Tâm lý học về người keo kiệt

rubi_mos2002

New member
Xu
0
53d2e9876697b_-_1-190213-joblog-ishoj7-mdn.jpg



Nhà tâm lý học cho rằng, sự lo lắng làm người Nhật keo kiệt


"Người Nhật là một trong những người keo kiệt nhất thế giới", Josei Jishin (Aug 19-26).




Dường như sự keo kiệt nằm trong gen. Gen không quyết định tính cách nhưng chúng đưa chúng ta đến những kiểu hành vi nào đó. Nhà tâm lý học Eiichi Takumi, người giúp các công ty kinh doanh vạch ra những chiến lược marketing hiệu quả, nói với Josei Jishin rằng, nói chung, người Nhật có các gen gây lo lắng, sợ hãi.


Ông giải thích, nó là một vấn đề về serotonin. Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh gắn liền với các cảm giác của sự lạc quan, thư giãn và thoả mãn, hạnh phúc.


Cấu tạo di truyền của người Nhật là serotonin có xu hướng lưu thông kém, đến mức 80% người Nhật có “các gen nhạy cảm với lo lắng” – tương phản với 45% người Mĩ và 28% người Nam Phi, những người rất dễ tính.


Sự lo lắng gây ra tính keo kiệt. Thật khó mà hào phóng khi bạn lo sợ về tương lai, không tin tưởng người khác và thậm chí không tin tưởng chính bản thân bạn - một sản phẩm phụ khác của sự lo lắng. Người lo lắng cách biệt bản thân họ với những người bạn có thể phản bội họ, với những người yêu không chung thuỷ, với những cơ hội mà họ chắc chắn thất bại. Trong một thế giới không chắc chắn và hiểm ác, chỉ có một thứ mà bạn có thể dựa vào: tiền.


Vấn đề với một bài báo như của Josei Jishin là được bảo rằng bạn có khuynh hướng di truyền đối với sự lo lắng và keo kiệt có thể chỉ khiến bạn trở nên lo lắng nhiều hơn và do đó, keo kiệt hơn. Không có ai muốn trở thành người keo kiệt - nó không phải là một tính cách hấp dẫn. Một cái vòng luẩn quẩn: Các gen lo lắng sinh ra lo lắng, sự lo lắng sinh ra tính keo kiệt, được cho biết rằng bạn là người keo kiệt và không thể cứu chữa bản thân bạn làm cho bạn lo lắng nhiều hơn, và khiến bạn keo kiệt hơn v.v..


Tôi và bạn keo kiệt như thế nào? Josei Jishin cung cấp danh sách kiểm tra chắc chắn. Nó là một danh sách thú vị. Mục đầu tiên trong danh sách khá dễ đoán: "Bạn không thích giao thiệp với mọi người." Mục thứ hai thì không dễ đoán: "Bạn tin vào bói toán.” Mục 5: “Bạn có xu hướng nổi giận.” Một người keo kiệt sẽ có xu hướng nổi giận. Nhưng mục 4 là "Bạn để dành miếng ngon nhất trong hộp cơm bento của bạn để ăn sau cùng.” Chắc chắn là nhiều người “keo kiệt” đến mức độ đó!


Mối quan hệ giữa bói toán và tính keo kiệt là gì? Takumi nói, "Các nghiên cứu tâm lý học đã cho thấy những người tin vào bói toán có xu hướng là những người hay lo lắng." "Bói toán là một công cụ cực kỳ hiệu quả để xoa dịu sự lo lắng. Nếu bạn lo lắng về tương lai và bạn nhận được một bài đọc rõ ràng về những thứ tốt và xấu đang đợi bạn trong tương lai, thì nó có thể là một sự khuây khoả.”


Nhưng để dành miếng ngon nhất trong hộp cơm bento để ăn sau cùng thì sao? Takumi lý giải, nó là triệu chứng của việc đánh giá cao sự sở hữu hơn niềm vui, và chỉ ra rằng, ngay cả khi nó vẫn còn ở trên đĩa của bạn hoặc trong hộp cơm bento của bạn, thì tâm trí hay lo lắng của bạn đã nghĩ đến lúc khi nó sẽ không còn nữa.


Vậy cần làm gì? Làm thế nào để thoát khỏi thói xấu keo kiệt do gen tạo điều kiện? Lời khuyên của Takumi là trau dồi một quan điểm dài hạn về sự việc và phá vỡ cái vỏ của tính ích kỷ của bạn bằng những cách như, ví dụ, công việc tình nguyện. Biết được bạn đang có một vấn đề chỉ là một nửa giải pháp. Josei Jishin hứa hẹn rằng, sự sửa mình sẽ dẫn đến hạnh phúc đích thực. Chắc chắn rồi. Như nhiều lời khuyên của các chuyên gia khác, lời khuyên của Takumi để lại cho bạn một sự hoài nghi dai dẳng: Nếu giải pháp là rất đơn giản thì tại sao nó lại quá khó giải quyết?




Rubi dịch


Nguồn:
https://www.japantoday.com/category/kuchikomi/view/anxiety-makes-japanese-stingy-says-psychologist
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top