Lá phổi xanh giúp giảm năng lượng của sóng thần
Rừng ngập mặn (RNM) là hệ sinh thái đa dạng, có vai trò rất quan trọng, được ví như lá chắn xanh bảo vệ vùng cửa sông, cửa biển để chống xói lở, hạn chế tác hại của gió bão, mở rộng đất liền.
RNM còn được ví như một nhà máy lọc sinh học khổng lồ, nó không chỉ hấp thụ khí CO2 do hoạt động công nghiệp và sinh hoạt thải ra, mà còn sinh ra một lượng ô-xy rất lớn, làm cho bầu không khí trong lành. Về kinh tế, tài nguyên RNM rất đa dạng, như: Gỗ, than, ta-nin, chim, thú và nhiều loài hải sản có giá trị xuất khẩu...
Ai cũng biết vai trò của RNM trong việc bảo vệ môi trường, là “lá phổi xanh” rất quan trọng đối với các thành phố, nhưng vai trò của RNM còn nhiều hơn, nó còn như những “bức tường xanh” có tác dụng phòng hộ trước gió và sóng biển. Nhiều cơn bão lớn đổ bộ vào nước ta những năm qua, nơi nào RNM được trồng và bảo vệ tốt thì các đê biển vùng đó vẫn vững vàng trước sóng to gió lớn.
Theo nhóm khảo sát của GS-TSKH Phan Nguyên Hồng (Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái Rừng Ngập mặn, Đại học Sư phạm Hà Nội), độ cao sóng biển giảm mạnh khi đi qua dải RNM
Diện tích rừng ngập mặn đang giảm
Theo tiến sĩ Vũ Văn Triệu, Trưởng đại diện IUCN tại Việt Nam, RNM là hệ sinh thái đặc biệt, có giá trị và ý nghĩa to lớn về đa dạng sinh học đối với việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng, RNM của nước ta đứng trước nguy cơ bị khai thác quá mức dẫn tới bị tàn phá nặng nề.
Số liệu của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN - PTNT) cho thấy, năm 1943 diện tích RNM Việt Nam trên 400.000 ha, đến năm 1996 giảm còn 290.000 ha và 279.000 ha vào năm 2006.
Tác hại của việc tàn phá rừng ngập mặn:
Việc tàn phá rừng ngập mặn ở nước ta là do sự phát triển ồ ạt của các khu sản xuất nông nghiệp, khu dân cư, khu nuôi tôm ven biển, ven sông khiến diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp. Việc quai đê lấn biển lấy đất rừng ngập mặn trồng lúa, đắp đầm với diện tích lớn cũng thu hẹp bãi bồi ven sông ven biển, làm giảm lượng phù sa bồi đắp cho các bãi triều, mất đi bình phong bảo vệ đê biển.
Còn có thể kể đến những hậu quả tai hại khác như gây ô nhiễm đất và nước đầm nuôi trồng thủy sản, giảm nguồn lợi sinh vật cũng như giống thủy sản tự nhiên, giảm năng suất nuôi tôm, nhất là ảnh hưởng đến sinh kế người dân và phân hóa giàu nghèo.
Các giải pháp khắc phục khả thi: có 3 nhóm giải pháp chính
- Nâng cao nhận thức người dân - không ở mức bình thường mà là báo động về tác hại của việc thay đổi khí hậu toàn cầu. Cộng đồng dân cư cùng tham gia trồng rừng, thay vì chỉ có nhà nước. Và sự tham gia của nhà khoa học, nhà quản lý tạo ra kịch bản những nguy cơ có thể xảy ra để tính toán trước những thiệt hại ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và đời sống xã hội nếu thiếu RNM.
- Để bảo vệ rừng ngập mặn, Việt Nam cần phải rà soát lại quy hoạch phát triển thủy sản ven biển, điều chỉnh theo hướng ưu tiên bảo tồn rừng ngập mặn hiện có, phục hồi rừng ngập mặn bị suy thoái và thậm chí hoàn nguyên một số khu rừng ngập mặn đã sử dụng thiếu hợp lý. Trong các quy hoạch nuôi trồng thủy sản ven biển phải dành đất để trồng các dải rừng ngập mặn làm vành đai xanh bảo vệ bờ biển, đầm nuôi với diện tích hợp lý theo quy hoạch tùy theo địa hình để giảm nhẹ thiệt hại khi có thiên tai xảy ra.
- Đặc biệt, cần phải nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và người dân về vai trò, giá trị của rừng ngập mặn, đặc biệt là phát triển thủy sản bền vững.
P.S: Hãy chung tay giữ lấy tấm lá chắn màu xanh này bạn nhé^^
Rừng ngập mặn (RNM) là hệ sinh thái đa dạng, có vai trò rất quan trọng, được ví như lá chắn xanh bảo vệ vùng cửa sông, cửa biển để chống xói lở, hạn chế tác hại của gió bão, mở rộng đất liền.
RNM còn được ví như một nhà máy lọc sinh học khổng lồ, nó không chỉ hấp thụ khí CO2 do hoạt động công nghiệp và sinh hoạt thải ra, mà còn sinh ra một lượng ô-xy rất lớn, làm cho bầu không khí trong lành. Về kinh tế, tài nguyên RNM rất đa dạng, như: Gỗ, than, ta-nin, chim, thú và nhiều loài hải sản có giá trị xuất khẩu...
Ai cũng biết vai trò của RNM trong việc bảo vệ môi trường, là “lá phổi xanh” rất quan trọng đối với các thành phố, nhưng vai trò của RNM còn nhiều hơn, nó còn như những “bức tường xanh” có tác dụng phòng hộ trước gió và sóng biển. Nhiều cơn bão lớn đổ bộ vào nước ta những năm qua, nơi nào RNM được trồng và bảo vệ tốt thì các đê biển vùng đó vẫn vững vàng trước sóng to gió lớn.
Theo nhóm khảo sát của GS-TSKH Phan Nguyên Hồng (Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái Rừng Ngập mặn, Đại học Sư phạm Hà Nội), độ cao sóng biển giảm mạnh khi đi qua dải RNM
Diện tích rừng ngập mặn đang giảm
Theo tiến sĩ Vũ Văn Triệu, Trưởng đại diện IUCN tại Việt Nam, RNM là hệ sinh thái đặc biệt, có giá trị và ý nghĩa to lớn về đa dạng sinh học đối với việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng, RNM của nước ta đứng trước nguy cơ bị khai thác quá mức dẫn tới bị tàn phá nặng nề.
Số liệu của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN - PTNT) cho thấy, năm 1943 diện tích RNM Việt Nam trên 400.000 ha, đến năm 1996 giảm còn 290.000 ha và 279.000 ha vào năm 2006.
Tác hại của việc tàn phá rừng ngập mặn:
Việc tàn phá rừng ngập mặn ở nước ta là do sự phát triển ồ ạt của các khu sản xuất nông nghiệp, khu dân cư, khu nuôi tôm ven biển, ven sông khiến diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp. Việc quai đê lấn biển lấy đất rừng ngập mặn trồng lúa, đắp đầm với diện tích lớn cũng thu hẹp bãi bồi ven sông ven biển, làm giảm lượng phù sa bồi đắp cho các bãi triều, mất đi bình phong bảo vệ đê biển.
Còn có thể kể đến những hậu quả tai hại khác như gây ô nhiễm đất và nước đầm nuôi trồng thủy sản, giảm nguồn lợi sinh vật cũng như giống thủy sản tự nhiên, giảm năng suất nuôi tôm, nhất là ảnh hưởng đến sinh kế người dân và phân hóa giàu nghèo.
Các giải pháp khắc phục khả thi: có 3 nhóm giải pháp chính
- Nâng cao nhận thức người dân - không ở mức bình thường mà là báo động về tác hại của việc thay đổi khí hậu toàn cầu. Cộng đồng dân cư cùng tham gia trồng rừng, thay vì chỉ có nhà nước. Và sự tham gia của nhà khoa học, nhà quản lý tạo ra kịch bản những nguy cơ có thể xảy ra để tính toán trước những thiệt hại ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và đời sống xã hội nếu thiếu RNM.
- Để bảo vệ rừng ngập mặn, Việt Nam cần phải rà soát lại quy hoạch phát triển thủy sản ven biển, điều chỉnh theo hướng ưu tiên bảo tồn rừng ngập mặn hiện có, phục hồi rừng ngập mặn bị suy thoái và thậm chí hoàn nguyên một số khu rừng ngập mặn đã sử dụng thiếu hợp lý. Trong các quy hoạch nuôi trồng thủy sản ven biển phải dành đất để trồng các dải rừng ngập mặn làm vành đai xanh bảo vệ bờ biển, đầm nuôi với diện tích hợp lý theo quy hoạch tùy theo địa hình để giảm nhẹ thiệt hại khi có thiên tai xảy ra.
- Đặc biệt, cần phải nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và người dân về vai trò, giá trị của rừng ngập mặn, đặc biệt là phát triển thủy sản bền vững.
P.S: Hãy chung tay giữ lấy tấm lá chắn màu xanh này bạn nhé^^