rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo : Why Career Planning Is Time Wasted
Spring.org.uk
Nền văn hoá của chúng ta tôn thờ việc lập kế hoạch. Mọi thứ đều phải được lên kế hoạch trước. Ngày, tuần, năm, và toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Chúng ta có nhật ký, lịch trình, bản danh sách, những mục tiêu, những chiến lược, tầm nhìn. Lập kế hoạch nghề nghiệp là quỷ quyệt nhất trong số những thứ tôn thờ trên vì nó khuyến khích một cảm giác kiểm soát trước những phản ứng của chúng ta đối với những sự kiện trong tương lai. Khi nhà tuyển dụng hỏi : bạn nhìn thấy mình ở đâu trong 5 năm tới ? Bạn đoán về những gì nhà tuyển dụng muốn nghe và sau đó nói về chúng cho họ.
Trong thực tế, mọi người thường không biết họ muốn điều gì và tâm lý học đã chứng minh được điều này. Đó là lý do tại sao việc lập kế hoạch nghề nghiệp, hoặc ít nhất là chỉ quyết định xem bạn sẽ làm điều gì tiếp theo, là rất không thoải mái. Không có gì vui khi ở tuổi 18, người ta hỏi bạn rằng bạn muốn làm điều gì. Có vẻ như có rất nhiều những lựa chọn khác nhau, và mỗi sự lựa chọn lại có vô số những khả năng, nhiều khả năng trong số đó sẽ dẫn đến những hướng ngược nhau, nhưng tất cả đều lôi cuốn ngang nhau. Bị vây quanh bởi những vòng xoắn ốc tương lai vô tận như vậy, ta không ngạc nhiên khi có nhiều cựu học sinh bám vào những điều họ biết và đi theo bước chân của cha mẹ.
Khủng hoảng tuổi trung niên.
Nếu bạn gặp khó khăn ở tuổi 18, thì bạn thậm chí còn gặp khó khăn hơn ở tuổi trung niên khi mọi người được trang bị tốt hơn về mặt lý thuyết để đưa ra sự lựa chọn của họ. Trong thực tế, độ tuổi 30 với cái nhìn lạc quan , thường bị thay thế bởi một cái nhìn hoài nghi hơn về công việc và nơi làm việc. Bây giờ bạn đã rõ ràng hơn về những mặt hạn chế của những công việc nhất định. Không chỉ có những kinh nghiệm của chúng ta về công việc , mà chúng ta còn có bạn bè, tất cả đã tô điểm thêm vào nhận thức của chúng ta về nghề nghiệp của họ.
Mọi người đều có sự đánh đổi bên trong của chính họ. Bạn thích một công việc : nhàm chán nhưng an toàn ? Bạn thích đi du lịch nhiều như thế nào : thú vị nhưng bạn sẽ ở xa những người thân yêu ? Bạn quan tâm đến việc kiếm nhiều tiền như thế nào : nhận một công việc nhàm chán/ căng thẳng/ ít thỏa mãn hơn ? Cho dù kết quả là gì, thì nguyên nhân của việc quyết định làm điều gì với cuộc đời bạn là rất khó khăn vì nó bao hàm sự dự đoán về tương lai.
Có nhiều lý do giải thích tại sao có vẻ chúng ta nên giỏi trong việc dự đoán những gì mình muốn. Nếu tôi biết tôi đang thích thú với những gì tôi đang làm bây giờ, thì sau này tôi nên thích thú với nó trong tương lai ? Qua nhiều năm kinh nghiệm, tôi đã có được danh sách những điều mình thích và không thích, và tôi sẽ dễ dàng dự đoán được những mong muốn của tôi trong tương lai. Tuy nhiên, có vẻ như chúng ta thường ngạc nhiên bởi những gì tương lai ném vào chúng ta.
" Chúng ta rất tệ trong việc dự đoán điều gì sẽ làm mình hạnh phúc trong tương lai." Quan điểm về việc mắc sai lầm về những gì chúng ta có thể muốn trong tương lai được Gilbert và Wilson (2000) gọi là 'miswanting'. Họ chỉ ra một loạt nghiên cứu phát hiện thấy chúng ta rất tệ trong việc dự đoán điều gì sẽ làm mình hạnh phúc trong tương lai. Sau đây là một thử nghiệm đơn giản về 2 nhóm người tham gia nhận bánh mỳ miễn phí nếu họ tham gia vào cuộc thử nghiệm.
Một nhóm phải lựa chọn loại bánh họ muốn ăn trong suốt 1 tuần sắp đến. Một nhóm khác được chọn loại bánh họ muốn ăn hằng ngày. Một điều thú vị đã xuất hiện. Những người chọn loại bánh họ yêu thích mỗi ngày tại bữa trưa cũng thường chọn lại cùng loại bánh. Nhóm này trở nên hài lòng với sự lựa chọn của họ.
Thật ngạc nhiên, những người được chọn trước loại bánh giả định rằng những món họ muốn ăn trưa trong tuần đến là những món khác nhau. Và do đó họ chọn một bánh mỳ gà vào thứ hai, bánh mỳ cá ngừ vào thứ ba, bánh trứng vào thứ tư... Nhưng thực tế thì nhìn chung họ không thích những món khác nhau trong tuần đó mà họ nghĩ họ sẽ thích. Thực tế thì họ ít hài lòng hơn với những sự lựa chọn của họ so với nhóm chọn món ăn trưa theo từng ngày. Sự khác biệt, đa dạng đối lập với sự giống nhau - chỉ là một thành kiến đặc biệt mà con người thể hiện trong việc dự đoán về những trạng thái cảm xúc của họ trong tương lai. Còn có một thành kiến khác được gọi là phản trực giác ( counter-intuitive bias ) được đề cập trong tâm lý học tích cực : Mọi người dự đoán họ sẽ cảm nhận như thế nào sau những sự kiện thảm hoạ và những sự kiện tích cực trong cuộc sống của họ. Ví dụ, bạn sẽ cảm thấy tốt như thế nào nếu bạn trúng số ? Phần lớn mọi người dự đoán rằng cuộc sống của họ sẽ hoàn toàn thay đổi và họ sẽ hạnh phúc hơn. Nhưng nghiên cứu đã phát hiện thấy điều gì ? Vâng, con người hạnh phúc hơn sau khi họ trúng số, nhưng 6 tháng sau , họ quay trở lại mức độ hạnh phúc cá nhân " cơ bản " trước đây.
Như vậy, trong cuộc hành trình từ việc dự đoán chúng ta sẽ cảm thấy thế nào khi trúng số cho đến việc dự đoán ( khá buồn cười ) loại bánh mỳ chúng ta sẽ muốn ăn vào bữa trưa - chúng ta tệ ( một cách khó tin ) trong việc hiểu cái tôi ở tương lai của mình. Và nếu chúng ta thậm chí không thể quyết định được loại bánh mình có thể thích trong tuần đến thì làm thế nào chúng ta có thể quyết định được loại công việc mà mình có thể thích làm trong 20 năm ?
Điều này có nghĩa là cái tôi ở tương lai của bạn có thể là một người xa lạ đối với bạn. Đó là lý do tại sao rất khó cho một người 18 tuổi chọn lựa nghề nghiệp của họ.
Dự đoán tốt nhất đánh bại việc lập kế hoạch cẩn thận.
Lập luận về " miswanting" được ứng dụng vào bất kỳ lĩnh vực nào trong cuộc sống của chúng ta bao gồm việc đưa ra một dự đoán về điều gì chúng ta có thể sẽ thích trong tương lai. Việc lập kế hoạch nghề nghiệp trở nên đau khổ bởi vì đó là một quyết định quan trọng và chúng ta hiểu rằng mình chỉ có nguồn thông tin hữu ích rất hạn chế.
Và chiến lược tốt nhất cho việc lập kế hoạch nghề nghiệp là đây : hãy đưa ra những dự đoán tốt nhất của bạn, thử nó và đừng ngạc nhiên nếu bạn không thích nó.
Tài liệu tham khảo :
Gilbert, D. T., & Wilson, T. D. (2000) Miswanting: some problems in the forecasting of future affective states. In: J. Forgas (Ed.). Feeling and Thinking: the role of affect in social cognition. Cambridge: Cambridge University Press.
Spring.org.uk
Nền văn hoá của chúng ta tôn thờ việc lập kế hoạch. Mọi thứ đều phải được lên kế hoạch trước. Ngày, tuần, năm, và toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Chúng ta có nhật ký, lịch trình, bản danh sách, những mục tiêu, những chiến lược, tầm nhìn. Lập kế hoạch nghề nghiệp là quỷ quyệt nhất trong số những thứ tôn thờ trên vì nó khuyến khích một cảm giác kiểm soát trước những phản ứng của chúng ta đối với những sự kiện trong tương lai. Khi nhà tuyển dụng hỏi : bạn nhìn thấy mình ở đâu trong 5 năm tới ? Bạn đoán về những gì nhà tuyển dụng muốn nghe và sau đó nói về chúng cho họ.
Trong thực tế, mọi người thường không biết họ muốn điều gì và tâm lý học đã chứng minh được điều này. Đó là lý do tại sao việc lập kế hoạch nghề nghiệp, hoặc ít nhất là chỉ quyết định xem bạn sẽ làm điều gì tiếp theo, là rất không thoải mái. Không có gì vui khi ở tuổi 18, người ta hỏi bạn rằng bạn muốn làm điều gì. Có vẻ như có rất nhiều những lựa chọn khác nhau, và mỗi sự lựa chọn lại có vô số những khả năng, nhiều khả năng trong số đó sẽ dẫn đến những hướng ngược nhau, nhưng tất cả đều lôi cuốn ngang nhau. Bị vây quanh bởi những vòng xoắn ốc tương lai vô tận như vậy, ta không ngạc nhiên khi có nhiều cựu học sinh bám vào những điều họ biết và đi theo bước chân của cha mẹ.
Khủng hoảng tuổi trung niên.
Nếu bạn gặp khó khăn ở tuổi 18, thì bạn thậm chí còn gặp khó khăn hơn ở tuổi trung niên khi mọi người được trang bị tốt hơn về mặt lý thuyết để đưa ra sự lựa chọn của họ. Trong thực tế, độ tuổi 30 với cái nhìn lạc quan , thường bị thay thế bởi một cái nhìn hoài nghi hơn về công việc và nơi làm việc. Bây giờ bạn đã rõ ràng hơn về những mặt hạn chế của những công việc nhất định. Không chỉ có những kinh nghiệm của chúng ta về công việc , mà chúng ta còn có bạn bè, tất cả đã tô điểm thêm vào nhận thức của chúng ta về nghề nghiệp của họ.
Mọi người đều có sự đánh đổi bên trong của chính họ. Bạn thích một công việc : nhàm chán nhưng an toàn ? Bạn thích đi du lịch nhiều như thế nào : thú vị nhưng bạn sẽ ở xa những người thân yêu ? Bạn quan tâm đến việc kiếm nhiều tiền như thế nào : nhận một công việc nhàm chán/ căng thẳng/ ít thỏa mãn hơn ? Cho dù kết quả là gì, thì nguyên nhân của việc quyết định làm điều gì với cuộc đời bạn là rất khó khăn vì nó bao hàm sự dự đoán về tương lai.
Có nhiều lý do giải thích tại sao có vẻ chúng ta nên giỏi trong việc dự đoán những gì mình muốn. Nếu tôi biết tôi đang thích thú với những gì tôi đang làm bây giờ, thì sau này tôi nên thích thú với nó trong tương lai ? Qua nhiều năm kinh nghiệm, tôi đã có được danh sách những điều mình thích và không thích, và tôi sẽ dễ dàng dự đoán được những mong muốn của tôi trong tương lai. Tuy nhiên, có vẻ như chúng ta thường ngạc nhiên bởi những gì tương lai ném vào chúng ta.
" Chúng ta rất tệ trong việc dự đoán điều gì sẽ làm mình hạnh phúc trong tương lai." Quan điểm về việc mắc sai lầm về những gì chúng ta có thể muốn trong tương lai được Gilbert và Wilson (2000) gọi là 'miswanting'. Họ chỉ ra một loạt nghiên cứu phát hiện thấy chúng ta rất tệ trong việc dự đoán điều gì sẽ làm mình hạnh phúc trong tương lai. Sau đây là một thử nghiệm đơn giản về 2 nhóm người tham gia nhận bánh mỳ miễn phí nếu họ tham gia vào cuộc thử nghiệm.
Một nhóm phải lựa chọn loại bánh họ muốn ăn trong suốt 1 tuần sắp đến. Một nhóm khác được chọn loại bánh họ muốn ăn hằng ngày. Một điều thú vị đã xuất hiện. Những người chọn loại bánh họ yêu thích mỗi ngày tại bữa trưa cũng thường chọn lại cùng loại bánh. Nhóm này trở nên hài lòng với sự lựa chọn của họ.
Thật ngạc nhiên, những người được chọn trước loại bánh giả định rằng những món họ muốn ăn trưa trong tuần đến là những món khác nhau. Và do đó họ chọn một bánh mỳ gà vào thứ hai, bánh mỳ cá ngừ vào thứ ba, bánh trứng vào thứ tư... Nhưng thực tế thì nhìn chung họ không thích những món khác nhau trong tuần đó mà họ nghĩ họ sẽ thích. Thực tế thì họ ít hài lòng hơn với những sự lựa chọn của họ so với nhóm chọn món ăn trưa theo từng ngày. Sự khác biệt, đa dạng đối lập với sự giống nhau - chỉ là một thành kiến đặc biệt mà con người thể hiện trong việc dự đoán về những trạng thái cảm xúc của họ trong tương lai. Còn có một thành kiến khác được gọi là phản trực giác ( counter-intuitive bias ) được đề cập trong tâm lý học tích cực : Mọi người dự đoán họ sẽ cảm nhận như thế nào sau những sự kiện thảm hoạ và những sự kiện tích cực trong cuộc sống của họ. Ví dụ, bạn sẽ cảm thấy tốt như thế nào nếu bạn trúng số ? Phần lớn mọi người dự đoán rằng cuộc sống của họ sẽ hoàn toàn thay đổi và họ sẽ hạnh phúc hơn. Nhưng nghiên cứu đã phát hiện thấy điều gì ? Vâng, con người hạnh phúc hơn sau khi họ trúng số, nhưng 6 tháng sau , họ quay trở lại mức độ hạnh phúc cá nhân " cơ bản " trước đây.
Như vậy, trong cuộc hành trình từ việc dự đoán chúng ta sẽ cảm thấy thế nào khi trúng số cho đến việc dự đoán ( khá buồn cười ) loại bánh mỳ chúng ta sẽ muốn ăn vào bữa trưa - chúng ta tệ ( một cách khó tin ) trong việc hiểu cái tôi ở tương lai của mình. Và nếu chúng ta thậm chí không thể quyết định được loại bánh mình có thể thích trong tuần đến thì làm thế nào chúng ta có thể quyết định được loại công việc mà mình có thể thích làm trong 20 năm ?
Điều này có nghĩa là cái tôi ở tương lai của bạn có thể là một người xa lạ đối với bạn. Đó là lý do tại sao rất khó cho một người 18 tuổi chọn lựa nghề nghiệp của họ.
Dự đoán tốt nhất đánh bại việc lập kế hoạch cẩn thận.
Lập luận về " miswanting" được ứng dụng vào bất kỳ lĩnh vực nào trong cuộc sống của chúng ta bao gồm việc đưa ra một dự đoán về điều gì chúng ta có thể sẽ thích trong tương lai. Việc lập kế hoạch nghề nghiệp trở nên đau khổ bởi vì đó là một quyết định quan trọng và chúng ta hiểu rằng mình chỉ có nguồn thông tin hữu ích rất hạn chế.
Và chiến lược tốt nhất cho việc lập kế hoạch nghề nghiệp là đây : hãy đưa ra những dự đoán tốt nhất của bạn, thử nó và đừng ngạc nhiên nếu bạn không thích nó.
Tài liệu tham khảo :
Gilbert, D. T., & Wilson, T. D. (2000) Miswanting: some problems in the forecasting of future affective states. In: J. Forgas (Ed.). Feeling and Thinking: the role of affect in social cognition. Cambridge: Cambridge University Press.