Tầm quan trọng của luật thành văn trong hệ thống nguồn luật của các nước thuộc dòng họ civil law?

  • Thread starter Thread starter babybaby
  • Ngày gửi Ngày gửi

babybaby

New member
Xu
0
xin các anh, chị giúp e làm bài tập này nha:
tầm quan trọng của luật thành văn trong hệ thống nguồn luật của các nước thuộc dòng họ civil law.
xin cảm ơn trước nha!!!!:haha::haha:
 
Trả lời:

Dòng họ civil law có cấu trúc nguồn luật gồm các thành tố: luật thành văn, án lệ(tiền lệ pháp),tập quán pháp, lẽ phải tự nhiên, các học thuyết trong quá trình nghiên cứu pháp luật. Trong đó, civil law coi luật thành văn là nguồn luật chính

Pháp luật thành văn: hệ thống các quy phạm pháp luật được tập hợp hóa và pháp điển hóa do nhà nước ban hành.
Quan niệm về quy phạm pháp luật: do các nhà lập pháp sáng tạo hoặc được tạo ra từ các học thuyết pháp lí, mang tính khái quát co để điều chỉnh chung

Hệ thống văn bản luật thành văn: hiến pháp, điều ước quốc tế, bô luật, đạo luật, các văn bản khác.

Luật thành văn được coi là nguồn chính của Civil law trong đó quan trọng nhất là các qui phạm pháp luật. Với tư duy pháp lí là chủ nghĩa duy lí (rationalism) hay tư duy theo lối diễn dịch, đi từ cái phổ quát đến trường hợp cá biệt. Phương pháp tư duy này bắt nguồn từ viêc coi trọng pháp điển hóa, khái quát các trường hợp của cuộc sống. Luật thành văn xuất hiện do sự kiện diễn ra vào năm 528, Hoàng đế Justinian I ra lệnh tập hợp, hệ thống hoá và củng cố - điển chế hoá Luật La Mã và Tập hợp các chế định luật dân sự - Corpus Juris Civilis ra đời, đặt viên gạch đầu tiên cho luật thành văn. Sự phát triển của luật thành văn gắn liền với sự phát triển của hoạt động nghiên cứu luật La Mã của trường phái pháp điểm hóa - trường phái các nhà pháp điển hiện đại (Usus Modernus Pandectarium hay Pandectists) xuất hiện ở Đức thế kỷ 16. Trường phái này không phát triển lý luận về pháp luật, cũng không tìm hiểu nội dung mang tính lịch sử của Corpus Juris mà quan tâm đến việc làm thế nào để áp dụng các quy phạm pháp luật trong thực tiễn, làm cho nó không mâu thuẫn với tập quán pháp ở Đức. Sự thừa nhận luật thành văn với tư cách một nguồn luật chính trong dòng họ Civil Law xuất phát từ cuối thế kỷ XIX, với việc phục hồi pháp điển hoá. Việc pháp điển hoá ở Pháp đã trở thành mẫu mực cho hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (Tiêu biểu là Bộ luật Napoleon 1804). Pháp điển hoá là kỹ thuật trình bày một cách có phương pháp một pháp luật phù hợp với xã hội hiện đại, một pháp luật được toà án áp dụng.

Pháp điển hoá cũng bộc lộ những hậu quả tiêu cực, làm xuất hiện trường phái luật học thực chứng. Chủ nghĩa luật học thực chứng phủ nhận vai trò của luật tự nhiên và đánh giá quá cao vai trò của pháp điển hoá, cho rằng trong hệ thống pháp luật chỉ có các văn bản pháp luật mới có thể được coi là nguồn luật.

Các nước civil law đều nhất trí về vai trò hàng đâu của luật thành văn trong hệ thống nguồn luật. Luật thành văn trở thành bộ xương của hệ thống pháp lý
 
ồ vậy thì cám ơn đã chia sẻ, ko trúng thì cũng liên quan, đó là luật so sánh. những gì tôi viết ra không hề sai về kiến thức. Cũng là ng học luật, bạn ấy có thể dùng hoặc không dùng. đó là tùy. đừng có mà phàn nàn, quan trọng là tôi đã đưa ra quan điểm của mình
 
bình tình các bạn, đừng nóng :))
mình chẳng hiểu gì về mấy cái này lắm nhưng các bạn chú ý luật mà phân biệt đúng sai mệt lắm, chỉ cần bạn đưa ra ý kiến dù nó vớ vẩn hay hoang tưởng đến đâu mà bạn bảo vệ dc ý kiến đó là dc.
còn theo mình thì quan trọng hay ko phụ thuộc vào civi và comon (hình như viết sai chính tả :)) ), 2 cái này coi cái tiền lệ và án lệ như nào
có gì sai thì đừng nặng lời nhak :))
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top