nhận thấy nhiều thông tin thực tế hơn làm bạn linh hoạt hơn trong cách đáp ứng lại với thế giới. Bạn cũng ít trở nên bị giam cầm bởi quá khứ, bởi những thói quen, những kì vọng hoặc giả định của bạn, và có nhiều khả năng đáp ứng lại trước những sự kiện như chúng bộc lộ.
Trong thực nghiệm Farb, những người đều đặn tập luyện chú ý những con đường trải nghiệm trực tiếp và kể chuyện, ví dụ như những người tập thiền đều đặn, có sự phân biệt lớn hơn giữa 2 con đường. Họ biết họ đang ở trên con đường nào vào bất kì thời điểm nào, và có thể chuyển sang con đường kia dễ dàng hơn. Trong khi đó, những người không luyện tập chú ý những con đường đó có nhiều khả năng tự động đi theo con đường kể chuyện.
Điều này không chỉ là 1 lí thuyết. 1 nghiên cứu của Kirk Brown phát hiện thấy những người có điểm thiền định/chú ý cao thì ý thức được những quá trình vô thức của họ nhiều hơn. Thêm nữa, những người đó có sự kiểm soát nhận thức nhiều hơn và 1 khả năng lớn hơn trong việc hình thành những việc họ làm và những điều họ nói, hơn những người có điểm chú ý (mindfulness scale) thấp hơn.
Tại sao chúng ta cần liên tục được nhắc nhở về chú ý/thiền (mindfulness)
John Teasdale, là 1 trong những nhà nghiên cứu về thiền định hàng đầu. Teasdale giải thích, “Thiền định là 1 thói quen, nó là 1 điều gì đó mà 1 người càng làm, người đó sẽ càng có khả năng ở trong phương thức thiền với ít và ít nỗ lực hơn...nó là 1 kĩ năng có thể học được. Nó tiếp cận đến 1 thứ gì đó mà chúng ta đã có sẵn. Thiền định không khó. Cái khó là nhớ làm nó.”
Luyện tập, nhưng bạn không phải ngồi xuống và thở.
Chìa khóa để tập thiền là luyện tập tập trung sự chú ý của bạn vào 1 cảm giác trực tiếp, và làm điều này thường xuyên. Nó giúp sử dụng 1 dòng thông tin phong phú. Bạn có thể luyện tập thiền trong khi bạn đang ăn, đi bộ, nói chuyện, làm bất cứ việc gì, ngoại trừ uống bia.
Tập thiền không có nghĩa là bạn phải ngồi yên và quan sát hơi thở của bạn. Bạn có thể tìm ra 1 cách phù hợp với lối sống của bạn.
Bạn càng chú ý, tâm trí bạn càng ít suy nghĩ lan man và bạn càng hạnh phúc.
Nguồn: PsychologyToday
New Study Shows Humans Are on Autopilot Nearly Half the Time
Humans are mentally checked out, unhappily, nearly half the time.
Published on November 14, 2010 by David Rock in Your Brain at Work
1 nghiên cứu mới bởi Daniel Gilbert và Matthew Killingsworth đã xác minh điều mà tất cả chúng ta từng nghi ngờ: hầu hết chúng ta làm những việc được gọi là “tâm trí suy nghĩ lan man” gần 1 nửa số thời gian, chính xác là 46.9%. Chúng ta không tập trung vào thế giới bên ngoài hoặc nhiệm vụ trước mặt, mà chúng ta thẩm tra những suy nghĩ của riêng chúng ta. Điều không may là, nghiên cứu trên 2,250 người, hầu hết hoạt động này không làm chúng ta cảm thấy hạnh phúc.
Nghiên cứu được thiết kế để xác định kiểu hoạt động nào mà con người làm trong suốt 1 ngày, và hoạt động nào làm họ hạnh phúc nhất. Suy nghĩ lan man (mindwandering) chỉ là 1 trong số 22 hoạt động mà con người có thể liệt kê.
Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy con người hạnh phúc nhất khi quan hệ tình dục, tập thể dục hoặc trò chuyện. Họ ít hạnh phúc nhất khi nghỉ ngơi, làm việc hoặc sử dụng máy vi tính ở nhà.
Mọi người thông báo rằng họ suy nghĩ lan man không ít hơn 30% trong tổng thời gian, trong suốt mọi việc, trừ lúc quan hệ tình dục. Và mọi người thông báo rằng họ không hạnh phúc trong lúc suy nghĩ lan man. Gần 1 nửa thời gian chúng ta suy nghĩ lan man làm cho chúng ta không hạnh phúc! Do đó, chúng ta không ngạc nhiên khi quá nhiều truyền thống tôn giáo và tâm linh cố gắng cầu khẩn mọi người “hãy sống trong hiện tại”.
Liệu con người có đang suy nghĩ lan man hay không hóa ra là 1 yếu tố dự báo tốt về hạnh phúc hơn những hoạt động thực sự mà con người đang làm. Hãy nghĩ về 1 ngụ ý của phát hiện này: nó giải thích lí do tại sao địa ngục của 1 người (ví dụ, lau nhà) có thể là thiên đường của người khác, nếu họ thấy bản thân họ đang tập trung vào nhiệm vụ.
Sự chú ý và bộ não
1 nghiên cứu năm 2007 tên là "Mindfulness meditation reveals distinct neural modes of self-reference" của Norman Farb (đại học Toronto), cùng với 6 nhà khoa học khác, đã làm 1 nghiên cứu chưa ai từng làm trong hiểu biết của chúng ta về thiền/chú ý từ quan điểm khoa học thần kinh.
Farb và các cộng sự của ông nghiên cứu con người trải nghiệm về kinh nghiệm trong hiện tại của riêng họ như thế nào. Họ khám phá ra con người có 2 cách tương tác riêng biệt với thế giới, sử dụng 2 hệ thống khác nhau. 1 hệ thống để trải nghiệm về kinh nghiệm của bạn liên quan đến “hệ thống vắng mặt” (default network) bao gồm những vùng của phần vỏ não trước trán (medial prefrontal cortex), cùng với những vùng trí nhớ như hồi cá ngựa (hippocampus). Hệ thống này được gọi là vắng mặt vì nó trở nên năng động khi không có nhiều điều gì khác xảy ra, và bạn suy nghĩ về bản thân bạn. Nếu bạn đang ngồi trên 1 con tàu vào mùa hè, 1 làn gió nhẹ thổi qua mái tóc bạn và bạn đang cầm 1 ly bia lạnh, thay vì tận hưởng 1 ngày tươi đẹp, bạn thấy bản thân đang suy nghĩ sẽ nấu món gì cho tối nay. Đây là “hệ thống vắng mặt” của bạn đang hoạt động. Nó là hệ thông liên quan đến việc lập kế hoạch, mơ mộng và nghiền ngẫm.
“Hệ thống vắng mặt” này cũng trở nên năng động khi bạn nghĩ về bản thân bạn hoặc về người khác, nó như 1 “chuyện kể”. 1 chuyện kể là 1 câu chuyện đầy những nhân vật tương tác với nhau theo thời gian. Bộ não lưu giữ lượng thông tin lớn về lịch sử của bạn và lịch sử của những người khác. Khi “hệ thống vắng mặt” hoạt động, bạn đang suy nghĩ về lịch sử và tương lai của bạn và của tất cả những người bạn biết, và tấm thảm thông tin to lớn này kết lại với nhau. Tôi thích gọi hệ thống vắng mặt là hệ thống kể chuyện.
Khi bạn trải nghiệm về thế giới sử dụng hệ thống kể chuyện này, bạn lấy thông tin từ bên ngoài thế giới, xử lí nó thông qua 1 bộ lọc về mọi việc có ý nghĩa gì và bổ sung thêm những diễn giải của bạn. Ngồi trên thuyền với hệ thống kể chuyện đang hoạt động, thì 1 làn gió mát không phải là 1 làn gió mát, nó là 1 dấu hiệu mùa hè sẽ kết thúc sớm, và bạn sẽ bắt đầu suy nghĩ đi trượt tuyết ở đầu, và liệu có cần lau sạch ván trượt của bạn.
Hệ thống vắng mặt hoạt động trong hầu hết những lúc bạn tỉnh táo và không cần tốn nhiều nỗ lực để vận hành. Không có gì sai với hệ thống này, vấn đề ở đây là bạn không muốn giới hạn bản thân chỉ trong việc trải nghiệm thế giới thông qua hệ thống này.
Nghiên cứu Farb cho thấy có 1 cách khác để trải nghiệm về kinh nghiệm. Các nhà khoa học gọi đây là kiểu trải nghiệm trực tiếp. Khi hệ thống trải nghiệm trực tiếp hoạt động, nhiều vùng não khác nhau trở nên năng động hơn. Hệ thống này bao gồm thùy nhỏ ở não trước (insula), 1 vùng liên quan đến việc tri nhận những cảm giác cơ thể. Vùng đai trước của vỏ não (anterior cingulate cortex) cũng được kích hoạt, là 1 vùng chủ yếu để chuyển đổi sự chú ý của bạn. Khi hệ thống trải nghiệm trực tiếp này được kích hoạt, bạn không chủ tâm suy nghĩ về quá khứ hoặc tương lai, về người khác, hoặc về bản thân bạn, hoặc phần lớn những điều trên. Đúng hơn là, bạn đang trải nghiệm về thông tin đi vào những giác quan của bạn trong hiện tại. Khi bạn đang ngồi trên thuyền, bạn chú ý đến sự ấm áp của mặt trời trên làn da của bạn, làn gió mát trên tóc và ly bia lạnh trong tay.
1 loạt nghiên cứu khác phát hiện thấy 2 hệ thống trên (kể chuyện và trải nghiệm trực tiếp) có tương quan nghịch đảo. Nói cách khác, nếu bạn suy nghĩ về 1 cuộc họp sắp tới trong khi bạn đang giặt đồ, bạn có nhiều khả năng làm vỡ kính và cắt trúng tay vì phần não liên quan đến thị giác hoạt động ít đi khi phần não kể chuyện được kích hoạt. Bạn không nhìn thấy nhiều (hoặc nghe nhiều, cảm nhiều, hoặc cảm nhận bất kì điều gì nhiều) khi bạn đánh mất mình trong suy nghĩ. Buồn thay, ngay cả 1 ly bia cũng không còn ngon trong trạng thái này.
Nhưng may mắn là, kịch bản này hoạt động theo cả 2 cách. Khi bạn tập trung chú ý vào thông tin đi vào, ví dụ như cảm giác nước chảy trên tay của bạn khi bạn đang rửa tay, nó làm giảm sự kích hoạt của hệ thống kể chuyện. Điều này giải thích lí do tại sao, ví dụ, nếu hệ thống kể chuyện đang lo lắng điên cuồng về 1 sự kiện căng thẳng sắp tới, thì hít thở sâu và tập trung vào giây phút hiện tại sẽ giúp bạn. Tất cả các giác quan “sống lại” vào thời điểm đó.
Để tôi tóm tắt lại những ý trên. Bạn có thể trải nghiệm về thế giới thông qua hệ thống kể chuyện của bạn (hệ thống này có ích trong việc lập kế hoạch, đặt mục tiêu và lên chiến lược). Bạn cũng có thể trải nghiệm thế giới 1 cách trực tiếp hơn, cho phép nhiều thông tin cảm giác được tri nhận. Trải nghiệm về thế giới thông qua hệ thống trải nghiệm trực tiếp cho phép bạn tiến lại gần thực tế của bất kì sự kiện nào hơn. Bạn tri nhận nhiều thông tin hơn về những sự kiện xảy ra xung quanh bạn cũng như nhiều thông tin chính xác hơn về những sự kiện đó. Nhận thấy nhiều thông tin thực tế hơn làm bạn linh hoạt hơn trong cách đáp ứng lại với thế giới. Bạn cũng ít trở nên bị giam cầm bởi quá khứ, bởi những thói quen, những kì vọng hoặc giả định của bạn, và có nhiều khả năng đáp ứng lại trước những sự kiện như chúng bộc lộ.
Trong thực nghiệm Farb, những người đều đặn tập luyện chú ý những con đường trải nghiệm trực tiếp và kể chuyện, ví dụ như những người tập thiền đều đặn, có sự phân biệt lớn hơn giữa 2 con đường. Họ biết họ đang ở trên con đường nào vào bất kì thời điểm nào, và có thể chuyển sang con đường kia dễ dàng hơn. Trong khi đó, những người không luyện tập chú ý những con đường đó có nhiều khả năng tự động đi theo con đường kể chuyện.
Điều này không chỉ là 1 lí thuyết. 1 nghiên cứu của Kirk Brown phát hiện thấy những người có điểm thiền định/chú ý cao thì ý thức được những quá trình vô thức của họ nhiều hơn. Thêm nữa, những người đó có sự kiểm soát nhận thức nhiều hơn và 1 khả năng lớn hơn trong việc hình thành những việc họ làm và những điều họ nói, hơn những người có điểm chú ý (mindfulness scale) thấp hơn.
Tại sao chúng ta cần liên tục được nhắc nhở về chú ý/thiền (mindfulness)
John Teasdale, là 1 trong những nhà nghiên cứu về thiền định hàng đầu. Teasdale giải thích, “Thiền định là 1 thói quen, nó là 1 điều gì đó mà 1 người càng làm, người đó sẽ càng có khả năng ở trong phương thức thiền với ít và ít nỗ lực hơn...nó là 1 kĩ năng có thể học được. Nó tiếp cận đến 1 thứ gì đó mà chúng ta đã có sẵn. Thiền định không khó. Cái khó là nhớ làm nó.”
Luyện tập, nhưng bạn không phải ngồi xuống và thở.
Chìa khóa để tập thiền là luyện tập tập trung sự chú ý của bạn vào 1 cảm giác trực tiếp, và làm điều này thường xuyên. Nó giúp sử dụng 1 dòng thông tin phong phú. Bạn có thể luyện tập thiền trong khi bạn đang ăn, đi bộ, nói chuyện, làm bất cứ việc gì, ngoại trừ uống bia.
Tập thiền không có nghĩa là bạn phải ngồi yên và quan sát hơi thở của bạn. Bạn có thể tìm ra 1 cách phù hợp với lối sống của bạn.
Bạn càng chú ý, tâm trí bạn càng ít suy nghĩ lan man và bạn càng hạnh phúc.
Nguồn: PsychologyToday