• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Tâm sự giật mình của trò lớp 10 về 'thần tượng giáodục'

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
"Khi biết có thể có giải thưởng này, điều em nghĩ đến đầu tiên là những thầy cô không được bình chọn sẽ cảm thấy thế nào?" - Một học sinh chia sẻ. Khi đi tiếp xúc thực tế để hỏi học sinh câu chuyện em sẽ bình chọn " nhà giáo được học sinh yêu quý nhất" ra sao, có nhiều chi tiết làm chúng tôi ấn tượng.

Các bé lớp 1, lớp 2 khi được hỏi đều kể tên 'con thích thầy cô này nhất" nhưng không nói được tại sao.

Có học sinh lớp 7 bầu cho thầy giáo yêu thích nhất vì "thầy ấy ném phấn cực siêu".

Còn trên diễn đàn một trường chuyên cấp 3 ở phía Bắc, "cuộc lên ngôi danh sách thầy cô được "vốt" (vote - bình chọn) nhích dần từng phần trăm một vì tỉ lệ rải đều cho khoảng 20 thầy cô có tên, mà người tạm đứng cao nhất là thầy hiệu phó với hơn 9% phiếu bầu online.

Trong những cuộc tiếp xúc đó, chúng tôi gặp một học sinh lớp 10 với suy nghĩ đáng ngạc nhiên về câu chuyện này. Bạn bày tỏ:

"Người lớn luôn cùng nhau ngồi bàn về chuyện học của chúng em, từ nội dung chương trình đến bộ quần áo đang mặc mỗi khi đến trường. Em hiểu rằng, điều đó thể hiện cả gia đình, xã hội và nhà trường chăm lo cho chúng em từng nhu cầu nhỏ nhất. Nhưng trên những bàn tròn ấy, chúng em lại ít khi được ngồi để chia sẻ những gì mình nghĩ. Và chuyện bình chọn “Nhà giáo được học sinh yêu thích nhất” cũng tương tự như vậy.

Dưới đây, VNN giới thiệu ý kiến của bạn học sinh,

images1853618_thithamlamquen.JPG


'Cậu chọn cô nào" (Ảnh: Huyền Sâm)

Bình chọn đổi tên

Chúng em vẫn thường hay bình chọn trên tivi, trên đài cho những ca sỹ mà mình yêu thích. Và giải thưởng dành cho ca sỹ được yêu thích đó cũng khiến chúng em cảm thấy hạnh phúc, vì người mình hâm mộ đăng quang.

Nhưng sao, với một giải thưởng dành cho nhà giáo, những người mà mỗi ngày chúng em tiếp xúc nhiều nhất, yêu và không yêu, thích và không thích thì chúng em là những người rõ hơn ai hết, mà hội động chấm giải lại không phải là chúng em? Lẽ ra, chúng em phải là những vị giám khảo chính chứ?

Có lẽ, Bộ GD-ĐT cũng có cái lý riêng của mình khi không để học sinh “cầm trịch”. Nhưng nếu vậy thì bản chất giải thưởng đã thay đổi rồi.Giải thưởng nên được thay lại tên là: “Nhà giáo được đồng nghiệp yêu quý nhất” hoặc một cái tên gì đó phù hợp với những người xét duyệt. Vì yêu thích mang ý nghĩa cá nhân rất rõ, nhưng lại không do những cá nhân học sinh bình chọn, thì đâu còn là giải thưởng mang tên của họ nữa?

Thực ra, em muốn chia sẻ ý kiến của một học sinh về chủ trương này, khi mà lần đầu tiên, em thấy có một giải thưởng mới mẻ như thế trong môi trường học đường của chúng em.

Em đã tự hỏi, phải chăng ngành giáo dục muốn xây dựng những “thần tượng giáo dục” cho chúng em noi theo? Giống như sân khấu ca nhạc có những ca sỹ khiến cho bao fan hâm mộ điên đảo? Ở sân khấu ca nhạc đó, chúng em cũng có lý do để yêu thích ca sỹ của mình.

Còn ở trong nhà trường, liệu những lý do khiến chúng em yêu quý một thầy cô nào đó đã được tìm hiểu chưa?

Vậy em xin chia sẻ những suy nghĩ của thế giới chúng em, thế giới học trò có muôn vàn điều bất ngờ thú vị mà không phải phụ huynh nào cũng biết. Ở thế giới của chúng em, thầy cô luôn là một phần không thể thiếu!

'Sẽ chấm thầy chữa bên

Nếu nói về tiêu chí để được “yêu thích”, ai cũng nghĩ nó mang tính chất tình cảm là chính!

Nhưng “yêu thích” thầy cô lại khác! Chúng em lại dùng chính lý trí để nói lên sự yêu thích của mình. Và đương nhiên, là học trò ai cũng thích mình học giỏi, cho dù đó là những học sinh hư hay nghịch ngợm thì phần đông các bạn ấy cũng thích mình học giỏi. Vậy nên, người thầy được chúng em yêu thích trước hết là một người thầy giỏi!

Người lớn thường không tin tưởng khi để học sinh đánh giá thầy cô của mình, vì cho rằng chúng em chưa đủ trình độ.

Nhưng thực ra, học sinh chúng em vẫn hàng ngày “đánh giá” về thầy cô. Và việc lựa chọn một thầy cô nào đó để học thêm, để ôn luyện thi đại học chẳng hạn, chúng em thường “mách nước” cho nhau rằng thầy cô này dạy tốt, phù hợp hoặc hay lắm, chứ rất ít khi chúng em nghe từ một kênh khác. Vì ai cũng nghĩ rằng, có học thì mới biết thầy cô dạy có phù hợp với cái mình cần học hay không.

Chúng em đã “đánh giá” về thầy cô từ khi mới bước chân vào mẫu giáo, lớp 1. Và bây giờ, các em của em cũng vậy.

Đứa em nhỏ của em năm nay mới học lớp 2, nhưng về nhà, kể chuyện trường học, nó khoe: “Cô của em dạy hay lắm, cô giảng bài dễ hiểu, cô dạy em nhiều thứ lắm, cô dạy hát hay, cô dạy múa đẹp!”

"Cái chuẩn" của chúng em bây giờ không chỉ là thầy cô giảng bài dễ hiểu, kiến thức sâu rộng nữa mà chúng em yêu thích cái chuẩn mới được bổ sung thêm điều: bài giảng của thầy cô nên có thêm nhiều kiến thức thực tế mới mẻ, cập nhật.

Và nhất là, thầy cô giỏi luôn thấy mình đúng, nhưng hãy tôn trọng cái đúng của chúng em, đó là khi chúng em có ý kiến riêng cho một bài văn, cách làm riêng cho một bài toán, không giống y như thầy cô đã dạy, thầy cô sẽ không nói rằng: “các em không được nghĩ thế”, “các em không được làm thế”.

Những thầy cô như thế sẽ khiến chúng em vừa yêu quý, vừa nể phục! Chúng em thấy mình được tôn trọng, được đối xử bình đẳng, được “ghi nhận” về công lao. Từ đó, chúng em tự tin hơn, có động lực để học hỏi, tìm tòi và sáng tạo theo suy nghĩ của riêng mình. Thầy cô là những người khơi những nguồn chưa ai khơi và củng cố niềm tin vào bản thân.

Chúng em yêu những giờ học sôi động, vui vẻ, cô và trò cùng tranh luận, cùng soi sáng kiến thức bằng nhiều ý kiến, kể cả đúng hay sai. Và với những gìơ học như thế hẳn thầy cô sẽ không lo tìm cách chống buồn ngủ cho chúng em, mà chỉ mang kiến thức sâu rộng ra để đáp ứng niềm ham học hỏi của học trò. "Mỗi ngày đến trường sẽ là một ngày vui!".


images1883077_anhMinhNhut.jpg


Theo VNN.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top