rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo:
How The Mind Really Works: 10 Counterintuitive Psychology Studies
9 phát hiện tâm lý thách thức quan điểm trực quan của chúng ta về cách thức hoạt động của tâm trí chúng ta.
Một số nhà phê bình nói rằng tâm lý học là chỉ là lẽ thường, nó chỉ xác nhận những điều chúng ta đã biết về bản thân mình .
Một cách để chống lại điều này là nghĩ về tất cả những phát hiện bất ngờ, đáng ngạc nhiên đã xuất hiện trong những nghiên cứu tâm lý học nhiều năm qua. Sau đây là 10 phát hiện tôi yêu thích.
1. Sự không hoà hợp về nhận thức (Cognitive dissonance)
Đây có lẽ là một trong những phát hiện kỳ lạ nhất và đáng lo ngại nhất trong tâm lý học. Sự bất hoà về nhận thức là quan điểm cho rằng chúng ta thấy khó mà lưu giữ 2 niềm tin trái ngược, mâu thuẫn, vì vậy chúng ta điều chỉnh một cách vô thức mọt trong hai niềm tin để làm cho nó phù hợp với cái kia.
Trong nghiên cứu cổ điển, các sinh viên phát hiện thấy 1 công việc nhàm chán là thú vị hơn nếu họ được trả ít tiền hơn để tham gia. Những nguyên nhân vô thức của chúng ta là : nếu tôi không làm việc đó vì tiền, sau đó tôi phải làm nó vì nó thú vị. Như là ảo thuật, 1 công việc nhàm chán trở nên thú vị hơn bởi vì nếu không thì tôi không thể giải thích được hành vi của tôi.
Lý do điều đó đáng lo ngại vì tâm trí chúng ta có lẽ liên tục thực hiện tất cả các kiểu hợp lý hoá trên mà không ý thức được. Vậy làm thế nào chúng ta biết mình thực sự nghĩ gì?
2. Những ảo giác là bình thuờng và phổ biến
Những ảo giác giống như những giấc mơ ban ngày và chúng ta có xu hướng nghĩ về chúng như là những dấu hiệu của bệnh tâm thần nặng.
Thực tế thì chúng khá phổ biến trong số những người 'bình thường' hơn ta tưởng. 1/3 trong số chúng ta thông báo đã trải nghiệm về những ảo giác, với 20% trải nghiệm những ảo giác 1 lần/ 1 tháng và 2% 1 lần/ 1 tuần (Ohayon, 2000).
Tương tự như vậy, những người 'bình thường' thường có những suy nghĩ hoang tưởng, như trong nghiên cứu này có đến 40% trải nghiệm những suy nghĩ hoang tưởng về một hành trình ảo giác. Khoảng cách giữa người bị bệnh tâm thần và người 'bình thường' nhỏ hơn rất nhiều so với chúng ta nghĩ.
3. Hiệu ứng thuốc trấn an (The placebo effect)
Có lẽ bạn đã từng có trải nghiệm về 1 cơn đau đầu được cải thiện sau vài giây bạn uống một viên aspirin? Đây không thể là do thuốc, vì nó cần ít nhất 15 phút để có hiệu quả.
Đó là hiệu ứng thuốc trấn an: tâm trí bạn biết rằng bạn đã uống 1 viên thuốc, vì vậy bạn cảm thấy tốt hơn. Trong y khoa nó đường như mạnh mẽ nhất trong trường hợp những cơn đau: một số nghiên cứu cho thấy một viên thuốc trấn an có muối (nước muối) có thể có hiệu lực như morphine (Hrobjartsson et al., 2001). Một số nghiên cứu thậm chí cho rằng 80% hiệu lực của thuốc Prozac là thuốc trấn an ( Prozac là 1 thuốc kéo dài hoạt động của serotonin trong não; được sử dụng để chống trầm cảm).
Hiệu ứng thuốc trấn an là phản trực quan bởi vì chúng ta dễ dàng quên mất rằng tâm trí và cơ thể là không tách rời.
4. Tuân theo người quyền lực
Hầu hết chúng ta thích nghĩ rằng mình có đầu óc độc lập. Chúng ta cảm thấy chắc chắn rằng mình sẽ không làm hại người khác trừ khi bị cưỡng ép rất nghiêm trọng. Chắc chắn là một điều gì đó yếu ớt như bị ra lệnh cho điện giật một ai đó bởi 1 nhân vật quyền lực mặc áo khoác trắng sẽ là không đủ, đúng không?
Nghiên cứu nổi tiếng của Stanley Milgram đã phát hiện thấy: 63% người tham gia vẫn để cho điện giật người khác mặc cho nạn nhân gào thét đau đớn và cuối cùng là ngã xuống bất tỉnh.
Những hoàn cảnh/ tình huống có sức mạnh to lớn trong việc kiểm soát hành vi của chúng ta và đó là sức mạnh mà chúng ta không để ý thấy chừng nào nó được tiết lộ đột ngột trong những nghiên cứu giống nghiên cứu này.
5. Sự lựa chọn mù quáng
Tất cả chúng ta đều biết những lý do cho những quyết định của mình? Ví dụ, bạn biết lý do tại sao bạn bị thu hút bởi ai đó?
Đừng quá chắc chắn như vậy. Trong 1 nghiên cứu, mọi người dễ dàng bị lừa vào việc biện minh cho những lựa chọn họ không thực sự đưa ra về người họ thấy quyến rũ. Dưới một số hoàn cảnh, tình huống, chúng ta tỏ ra có sự lựa chọn mù quáng: chúng ta dường như có ít hoặc không ý thức được những lựa chọn mình quyết định và lý do tại sao. Sau đó chúng ta sử dụng cách hợp lý hoá để thử và bảo vệ cho những lựa chọn của mình.
6. Những tưởng tượng làm suy giảm động cơ
Một cách mọi người thường dùng để thúc đẩy bản thân, đó là những tưởng tượng về tương lai. Quan điểm là mơ tưởng về một tương lai tích cực giúp thúc đẩy bạn tiến về phía mục tiêu.
Hãy cẩn thận, các nhà tâm lý đã phát hiện thấy mơ tưởng về tương lai thành công thực sự ảnh hưởng xấu đến động cơ hành động, nó làm suy giảm động lực đạt được mục tiêu. Những mơ tưởng cũng thất bại trong việc chuẩn bị cho chúng ta đương đầu với những vấn đề sẽ gặp phải trên đường đi tới mục tiêu.
7. Thảo luận nhóm không có hiệu quả
Bạn muốn suy nghĩ sáng tạo?
Theo nghiên cứu tâm lý học, việc thảo luận nhóm không có hiệu quả. Vì khi ở trong nhóm, mọi người thường lười biếng, họ có khả năng quên mất những ý kiến của mình trong khi những người khác nói và lo lắng người khác sẽ nghĩ gì về mình ( mặc cho những quy tắc kiểu như 'không có những ý kiến tồi').
Tốt hơn là nên để mỗi người tự nghĩ ra những ý tưởng mới. Và sau đó nhóm sẽ đánh giá về những ý tưởng đó.
8. Đừng loại bỏ những ý nghĩ
Khi bạn đang lo lắng về điều gì đó, mọi người thường nói:" cố gắng đừng suy nghĩ về nó; hãy tống nó ra khỏi đầu bạn!"
Đây là lời khuyên rất tệ. Cố gắng loại bỏ những suy nghĩ của bạn là phản tác dụng. Cũng giống như khi bạn cố gắng không suy nghĩ về một con voi hồng (hiệu ứng con voi hồng) hoặc những con gấu trắng. Khi mọi người cố gắng loại bỏ những suy nghĩ của họ thì những suy nghĩ đó quay trở lại mạnh mẽ hơn trước ( xem bài ' 8 cách đánh bại những ý nghĩ dai dẳng không mong muốn'). Thay vào đó, tìm kiếm những điều gây xao lãng là 1 chiến lược tốt hơn.
9. Những điều nhỏ bé
Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng những sự kiện lớn trong cuộc sống chúng ta là quan trọng nhất: tốt nghiệp, kết hôn hoặc sinh con.
Nhưng thực sự thì những sự kiện lớn trong cuộc sống thường không quan trọng ngay lập tức đối với hạnh phúc bằng những điều nhỏ bé gây rắc rối hoặc nâng cao cuộc sống hằng ngày của chúng ta (Kanner et al., 1981). Những sự kiện lớn chủ yếu ảnh hưởng đến chúng ta thông qua những điều nhỏ bé gây rắc rối hoặc nâng cao cuộc sống hằng ngày mà chúng tạo ra. Điều tương tự cũng đúng trong công việc, nơi mà sự thỏa mãn trong công việc bị tác động mạnh mẽ bởi những rắc rối nhỏ hằng ngày.
Nói cách khác: chính những điều nhỏ bé làm chúng ta hạnh phúc.
Nguồn: spring.org.uk
How The Mind Really Works: 10 Counterintuitive Psychology Studies
9 phát hiện tâm lý thách thức quan điểm trực quan của chúng ta về cách thức hoạt động của tâm trí chúng ta.
Một số nhà phê bình nói rằng tâm lý học là chỉ là lẽ thường, nó chỉ xác nhận những điều chúng ta đã biết về bản thân mình .
Một cách để chống lại điều này là nghĩ về tất cả những phát hiện bất ngờ, đáng ngạc nhiên đã xuất hiện trong những nghiên cứu tâm lý học nhiều năm qua. Sau đây là 10 phát hiện tôi yêu thích.
1. Sự không hoà hợp về nhận thức (Cognitive dissonance)
Đây có lẽ là một trong những phát hiện kỳ lạ nhất và đáng lo ngại nhất trong tâm lý học. Sự bất hoà về nhận thức là quan điểm cho rằng chúng ta thấy khó mà lưu giữ 2 niềm tin trái ngược, mâu thuẫn, vì vậy chúng ta điều chỉnh một cách vô thức mọt trong hai niềm tin để làm cho nó phù hợp với cái kia.
Trong nghiên cứu cổ điển, các sinh viên phát hiện thấy 1 công việc nhàm chán là thú vị hơn nếu họ được trả ít tiền hơn để tham gia. Những nguyên nhân vô thức của chúng ta là : nếu tôi không làm việc đó vì tiền, sau đó tôi phải làm nó vì nó thú vị. Như là ảo thuật, 1 công việc nhàm chán trở nên thú vị hơn bởi vì nếu không thì tôi không thể giải thích được hành vi của tôi.
Lý do điều đó đáng lo ngại vì tâm trí chúng ta có lẽ liên tục thực hiện tất cả các kiểu hợp lý hoá trên mà không ý thức được. Vậy làm thế nào chúng ta biết mình thực sự nghĩ gì?
2. Những ảo giác là bình thuờng và phổ biến
Những ảo giác giống như những giấc mơ ban ngày và chúng ta có xu hướng nghĩ về chúng như là những dấu hiệu của bệnh tâm thần nặng.
Thực tế thì chúng khá phổ biến trong số những người 'bình thường' hơn ta tưởng. 1/3 trong số chúng ta thông báo đã trải nghiệm về những ảo giác, với 20% trải nghiệm những ảo giác 1 lần/ 1 tháng và 2% 1 lần/ 1 tuần (Ohayon, 2000).
Tương tự như vậy, những người 'bình thường' thường có những suy nghĩ hoang tưởng, như trong nghiên cứu này có đến 40% trải nghiệm những suy nghĩ hoang tưởng về một hành trình ảo giác. Khoảng cách giữa người bị bệnh tâm thần và người 'bình thường' nhỏ hơn rất nhiều so với chúng ta nghĩ.
3. Hiệu ứng thuốc trấn an (The placebo effect)
Có lẽ bạn đã từng có trải nghiệm về 1 cơn đau đầu được cải thiện sau vài giây bạn uống một viên aspirin? Đây không thể là do thuốc, vì nó cần ít nhất 15 phút để có hiệu quả.
Đó là hiệu ứng thuốc trấn an: tâm trí bạn biết rằng bạn đã uống 1 viên thuốc, vì vậy bạn cảm thấy tốt hơn. Trong y khoa nó đường như mạnh mẽ nhất trong trường hợp những cơn đau: một số nghiên cứu cho thấy một viên thuốc trấn an có muối (nước muối) có thể có hiệu lực như morphine (Hrobjartsson et al., 2001). Một số nghiên cứu thậm chí cho rằng 80% hiệu lực của thuốc Prozac là thuốc trấn an ( Prozac là 1 thuốc kéo dài hoạt động của serotonin trong não; được sử dụng để chống trầm cảm).
Hiệu ứng thuốc trấn an là phản trực quan bởi vì chúng ta dễ dàng quên mất rằng tâm trí và cơ thể là không tách rời.
4. Tuân theo người quyền lực
Hầu hết chúng ta thích nghĩ rằng mình có đầu óc độc lập. Chúng ta cảm thấy chắc chắn rằng mình sẽ không làm hại người khác trừ khi bị cưỡng ép rất nghiêm trọng. Chắc chắn là một điều gì đó yếu ớt như bị ra lệnh cho điện giật một ai đó bởi 1 nhân vật quyền lực mặc áo khoác trắng sẽ là không đủ, đúng không?
Nghiên cứu nổi tiếng của Stanley Milgram đã phát hiện thấy: 63% người tham gia vẫn để cho điện giật người khác mặc cho nạn nhân gào thét đau đớn và cuối cùng là ngã xuống bất tỉnh.
Những hoàn cảnh/ tình huống có sức mạnh to lớn trong việc kiểm soát hành vi của chúng ta và đó là sức mạnh mà chúng ta không để ý thấy chừng nào nó được tiết lộ đột ngột trong những nghiên cứu giống nghiên cứu này.
5. Sự lựa chọn mù quáng
Tất cả chúng ta đều biết những lý do cho những quyết định của mình? Ví dụ, bạn biết lý do tại sao bạn bị thu hút bởi ai đó?
Đừng quá chắc chắn như vậy. Trong 1 nghiên cứu, mọi người dễ dàng bị lừa vào việc biện minh cho những lựa chọn họ không thực sự đưa ra về người họ thấy quyến rũ. Dưới một số hoàn cảnh, tình huống, chúng ta tỏ ra có sự lựa chọn mù quáng: chúng ta dường như có ít hoặc không ý thức được những lựa chọn mình quyết định và lý do tại sao. Sau đó chúng ta sử dụng cách hợp lý hoá để thử và bảo vệ cho những lựa chọn của mình.
6. Những tưởng tượng làm suy giảm động cơ
Một cách mọi người thường dùng để thúc đẩy bản thân, đó là những tưởng tượng về tương lai. Quan điểm là mơ tưởng về một tương lai tích cực giúp thúc đẩy bạn tiến về phía mục tiêu.
Hãy cẩn thận, các nhà tâm lý đã phát hiện thấy mơ tưởng về tương lai thành công thực sự ảnh hưởng xấu đến động cơ hành động, nó làm suy giảm động lực đạt được mục tiêu. Những mơ tưởng cũng thất bại trong việc chuẩn bị cho chúng ta đương đầu với những vấn đề sẽ gặp phải trên đường đi tới mục tiêu.
7. Thảo luận nhóm không có hiệu quả
Bạn muốn suy nghĩ sáng tạo?
Theo nghiên cứu tâm lý học, việc thảo luận nhóm không có hiệu quả. Vì khi ở trong nhóm, mọi người thường lười biếng, họ có khả năng quên mất những ý kiến của mình trong khi những người khác nói và lo lắng người khác sẽ nghĩ gì về mình ( mặc cho những quy tắc kiểu như 'không có những ý kiến tồi').
Tốt hơn là nên để mỗi người tự nghĩ ra những ý tưởng mới. Và sau đó nhóm sẽ đánh giá về những ý tưởng đó.
8. Đừng loại bỏ những ý nghĩ
Khi bạn đang lo lắng về điều gì đó, mọi người thường nói:" cố gắng đừng suy nghĩ về nó; hãy tống nó ra khỏi đầu bạn!"
Đây là lời khuyên rất tệ. Cố gắng loại bỏ những suy nghĩ của bạn là phản tác dụng. Cũng giống như khi bạn cố gắng không suy nghĩ về một con voi hồng (hiệu ứng con voi hồng) hoặc những con gấu trắng. Khi mọi người cố gắng loại bỏ những suy nghĩ của họ thì những suy nghĩ đó quay trở lại mạnh mẽ hơn trước ( xem bài ' 8 cách đánh bại những ý nghĩ dai dẳng không mong muốn'). Thay vào đó, tìm kiếm những điều gây xao lãng là 1 chiến lược tốt hơn.
9. Những điều nhỏ bé
Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng những sự kiện lớn trong cuộc sống chúng ta là quan trọng nhất: tốt nghiệp, kết hôn hoặc sinh con.
Nhưng thực sự thì những sự kiện lớn trong cuộc sống thường không quan trọng ngay lập tức đối với hạnh phúc bằng những điều nhỏ bé gây rắc rối hoặc nâng cao cuộc sống hằng ngày của chúng ta (Kanner et al., 1981). Những sự kiện lớn chủ yếu ảnh hưởng đến chúng ta thông qua những điều nhỏ bé gây rắc rối hoặc nâng cao cuộc sống hằng ngày mà chúng tạo ra. Điều tương tự cũng đúng trong công việc, nơi mà sự thỏa mãn trong công việc bị tác động mạnh mẽ bởi những rắc rối nhỏ hằng ngày.
Nói cách khác: chính những điều nhỏ bé làm chúng ta hạnh phúc.
Nguồn: spring.org.uk