Tại sao đưa ra một quyết định lại quá khó

rubi_mos2002

New member
Xu
0
image3.jpg



Chúng ta đều trải qua cảm giác mắc kẹt trong khi đang cố gắng đưa ra một quyết định. Cố gắng lựa chọn giữa hai hoặc nhiều lựa chọn, chúng ta cân nhắc những lợi ích và bất lợi của mỗi lựa chọn và chúng ta dường như không tiến lại gần hơn chút nào với việc lựa chọn. Bị mắc kẹt thường là kết quả của mong muốn tránh mất mát của chúng ta. Mỗi sự lựa chọn mà chúng ta đưa ra đồng nghĩa với việc đánh mất những tuỳ chọn không được chọn. Những lần khác, vẫn mắc kẹt là một cách để giữ chặt tuổi trẻ của chúng ta. Chúng ta chống lại những quyết định nào đó vì làm vậy có nghĩa là chuyển sang giai đoạn tiếp theo trong cuộc sống của chúng ta.


Chúng ta không muốn từ bỏ bất kì điều gì


Tất cả chúng ta đều vật lộn với những quyết định về cuộc đời chúng ta: Chúng ta có nên kết hôn? Chúng ta nên học gì trong trường? Từ bỏ công việc hiện tại để tìm một cơ hội mới liệu có hợp lý? Chúng ta có thể vẫn lưỡng lự, không quả quyết vì chừng nào chúng ta không đưa ra một lựa chọn, thì chúng ta không từ bỏ bất kỳ khả năng nào. Khi chúng ta không quyết định, chúng ta vẫn có thể có được tất cả và không phải từ bỏ bất kỳ thứ gì.


Khi chúng ta cân nhắc về ích lợi và bất lợi của mỗi lựa chọn, chúng ta nghĩ lựa chọn đó sẽ dẫn đến điều gì. Chúng ta tưởng tượng ra chính bản thân mình, tạo ra lựa chọn và sẽ thế nào nếu chúng ta đi theo lựa chọn đó.


Ví dụ, khi lựa chọn một công việc, một công việc chúng ta đang cân nhắc là có thể có thời gian làm việc ít hơn, trong khi đó những công việc khác có mức lương cao hơn. Chúng ta tưởng tượng sẽ như thế nào nếu làm việc ít giờ hơn và có được sự cân bằng giữa công việc-cuộc sống tốt hơn; chúng ta tưởng tượng về tất cả những gì chúng ta có thể làm với số thời giản rảnh đó trong tuần. Như một sự lựa chọn, chúng ta xem xét có được một mức lương cao hơn và chúng ta sẽ tiêu số tiền dư đó như thế nào. Trong những tưởng tượng của chúng ta, chúng ta tạo ra một sự gắn bó với cả thời gian rảnh và số tiền có thêm.


Khi đến lúc ra quyết định, chúng ta phải từ bỏ những lợi ích của một trong các lựa chọn: thời gian hoặc tiền bạc. Bây giờ, chúng ta đang đối mặt với một mất mát. Chính sự kháng cự lại sự mất mát này của chúng ta đã làm chúng ta khó từ bỏ và đưa ra quyết định.


Sự phát triển bị kìm hãm


Những lần khác, việc đưa ra một quyết định gây ra nhiều mất mát đau đớn hơn có thể đi cùng với việc tiến lên trong cuộc sống của chúng ta. Những lúc đó, có thể chính sự “không chắc chắn” của chúng ta về một quyết định lại thực sự là cách để né tránh một sự lựa chọn của chúng ta sẽ dẫn đến viẹc từ bỏ những khía cạnh của tuổi trẻ của chúng ta.


Do dự về việc liệu có nên sống cùng một người yêu có thể gây ra nhiều cảm xúc về việc từ bỏ sự độc lập của tuổi trẻ, hơn là liệu đó có phải là một cuộc hôn nhân tối ưu. Nhưng chừng nào chúng ta bận tâm cân nhắc, đắn đo về những giá trị tương đối của người yêu chúng ta, chúng ta tránh né việc nhận diện nỗi lo lắng về sự trưởng thành và đi tiếp. Chừng nào chúng ta có thể thuyết phục bản thân rằng chúng ta chỉ không chắc chắn đây có phải người phù hợp với chúng ta, thì chúng ta có thể né tránh những nỗi đau trưởng thành đi cùng với việc đánh mất cuộc sống độc thân của chúng ta.


Cái giá


Tất nhiên, bị mắc kẹt trong một sự phát triển có thể có những hậu quả bi kịch. Khi thời gian trôi qua và chúng ta chống lại việc đưa ra quyết định và loại trừ những sự lựa chọn, thì những lựa chọn loại trừ chúng ta.


Chúng ta có thể cố gắng quyết định liệu có nên kết hôn và lập gia đình và từ bỏ buổi tiệc đêm khuya của chúng ta. Chúng ta có thể cố gắng ra quyết định liệu nên mua một căn hộ mới thay vì duy trì sự tự do của việc thuê nhà. Kết quả là, chúng ta có thể phung phí các cơ hội. Người chúng ta yêu tìm kiếm một người khác sẽ cho họ gia đình mà họ muốn. Giá bất động sản tăng cao, và chúng ta thấy bản thân bị tính giá cắt cổ. Thời gian trôi qua và nếu chúng ta không theo kịp, chúng có nguy cơ tụt lại đằng sau.


Nói chuyện với một nhà trị liệu có thể giúp được bạn


Những thay đổi trong cuộc sống có thể gây ra sự sợ hãi trong thâm tâm chúng ta. Không phải là kỳ lạ khi cần sự trợ giúp để kiểm soát những cảm xúc đó. Sự thay đổi trong cuộc sống có nghĩa là thay đổi trong thứ chúng ta làm và cách chúng ta nhìn nhận bản thân. Một nhà trị liệu có thể hỗ trợ tinh thần chúng ta trong suốt thời gian này, giúp chúng ta tiếp tục tiến bộ và giúp chúng ta đương đầu với sự không thoải mái của sự thay đổi. Có một người lắng nghe và thấu hiểu có thể giúp chúng ta xác định đúng những mối bận tâm cụ thể của chúng ta và nhận diện những nỗi lo lắng gây ra sự do dự, không quyết định.





Nguồn
https://www.psychologytoday.com/blo...01411/why-making-decision-can-be-so-difficult
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top