missyouloveyou
New member
- Xu
- 44
TÂM SỰ THẦM KÍN CỦA NGUYỄN DUY QUA BÀI THƠ ÁNH TRĂNG
Burke từng nói: “Không bao giờ có thể hoạch định cho tương lai bằng quá khứ”; quả không sai. Người Việt Nam xưa vẫn có câu:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
Đó là truyền thống được nhắc đến trong các tác phẩm văn học từ bao đời nay và “Ánh trăng” cũng là tâm sự thầm kín của Nguyễn Duy nằm trong mạch cảm xúc ấy. Qua bài thơ, tác giả đã kín đáo bộc lộ những suy nghĩ, chime nghiệm về một lối sống ân nghĩa thủy chung cao quý trong cuộc đời mỗi con người.
Bài thơ “Ánh trăng” ra đời vào năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc được ba năm. Trong suốt ba năm ấy không phải ai cũng còn nhớ những nghĩa tình trong quá khứ. Tác giả Nguyễn Duy viết bài thơ này như một lời tâm sự, một lời nhắn nhủ chân tình với chính mình và với mọi người về lẽ sống nghĩa tình thủy chung:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Khổ thơ đầu mở ra như những lời tự sự ghi lại những dòng hồi ức của tác giả về quá khứ. Bằng sự vận động của thời gian gắn bó với sự trưởng thành của nhà thơ, người đọc như thấy thấp thoáng đâu đây bóng dáng một cậu bé hồn nhiên gắn liền với những người bạn khổng lồ: “đồng”; “bể”; “sông”; “rừng” trong quá khứ. Tuổi thơ chúng ta mấy ai có được những người bạn tri âm, những khoảnh khắc giao hòa diệu vợi với thiên nhiên thôn quê như thế? Thuở bé, nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng đã có lần được “chơi” với trăng, được tắm mình trong thế giới thiên nhiên bao la nơi chính sân nhà mình:
Ông trăng tròn sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em
Tuổi thơ tác giả được nô đùa với ánh trăng, với thiên nhiên, chan hòa đến mức “trần trụi” không còn khoảng cách:
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
Đó là tình cảm gắn chặt keo sơn, để rồi đến khi tham gia kháng chiến, vầng trăng trở thành tri kỉ của người lính:
Hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Ánh trăng từ giã “đồng”; “bể”; “sông”; “rừng” để cùng người lính vào chiến trường, làm một người bạn tinh thần trong kháng chiến. Trăng với người lính, với nhà thơ trong những năm ở rừng thời chiến tranh đã trở thành “đôi bạn tri kỉ”. Ta bắt gặp những giây phút ấm nồng của sự gắn chặt keo sơn ấy trong thơ người lính lái xe Phạm Tiến Duật:
Cái vết thương xoàng mà đưa viện
Hàng còn chờ đó tiếng xe reo
Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến
Nôn nao ngồi đợi nhớ lưng đèo
hay giữa rừng khuya sương muối, người chiến sĩ đứng chờ giặc tới với tư thế bồng súng:
đầu súng trăng treo
(Đồng chí_Chính Hữu)
và ngay cả trong thơ Hồ Chí Minh, vầng trăng đã trở nên quá đỗi quen thuộc với người lính:
“Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm”
Trăng đã chia ngọt sẻ bùi suốt chặng đường hành quân, suốt những thời khắc nhuốm màu rực lửa bom đạn, trăng cùng người lính đánh phá, chống trả mưa bom quân thù:
Và vầng trăng, vầng trăng đất nước
Vượt qua quầng lửa mọc lên cao
(Phạm Tiến Duật)
…Trong giây phút khăng khít ấy, người lính đã tự hứa với bản thân mình
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa
Vậy mà cuối cùng, cái “lời hứa” ấy đành chôn vùi vào quên lãng với dòng chảy bộn bề của thời gian. Lời hứa năm xưa nay chỉ được nhớ lại bằng từng chữ “hồi” như một điệp khúc. “Hồi” – chỉ là “hồi ấy” thôi, còn bây giờ, nghĩa tình năm xưa bị vứt bỏ. Chữ “hồi” như một điểm dừng chân giữa ranh giới ngày ấy và hôm nay để bây giờ đưa người đọc lần về quá khứ. Lời thơ mỗi lúc một nhẹ nhàng, như lời thủ thỉ tâm tình kéo độc giả cuốn vào mẩu chuyện nhỏ. Điều “ngỡ không bao giờ quên ấy” nay đã không còn nữa
Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường
Vầng trăng là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung. Hình ảnh ánh trăng đang dần được nhân hóa lên: lặng lẽ “đi qua ngõ”… Ba năm sau kháng chiến, hòa bình được lập lại trên đất nước phồn hoa, trên thành phố hoa lệ. Cái thiên nhiên vĩ đại nguyên sơ ngày xưa: “đồng”; “bể”; “sông”; “rừng” biến mất, thay vào đó là một kích cỡ nhân tạo, cũng đồ sộ nhưng lộng lẫy hơn, uy nghi hơn, chói lòa hơn. Cuộc đời đổi thay, con người thay đổi, người ta bon chen hơn, ích kỉ hơn, vật chất hơn, gác lại cuộc sống tâm hồn vào góc quá khứ. Cũng như con đường lúc thẳng lúc vòng, lúc ngoặt, cuộc đời cũng có những lúc như thế! Trở lại cuộc sống thị thành của những con người vừa về thành phố, ta bắt gặp người lính năm xưa nay đang sống trong bủa vây tiện nghi sang trọng “ánh điện cửa gương” và những phòng “buyn-đinh” cao chót vót. Cuộc sống quá sung túc, đầy đủ đã khiến cho “cái vầng trăng tình nghĩa” ngày nào dẫn vùi vào quên lãng. Những no đủ của cuộc sống hấp dẫn hơn cái tình nghĩa năm xưa hay sao? Hấp dẫn hơn cả quá khứ gian lao nơi chiến trường thắm tình đồng chí, đồng đội. Trăng nay thành “người dưng”, người xa lạ không quen không biết, tác giả không còn nhận ra người bạn tri kỉ hôm nào. Với kết cấu đối lập, “ánh điện cửa gương” sáng lòa lộng lẫy và “ánh trăng” dịu nhẹ thanh cao, tác giả như đang muốn bộc lộ một lời tự thú chân thành từ tận đáy sâu tấm lòng tác giả:
Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn-đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn
“Thình lình” và “đột ngột” không khỏi làm người đọc giật mình trước sự cố “mất điện” tại thành phố phồn hoa. Lúc ấy, mọi tầm cỡ tiện nghi bỗng trở về với nấc thanh số không tròn trĩnh. Cử chỉ “vội bật tung cửa sổ” như một phản xạ tự nhiên trong bóng tối con người hướng ra ánh sáng, chứ thực sự đó không phải là chủ ý đi tìm lại người bạn năm xưa của người lính. Và rồi không chỉ bạn đọc, mà ngay cả tác giả cũng phải giật mình khi “đột ngột vầng trăng tròn”. Ánh trăng năm xưa nay đang đứng im trước mặt người lính. Ánh trăng ấy vẫn đẹp, vẫn tròn, vẫn nồng diệu một thứ ánh sáng huyền ảo, lung linh. Nhưng vầng trăng kia xuất hiện đâu phải chỉ “cứu giúp” nguồn ánh sáng cho người lính mà nó còn mang lại sự xáo trộn trong tâm hồn người thi sĩ:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Hai khuôn mặt tri âm tri kỉ ngày nào giờ đang đối diện nhau. Nguyễn Duy gặp lại người bạn năm xưa, kéo theo cả một vùng trời thôn quê quá khứ. Hai bên chẳng nói chẳng rằng, vầng trăng chỉ đứng yên vậy mà người lính lại thấy “có cái gì rưng rưng”. Kỉ niệm tuổi thơ ngày nào giờ lại ùa về đánh thức tâm hồn người chung cuộc
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Cảm xúc dâng trào mạnh mẽ với nhịp thơ gấp gáp dồn dập “như là”. Phải chăng đó chính là xúc cảm trong nỗi niềm xót xa ân hận vừa chợt nhớ lại quá khứ? Hóa ra kí ức chỉ tạm lắng xuống do con người quá mải mê tìm những thứ vật chất vô danh trước cuộc sống bộn bề bởi khi có tác động, nó lại sống dậy mạnh mẽ như chưa từng quên đi.
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
Hình ảnh ánh trăng “tròn vành vạnh” cho thấy quá khứ ngày đó nay vẫn vẹn nguyên, vẫn đẹp viên mãn, vẫn đầy đủ không khiếm khuyết dù ai kia vô tình, đổi thay. Và để rồi bởi chính trăng vô ngôn, không một lời trách móc đã khiến cho “người vô tình” nay bỗng “giật mình” tỉnh ngộ. Cái “im phăng phắc” của trăng vừa biểu thị sự bao dung độ lượng, vừa gây nỗi ám ảnh, dằn vặt bởi im lặng chính là sự trừng phạt đích đáng nhất dành cho những người lãng quên quá khứ, lãng quên lời hứa năm xưa của mình. Chính cái im lặng của ánh trăng đã gây xáo trộn những mơ mộng “ánh điện cửa gương” của con người, khiến con người phải dày xé tâm can, phải dằn vặt đau đớn.
Ánh trăng cũng chính là một biểu tượng thức tỉnh con người trở về với lối sống ân nghĩa thủy chung, “uống nước nhớ nguồn”. “Tòa án lương tâm” của con người ngay lập tức mở ra khi đối diện với quá khứ nghĩa tình, để con người nhận ra mình đang đứng ở đâu khi đã quên đi quá khứ. Người lính “giật mình” để nhìn lại chính mình, “giật mình” để thức tỉnh lương tam, “giật mình” để trân trọng lại quá khứ và “giật mình” để trở về với những giá trị cao đẹp vĩnh gằng. Cũng giống như Lí Bạch khi xa quê:
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương
(ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương)
Giữa miền đất xa lạ, Lí Bạch nhìn vầng trăng để nhớ về quê hương mình, như níu lấy chút gì đó để sưởi ấm tam hồn người lữ khách. Còn với Nguyễn Duy, vầng trăng trên bầu trời kia còn gợi lại cả quá khứ đặc biệt làm cho tâm hồn thi sĩ và bạn đọc trở về với chính mình.
Bằng hình tượng “ánh trăng” thấm đượm ý nghĩa nhân văn, Nguyễn Duy đã gửi tới bạn đọc một lời nhắn gửi, một bức thông điệp thiết tha: “Hãy lắng lại một chút cái bận bịu cuộc sống để nhìn lại bản thân mình”. Qua thể thơ ngũ ngôn với giọng thơ chân thành, nhỏ nhẹ mà thấm sâu, hình ảnh giàu biểu tượng với ngôn ngữ bình dị, mộc mạc, tác giả đã bộc lộ những suy nghĩ về một lẽ sống ân nghĩa, thủy chung cao quý trong cuộc sống. Ngoài ra với chữ cái đầu câu thơ không viết hoa, tác giả đã thành công khi để cho mạch cảm xúc trôi theo dòng chảy thời gian, theo mạch tự sự để bạn đọc có thể giao cảm với một tâm hồn đang hướng tới cái đẹp đáng trân trọng. Như Anatole Francel đã nói: “Đừng đánh mất quá khứ vì với quá khứ, người ta xây dựng tương lai”.
Burke từng nói: “Không bao giờ có thể hoạch định cho tương lai bằng quá khứ”; quả không sai. Người Việt Nam xưa vẫn có câu:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
Đó là truyền thống được nhắc đến trong các tác phẩm văn học từ bao đời nay và “Ánh trăng” cũng là tâm sự thầm kín của Nguyễn Duy nằm trong mạch cảm xúc ấy. Qua bài thơ, tác giả đã kín đáo bộc lộ những suy nghĩ, chime nghiệm về một lối sống ân nghĩa thủy chung cao quý trong cuộc đời mỗi con người.
Bài thơ “Ánh trăng” ra đời vào năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc được ba năm. Trong suốt ba năm ấy không phải ai cũng còn nhớ những nghĩa tình trong quá khứ. Tác giả Nguyễn Duy viết bài thơ này như một lời tâm sự, một lời nhắn nhủ chân tình với chính mình và với mọi người về lẽ sống nghĩa tình thủy chung:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Khổ thơ đầu mở ra như những lời tự sự ghi lại những dòng hồi ức của tác giả về quá khứ. Bằng sự vận động của thời gian gắn bó với sự trưởng thành của nhà thơ, người đọc như thấy thấp thoáng đâu đây bóng dáng một cậu bé hồn nhiên gắn liền với những người bạn khổng lồ: “đồng”; “bể”; “sông”; “rừng” trong quá khứ. Tuổi thơ chúng ta mấy ai có được những người bạn tri âm, những khoảnh khắc giao hòa diệu vợi với thiên nhiên thôn quê như thế? Thuở bé, nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng đã có lần được “chơi” với trăng, được tắm mình trong thế giới thiên nhiên bao la nơi chính sân nhà mình:
Ông trăng tròn sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em
Tuổi thơ tác giả được nô đùa với ánh trăng, với thiên nhiên, chan hòa đến mức “trần trụi” không còn khoảng cách:
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
Đó là tình cảm gắn chặt keo sơn, để rồi đến khi tham gia kháng chiến, vầng trăng trở thành tri kỉ của người lính:
Hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Ánh trăng từ giã “đồng”; “bể”; “sông”; “rừng” để cùng người lính vào chiến trường, làm một người bạn tinh thần trong kháng chiến. Trăng với người lính, với nhà thơ trong những năm ở rừng thời chiến tranh đã trở thành “đôi bạn tri kỉ”. Ta bắt gặp những giây phút ấm nồng của sự gắn chặt keo sơn ấy trong thơ người lính lái xe Phạm Tiến Duật:
Cái vết thương xoàng mà đưa viện
Hàng còn chờ đó tiếng xe reo
Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến
Nôn nao ngồi đợi nhớ lưng đèo
hay giữa rừng khuya sương muối, người chiến sĩ đứng chờ giặc tới với tư thế bồng súng:
đầu súng trăng treo
(Đồng chí_Chính Hữu)
và ngay cả trong thơ Hồ Chí Minh, vầng trăng đã trở nên quá đỗi quen thuộc với người lính:
“Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm”
Trăng đã chia ngọt sẻ bùi suốt chặng đường hành quân, suốt những thời khắc nhuốm màu rực lửa bom đạn, trăng cùng người lính đánh phá, chống trả mưa bom quân thù:
Và vầng trăng, vầng trăng đất nước
Vượt qua quầng lửa mọc lên cao
(Phạm Tiến Duật)
…Trong giây phút khăng khít ấy, người lính đã tự hứa với bản thân mình
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa
Vậy mà cuối cùng, cái “lời hứa” ấy đành chôn vùi vào quên lãng với dòng chảy bộn bề của thời gian. Lời hứa năm xưa nay chỉ được nhớ lại bằng từng chữ “hồi” như một điệp khúc. “Hồi” – chỉ là “hồi ấy” thôi, còn bây giờ, nghĩa tình năm xưa bị vứt bỏ. Chữ “hồi” như một điểm dừng chân giữa ranh giới ngày ấy và hôm nay để bây giờ đưa người đọc lần về quá khứ. Lời thơ mỗi lúc một nhẹ nhàng, như lời thủ thỉ tâm tình kéo độc giả cuốn vào mẩu chuyện nhỏ. Điều “ngỡ không bao giờ quên ấy” nay đã không còn nữa
Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường
Vầng trăng là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung. Hình ảnh ánh trăng đang dần được nhân hóa lên: lặng lẽ “đi qua ngõ”… Ba năm sau kháng chiến, hòa bình được lập lại trên đất nước phồn hoa, trên thành phố hoa lệ. Cái thiên nhiên vĩ đại nguyên sơ ngày xưa: “đồng”; “bể”; “sông”; “rừng” biến mất, thay vào đó là một kích cỡ nhân tạo, cũng đồ sộ nhưng lộng lẫy hơn, uy nghi hơn, chói lòa hơn. Cuộc đời đổi thay, con người thay đổi, người ta bon chen hơn, ích kỉ hơn, vật chất hơn, gác lại cuộc sống tâm hồn vào góc quá khứ. Cũng như con đường lúc thẳng lúc vòng, lúc ngoặt, cuộc đời cũng có những lúc như thế! Trở lại cuộc sống thị thành của những con người vừa về thành phố, ta bắt gặp người lính năm xưa nay đang sống trong bủa vây tiện nghi sang trọng “ánh điện cửa gương” và những phòng “buyn-đinh” cao chót vót. Cuộc sống quá sung túc, đầy đủ đã khiến cho “cái vầng trăng tình nghĩa” ngày nào dẫn vùi vào quên lãng. Những no đủ của cuộc sống hấp dẫn hơn cái tình nghĩa năm xưa hay sao? Hấp dẫn hơn cả quá khứ gian lao nơi chiến trường thắm tình đồng chí, đồng đội. Trăng nay thành “người dưng”, người xa lạ không quen không biết, tác giả không còn nhận ra người bạn tri kỉ hôm nào. Với kết cấu đối lập, “ánh điện cửa gương” sáng lòa lộng lẫy và “ánh trăng” dịu nhẹ thanh cao, tác giả như đang muốn bộc lộ một lời tự thú chân thành từ tận đáy sâu tấm lòng tác giả:
Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn-đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn
“Thình lình” và “đột ngột” không khỏi làm người đọc giật mình trước sự cố “mất điện” tại thành phố phồn hoa. Lúc ấy, mọi tầm cỡ tiện nghi bỗng trở về với nấc thanh số không tròn trĩnh. Cử chỉ “vội bật tung cửa sổ” như một phản xạ tự nhiên trong bóng tối con người hướng ra ánh sáng, chứ thực sự đó không phải là chủ ý đi tìm lại người bạn năm xưa của người lính. Và rồi không chỉ bạn đọc, mà ngay cả tác giả cũng phải giật mình khi “đột ngột vầng trăng tròn”. Ánh trăng năm xưa nay đang đứng im trước mặt người lính. Ánh trăng ấy vẫn đẹp, vẫn tròn, vẫn nồng diệu một thứ ánh sáng huyền ảo, lung linh. Nhưng vầng trăng kia xuất hiện đâu phải chỉ “cứu giúp” nguồn ánh sáng cho người lính mà nó còn mang lại sự xáo trộn trong tâm hồn người thi sĩ:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Hai khuôn mặt tri âm tri kỉ ngày nào giờ đang đối diện nhau. Nguyễn Duy gặp lại người bạn năm xưa, kéo theo cả một vùng trời thôn quê quá khứ. Hai bên chẳng nói chẳng rằng, vầng trăng chỉ đứng yên vậy mà người lính lại thấy “có cái gì rưng rưng”. Kỉ niệm tuổi thơ ngày nào giờ lại ùa về đánh thức tâm hồn người chung cuộc
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Cảm xúc dâng trào mạnh mẽ với nhịp thơ gấp gáp dồn dập “như là”. Phải chăng đó chính là xúc cảm trong nỗi niềm xót xa ân hận vừa chợt nhớ lại quá khứ? Hóa ra kí ức chỉ tạm lắng xuống do con người quá mải mê tìm những thứ vật chất vô danh trước cuộc sống bộn bề bởi khi có tác động, nó lại sống dậy mạnh mẽ như chưa từng quên đi.
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
Hình ảnh ánh trăng “tròn vành vạnh” cho thấy quá khứ ngày đó nay vẫn vẹn nguyên, vẫn đẹp viên mãn, vẫn đầy đủ không khiếm khuyết dù ai kia vô tình, đổi thay. Và để rồi bởi chính trăng vô ngôn, không một lời trách móc đã khiến cho “người vô tình” nay bỗng “giật mình” tỉnh ngộ. Cái “im phăng phắc” của trăng vừa biểu thị sự bao dung độ lượng, vừa gây nỗi ám ảnh, dằn vặt bởi im lặng chính là sự trừng phạt đích đáng nhất dành cho những người lãng quên quá khứ, lãng quên lời hứa năm xưa của mình. Chính cái im lặng của ánh trăng đã gây xáo trộn những mơ mộng “ánh điện cửa gương” của con người, khiến con người phải dày xé tâm can, phải dằn vặt đau đớn.
Ánh trăng cũng chính là một biểu tượng thức tỉnh con người trở về với lối sống ân nghĩa thủy chung, “uống nước nhớ nguồn”. “Tòa án lương tâm” của con người ngay lập tức mở ra khi đối diện với quá khứ nghĩa tình, để con người nhận ra mình đang đứng ở đâu khi đã quên đi quá khứ. Người lính “giật mình” để nhìn lại chính mình, “giật mình” để thức tỉnh lương tam, “giật mình” để trân trọng lại quá khứ và “giật mình” để trở về với những giá trị cao đẹp vĩnh gằng. Cũng giống như Lí Bạch khi xa quê:
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương
(ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương)
Giữa miền đất xa lạ, Lí Bạch nhìn vầng trăng để nhớ về quê hương mình, như níu lấy chút gì đó để sưởi ấm tam hồn người lữ khách. Còn với Nguyễn Duy, vầng trăng trên bầu trời kia còn gợi lại cả quá khứ đặc biệt làm cho tâm hồn thi sĩ và bạn đọc trở về với chính mình.
Bằng hình tượng “ánh trăng” thấm đượm ý nghĩa nhân văn, Nguyễn Duy đã gửi tới bạn đọc một lời nhắn gửi, một bức thông điệp thiết tha: “Hãy lắng lại một chút cái bận bịu cuộc sống để nhìn lại bản thân mình”. Qua thể thơ ngũ ngôn với giọng thơ chân thành, nhỏ nhẹ mà thấm sâu, hình ảnh giàu biểu tượng với ngôn ngữ bình dị, mộc mạc, tác giả đã bộc lộ những suy nghĩ về một lẽ sống ân nghĩa, thủy chung cao quý trong cuộc sống. Ngoài ra với chữ cái đầu câu thơ không viết hoa, tác giả đã thành công khi để cho mạch cảm xúc trôi theo dòng chảy thời gian, theo mạch tự sự để bạn đọc có thể giao cảm với một tâm hồn đang hướng tới cái đẹp đáng trân trọng. Như Anatole Francel đã nói: “Đừng đánh mất quá khứ vì với quá khứ, người ta xây dựng tương lai”.