rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Đây là một cách hữu ích để xem xét về các mối quan hệ, và tôi dùng nó trong khi làm việc với các cặp đôi để biết họ đang ở đâu cũng như họ cần đi đến đâu. Nó dựa trên tam giác Drama Triangle, hay còn gọi là Karpman Triangle, được phát triển bởi bác sỹ tâm thần Steven Karpman đầu những năm 1970. Sau đây là diễn giải và sự mở rộng của tôi về những quan điểm gốc của Karpman.
Hãy bắt đầu bằng cách tưởng tượng hoặc vẽ một hình tam giác chúc đầu xuống. Phần trên là hai chữ cái, P ở bên trái, R ở bên phải. Phần cuối, đỉnh của tam giác là chữ V.
Hình tam giác đại diện cho mối quan hệ giữa 2 người. P, R và V đại diện cho những vai khác nhau mà con người có thể đóng; nó không phải là bản thân con người mà là một cái vai. Các vai cài vào nhau và luôn luôn có một ai đó nằm ở phần trên dường như có nhiều quyền lực hơn, và một ai đó nằm ở dưới cùng. Mối quan hệ dịch chuyển trong 1 vòng tròn sau:
Người ở vị trí R là người cứu thoát (Rescuer). Anh ta nối với V (victim nạn nhân). Người ở vai nạn nhân đôi lúc cảm thấy bị áp đảo. Anh ta cảm thấy các vấn đề đang trút xuống đầu mình. Người cứu thoát bước vào và nói “Tôi có thể giúp bạn thoát khỏi. Chỉ cần làm những gì tôi nói, thì mọi việc sẽ tốt đẹp.” Các cặp thường sẽ bắt đầu mối quan hệ của họ ở một số dạng của kiểu này. Họ thỏa thuận: Người cứu thoát nói rằng tôi sẽ đồng ý trở nên to lớn, mạnh mẽ, tốt đẹp và tử tế; nạn nhân nói tôi sẽ đồng ý trở nên bị áp đảo và bất tài/không có khả năng kiểm soát. Hai người đều hạnh phúc. Người cứu thoát cảm thấy mình được cần đến, quan trọng và đứng đầu. Nạn nhân thì có một ai đó chăm sóc anh ta.
Và nó hoạt động tốt, ngoại trừ thỉnh thoảng một trong 2 việc xảy ra. Đôi lúc người cứu thoát trở nên mệt mỏi vì phải làm tất cả. Anh ta cảm thấy như mình đang gánh trên vai mọi trách nhiệm và người kia không trao lại bất kì điều gì, không cảm kích việc mà người cứu thoát đang làm. Người cứu thoát trở nên chán ngấy, tức giận, phẫn nộ. Anh ta chuyển sang vai P, vai kẻ ngược đãi. Anh ta đột nhiên nổi giận – thường nổi giận về một chuyện gì đó nhỏ nhặt hoặc hành động bốc đồng – đi ra ngoài chơi và tiêu rất nhiều tiền, chè chén say sưa, ngoại tình. Anh ta cảm thấy mình xứng đáng với điều đó. Thông điệp nằm bên dưới hành vi và sự tức giận thường không rõ ràng: “Tại sao bạn không trưởng thành! Tại sao bạn không chịu một số trách nhiệm! Tại sao tôi phải làm tất cả mọi thứ ở đây! Tại sao bạn không cảm kích những việc tôi làm vì bạn! Điều này thật không công bằng!” Cảm giác bất công là một cảm giác mạnh mẽ.
Đến lúc đó, nạn nhân trở nên sợ hãi và di chuyển sang vị trí R, cố gắng xoa dịu tình hình. “Tôi xin lỗi” anh nói. “Tôi không nhận ra. Tôi thực sự cảm kích những gì bạn làm. Tôi sẽ làm tốt hơn.” Sau đó người ngược đãi cảm thấy tồi tệ về bất cứ điều gì anh ta đã làm hoặc nói và đi đến vị trí nạn nhân và trở nên trầm cảm. Sau đó cả hai đều ổn định và quay trở lại những vị trí ban đầu của họ.
Đôi khi nạn nhân mệt mỏi với việc làm nạn nhân. Anh ta mệt mỏi vì người kia luôn luôn chỉ huy, luôn yêu cầu anh ta làm gì. Anh ta mệt mỏi vì bị xem thường. Thỉnh thoảng nạn nhân trở nên chán ngấy và Bam, anh ta di chuyển sang vai ngược đãi. Giống như người cứu thoát, nạn nhân trong vai này nổi nóng và thường tức giận về chuyện gì đó nhỏ nhặt, hoặc hành động bốc đồng.
Thông điệp nằm bên dưới chưa nói ra là Tại sao bạn không để tôi một mình, hãy dừng kiểm soát cuộc đời tôi! Tôi có thể tự làm! Người cứu thoát nghe điều này và di chuyển sang vị trí nạn nhân. Anh ta nói với bản thân “Mỗi lần tôi cố gắng giúp đỡ thì nhìn xem tôi nhận được gì.” Người ngược đãi sau đó cảm thấy tồi tệ về bất kì điều gì anh ta đã nói hoặc làm và đi đến vị trí người cứu thoát và nói một số thứ như “Tôi bị căng thẳng, mệt mỏi vì con cái. Tôi xin lỗi.” Và sau đó họ dàn hòa và quay lại nơi họ ở ban đầu.
Dù mọi người tiến đến tất cả các vai thì thường là người này sẽ phù hợp hơn trong một vai so với người kia. Điều này có liên quan đến tính cách, sự dạy dỗ và những cách đương đầu học được. Người cứu thoát khi còn bé thường là con một, lớn nhất hoặc lớn lên trong một gia đình hỗn loạn. Anh ta học được từ sớm rằng anh có thể tránh vướng vào rắc rối và tránh được xung đột bằng cách trở nên tốt bụng.
Kiểu người này học cách trở nên rất nhạy cảm trước người khác như một phương tiện sinh tồn. Anh ta phá triển một rada tốt và có thể nhìn thấy những sắc thái cảm xúc. Anh ấy rất cảnh giác, dành hết năng lượng của mình để xem xét môi trường, mạnh mẽ và đầy sinh lực, sẵn sàng làm bất kì điều gì cha mẹ muốn. Về cơ bản anh ấy đặt mình ở vị trí “Tôi hạnh phúc nếu bạn hạnh phúc, và tôi cần đảm bảo rằng bạn hạnh phúc.” Anh ấy nhận được phần thưởng vì sự tử tế và trong đầu anh ấy chứa đầy những cái ‘nên làm’.
Những gì từng có hiệu quả đối với đứa trẻ thì không nhất thiết có hiệu quả đối với người trưởng thành. Bây giờ thế giới trở nên to lớn hơn. Thay vì chỉ có 2 hoặc 3 người quan trọng để chú ý, người cứu thoát (trưởng thành) có nhiều người hơn để chú ý. Bây giờ anh ấy cảm thấy bị kéo đi rất nhiều hướng, vì anh ấy bị giằng xé để thích nghi với cái mà anh ấy nghĩ những người khác muốn ở anh. Anh ấy dễ dàng cảm thấy mình giống như một người hy sinh, anh ấy luôn có nguy cơ bị kiệt sức.
Anh ấy cũng gặp khó khăn để biết mình muốn gì. Vì anh ấy dành quá nhiều năng lượng khi còn là một đứa trẻ để nhìn ra bên ngoài và làm những việc người khác muốn, nên anh ấy chưa bao giờ có cơ hội ngồi lại và xác định thứ anh ấy muốn. Mong muốn, không giống như những quy tắc và nghĩa vụ, là một cảm giác, và anh ấy thường không ý thức được anh ấy đang cảm nhận điều gì. Khi là một người trưởng thành, nếu bạn hỏi anh ấy “Nhưng bạn muốn gì?” anh ngập ngừng và mắc kẹt. Anh lo lắng về việc đưa ra quyết định đúng, về không được làm mất lòng bất kì ai trong cuộc sống của anh hoặc giọng nói chỉ trích trong đầu anh.
Anh ấy cũng gặp khó khăn với sự tức giận và xung đột (đây là lý do tại sao anh ấy trở nên tử tế tốt bụng ngay từ đầu) và có xu hướng kìm nén sự tức giận cho đến khi anh ấy trở nên chán ngấy và bắt đầu nổi giận. Vì anh ấy không thoải mái với sự tức giận và nó tạo ra quá nhiều kich tính nên anh cảm thấy giống như cơn ác mộng tồi tệ nhất của anh đã thành sự thật. Anh cảm thấy có lỗi, và nhồi nhét tất cả cơn giận xuống dưới, chỉ khiến nó cuối cùng lại bộc phát.
Ngược lại, nạn nhân khi còn bé thường là người nhỏ nhất trong gia đình, được bố mẹ bảo vệ quá mức hoặc có anh chị lớn hơn can thiệp vào khi anh ấy mắc kẹt với một vấn đề. Thứ anh thiếu trong quá trình lớn lên là các cơ hội để phát triển sự tự tin đến từ việc học cách tự mình kiểm soát những vấn đề. Bây giờ khi là một người trưởng thành, anh ấy dễ dàng trở nên bị áp đảo, cảm thấy không tự tin và lo lắng. Để xử lí những cảm xúc đó, anh trông chờ người cứu thoát can thiệp và giúp anh cảm thấy tốt hơn.
Người ngược đãi là một người anh em sinh đôi xấu xa của người cứu thoát. Trong khi người cứu thoát kiểm soát bằng cách trở nên tốt bụng và tử tế, thì người ngược đãi lại kiểm soát bằng cách tức giận, chỉ trích và đổ lỗi. Đây là kẻ lạm dụng, và rõ ràng một số cặp đôi bắt đầu với mối quan hệ kẻ ngược đãi-nạn nhân này, tái hiện những cái vai và kiểu mẫu thời thơ ấu. Người ngược đãi học được từ sớm rằng khi tôi trở nên sợ hãi thì tôi trở nên ngoan cố. Nếu tôi có thể kiểm soát mọi thứ đang diễn ra quanh tôi, thì không ai có thể ném đá sau lưng tôi.
Bây giờ hãy vẽ hai chữ A cạnh nhau với một đường thẳng vẽ giữa chúng. A đại diện cho người trưởng thành. Người này không ở trong một cai vai nào, họ tự chịu trách nhiệm hơn là đổ lỗi, và họ ở bên ngoài tam giác. Những người trưởng thành là những bạn bè ngang bằng nhau; họ ở cùng mức độ quyền lực. Đây là nơi bạn muốn ở.
Người trưởng thành nói “Tôi chịu trách nhiệm cho những gì tôi nghĩ, nói, làm. Nếu một điều gì đó làm tôi khó chịu thì đó là vấn đề của tôi. Nếu bạn có thể làm điều gì đó để giúp tôi với vấn đề của tôi, thì tôi cần nói cho bạn biết, vì bạn không thể đọc được suy nghĩ của tôi. Nếu bạn quyết định không giúp tôi, thì tôi sẽ quyết đinh tôi sẽ làm gì tiếp theo để sửa chữa vấn đề của tôi. Tương tự, nếu có điều gì đó làm bạn khó chịu thì nó là vấn đề của bạn. Nếu có điều gì mà tôi có thể làm để giúp bạn với vấn đề của bạn thì bạn cần nói cho tôi biết. Và nếu tôi quyết định không giúp bạn với vấn đề của bạn thì bạn có thể tự thực hiện. Bạn có thể không xử lý được vấn đề đó theo cách mà tôi có thể làm, nhưng bạn có thể làm được việc đó. Tôi không cần tiếp quản.”
Hai vấn đề mà người cứu thoát và nạn nhân có trong mối quan hệ của họ đó là họ mong đợi rất nhiều về khả năng đọc được suy nghĩ (mindreading) – bạn nên biết được điều gì đang diễn ra hoặc làm thế nào để giúp tôi mà tôi không cần phải nói ra – và sau đó cảm thấy thất vọng hoặc tức giận khi người khác không làm được. Họ cũng bóp méo cảm giác chịu trách nhiệm: Người cứu thoát có xu hướng chịu trách nhiệm quá mức – những vấn đề của bạn là những vấn đề của tôi, tôi hạnh phúc nếu bạn hạnh phúc, và nhiệm vụ của tôi là đảm bảo rằng bạn hạnh phúc. Với nỗ lực để “làm” nạn nhân hạnh phúc, thì nạn nhân theo thời gian bắt đầu cảm thấy bị áp lực và kiểm soát, dẫn đến nổi giận. Tương tự, nạn nhân có xu hướng chịu trách nhiệm dưới mức – những vấn đề của tôi là những vấn đề của bạn – tôi mong đợi bạn sửa chữa chúng, và tôi hoặc là phải chờ đợi, hoặc dùng mánh khóe để dụ bạn giúp tôi.
Ngược lại, những người trưởng thành rõ ràng về việc ai có vấn đề. Điều này được đại diện bởi ranh giới thẳng đứng giữa họ. Đây là một quan điểm quan trọng, vô giá đối với các cặp đôi để thấu hiểu và hợp tác. Bằng việc ý thức được ai có vấn đề thì các cá nhân có thể tránh được sự phòng vệ, lo lắng, kiểm soát và tháo túng của những cặp mắc kẹt trong tam giác.
Họ cũng có thể trở nên thân thiết hơn. Vấn đề mà người cứu thoát và nạn nhân đối mặt trong mối quan hệ của họ đó là những cái vai, chúng không phải là bản thân họ mà chỉ là những phần của họ, khiến họ bị mắc kẹt. Người cứu thoát không thể buông bỏ sự đề phòng của anh ấy, hoặc trở nên dễ bị tổn thương vì anh ấy sợ rằng nạn nhân sẽ không có khả năng xử lý được nó. Tương tự, nạn nhân không thể trở nên quá mạnh mẽ vì người cứu thoát sẽ cảm thấy bị đe dọa và mất việc. Đoạn thẳng dài giữa nạn nhân và người cứu thoát là có thật. Nó đại diện cho khoảng cách cảm xúc giữa họ.
Những người trưởng thành không có vấn đề này. Cả hai đều có thể tự chịu trách nhiệm, mạnh mẽ và trung thực và dễ bị tổn thương. Họ có thể chấp nhận mạo hiểm, và không bị nhốt trong những cái vai, và do đó họ có thể trở nên cởi mở và thân mật hơn.
Hai người có thể ở trong mô hình này một thời gian dài – dường như hòa hợp, rồi đột ngột nổi giận, làm hòa và quay lại cái vai của họ và lặp đi lặp lại mô hình này. Điều có thể xảy ra theo thời gian, và cái thường khiến các cặp đi làm trị liệu, là một người hoặc là cảm thấy mệt mỏi vì chạy vòng quanh hình tròn, hoặc bắt đầu bỏ được cái vai mà anh ấy đang đóng. Giống như những mô hình khác, cần có hai người để chơi trò chơi và ngay khi một người bắt đầu tiến lên thành người lớn thì người kia trở nên sợ hãi và cố gắng kéo anh ấy quay lại.
Ví dụ, bạn có thể có một người cứu thoát trở nên chán ngấy vì phải thường xuyên thu dọn và bắt đầu định nghĩa những ranh giới và vấn đề tốt hơn. Trường hợp cổ điển của điều này là sự đồng phụ thuộc của một người nghiện rượu. Ví dụ, bà vợ bắt đầu tham dự những cuộc họp Alanon và bắt đầu nói với chồng, "Jake, em sẽ không gọi điện cho sếp của anh vào sáng thứ hai và nói với ông ấy là anh bị ốm. Anh có thể tự gọi cho ông ấy. Em sẽ không dìu anh vào nhà mỗi tối thứ bảy nếu anh say rượu.” Người vợ đang bước ra ngoài tam giác và nếu Jake uống trước đó, anh ấy sẽ uống, quậy phá để cố gắng lôi kéo vợ vào tam giác. Nếu cách đó không hiệu quả thì Jake có thể chuyển sang một trong những cái vai khác: anh ấy có thể chuyển thành người ngược đãi, trở nên tức giận và dọa ly dị; anh ấy có thể trở nên tử tế, nói với vợ là anh ấy sẽ bắt đầu tham dự những cuộc gặp mặt của AA để làm cô nguôi giận và mang cô quay lại tam giác.
Tương tự, nếu nạn nhân dịch chuyển sang vị trí người trưởng thành thì người cứu thoát cảm thấy bị đe dọa. Điều này thường thấy ở giai đoạn khi con cái rời khỏi nhà của cuộc hôn nhân. Người chồng đưa ra hầu hết các quyết định lớn, là trụ cột kinh tế của gia đình – và những đứa con bắt đầu rời khỏi nhà. Bà vợ bắt đầu nói với chồng ”Bill, em nghĩ về việc quay lại trường học. Em chưa tốt nghiệp vì em phải ở nhà chăm con, và bây giờ là thời điểm tốt để đi học. Có lẽ em sẽ tìm một công việc toàn thời gian. Em nghĩ em sẽ tiết kiệm tiền để sống độc lập hơn.”
Bill biết phải làm gì khi vợ anh ở vị trí dưới anh, nhưng anh lại không biết làm gì khi cô ấy thay đổi vị trí. Nhìn chung việc đầu tiên Bill sẽ làm là tỏ ra tử tế nhưng cố gắng và nói vợ đừng thay đổi: “Tại sao em lại muốn quay lại trường học bây giờ? Em đã 45 tuổi. Em sẽ có thể làm gì với một tấm bằng? Em không cần kiếm một công việc toàn thời gian…” Nếu nó không hiệu quả thì Bill có thể chuyển sang vai người ngược đãi và nổi giận “Nếu em muốn đi học thì em hãy tự tìm cách trả học phí.” Hoặc Bill sẽ chuyển sang vị trí nạn nhân, trở nên trầm cảm để vợ anh cần ở nhà và chăm sóc anh.
Cuối cùng, bạn dễ nhận thấy đây là mối quan hệ ngược đãi. Nếu nạn nhân của một mối quan hệ kẻ ngược đãi-nạn nhân quyết định bước ra ngoài tam giác hoặc từ bỏ mối quan hệ thì việc đầu tiên mà kẻ ngược đãi sẽ làm là: Nếu anh ấy tức giận thì anh ấy sẽ lén đi theo cô, lùng bắt cô, đánh đập hoặc bạo hành tinh thần cô. Nếu điều đó không hiệu quả thì anh ta có thể trở nên tử tế. Anh ấy sẽ gọi điện cho nhà trị liệu để kiểm soát cơn giận và yêu cầu nhà trị liệu báo cho vợ anh ta biết về chuyện đi trị liệu của anh. Nếu nó cũng không hiệu quả thì anh ta có thể trở nên trầm cảm, thậm chí dọa tự tử để cô ấy sẽ quay lại với mối quan hệ.
Nếu tất cả những cách đó vẫn không hiệu quả thì người ở lại có một trong hai lựa chọn. Anh ấy có thể kết thúc mối quan hệ và tìm một người khác để đóng vai nạn nhân, một người để anh ấy kiểm soát. Hoặc anh ấy có thể cũng tiến lên vị trị người trưởng thành.
Những thách thức của cả hai người để tiến lên vị trí người trưởng thành là rất nhiều. Cảm xúc tự nhiên của người bị bỏ lại đó là nếu bạn quan tâm tôi thì bạn sẽ ở lại trong tam giác. Nếu cả hai cùng tiến lên thì họ cần phát triển những cách thức mới để cho thấy họ quan tâm nhau. Sẽ có một giai đoạn chuyển tiếp mà những cách thức mới được tạo ra, và những cách thức mới đó sẽ không (ít nhất là trong một thời gian) làm bạn cảm thấy tốt như những cách thức cũ. Cũng có những thách thức của việc học hỏi những kỹ năng mới.
Lí do tam giác mối quan hệ rất mạnh mẽ và hoạt động được là vì những cái vai bổ sung cho nhau. Mỗi người nhìn thấy ở người kia cái mà anh ấy không thể nhìn thấy ở bản thân mình. Ví dụ, người cứu thoát không tử tế hoặc mạnh mẽ như anh ấy nghĩ, nhưng anh ấy lại nhìn thấy tính dễ bị tổn thương của anh ở nạn nhân và sự tức giận của anh ở người ngược đãi. Nạn nhân không yếu đuối như anh ấy nghĩ, nhưng lại phóng chiếu sức mạnh và sự tức giận của anh ấy sang người cứu thoát và người ngược đãi. Người ngược đãi không cố chấp như anh ấy nghĩ, nhưng anh ấy chỉ nhìn thấy điểm yếu và điểm tốt của anh ấy ở nạn nhân và người cứu thoát.
Để thành công, mỗi người phải học cách nhận ra và hợp nhất những gì từng bị bỏ quên. Người cứu thoát cần học cách nhận ra những mong muốn của anh. Anh ấy cần học cách làm thế nào để nhận ra sự tức giận của anh và sau đó sử dụng nó như là nguồn thông tin về thứ anh ấy muốn. Anh ấy cần thử từ bỏ sự kiểm soát và chống lại thôi thúc sửa chữa nỗi lo lắng của anh ấy bằng cách chịu trách nhiệm cho người khác khi thấy họ đang vật lộn một cách khó khăn. Anh ấy cần học cách làm thế nào để giảm sự đề phòng của anh, để anh ấy có thể học cách tin tưởng và trở nên bị tổn thương, và nuôi dưỡng theo một cách quan tâm chân thành, hơn là quan tâm người khác do sự sợ hãi và nhu cầu kiểm soát.
Tương tự, nạn nhân cần xây dựng sự tự tin của anh ấy – bằng cách chấp nhận mạo hiểm và tự mình làm việc, bằng cách sử dụng người cứu thoát không phải như một người cứu thoát mà là một sự hỗ trợ. Anh ấy cần học cách làm thế nào để chia nhỏ vấn đề để anh ấy không cảm thấy bị quá tải. Giống như người cứu thoát, anh ấy cần chạm vào cơn giận của anh và sử dụng nó để định nghĩa về những ranh giới và mong muốn của anh tốt hơn.
Cuối cùng, người ngược đãi cần nhận ra sự tức giận của anh ấy như một sự phòng vệ. Anh ấy phải tìm kiếm những cảm xúc mềm mại hơn mà anh ấy nhìn thấy ở nạn nhân – sự tổn thương, nỗi buồn, hối tiếc - ở trong bản thân anh và nằm bên dưới cái vỏ tức giận. Anh ấy cũng cần chuyển sức mạnh của anh ấy sang cái gì đó rộng lượng hào phóng hơn, cần tìm thấy những cách để nuôi dưỡng và cho phép bản thân anh ấy được nuôi dưỡng bởi người khác.
Tam giác mối quan hệ đem lại cho bạn một phương pháp để khái niệm khóa những động lực của một mối quan hệ.
Nguồn
The Relationship Triangle
It's about being an adult
Published on June 21, 2011 by Robert Taibbi, L.C.S.W. in Fixing Families
PsychologyToday
Hãy bắt đầu bằng cách tưởng tượng hoặc vẽ một hình tam giác chúc đầu xuống. Phần trên là hai chữ cái, P ở bên trái, R ở bên phải. Phần cuối, đỉnh của tam giác là chữ V.
Hình tam giác đại diện cho mối quan hệ giữa 2 người. P, R và V đại diện cho những vai khác nhau mà con người có thể đóng; nó không phải là bản thân con người mà là một cái vai. Các vai cài vào nhau và luôn luôn có một ai đó nằm ở phần trên dường như có nhiều quyền lực hơn, và một ai đó nằm ở dưới cùng. Mối quan hệ dịch chuyển trong 1 vòng tròn sau:
Người ở vị trí R là người cứu thoát (Rescuer). Anh ta nối với V (victim nạn nhân). Người ở vai nạn nhân đôi lúc cảm thấy bị áp đảo. Anh ta cảm thấy các vấn đề đang trút xuống đầu mình. Người cứu thoát bước vào và nói “Tôi có thể giúp bạn thoát khỏi. Chỉ cần làm những gì tôi nói, thì mọi việc sẽ tốt đẹp.” Các cặp thường sẽ bắt đầu mối quan hệ của họ ở một số dạng của kiểu này. Họ thỏa thuận: Người cứu thoát nói rằng tôi sẽ đồng ý trở nên to lớn, mạnh mẽ, tốt đẹp và tử tế; nạn nhân nói tôi sẽ đồng ý trở nên bị áp đảo và bất tài/không có khả năng kiểm soát. Hai người đều hạnh phúc. Người cứu thoát cảm thấy mình được cần đến, quan trọng và đứng đầu. Nạn nhân thì có một ai đó chăm sóc anh ta.
Và nó hoạt động tốt, ngoại trừ thỉnh thoảng một trong 2 việc xảy ra. Đôi lúc người cứu thoát trở nên mệt mỏi vì phải làm tất cả. Anh ta cảm thấy như mình đang gánh trên vai mọi trách nhiệm và người kia không trao lại bất kì điều gì, không cảm kích việc mà người cứu thoát đang làm. Người cứu thoát trở nên chán ngấy, tức giận, phẫn nộ. Anh ta chuyển sang vai P, vai kẻ ngược đãi. Anh ta đột nhiên nổi giận – thường nổi giận về một chuyện gì đó nhỏ nhặt hoặc hành động bốc đồng – đi ra ngoài chơi và tiêu rất nhiều tiền, chè chén say sưa, ngoại tình. Anh ta cảm thấy mình xứng đáng với điều đó. Thông điệp nằm bên dưới hành vi và sự tức giận thường không rõ ràng: “Tại sao bạn không trưởng thành! Tại sao bạn không chịu một số trách nhiệm! Tại sao tôi phải làm tất cả mọi thứ ở đây! Tại sao bạn không cảm kích những việc tôi làm vì bạn! Điều này thật không công bằng!” Cảm giác bất công là một cảm giác mạnh mẽ.
Đến lúc đó, nạn nhân trở nên sợ hãi và di chuyển sang vị trí R, cố gắng xoa dịu tình hình. “Tôi xin lỗi” anh nói. “Tôi không nhận ra. Tôi thực sự cảm kích những gì bạn làm. Tôi sẽ làm tốt hơn.” Sau đó người ngược đãi cảm thấy tồi tệ về bất cứ điều gì anh ta đã làm hoặc nói và đi đến vị trí nạn nhân và trở nên trầm cảm. Sau đó cả hai đều ổn định và quay trở lại những vị trí ban đầu của họ.
Đôi khi nạn nhân mệt mỏi với việc làm nạn nhân. Anh ta mệt mỏi vì người kia luôn luôn chỉ huy, luôn yêu cầu anh ta làm gì. Anh ta mệt mỏi vì bị xem thường. Thỉnh thoảng nạn nhân trở nên chán ngấy và Bam, anh ta di chuyển sang vai ngược đãi. Giống như người cứu thoát, nạn nhân trong vai này nổi nóng và thường tức giận về chuyện gì đó nhỏ nhặt, hoặc hành động bốc đồng.
Thông điệp nằm bên dưới chưa nói ra là Tại sao bạn không để tôi một mình, hãy dừng kiểm soát cuộc đời tôi! Tôi có thể tự làm! Người cứu thoát nghe điều này và di chuyển sang vị trí nạn nhân. Anh ta nói với bản thân “Mỗi lần tôi cố gắng giúp đỡ thì nhìn xem tôi nhận được gì.” Người ngược đãi sau đó cảm thấy tồi tệ về bất kì điều gì anh ta đã nói hoặc làm và đi đến vị trí người cứu thoát và nói một số thứ như “Tôi bị căng thẳng, mệt mỏi vì con cái. Tôi xin lỗi.” Và sau đó họ dàn hòa và quay lại nơi họ ở ban đầu.
Dù mọi người tiến đến tất cả các vai thì thường là người này sẽ phù hợp hơn trong một vai so với người kia. Điều này có liên quan đến tính cách, sự dạy dỗ và những cách đương đầu học được. Người cứu thoát khi còn bé thường là con một, lớn nhất hoặc lớn lên trong một gia đình hỗn loạn. Anh ta học được từ sớm rằng anh có thể tránh vướng vào rắc rối và tránh được xung đột bằng cách trở nên tốt bụng.
Kiểu người này học cách trở nên rất nhạy cảm trước người khác như một phương tiện sinh tồn. Anh ta phá triển một rada tốt và có thể nhìn thấy những sắc thái cảm xúc. Anh ấy rất cảnh giác, dành hết năng lượng của mình để xem xét môi trường, mạnh mẽ và đầy sinh lực, sẵn sàng làm bất kì điều gì cha mẹ muốn. Về cơ bản anh ấy đặt mình ở vị trí “Tôi hạnh phúc nếu bạn hạnh phúc, và tôi cần đảm bảo rằng bạn hạnh phúc.” Anh ấy nhận được phần thưởng vì sự tử tế và trong đầu anh ấy chứa đầy những cái ‘nên làm’.
Những gì từng có hiệu quả đối với đứa trẻ thì không nhất thiết có hiệu quả đối với người trưởng thành. Bây giờ thế giới trở nên to lớn hơn. Thay vì chỉ có 2 hoặc 3 người quan trọng để chú ý, người cứu thoát (trưởng thành) có nhiều người hơn để chú ý. Bây giờ anh ấy cảm thấy bị kéo đi rất nhiều hướng, vì anh ấy bị giằng xé để thích nghi với cái mà anh ấy nghĩ những người khác muốn ở anh. Anh ấy dễ dàng cảm thấy mình giống như một người hy sinh, anh ấy luôn có nguy cơ bị kiệt sức.
Anh ấy cũng gặp khó khăn để biết mình muốn gì. Vì anh ấy dành quá nhiều năng lượng khi còn là một đứa trẻ để nhìn ra bên ngoài và làm những việc người khác muốn, nên anh ấy chưa bao giờ có cơ hội ngồi lại và xác định thứ anh ấy muốn. Mong muốn, không giống như những quy tắc và nghĩa vụ, là một cảm giác, và anh ấy thường không ý thức được anh ấy đang cảm nhận điều gì. Khi là một người trưởng thành, nếu bạn hỏi anh ấy “Nhưng bạn muốn gì?” anh ngập ngừng và mắc kẹt. Anh lo lắng về việc đưa ra quyết định đúng, về không được làm mất lòng bất kì ai trong cuộc sống của anh hoặc giọng nói chỉ trích trong đầu anh.
Anh ấy cũng gặp khó khăn với sự tức giận và xung đột (đây là lý do tại sao anh ấy trở nên tử tế tốt bụng ngay từ đầu) và có xu hướng kìm nén sự tức giận cho đến khi anh ấy trở nên chán ngấy và bắt đầu nổi giận. Vì anh ấy không thoải mái với sự tức giận và nó tạo ra quá nhiều kich tính nên anh cảm thấy giống như cơn ác mộng tồi tệ nhất của anh đã thành sự thật. Anh cảm thấy có lỗi, và nhồi nhét tất cả cơn giận xuống dưới, chỉ khiến nó cuối cùng lại bộc phát.
Ngược lại, nạn nhân khi còn bé thường là người nhỏ nhất trong gia đình, được bố mẹ bảo vệ quá mức hoặc có anh chị lớn hơn can thiệp vào khi anh ấy mắc kẹt với một vấn đề. Thứ anh thiếu trong quá trình lớn lên là các cơ hội để phát triển sự tự tin đến từ việc học cách tự mình kiểm soát những vấn đề. Bây giờ khi là một người trưởng thành, anh ấy dễ dàng trở nên bị áp đảo, cảm thấy không tự tin và lo lắng. Để xử lí những cảm xúc đó, anh trông chờ người cứu thoát can thiệp và giúp anh cảm thấy tốt hơn.
Người ngược đãi là một người anh em sinh đôi xấu xa của người cứu thoát. Trong khi người cứu thoát kiểm soát bằng cách trở nên tốt bụng và tử tế, thì người ngược đãi lại kiểm soát bằng cách tức giận, chỉ trích và đổ lỗi. Đây là kẻ lạm dụng, và rõ ràng một số cặp đôi bắt đầu với mối quan hệ kẻ ngược đãi-nạn nhân này, tái hiện những cái vai và kiểu mẫu thời thơ ấu. Người ngược đãi học được từ sớm rằng khi tôi trở nên sợ hãi thì tôi trở nên ngoan cố. Nếu tôi có thể kiểm soát mọi thứ đang diễn ra quanh tôi, thì không ai có thể ném đá sau lưng tôi.
Bây giờ hãy vẽ hai chữ A cạnh nhau với một đường thẳng vẽ giữa chúng. A đại diện cho người trưởng thành. Người này không ở trong một cai vai nào, họ tự chịu trách nhiệm hơn là đổ lỗi, và họ ở bên ngoài tam giác. Những người trưởng thành là những bạn bè ngang bằng nhau; họ ở cùng mức độ quyền lực. Đây là nơi bạn muốn ở.
Người trưởng thành nói “Tôi chịu trách nhiệm cho những gì tôi nghĩ, nói, làm. Nếu một điều gì đó làm tôi khó chịu thì đó là vấn đề của tôi. Nếu bạn có thể làm điều gì đó để giúp tôi với vấn đề của tôi, thì tôi cần nói cho bạn biết, vì bạn không thể đọc được suy nghĩ của tôi. Nếu bạn quyết định không giúp tôi, thì tôi sẽ quyết đinh tôi sẽ làm gì tiếp theo để sửa chữa vấn đề của tôi. Tương tự, nếu có điều gì đó làm bạn khó chịu thì nó là vấn đề của bạn. Nếu có điều gì mà tôi có thể làm để giúp bạn với vấn đề của bạn thì bạn cần nói cho tôi biết. Và nếu tôi quyết định không giúp bạn với vấn đề của bạn thì bạn có thể tự thực hiện. Bạn có thể không xử lý được vấn đề đó theo cách mà tôi có thể làm, nhưng bạn có thể làm được việc đó. Tôi không cần tiếp quản.”
Hai vấn đề mà người cứu thoát và nạn nhân có trong mối quan hệ của họ đó là họ mong đợi rất nhiều về khả năng đọc được suy nghĩ (mindreading) – bạn nên biết được điều gì đang diễn ra hoặc làm thế nào để giúp tôi mà tôi không cần phải nói ra – và sau đó cảm thấy thất vọng hoặc tức giận khi người khác không làm được. Họ cũng bóp méo cảm giác chịu trách nhiệm: Người cứu thoát có xu hướng chịu trách nhiệm quá mức – những vấn đề của bạn là những vấn đề của tôi, tôi hạnh phúc nếu bạn hạnh phúc, và nhiệm vụ của tôi là đảm bảo rằng bạn hạnh phúc. Với nỗ lực để “làm” nạn nhân hạnh phúc, thì nạn nhân theo thời gian bắt đầu cảm thấy bị áp lực và kiểm soát, dẫn đến nổi giận. Tương tự, nạn nhân có xu hướng chịu trách nhiệm dưới mức – những vấn đề của tôi là những vấn đề của bạn – tôi mong đợi bạn sửa chữa chúng, và tôi hoặc là phải chờ đợi, hoặc dùng mánh khóe để dụ bạn giúp tôi.
Ngược lại, những người trưởng thành rõ ràng về việc ai có vấn đề. Điều này được đại diện bởi ranh giới thẳng đứng giữa họ. Đây là một quan điểm quan trọng, vô giá đối với các cặp đôi để thấu hiểu và hợp tác. Bằng việc ý thức được ai có vấn đề thì các cá nhân có thể tránh được sự phòng vệ, lo lắng, kiểm soát và tháo túng của những cặp mắc kẹt trong tam giác.
Họ cũng có thể trở nên thân thiết hơn. Vấn đề mà người cứu thoát và nạn nhân đối mặt trong mối quan hệ của họ đó là những cái vai, chúng không phải là bản thân họ mà chỉ là những phần của họ, khiến họ bị mắc kẹt. Người cứu thoát không thể buông bỏ sự đề phòng của anh ấy, hoặc trở nên dễ bị tổn thương vì anh ấy sợ rằng nạn nhân sẽ không có khả năng xử lý được nó. Tương tự, nạn nhân không thể trở nên quá mạnh mẽ vì người cứu thoát sẽ cảm thấy bị đe dọa và mất việc. Đoạn thẳng dài giữa nạn nhân và người cứu thoát là có thật. Nó đại diện cho khoảng cách cảm xúc giữa họ.
Những người trưởng thành không có vấn đề này. Cả hai đều có thể tự chịu trách nhiệm, mạnh mẽ và trung thực và dễ bị tổn thương. Họ có thể chấp nhận mạo hiểm, và không bị nhốt trong những cái vai, và do đó họ có thể trở nên cởi mở và thân mật hơn.
Hai người có thể ở trong mô hình này một thời gian dài – dường như hòa hợp, rồi đột ngột nổi giận, làm hòa và quay lại cái vai của họ và lặp đi lặp lại mô hình này. Điều có thể xảy ra theo thời gian, và cái thường khiến các cặp đi làm trị liệu, là một người hoặc là cảm thấy mệt mỏi vì chạy vòng quanh hình tròn, hoặc bắt đầu bỏ được cái vai mà anh ấy đang đóng. Giống như những mô hình khác, cần có hai người để chơi trò chơi và ngay khi một người bắt đầu tiến lên thành người lớn thì người kia trở nên sợ hãi và cố gắng kéo anh ấy quay lại.
Ví dụ, bạn có thể có một người cứu thoát trở nên chán ngấy vì phải thường xuyên thu dọn và bắt đầu định nghĩa những ranh giới và vấn đề tốt hơn. Trường hợp cổ điển của điều này là sự đồng phụ thuộc của một người nghiện rượu. Ví dụ, bà vợ bắt đầu tham dự những cuộc họp Alanon và bắt đầu nói với chồng, "Jake, em sẽ không gọi điện cho sếp của anh vào sáng thứ hai và nói với ông ấy là anh bị ốm. Anh có thể tự gọi cho ông ấy. Em sẽ không dìu anh vào nhà mỗi tối thứ bảy nếu anh say rượu.” Người vợ đang bước ra ngoài tam giác và nếu Jake uống trước đó, anh ấy sẽ uống, quậy phá để cố gắng lôi kéo vợ vào tam giác. Nếu cách đó không hiệu quả thì Jake có thể chuyển sang một trong những cái vai khác: anh ấy có thể chuyển thành người ngược đãi, trở nên tức giận và dọa ly dị; anh ấy có thể trở nên tử tế, nói với vợ là anh ấy sẽ bắt đầu tham dự những cuộc gặp mặt của AA để làm cô nguôi giận và mang cô quay lại tam giác.
Tương tự, nếu nạn nhân dịch chuyển sang vị trí người trưởng thành thì người cứu thoát cảm thấy bị đe dọa. Điều này thường thấy ở giai đoạn khi con cái rời khỏi nhà của cuộc hôn nhân. Người chồng đưa ra hầu hết các quyết định lớn, là trụ cột kinh tế của gia đình – và những đứa con bắt đầu rời khỏi nhà. Bà vợ bắt đầu nói với chồng ”Bill, em nghĩ về việc quay lại trường học. Em chưa tốt nghiệp vì em phải ở nhà chăm con, và bây giờ là thời điểm tốt để đi học. Có lẽ em sẽ tìm một công việc toàn thời gian. Em nghĩ em sẽ tiết kiệm tiền để sống độc lập hơn.”
Bill biết phải làm gì khi vợ anh ở vị trí dưới anh, nhưng anh lại không biết làm gì khi cô ấy thay đổi vị trí. Nhìn chung việc đầu tiên Bill sẽ làm là tỏ ra tử tế nhưng cố gắng và nói vợ đừng thay đổi: “Tại sao em lại muốn quay lại trường học bây giờ? Em đã 45 tuổi. Em sẽ có thể làm gì với một tấm bằng? Em không cần kiếm một công việc toàn thời gian…” Nếu nó không hiệu quả thì Bill có thể chuyển sang vai người ngược đãi và nổi giận “Nếu em muốn đi học thì em hãy tự tìm cách trả học phí.” Hoặc Bill sẽ chuyển sang vị trí nạn nhân, trở nên trầm cảm để vợ anh cần ở nhà và chăm sóc anh.
Cuối cùng, bạn dễ nhận thấy đây là mối quan hệ ngược đãi. Nếu nạn nhân của một mối quan hệ kẻ ngược đãi-nạn nhân quyết định bước ra ngoài tam giác hoặc từ bỏ mối quan hệ thì việc đầu tiên mà kẻ ngược đãi sẽ làm là: Nếu anh ấy tức giận thì anh ấy sẽ lén đi theo cô, lùng bắt cô, đánh đập hoặc bạo hành tinh thần cô. Nếu điều đó không hiệu quả thì anh ta có thể trở nên tử tế. Anh ấy sẽ gọi điện cho nhà trị liệu để kiểm soát cơn giận và yêu cầu nhà trị liệu báo cho vợ anh ta biết về chuyện đi trị liệu của anh. Nếu nó cũng không hiệu quả thì anh ta có thể trở nên trầm cảm, thậm chí dọa tự tử để cô ấy sẽ quay lại với mối quan hệ.
Nếu tất cả những cách đó vẫn không hiệu quả thì người ở lại có một trong hai lựa chọn. Anh ấy có thể kết thúc mối quan hệ và tìm một người khác để đóng vai nạn nhân, một người để anh ấy kiểm soát. Hoặc anh ấy có thể cũng tiến lên vị trị người trưởng thành.
Những thách thức của cả hai người để tiến lên vị trí người trưởng thành là rất nhiều. Cảm xúc tự nhiên của người bị bỏ lại đó là nếu bạn quan tâm tôi thì bạn sẽ ở lại trong tam giác. Nếu cả hai cùng tiến lên thì họ cần phát triển những cách thức mới để cho thấy họ quan tâm nhau. Sẽ có một giai đoạn chuyển tiếp mà những cách thức mới được tạo ra, và những cách thức mới đó sẽ không (ít nhất là trong một thời gian) làm bạn cảm thấy tốt như những cách thức cũ. Cũng có những thách thức của việc học hỏi những kỹ năng mới.
Lí do tam giác mối quan hệ rất mạnh mẽ và hoạt động được là vì những cái vai bổ sung cho nhau. Mỗi người nhìn thấy ở người kia cái mà anh ấy không thể nhìn thấy ở bản thân mình. Ví dụ, người cứu thoát không tử tế hoặc mạnh mẽ như anh ấy nghĩ, nhưng anh ấy lại nhìn thấy tính dễ bị tổn thương của anh ở nạn nhân và sự tức giận của anh ở người ngược đãi. Nạn nhân không yếu đuối như anh ấy nghĩ, nhưng lại phóng chiếu sức mạnh và sự tức giận của anh ấy sang người cứu thoát và người ngược đãi. Người ngược đãi không cố chấp như anh ấy nghĩ, nhưng anh ấy chỉ nhìn thấy điểm yếu và điểm tốt của anh ấy ở nạn nhân và người cứu thoát.
Để thành công, mỗi người phải học cách nhận ra và hợp nhất những gì từng bị bỏ quên. Người cứu thoát cần học cách nhận ra những mong muốn của anh. Anh ấy cần học cách làm thế nào để nhận ra sự tức giận của anh và sau đó sử dụng nó như là nguồn thông tin về thứ anh ấy muốn. Anh ấy cần thử từ bỏ sự kiểm soát và chống lại thôi thúc sửa chữa nỗi lo lắng của anh ấy bằng cách chịu trách nhiệm cho người khác khi thấy họ đang vật lộn một cách khó khăn. Anh ấy cần học cách làm thế nào để giảm sự đề phòng của anh, để anh ấy có thể học cách tin tưởng và trở nên bị tổn thương, và nuôi dưỡng theo một cách quan tâm chân thành, hơn là quan tâm người khác do sự sợ hãi và nhu cầu kiểm soát.
Tương tự, nạn nhân cần xây dựng sự tự tin của anh ấy – bằng cách chấp nhận mạo hiểm và tự mình làm việc, bằng cách sử dụng người cứu thoát không phải như một người cứu thoát mà là một sự hỗ trợ. Anh ấy cần học cách làm thế nào để chia nhỏ vấn đề để anh ấy không cảm thấy bị quá tải. Giống như người cứu thoát, anh ấy cần chạm vào cơn giận của anh và sử dụng nó để định nghĩa về những ranh giới và mong muốn của anh tốt hơn.
Cuối cùng, người ngược đãi cần nhận ra sự tức giận của anh ấy như một sự phòng vệ. Anh ấy phải tìm kiếm những cảm xúc mềm mại hơn mà anh ấy nhìn thấy ở nạn nhân – sự tổn thương, nỗi buồn, hối tiếc - ở trong bản thân anh và nằm bên dưới cái vỏ tức giận. Anh ấy cũng cần chuyển sức mạnh của anh ấy sang cái gì đó rộng lượng hào phóng hơn, cần tìm thấy những cách để nuôi dưỡng và cho phép bản thân anh ấy được nuôi dưỡng bởi người khác.
Tam giác mối quan hệ đem lại cho bạn một phương pháp để khái niệm khóa những động lực của một mối quan hệ.
Nguồn
The Relationship Triangle
It's about being an adult
Published on June 21, 2011 by Robert Taibbi, L.C.S.W. in Fixing Families
PsychologyToday