Tâm lý đai cương. Ai giúp mình với

  • Thread starter Thread starter hatuyet
  • Ngày gửi Ngày gửi

hatuyet

New member
Xu
0
1.phân biệt tâm lý và ý thức. cho ví dụ minh họa
2. việc học tâm lý đại cương có ý nghĩa gì đối với việc đào tạo sinh viên sư phạm?
3. trong tâm lý học, nhân cách được hiểu như thế nào? Tại sao phải nghiên cứu phạm trù nhân cách
4. trình bày hứng thú trong cấu trúc nhân cách con người? Đánh giá như thế nào về hứng thú học tập hiện nay của sinh viên
 
3. trong tâm lý học, nhân cách được hiểu như thế nào? Tại sao phải nghiên cứu phạm trù nhân cách

Bạn tham khảo

1. Nhân cách được hiểu là con người có đức và tài hay là tính cách và năng lực hoặc là con người có các phẩm chất : Đức, trí, thể, mỹ, lao (lao động).

2. Nhân cách được hiểu như các phẩm chất và năng lực của con người

3. Nhân cách được hiểu như phẩm chất của con người mới: Làm chủ, yêu nước, tinh thần lao động cống hiến.

4. Nhân cách được hiểu như mặt đạo đức, giá trị làm người của con người. Theo cách hiểu này, tác giả Nguyễn Quan Uẩn trong cuốn tâm lý học đại cương (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội) nêu lên định nghĩa nhân cách như sau:

Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người. Nhân cách là sự tổng hoà không phải các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ là những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý – xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân.

Đây là định nghĩa về nhân cách được chấp nhận rộng rãi ở Việt Nam.

Nhân cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, như triết học, xã hội học, kinh tế – chính trị học, luật học, tâm lý học, y học, giáo dục học và cả Lý số học nữa…

Có thể nói Nhân cách chính là “cái tôi, cái bản ngã” của mỗi cá nhân, là đời sống tâm sinh lý, là những năng lực, những phẩm chất con người có được trong đời sống cộng đồng – với tư cách chủ thể, giúp họ có khả năng tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định, tự điều chỉnh, tự chịu trách nhiệm những hoạt động, những hành vi của chính mình và hơn nữa tự nhận thức về bản thân mình cả trong hiện tại và tương lai.

Nhân cách là sự thống nhất biện chứng, tổng hoà mối quan hệ giữa con người và xã hội…

Khi bắt đầu bước vào cuộc sống, con người mới chỉ là một cá nhân chưa phải là một nhân cách. Trong quá trình vận động tồn tại, nhân cách dần dần được hình thành, phát triển và hoàn thiện.

Tại sao phải nghiên cứu vỉ

Bạn tham khảo bài này nhé: Lời mở đầu Khi nghiên cứu về phản ánh tâm lý thông qua hoạt động và giao tiếp, khoa học không chỉ quan tâm đến bản thân quá trình đó mà còn quan tâm đến chủ thể của nó nữa, đó chính là nhân cách. Nhân cách trong tâm lý học là một phạm trù nền tảng. Việc làm sáng tỏ những vấn đề bản chất nhân cách, cấu trúc nhân cách, con đường hình thành nhân cách có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Trong đó, các nhân tố như giáo dục, hoạt động, giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu kỹ về các yếu tố này để nắm rõ hơn được vai trò của chúng. II. Nội dung 1. Tìm hiểu chung về nhân cách Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay, nhân tố con người trở lên cấp bách thì sự hiểu biết về vấn đề nhân cách là tiền đề của việc đầu tư có hiệu quả vào sự phát triển con người - yếu tố quyết định mọi sự phát triển của xã hội. Trong tâm lý học, vấn đề nhân cách là một vấn đề quan trọng bậc nhất và nghiên cứu gặp nhiều khó khăn nhất vì những lý do sau: thứ nhất: việc nghiên cứu đụng chạm đến những quan tâm chính trị của xã hội, vì vậy, nhiều lý thuyết được tạo ra tuỳ thuộc vào sự định hướng của các tác giả mà mang tính chất duy tâm hay duy vật; Thứ hai: nhân cách là một cấu tạo rất phức tạp, vì vậy các hướng tiếp cận nghiên cứu nhân cách rất đa dạng dựa trên những quan điểm, quan niệm khác nhau về nhân cách . Nhân cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như triết học, xã hội học, kinh tế - chính trị học, luật học, tâm lý học, y học, giáo dục học Theo tâm lý học, khi xem xét con người với tư cách là một thành viên của một xã hội nhất định, là chủ thể của các mối quan hệ con người, của hoạt động có ý thức và giao tiếp thì chúng ta nói đến nhân cách của họ. Chúng ta chỉ nói đến con người như là một nhân cách, bắt đầu từ một thời kỳ nào đó trong quá trình phát triển của nó. Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng nhân cách thường được xác định như là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy.





 
1.phân biệt tâm lý và ý thức. cho ví dụ minh họa

"Tâm lý là toàn bộ những hiện tượng tinh thần nảy sinh và diễn biến ở trong não tạo nên cái mà ta gọi là nội tâm của mỗi người và có thể biểu lộ ra thành hành vi"

ví dụ Đang ngồi buồn chờ xe buýt, bất ngờ, cô gái gặp lại người yêu cũ, cô reo lên mừng rỡ, ôm chầm lấy anh, họ cười nói vui vẻ

Ý thức là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới và mối quan hệ của con người trong thế giới.Ý thức là hình ảnh chủ quan của thể giới khách quan.

ví dụ Khi bạn biết quan tâm những vấn đề xảy ra chung quanh và nghĩ về nó theo hướng tích cực là bạn đã tự nâng cao ý thức cho mình rồi đấy



 
2. việc học tâm lý đại cương có ý nghĩa gì đối với việc đào tạo sinh viên sư phạm?

BẠN THAM KHẢO

Tâm lý sư phạm hay tâm lý giáo dục là áp dụng các phương pháp tâm lý trong giảng dạy để hướng dẫn học sinh tiếp nhận kiến thức một cách có hiệu quả. Các nhà tâm lý giáo dục đã khám phá ra những sáng kiến về học tập và phát triển những lý thuyết để giải thích thái độ cá nhân trong khi học tập. Họ nghiên cứu sự liên quan giữa học tập với trí thông minh, sở thích, khả năng và động cơ thúc đẩy để đạt các mục tiêu giáo dục. Họ áp dụng các phương pháp tâm lý để: nghiên cứu thái độ, trắc nghiệm để đo lường các khía cạnh của thái độ vì thái độ đóng vai trò quan trọng trong việc học tập, mở mang kiến thức. Họ giúp các nhà giáo dục phát triển các phương pháp tiến bộ để giảng dạy và học tập. Họ cũng giúp phát triển phương pháp đánh giá thích đáng để do lường sự tiến bộ về tiếp nhận kiến thức của học sinh.

Để thực hiện các mục đích trên, học đường đóng vai trò quan trọng nhất. Tuy nhiên, các nhà tâm lý giáo dục cũng quan tâm không ít đến vấn đề giáo dục ngoài học đường như tại gia đình, ngoài xã hội, các đường lối giải trí… Thêm vào đó, họ cũng đóng góp sự hiểu biết chuyên môn vào các lĩnh vực giáo dục như tìm hiểu cảm xúc, ký ức, nhân cách, tâm lý bất thường, tâm lý xã hội…

Các nhà tâm lý giáo dục cũng thực hiện những công trình nghiên cứu liên quan đến các vấn đề khó khăn của giáo dục như nghiên cứu việc học tập của các nhóm học sinh đặc biệt khiếm thị, khiếm thính, khiếm thanh, chậm hiểu biết cũng như khả năng học tập của các học sinh thông minh.

Như vậy, tâm lý sư phạm là ngành nghiên cứu về tâm lý và thái độ của cá nhân học sinh ngõ hầu áp dụng vào việc giống dạy và học tập một cách có hiệu quả. Do đó, tìm hiểu tâm lý và thái độ của học sinh qua các phương pháp nghiên cứu là điều tất yếu, giáo viên phải cần phải nắm vững. Giáo viên còn có khả năng nhận định khả năng tiếp nhận kiến thức của học sinh ra sao. Hiểu được thái độ học sinh, hiểu được tâm lý giới này, giáo viên với huấn luyện chuyên nghiệp, có thể vận dụng khả năng, phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá, để hướng dẫn học sinh trong việc tiếp nhận kiến thức một cách có hiệu quả.


 
4. trình bày hứng thú trong cấu trúc nhân cách con người? Đánh giá như thế nào về hứng thú học tập hiện nay của sinh viên

BẠN THAM KHẢO

+ Xu hướng thứ I: Giải thích bản chất tâm lý của hứng thú:
Đại diện cho xu hướng này là A.F.Bêliep. Năm 1944 tác giả tiến hành thành công luận án tiến sĩ “Tâm lý học hứng thú” nội dung cơ bản của luận án là những vấn đề lý luận tổng quát về hứng thú trong tâm lý học.

+ Xu hướng thứ II: Xem xét hứng thú trong mối quan hệ với sự phát triển nhân cách nói chung và vốn tri thức của cá nhân nói riêng.
Đại diện cho xu hướng này là L.LBôgiôvích “Hứng thú trong quan hệ hình thành nhân cách”, Lukin, Lêvitôp nghiên cứu “Hứng thú trong quan hệ với năng lực”. L.P.Bơlagôna Dejina, L.X.Xlavi, B.N.Mione lại xem xét hứng thứ trong mối quan hệ với hoạt động” các tác giả này đã coi hứng thú là động cơ có ý nghĩa của hoạt động. Trong xu hướng này còn có nhiều nhà nghiên cứu khác như: L.X.Rubinstêin, A.V.Daparôzét, M.I.Bôliép, L.A.Gôđôn ...

+ Xu hướng thứ III: Nghiên cứu sự hình thành và phát triển hứng thú theo các giai đoạn lứa tuổi: Đại diện là G.ISukina “Nghiên cứu hứng thú trẻ em ở các lứa tuổi”. D.P.Xalônhisư nghiên cứu sự phát triển hứng thú nhận thức của trẻ mẫu giáo. V.G Ivanôp đã phân tích sự phát triển và giáo dục hứng thú của học sinh lớn trong trường trung học. V.N. Marôsôva nghiên cứu “Sự hình thành hứng thú trẻ em trong điều kiện bình thường và trong điều kiện không bình thường”(1957). Những công trình nghiên cứu này đã phân tích đặc điểm hứng thú của từng lứa tuổi, những điều kiện và khả năng giáo dục hứng thú trong các giai đoạn phát triển lứa tuổi của trẻ.

Bạn tự rút ra kết luận nhá

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top