Ngay sau khi clip nữ học sinh đánh bạn được phát tán lên mạng, UBND thành phố Hà Nội đã có 2 văn bản chỉ đạo các ngành chức năng vào cuộc khẩn trương và có giải pháp xử lý kịp thời.
Và để tìm giải pháp căn cơ cho vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, tại cuộc họp diễn ra tối 29-3, Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Thị Thanh Hằng đã yêu cầu Sở GD-ĐT rà soát, đánh giá thực chất, thực trạng kết quả công tác giáo dục pháp luật, đạo đức, kỹ năng sống cho HS; nêu rõ tồn tại, nguyên nhân và có biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS. Một cách làm truyền thống nhưng vẫn hiệu quả trong hiện tại là đẩy mạnh sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội và các tổ chức đoàn thể đã được Phó Chủ tịch thành phố nhấn mạnh.
Công tác chủ nhiệm: Trách nhiệm và tình thương
Cũng ngày 29 vừa qua, có một hội nghị được tổ chức mà điều thu hút sự quan tâm của mọi người không phải là những con số thành tích mà là kinh nghiệm của những người thầy đã biết dùng tình thương và trách nhiệm để cảm hóa học sinh cũng như làm gương cho các em. Cuộc vận động "Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm" được Hà Nội khởi xướng từ những năm 80 của thế kỷ trước để xây dựng phong cách giáo viên Hà Nội đã trở thành phong trào chung của giáo giới cả nước nay lại đến một kỳ tổng kết đánh giá. Kể cả trong lần tổng kết đầu tiên năm học 1988-1999 đến lần đánh giá này, những kinh nghiệm, những kỷ niệm của các cá nhân tiêu biểu đều cho thấy vai trò quan trọng của người giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm (GVCN) trong việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho HS. Cô giáo Lê Thị Thanh Vân (Trường THPT Nguyễn Trãi - Ba Đình) người đã từng nếm trải vị đắng của thất bại và gặt hái nhiều thành công trong vai trò GVCN tâm sự: Làm chủ nhiệm là một nghệ thuật, đòi hỏi người giáo viên phải là tấm gương sáng về đạo đức, mẫu mực từ lời ăn tiếng nói, tác phong làm việc cho đến trình độ chuyên môn; quan hệ với học trò như là một người bạn lớn, vừa gần gũi, vừa đáng tin cậy; kiên trì trong giáo dục học sinh theo kiểu mưa dầm thấm lâu; giáo dục đạo đức phải trở thành thói quen của mình. Còn cô giáo Lê Thúy Nga (Chủ tịch Công đoàn Trường THPT Đông Anh) thì quan niệm rằng, sau cha mẹ, thầy cô là người gần gũi với HS hơn ai hết nên hiểu các em và nắm rõ hoàn cảnh để có định hướng đúng trong dạy dỗ là then chốt của thành công trong giáo dục.
Để giáo dục đạo đức, pháp luật và kỹ năng sống cho học sinh cần sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội. Ảnh Linh Tâm.
Phối hợp với gia đình và xã hội: Nhà trường chủ động
Gia đình, nhà trường và xã hội luôn được coi là "tam giác" giáo dục quan trọng đối với mỗi đứa trẻ. Tầm quan trọng của mỗi lực lượng cũng như mối quan hệ giữa chúng trong việc giáo dục HS ai cũng hiểu nhưng vẫn có khoảng cách lớn giữa nói và làm.
Quá bận không có thời gian để trò chuyện với con; quá nuông chiều thỏa mãn mọi nhu cầu của con và cho rằng thế là đã quan tâm, chăm sóc chúng một cách đủ đầy; quá kỳ vọng để buộc con phải đạt được những mục tiêu vượt xa khả năng của chúng, đặc biệt là trong học tập, trong việc dạy dỗ con mình thì "trăm sự nhờ thầy cô"... có lẽ là tình trạng phổ biến trong các gia đình hiện nay. Không ít cha mẹ khi được thông báo về tình hình của con mới giật mình bởi mọi chuyện đã đi quá tầm kiểm soát của mình. Với kinh nghiệm của một hiệu trưởng của trường nhận giáo dục HS chưa ngoan, Trường Đinh Tiên Hoàng, TS Nguyễn Tùng Lâm thấy rằng: Có rất nhiều HS quậy phá nhưng qua tìm hiểu thì mới rõ là các em rất đáng thương, thiếu thốn tình cảm, khao khát được quan tâm chia sẻ.
Trên thực tế, lâu nay, sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường trong việc giáo dục HS không còn chặt chẽ như những năm trước. Sự lỏng lẻo của mối quan hệ này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, song do cả 2 phía giáo viên và cha mẹ HS. Chuyện cha mẹ HS chỉ gặp gỡ trong 2 buổi họp phụ huynh, thậm chí không trò chuyện với cô giáo của con, không phải hiếm. Giáo viên đến thăm nhà HS lại càng hiếm hơn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc giáo dục đạo đức cho HS.
Trước thực tế ấy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Thị Thanh Hằng đã yêu cầu ngành GD-ĐT phải đẩy mạnh phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội và các tổ chức đoàn thể trong việc giáo dục đạo đức, pháp luật, kỹ năng sống cho HS. Sự phối hợp này phải thể hiện bằng những việc làm cụ thể và thiết thực. Còn quan điểm của Sở GD-ĐT Hà Nội cũng thể hiện rất rõ như phát biểu của ông Đoàn Hoài Vĩnh: Nhà trường phải chủ động trong sự phối hợp này.
Những sự việc vừa xảy ra chỉ là cá biệt so với số HS lớn lên tới 1,3 triệu người và là đáng tiếc. Nhưng cũng nhờ có tiếng chuông cảnh báo này mà nhà trường - gia đình - xã hội đã thấy rõ trách nhiệm xây dựng môi trường giáo dục tốt - rộng lớn là xã hội và nhà trường, nhỏ là gia đình và lớp học - để HS được học tập và rèn luyện trở thành những công dân có đức, có tài.
Minh Đức
Và để tìm giải pháp căn cơ cho vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, tại cuộc họp diễn ra tối 29-3, Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Thị Thanh Hằng đã yêu cầu Sở GD-ĐT rà soát, đánh giá thực chất, thực trạng kết quả công tác giáo dục pháp luật, đạo đức, kỹ năng sống cho HS; nêu rõ tồn tại, nguyên nhân và có biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS. Một cách làm truyền thống nhưng vẫn hiệu quả trong hiện tại là đẩy mạnh sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội và các tổ chức đoàn thể đã được Phó Chủ tịch thành phố nhấn mạnh.
Công tác chủ nhiệm: Trách nhiệm và tình thương
Cũng ngày 29 vừa qua, có một hội nghị được tổ chức mà điều thu hút sự quan tâm của mọi người không phải là những con số thành tích mà là kinh nghiệm của những người thầy đã biết dùng tình thương và trách nhiệm để cảm hóa học sinh cũng như làm gương cho các em. Cuộc vận động "Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm" được Hà Nội khởi xướng từ những năm 80 của thế kỷ trước để xây dựng phong cách giáo viên Hà Nội đã trở thành phong trào chung của giáo giới cả nước nay lại đến một kỳ tổng kết đánh giá. Kể cả trong lần tổng kết đầu tiên năm học 1988-1999 đến lần đánh giá này, những kinh nghiệm, những kỷ niệm của các cá nhân tiêu biểu đều cho thấy vai trò quan trọng của người giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm (GVCN) trong việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho HS. Cô giáo Lê Thị Thanh Vân (Trường THPT Nguyễn Trãi - Ba Đình) người đã từng nếm trải vị đắng của thất bại và gặt hái nhiều thành công trong vai trò GVCN tâm sự: Làm chủ nhiệm là một nghệ thuật, đòi hỏi người giáo viên phải là tấm gương sáng về đạo đức, mẫu mực từ lời ăn tiếng nói, tác phong làm việc cho đến trình độ chuyên môn; quan hệ với học trò như là một người bạn lớn, vừa gần gũi, vừa đáng tin cậy; kiên trì trong giáo dục học sinh theo kiểu mưa dầm thấm lâu; giáo dục đạo đức phải trở thành thói quen của mình. Còn cô giáo Lê Thúy Nga (Chủ tịch Công đoàn Trường THPT Đông Anh) thì quan niệm rằng, sau cha mẹ, thầy cô là người gần gũi với HS hơn ai hết nên hiểu các em và nắm rõ hoàn cảnh để có định hướng đúng trong dạy dỗ là then chốt của thành công trong giáo dục.
Để giáo dục đạo đức, pháp luật và kỹ năng sống cho học sinh cần sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội. Ảnh Linh Tâm.
Sự việc đáng tiếc xảy ra vừa qua cũng là lời nhắc nhở đối với đội ngũ GVCN. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của thành phố tại công văn số 1768 ngày 18-3 là "kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp học có học sinh tham gia hành vi sai trái, rút kinh nghiệm trong toàn bộ GVCN và hội đồng giáo dục trường", trong các cuộc họp do trường tổ chức, các GVCN cũng đã rút ra bài học lớn cho mình trong công tác giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho HS. Theo ông Đoàn Hoài Vĩnh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT, sắp tới ngành sẽ tổ chức rút kinh nghiệm toàn ngành về công tác quản lý HS, quản lý nhà trường, đặc biệt là yêu cầu các trường quan tâm tới chất lượng sinh hoạt lớp và công tác chủ nhiệm.
Phối hợp với gia đình và xã hội: Nhà trường chủ động
Gia đình, nhà trường và xã hội luôn được coi là "tam giác" giáo dục quan trọng đối với mỗi đứa trẻ. Tầm quan trọng của mỗi lực lượng cũng như mối quan hệ giữa chúng trong việc giáo dục HS ai cũng hiểu nhưng vẫn có khoảng cách lớn giữa nói và làm.
Quá bận không có thời gian để trò chuyện với con; quá nuông chiều thỏa mãn mọi nhu cầu của con và cho rằng thế là đã quan tâm, chăm sóc chúng một cách đủ đầy; quá kỳ vọng để buộc con phải đạt được những mục tiêu vượt xa khả năng của chúng, đặc biệt là trong học tập, trong việc dạy dỗ con mình thì "trăm sự nhờ thầy cô"... có lẽ là tình trạng phổ biến trong các gia đình hiện nay. Không ít cha mẹ khi được thông báo về tình hình của con mới giật mình bởi mọi chuyện đã đi quá tầm kiểm soát của mình. Với kinh nghiệm của một hiệu trưởng của trường nhận giáo dục HS chưa ngoan, Trường Đinh Tiên Hoàng, TS Nguyễn Tùng Lâm thấy rằng: Có rất nhiều HS quậy phá nhưng qua tìm hiểu thì mới rõ là các em rất đáng thương, thiếu thốn tình cảm, khao khát được quan tâm chia sẻ.
Trên thực tế, lâu nay, sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường trong việc giáo dục HS không còn chặt chẽ như những năm trước. Sự lỏng lẻo của mối quan hệ này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, song do cả 2 phía giáo viên và cha mẹ HS. Chuyện cha mẹ HS chỉ gặp gỡ trong 2 buổi họp phụ huynh, thậm chí không trò chuyện với cô giáo của con, không phải hiếm. Giáo viên đến thăm nhà HS lại càng hiếm hơn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc giáo dục đạo đức cho HS.
Trước thực tế ấy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Thị Thanh Hằng đã yêu cầu ngành GD-ĐT phải đẩy mạnh phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội và các tổ chức đoàn thể trong việc giáo dục đạo đức, pháp luật, kỹ năng sống cho HS. Sự phối hợp này phải thể hiện bằng những việc làm cụ thể và thiết thực. Còn quan điểm của Sở GD-ĐT Hà Nội cũng thể hiện rất rõ như phát biểu của ông Đoàn Hoài Vĩnh: Nhà trường phải chủ động trong sự phối hợp này.
Những sự việc vừa xảy ra chỉ là cá biệt so với số HS lớn lên tới 1,3 triệu người và là đáng tiếc. Nhưng cũng nhờ có tiếng chuông cảnh báo này mà nhà trường - gia đình - xã hội đã thấy rõ trách nhiệm xây dựng môi trường giáo dục tốt - rộng lớn là xã hội và nhà trường, nhỏ là gia đình và lớp học - để HS được học tập và rèn luyện trở thành những công dân có đức, có tài.
Minh Đức