ngan trang
New member
- Xu
- 159
Tại sao Van Gogh tự sát?
Tác phẩm của danh họa Van Gogh. Van Gogh là đại biểu kiệt xuất của nền văn nghệ hội họa hiện đại phương Tây. Cuộc đời ông đã trải qua nhiều long đong, lận đận. Ông tự sát vào ngày 29/6/1890, khi mới 36 tuổi. Nhưng cái chết của họa sĩ này đến nay vẫn gây ra nhiều nghi vấn, các nhà khoa họa đã đưa ra những quan điểm khác nhau.
Quan điểm thứ nhất là suy đoán của giới y học và giới hóa học. Căn cứ vào những hoạt động thường ngày và bệnh tật sinh lý của ông, họ cho rằng: Một vài thói quen bất thường của Van Gogh đã gây tổn hại đến hệ thần kinh. Cuối cùng mất dần đi sự khống chế mà tự sát.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Tinh thần thất thường của danh họa là do nguyên nhân xã hội gây ra. Có người nói, ông cảm thấy xấu hổ và nhục nhã, sợ sệt bởi bệnh tật bản thân. Theo một số tư liệu lịch sử thì trước khi chết, ông đã mắc bệnh giang mai, bệnh thong manh cũng rất nghiêm trọng mà đối với ông, thị lực là quan trọng nhất.
Cũng có nhiều các nghệ sĩ tìm nguyên nhân cái chết về mặt tư tưởng. Họ cho rằng, cuộc đời ông trải qua nhiều dằn vặt. Ông bị vùi dập, lưu lạc khắp nơi, từng làm nhiều nghề, ông hiểu sâu sắc nỗi khổ của người dân lao động, hy vọng bản thân có thể giải thoát cho họ bằng chính sức lực của mình. Khi làm đạo sĩ truyền giáo, ông đã tiếp tế tiền và vật phẩm cho những người dân nghèo. Nhưng hiện thực tàn khốc đã khiến ngọn lửa nhiệt tình hết lần này đến lần khác bị dập tắt. Sinh thời, chỉ bán được hai bức tranh nên ông phải dựa vào nguồn viện trợ của em trai để duy trì cuộc sống. Hiện thực vô tình đã đánh mạnh thần kinh vốn đã yếu đuối, khiến ông hoàn toàn sụp đổ nên Van Gogh mới chọn cách tự sát để từ bỏ cõi đời nghiệt ngã đã không mang lại cho ông một chút niềm vui và sự ấm áp.
Quan điểm thứ nhất là suy đoán của giới y học và giới hóa học. Căn cứ vào những hoạt động thường ngày và bệnh tật sinh lý của ông, họ cho rằng: Một vài thói quen bất thường của Van Gogh đã gây tổn hại đến hệ thần kinh. Cuối cùng mất dần đi sự khống chế mà tự sát.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Tinh thần thất thường của danh họa là do nguyên nhân xã hội gây ra. Có người nói, ông cảm thấy xấu hổ và nhục nhã, sợ sệt bởi bệnh tật bản thân. Theo một số tư liệu lịch sử thì trước khi chết, ông đã mắc bệnh giang mai, bệnh thong manh cũng rất nghiêm trọng mà đối với ông, thị lực là quan trọng nhất.
Cũng có nhiều các nghệ sĩ tìm nguyên nhân cái chết về mặt tư tưởng. Họ cho rằng, cuộc đời ông trải qua nhiều dằn vặt. Ông bị vùi dập, lưu lạc khắp nơi, từng làm nhiều nghề, ông hiểu sâu sắc nỗi khổ của người dân lao động, hy vọng bản thân có thể giải thoát cho họ bằng chính sức lực của mình. Khi làm đạo sĩ truyền giáo, ông đã tiếp tế tiền và vật phẩm cho những người dân nghèo. Nhưng hiện thực tàn khốc đã khiến ngọn lửa nhiệt tình hết lần này đến lần khác bị dập tắt. Sinh thời, chỉ bán được hai bức tranh nên ông phải dựa vào nguồn viện trợ của em trai để duy trì cuộc sống. Hiện thực vô tình đã đánh mạnh thần kinh vốn đã yếu đuối, khiến ông hoàn toàn sụp đổ nên Van Gogh mới chọn cách tự sát để từ bỏ cõi đời nghiệt ngã đã không mang lại cho ông một chút niềm vui và sự ấm áp.
Theo Bí ẩn về lịch sử nhân loại - Việt Báo