rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
Psychology tackles revenge: Equity, identity, and betrayal
When dictators are toppled, how do citizens react?
Published on May 10, 2011 by Susan Krauss Whitbourne, Ph.D. in Fulfillment at Any Age
Vai trò của sự trả thù trong lịch sử loài người kéo dài cả nghìn năm. Điều gì làm chúng ta cố gắng trả thù? Tại sao chúng ta tốn quá nhiều năng lượng tinh thần quý giá của mình để bày mưu và lên kế hoạch chống lại những người chúng ta yêu thương, làm việc cùng, phụng sự hoặc được phụng sự? Tâm lý học không có những câu trả lời dứt khoát nhưng chúng ta biết rằng có 3 động cơ rất thuyết phục đằng sau hành động trả thù. Hành động trả thù bắt nguồn phần nào từ sự đe doạ, sự mất cân bằng hoặc sự kết hợp của cả hai.
Hãy bắt đầu với sự công bằng, quan điểm cho rằng con người trong 1 mối quan hệ tìm cách đạt được sự cân bằng. Gần đây, lý thuyết công bằng nhận được sự chú ý mới từ cuốn sách 'Spousonomics', đặt sự công bằng về kinh tế lên trước và là trung tâm của hạnh phúc trong hôn nhân. Trong bối cảnh của sự trả thù, sự công bằng còn có 1 vai trò đáng ngại hơn. Luật của Kinh thánh về sự báo thù yêu cầu 'mắt đền mắt', nói cách khác, người báo thù xứng đáng có được sự công bằng vì những tổn hại mà người khác gây ra cho họ. Sự báo thù thiết lập 1 sự cân bằng hợp lý giữa 2 bên. Điều không may là tính logic không nhất thiết xác định được liệu những bên bị thiệt hại tình cảm đã đạt được sự công bằng. Những nạn nhân của sự bất công có thể trở nên quá tức giận khiến sự báo thù của họ vượt quá so với mức độ thiệt hại ban đầu mà họ phải chịu. Bây giờ người gây ra thiệt hại ban đầu trở thành nạn nhân và đến lượt mình, họ tìm cách phục hồi lại sự công bằng bằng cách trả đũa lại. Hiện tượng này được nhà tâm lý Roy Baumeister gọi là 'magnitude gap'. Và được nhà tâm lý Arlene Stillwell và cộng sự mô tả trong 1 bài báo năm 2008, 'những gì có vẻ là công bằng đối với nạn nhân ban đầu dường như là cực kỳ quá đáng đối với thủ phạm ban đầu' (p.225). Đó là vấn đề của vai (thủ phạm vs. người báo thù) và những quan điểm (bạn trải nghiệm thiệt hại nhiều như thế nào).
Không phải tất cả mọi người đều phản ứng lại với những thiệt hại thực sự hoặc tưởng tượng với 1 khao khát gây ra sự trừng phạt ngang bằng lên thủ phạm. Stillwell và các cộng sự của bà phát hiện thấy những người tham gia trong nghiên cứu của họ đè nén khao khát trả thù nếu họ thấy hoặc là (a) họ sẽ không nhận được lợi ích thực tế hoặc (b) họ bị phản đối về mặt đạo đức. Sự thật là hành động trả thù có thể có những hậu quả tiêu cực, làm cho hoàn cảnh của bạn tệ hơn thay vì tốt hơn. Ngăn ngừa trả thù cũng có thể xuất hiện khi nạn nhân quyết định làm theo quan điểm đạo đức và tha thứ cho thủ phạm.
Điều gì xảy ra nếu bạn không có khả năng làm theo đạo đức? Bạn có thể thử báo thù theo kiểu xung hấn-thụ động (passive aggressive revenge). Nó có lợi thế là đặt thủ phạm vào 1 trạng thái cảm xúc cực kỳ khó chịu. Theo Stillwell và các cộng sự của bà, thủ phạm có xu hướng tối thiểu hoá mức độ của hành động sai trái của họ. Họ tha thứ cho bản thân vì những hành động có hại của họ. Đây là 1 phản ứng dễ hiểu. Ai lại muốn cảm thấy bị quấy rầy bởi sự tội lỗi, trừ những người có tính cách khổ dâm (đạt được niềm vui từ việc nhận sự trừng phạt). Bạn có thể dùng chiến lược này để phủ nhận tội lỗi để có lợi cho bạn.
Phương pháp tiếp cận xung hấn-thụ động là vũ khí tàng hình của bạn để mang lại cảm giác tội lỗi cho thủ phạm. Sự đáp lại hàng đầu của kiểu xung hấn-thụ động là bạn giả vờ rằng thủ phạm thực sự đã giúp đỡ bạn bằng cách hãm hại bạn. Làm như vậy, bạn rõ ràng biết rằng bạn đã sai, nhưng bạn không cho thủ phạm 1 lý do hợp lệ để quay lại với bạn. 1 cách tiếp cận nguy hiểm hơn một chút là thông qua 1 người thứ ba để báo thù. Nếu bạn quyết định đi theo con đường này, bạn cần đảm bảo mình không bao giờ tỏ ra xung hấn một cách rõ ràng, công khai. Ví dụ, đưa ra lời than phiền chống lại thủ phạm nghe giống như 1 lời khuyên hơn là 1 lời chỉ trích.
Những chuyên gia về mối quan hệ chống lại kiểu xung hấn thụ động này, đề xuất rằng bạn nên đương đầu trực tiếp với thủ phạm với 1 câu về hành động của họ làm bạn cảm thấy như thế nào. Tuy nhiên, phụ thuộc vào bản chất của mối quan hệ, điều này có thể hoặc không thể thực hiện được. Nếu thủ phạm không thích sự chỉ trích dưới bất kỳ hình thức nào, bạn có lẽ phải nuốt giận vào trong. Nếu bạn có thể trì hoãn sự thoả mãn đủ lâu (1 biểu hiện của trí thông minh cảm xúc cao), thì cuối cùng có thể bạn sẽ trả được thù.
Cho dù bạn quan tâm hay không về việc trả thù cũng có thể phụ thuộc vào khía cạnh nào của bản sắc cá nhân của bạn bị thiệt hại hoặc bị đe doạ, làm cho bản sắc cá nhân (identity) là động cơ trả thù thứ 2. Trong 1 nghiên cứu do Peter Fischer trường đại học Graz dẫn đầu, yêu cầu những phụ nữ đại học British đánh giá mối đe doạ nhận thức, những cảm xúc xung hấn và khao khát trả thù của họ sau khi họ nhận thức được 1 tình huống nguy hại tiềm ẩn. Đầu tiên các nhà nghiên cứu làm cho phụ nữ nhận thức hoặc là bản sắc cá nhân của họ là phụ nữ hoặc bản sắc cá nhân của họ là những công dân Anh thông qua 1 điều kiện thực nghiệm. Sau đó họ trình bày trước phụ nữ những câu nói hoặc những tấm ảnh của hoặc là vụ đánh bom London tháng 7/2005 hoặc là cuộc đàn áp phụ nữ của Taliban. Phụ nữ được làm cho suy nghĩ về bản sắc quốc gia của họ đã phản ứng lại với 1 khao khát trả thù và xung hấn lớn hơn trước những tấm ảnh đánh bom London. Đối với những phụ nữ có bản sắc giới tính được làm nổi bật hơn, họ đã phản ưng với sự tức giận và khao khát trả thù lớn hơn khi tìm kiếm sự cân bằng trong những mối quan hệ khi nghe những thông tin đàn áp phụ nữ của Taliban. Nói cách khác, 1 mối đe doạ đến bản sắc cá nhân của bạn có nhiều khả năng gây ra 1 khao khát trả thù lớn hơn là 1 mối đe doạ mà bạn không xem là có liên quan đến ý thức về cái tôi là 1 con người của bạn.
Sự phản bội là động cơ trả thù thứ 3. Khi người tiêu dùng cảm thấy sai trái, họ thường chống lại thủ phạm của họ. Thủ phạm có thể là chủ 1 nhà hàng phục vụ 1 bữa ăn kinh khủng với 1 mức giá quá đáng, 1 công ty từ chối trả lại tiền cho hàng hoá bị hư hỏng. Các nhà nghiên cứu về marketing Yany Gregroire và Robert Fisher ở đại học Washington State xem những tình huống như trên đã vi phạm 'chuẩn tắc công bằng' trong tâm trí người tiêu dùng. Khi chuẩn tắc này bị vi phạm, người tiêu dùng tìm cách phục hồi sự công bằng bằng cách hoặc là yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc có những hành động trả đũa. Thực khách không hài lòng trả đũa bằng cách gửi 1 bài nhận xét tiêu cực về nhà hàng lên mạng. Người mua hàng hoá kém chất lượng tìm kiếm những khoản tiền hoàn lại một phần hoặc hoàn toàn dưới hình thức nổi khùng tại bàn dịch vụ chăm sóc khách hàng. Trong nghiên cứu của Gregoire và Fisher về những khách hàng của hãng hàng không, những người có nhiều khả năng thể hiện sự phản bội của họ dưới hình thức những lời than phiền là những người thực sự gắn bó nhất với hãng. Khi 'tình yêu trở thành thù hận' thì khao khát trả thù gia tăng theo cấp số nhân.
Nghiên cứu về hãng hàng không cho thấy mối quan hệ giữa sự phản bội và bản sắc cá nhân. Chúng ta cảm thấy tức giận nhất bởi những ai chúng ta tin tưởng nhất, vì những người chúng ta tin nhất là gần gũi nhất với ý thức cái tôi của chúng ta. Mọi người đồng nhất hoá với những hình ảnh của tập đoàn, nếu không thì các tập đoàn sẽ không tốn quá nhiều tiền cho việc quáng cáo những biểu tượng của họ.
Làm thế nào để bạn kiểm soát những cảm xúc trả thù và sử dụng những cảm xúc sai trái đó của bạn để mang lai lợi ích cho bạn? Nghiên cứu về sự công bằng, bản sắc cá nhân và phản bội đề xuất những bước hữu ích:
1. Kiểm soát xung lực tức giận ban đầu của bạn. Các nhà nghiên cứu về sự công bằng cho thấy các nạn nhân có thể phản ứng quá mức đối với việc nhìn nhận về thiệt hại.
2. Hãy xem xét lý do tại sao bạn cảm thấy bị tổn thương. Có phải bạn cảm thấy bị phản bội bởi ai đó gần gũi với bạn? Đó có phải khao khát trả thù ai đó đã chạm vào những nỗi bất an của bạn? Nếu vậy, có lẽ bạn đang phản ứng quá mức, hoặc bạn có thể đơn giản là sử dụng kinh nghiệm đó để học hỏi về bản thân.
3. Hãy xem xét khía cạnh nào của bản sắc cá nhân của bạn đang bị đe doạ. Như trong nghiên cứu những sinh viên đại học British, bạn sẽ phản ứng mạnh mẽ nhất khi khía cạnh quan trọng nhất của bản sắc cá nhân của bạn bị nguy hiểm. Suy nghĩ về lý do tại sao khía cạnh này của bản sắc cá nhân của bạn là quan trọng đối với bạn là 1 cách khác để có được những sự hiểu biết sâu sắc về bản thân.
4. Cố gắng đi theo con đường đạo đức. Chúng ta đã nhìn thấy những sự leo thang địa phương, khu vực, quốc gia, và quốc tế nảy sinh từ những mối đe doạ có thực hoặc tưởng tượng. Tránh làm hại sự an toàn cá nhân của bạn bằng cách cố gắng ngăn chặn sự leo thang trước khi nó trở nên mất kiểm soát.
5. Nói chuyện trực tiếp với người có hành vi sai trái. Mọi người không phải lúc nào cũng biết họ đang làm hại người khác. Thay vì bày mưu sau lưng ai đó, hãy nói trực tiếp với họ và giải thích hành động của họ làm bạn cảm thấy như thế nào. Cả bạn và người đó có thể thu được những bài học quan trọng.
Bạn có thể không thể ngăn chặn được khao khát về sự công bằng của bạn, nhưng ít nhất thì bạn có thể làm theo những bước trên để cảm thấy tốt hơn về bản thân, tránh được những hậu quả của sự leo thang và có thể phục hồi lại hạnh phúc cho 1 mối quan hệ bị tổn hại.
Tham khảo:
Fischer, P., Haslam, S., & Smith, L. (2010). "If you wrong us, shall we not revenge?" Social identity salience moderates support for retaliation in response to collective threat. Group Dynamics: Theory, Research, and Practice, 14(2), 143-150. doi:10.1037/a0017970
Grégoire, Y., Tripp, T. M., & Legoux, R. (2009). When customer love turns into lasting hate: The effects of relationship strength and time on customer revenge and avoidance. Journal of Marketing, 73(6), 18-32. doi:10.1509/jmkg.73.6.18
Stillwell, A. M., Baumeister, R. F., & Del Priore, R. E. (2008). We're all victims here: Toward a psychology of revenge. Basic and Applied Social Psychology, 30(3), 253-263. doi:10.1080/01973530802375094
Szuchman, P. & Anderson, J. (2011). Spousonomics: Using economics to master love, marriage, and dirty dishes. New York: Random House.
Nguồn: psychologytoday.com
Psychology tackles revenge: Equity, identity, and betrayal
When dictators are toppled, how do citizens react?
Published on May 10, 2011 by Susan Krauss Whitbourne, Ph.D. in Fulfillment at Any Age
Vai trò của sự trả thù trong lịch sử loài người kéo dài cả nghìn năm. Điều gì làm chúng ta cố gắng trả thù? Tại sao chúng ta tốn quá nhiều năng lượng tinh thần quý giá của mình để bày mưu và lên kế hoạch chống lại những người chúng ta yêu thương, làm việc cùng, phụng sự hoặc được phụng sự? Tâm lý học không có những câu trả lời dứt khoát nhưng chúng ta biết rằng có 3 động cơ rất thuyết phục đằng sau hành động trả thù. Hành động trả thù bắt nguồn phần nào từ sự đe doạ, sự mất cân bằng hoặc sự kết hợp của cả hai.
Hãy bắt đầu với sự công bằng, quan điểm cho rằng con người trong 1 mối quan hệ tìm cách đạt được sự cân bằng. Gần đây, lý thuyết công bằng nhận được sự chú ý mới từ cuốn sách 'Spousonomics', đặt sự công bằng về kinh tế lên trước và là trung tâm của hạnh phúc trong hôn nhân. Trong bối cảnh của sự trả thù, sự công bằng còn có 1 vai trò đáng ngại hơn. Luật của Kinh thánh về sự báo thù yêu cầu 'mắt đền mắt', nói cách khác, người báo thù xứng đáng có được sự công bằng vì những tổn hại mà người khác gây ra cho họ. Sự báo thù thiết lập 1 sự cân bằng hợp lý giữa 2 bên. Điều không may là tính logic không nhất thiết xác định được liệu những bên bị thiệt hại tình cảm đã đạt được sự công bằng. Những nạn nhân của sự bất công có thể trở nên quá tức giận khiến sự báo thù của họ vượt quá so với mức độ thiệt hại ban đầu mà họ phải chịu. Bây giờ người gây ra thiệt hại ban đầu trở thành nạn nhân và đến lượt mình, họ tìm cách phục hồi lại sự công bằng bằng cách trả đũa lại. Hiện tượng này được nhà tâm lý Roy Baumeister gọi là 'magnitude gap'. Và được nhà tâm lý Arlene Stillwell và cộng sự mô tả trong 1 bài báo năm 2008, 'những gì có vẻ là công bằng đối với nạn nhân ban đầu dường như là cực kỳ quá đáng đối với thủ phạm ban đầu' (p.225). Đó là vấn đề của vai (thủ phạm vs. người báo thù) và những quan điểm (bạn trải nghiệm thiệt hại nhiều như thế nào).
Không phải tất cả mọi người đều phản ứng lại với những thiệt hại thực sự hoặc tưởng tượng với 1 khao khát gây ra sự trừng phạt ngang bằng lên thủ phạm. Stillwell và các cộng sự của bà phát hiện thấy những người tham gia trong nghiên cứu của họ đè nén khao khát trả thù nếu họ thấy hoặc là (a) họ sẽ không nhận được lợi ích thực tế hoặc (b) họ bị phản đối về mặt đạo đức. Sự thật là hành động trả thù có thể có những hậu quả tiêu cực, làm cho hoàn cảnh của bạn tệ hơn thay vì tốt hơn. Ngăn ngừa trả thù cũng có thể xuất hiện khi nạn nhân quyết định làm theo quan điểm đạo đức và tha thứ cho thủ phạm.
Điều gì xảy ra nếu bạn không có khả năng làm theo đạo đức? Bạn có thể thử báo thù theo kiểu xung hấn-thụ động (passive aggressive revenge). Nó có lợi thế là đặt thủ phạm vào 1 trạng thái cảm xúc cực kỳ khó chịu. Theo Stillwell và các cộng sự của bà, thủ phạm có xu hướng tối thiểu hoá mức độ của hành động sai trái của họ. Họ tha thứ cho bản thân vì những hành động có hại của họ. Đây là 1 phản ứng dễ hiểu. Ai lại muốn cảm thấy bị quấy rầy bởi sự tội lỗi, trừ những người có tính cách khổ dâm (đạt được niềm vui từ việc nhận sự trừng phạt). Bạn có thể dùng chiến lược này để phủ nhận tội lỗi để có lợi cho bạn.
Phương pháp tiếp cận xung hấn-thụ động là vũ khí tàng hình của bạn để mang lại cảm giác tội lỗi cho thủ phạm. Sự đáp lại hàng đầu của kiểu xung hấn-thụ động là bạn giả vờ rằng thủ phạm thực sự đã giúp đỡ bạn bằng cách hãm hại bạn. Làm như vậy, bạn rõ ràng biết rằng bạn đã sai, nhưng bạn không cho thủ phạm 1 lý do hợp lệ để quay lại với bạn. 1 cách tiếp cận nguy hiểm hơn một chút là thông qua 1 người thứ ba để báo thù. Nếu bạn quyết định đi theo con đường này, bạn cần đảm bảo mình không bao giờ tỏ ra xung hấn một cách rõ ràng, công khai. Ví dụ, đưa ra lời than phiền chống lại thủ phạm nghe giống như 1 lời khuyên hơn là 1 lời chỉ trích.
Những chuyên gia về mối quan hệ chống lại kiểu xung hấn thụ động này, đề xuất rằng bạn nên đương đầu trực tiếp với thủ phạm với 1 câu về hành động của họ làm bạn cảm thấy như thế nào. Tuy nhiên, phụ thuộc vào bản chất của mối quan hệ, điều này có thể hoặc không thể thực hiện được. Nếu thủ phạm không thích sự chỉ trích dưới bất kỳ hình thức nào, bạn có lẽ phải nuốt giận vào trong. Nếu bạn có thể trì hoãn sự thoả mãn đủ lâu (1 biểu hiện của trí thông minh cảm xúc cao), thì cuối cùng có thể bạn sẽ trả được thù.
Cho dù bạn quan tâm hay không về việc trả thù cũng có thể phụ thuộc vào khía cạnh nào của bản sắc cá nhân của bạn bị thiệt hại hoặc bị đe doạ, làm cho bản sắc cá nhân (identity) là động cơ trả thù thứ 2. Trong 1 nghiên cứu do Peter Fischer trường đại học Graz dẫn đầu, yêu cầu những phụ nữ đại học British đánh giá mối đe doạ nhận thức, những cảm xúc xung hấn và khao khát trả thù của họ sau khi họ nhận thức được 1 tình huống nguy hại tiềm ẩn. Đầu tiên các nhà nghiên cứu làm cho phụ nữ nhận thức hoặc là bản sắc cá nhân của họ là phụ nữ hoặc bản sắc cá nhân của họ là những công dân Anh thông qua 1 điều kiện thực nghiệm. Sau đó họ trình bày trước phụ nữ những câu nói hoặc những tấm ảnh của hoặc là vụ đánh bom London tháng 7/2005 hoặc là cuộc đàn áp phụ nữ của Taliban. Phụ nữ được làm cho suy nghĩ về bản sắc quốc gia của họ đã phản ứng lại với 1 khao khát trả thù và xung hấn lớn hơn trước những tấm ảnh đánh bom London. Đối với những phụ nữ có bản sắc giới tính được làm nổi bật hơn, họ đã phản ưng với sự tức giận và khao khát trả thù lớn hơn khi tìm kiếm sự cân bằng trong những mối quan hệ khi nghe những thông tin đàn áp phụ nữ của Taliban. Nói cách khác, 1 mối đe doạ đến bản sắc cá nhân của bạn có nhiều khả năng gây ra 1 khao khát trả thù lớn hơn là 1 mối đe doạ mà bạn không xem là có liên quan đến ý thức về cái tôi là 1 con người của bạn.
Sự phản bội là động cơ trả thù thứ 3. Khi người tiêu dùng cảm thấy sai trái, họ thường chống lại thủ phạm của họ. Thủ phạm có thể là chủ 1 nhà hàng phục vụ 1 bữa ăn kinh khủng với 1 mức giá quá đáng, 1 công ty từ chối trả lại tiền cho hàng hoá bị hư hỏng. Các nhà nghiên cứu về marketing Yany Gregroire và Robert Fisher ở đại học Washington State xem những tình huống như trên đã vi phạm 'chuẩn tắc công bằng' trong tâm trí người tiêu dùng. Khi chuẩn tắc này bị vi phạm, người tiêu dùng tìm cách phục hồi sự công bằng bằng cách hoặc là yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc có những hành động trả đũa. Thực khách không hài lòng trả đũa bằng cách gửi 1 bài nhận xét tiêu cực về nhà hàng lên mạng. Người mua hàng hoá kém chất lượng tìm kiếm những khoản tiền hoàn lại một phần hoặc hoàn toàn dưới hình thức nổi khùng tại bàn dịch vụ chăm sóc khách hàng. Trong nghiên cứu của Gregoire và Fisher về những khách hàng của hãng hàng không, những người có nhiều khả năng thể hiện sự phản bội của họ dưới hình thức những lời than phiền là những người thực sự gắn bó nhất với hãng. Khi 'tình yêu trở thành thù hận' thì khao khát trả thù gia tăng theo cấp số nhân.
Nghiên cứu về hãng hàng không cho thấy mối quan hệ giữa sự phản bội và bản sắc cá nhân. Chúng ta cảm thấy tức giận nhất bởi những ai chúng ta tin tưởng nhất, vì những người chúng ta tin nhất là gần gũi nhất với ý thức cái tôi của chúng ta. Mọi người đồng nhất hoá với những hình ảnh của tập đoàn, nếu không thì các tập đoàn sẽ không tốn quá nhiều tiền cho việc quáng cáo những biểu tượng của họ.
Làm thế nào để bạn kiểm soát những cảm xúc trả thù và sử dụng những cảm xúc sai trái đó của bạn để mang lai lợi ích cho bạn? Nghiên cứu về sự công bằng, bản sắc cá nhân và phản bội đề xuất những bước hữu ích:
1. Kiểm soát xung lực tức giận ban đầu của bạn. Các nhà nghiên cứu về sự công bằng cho thấy các nạn nhân có thể phản ứng quá mức đối với việc nhìn nhận về thiệt hại.
2. Hãy xem xét lý do tại sao bạn cảm thấy bị tổn thương. Có phải bạn cảm thấy bị phản bội bởi ai đó gần gũi với bạn? Đó có phải khao khát trả thù ai đó đã chạm vào những nỗi bất an của bạn? Nếu vậy, có lẽ bạn đang phản ứng quá mức, hoặc bạn có thể đơn giản là sử dụng kinh nghiệm đó để học hỏi về bản thân.
3. Hãy xem xét khía cạnh nào của bản sắc cá nhân của bạn đang bị đe doạ. Như trong nghiên cứu những sinh viên đại học British, bạn sẽ phản ứng mạnh mẽ nhất khi khía cạnh quan trọng nhất của bản sắc cá nhân của bạn bị nguy hiểm. Suy nghĩ về lý do tại sao khía cạnh này của bản sắc cá nhân của bạn là quan trọng đối với bạn là 1 cách khác để có được những sự hiểu biết sâu sắc về bản thân.
4. Cố gắng đi theo con đường đạo đức. Chúng ta đã nhìn thấy những sự leo thang địa phương, khu vực, quốc gia, và quốc tế nảy sinh từ những mối đe doạ có thực hoặc tưởng tượng. Tránh làm hại sự an toàn cá nhân của bạn bằng cách cố gắng ngăn chặn sự leo thang trước khi nó trở nên mất kiểm soát.
5. Nói chuyện trực tiếp với người có hành vi sai trái. Mọi người không phải lúc nào cũng biết họ đang làm hại người khác. Thay vì bày mưu sau lưng ai đó, hãy nói trực tiếp với họ và giải thích hành động của họ làm bạn cảm thấy như thế nào. Cả bạn và người đó có thể thu được những bài học quan trọng.
Bạn có thể không thể ngăn chặn được khao khát về sự công bằng của bạn, nhưng ít nhất thì bạn có thể làm theo những bước trên để cảm thấy tốt hơn về bản thân, tránh được những hậu quả của sự leo thang và có thể phục hồi lại hạnh phúc cho 1 mối quan hệ bị tổn hại.
Tham khảo:
Fischer, P., Haslam, S., & Smith, L. (2010). "If you wrong us, shall we not revenge?" Social identity salience moderates support for retaliation in response to collective threat. Group Dynamics: Theory, Research, and Practice, 14(2), 143-150. doi:10.1037/a0017970
Grégoire, Y., Tripp, T. M., & Legoux, R. (2009). When customer love turns into lasting hate: The effects of relationship strength and time on customer revenge and avoidance. Journal of Marketing, 73(6), 18-32. doi:10.1509/jmkg.73.6.18
Stillwell, A. M., Baumeister, R. F., & Del Priore, R. E. (2008). We're all victims here: Toward a psychology of revenge. Basic and Applied Social Psychology, 30(3), 253-263. doi:10.1080/01973530802375094
Szuchman, P. & Anderson, J. (2011). Spousonomics: Using economics to master love, marriage, and dirty dishes. New York: Random House.
Nguồn: psychologytoday.com