rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tin tưởng là quan trọng. Không có khả năng tin tưởng những người lạ thì xã hội sẽ sụp đổ. Bạn phải tin tưởng rằng nhìn chung mọi người sẽ đối xử với bạn một cách trung thực và thực hiện những cam kết của họ. Sau cùng, bạn không quen tất cả những người sản xuất ra thức ăn cho bạn, may quần áo cho bạn và quản lý tiền của bạn trong ngân hàng. Bạn không có thời gian để tự mình làm tất cả những việc đó.
Đa số sự tin tưởng này là ẩn tàng. Bạn không thường xuyên nghĩ về những người xa lạ mà bạn dựa vào họ để sống cuộc sống hằng ngày của bạn.
Dù đôi lúc, bạn phải đặt lòng tin vào một người xa lạ một cách công khai hơn. Cách đây không lâu, tôi đang ngồi ở một sân bay cạnh lối ra của một ngân hàng. Một phụ nữ bước lại gần, sạc pin một điên thoại di động và nhờ hai người chúng tôi ngồi cạnh lối ra trông giúp điện thoại của cô vài phút trong lúc cô làm thủ tục chuyến bay. Cô ấy phải tin tưởng rằng chúng tôi sẽ không lấy cắp điện thoại của cô, và chúng tôi phải tin tưởng rằng cô không bỏ chúng tôi ngồi cạnh một thiết bị nguy hiểm. Cuối cùng, sự tin tưởng lẫn nhau của chúng tôi là hợp lý.
Một bài báo thú vị được đăng trên tạp chí Journal of Experimental Social Psychology bởi Sarah Ainsworth, Roy Baumeister, Kathleen Vohs, và Dan Ariely xem xét kiểu tin tưởng này giữa những người xa lạ có đòi hỏi sự nỗ lực tinh thần hay không.
Nền tảng của các nghiên cứu của họ là một trò chơi kinh tế học hành vi được gọi là trò chơi tin tưởng (Trust Game). Trong trò chơi này, những người tham gia được cho $10. Sau đó họ được cho biết họ có thể đưa cho đối tác của họ bao nhiêu tiền tùy ý. Thực nghiệm viên sau đó sẽ nhân ba số tiền được đưa cho đối tác. (Nếu người tham gia quyết định đưa cho đối tác 3$, thì đối tác sẽ nhận được 9$ từ thực nghiệm viên.) Sau đó đối tác có thể đưa lại cho người tham gia đầu tiên bao nhiêu tiền tùy ý.
Trò chơi này đòi hỏi sự tin tưởng. Kết quả chung tốt nhất với những người chơi đòi hỏi người tham gia đầu tiên đưa tất cả tiền cho đối tác và sau đó đối tác chia đều số tiền cho 2 người. Nếu người tham gia đầu tiên không tin tưởng đối tác, anh/cô ấy có thể chọn giữ lại toàn bộ tiền.
Các nhà nghiên cứu cho rằng việc tin tưởng một người lạ trong trò chơi này đòi hỏi bạn vượt qua 1 xu hướng né tránh rủi ro. Để khám phá khả năng này, họ đã tạo ra một sự suy yếu cái tôi ở người tham gia trong nghiên cứu này. Theo quan điểm về sự suy yếu cái tôi (ego depletion), khi con người cố gắng kiểm soát bản thân trong một khoảng thời gian, thì họ gặp khó khăn trong việc vượt qua những khuynh hướng quen thuộc của họ trong tương lai. (Ví dụ, nếu bạn cố gắng kiểm soát bản thân để không ăn bánh ngọt suốt cả ngày, làm cho sức mạnh ý chí của bạn suy giảm, thì đến buổi tối, bạn sẽ rơi vào thói quen ăn bánh ngọt).
Do đó, nếu sự tin tưởng đòi hỏi một số nỗ lực, thì khi con người thực hiện một nhiệm vụ đòi hỏi nỗ lực trước trò chơi sẽ tin tưởng những người xa lạ ít hơn những người không làm nhiệm vụ đó trước trò chơi.
Trong 1 nghiên cứu, những người tham gia xem 1 video không tiếng về một phụ nữ được phỏng vấn. Một cách định kỳ, các từ xuất hiện ở góc phải bên dưới màn hình. Một nhóm chỉ xem video mà không có hướng dẫn thêm nào, trong khi nhóm thứ hai được yêu cầu phớt lờ những từ đó – và hướng sự chú ý của họ vào người phụ nữ ngay khi họ thấy bản thân đang xem những từ đó. (Nhiệm vụ này từng được dùng trong nghiên cứu trước đây về sự suy yếu cái tôi.)
Sau khi xem video, những người tham gia chơi trò chơi tin tưởng, và được cho biết đối tác của họ đang ở phòng khác. Những người tham gia cũng hoàn thành một bảng đánh giá đặc điểm tính cách của tính tâm thần bất ổn (neuroticism)—mức độ mà con người có xu hướng tập trung vào những hậu quả tiêu cực, và mức độ mà họ có xu hướng trải nghiệm những cảm xúc kích thích cao như lo lắng và giận dữ.
Trong nghiên cứu, những người tham gia có mức độ tâm thần bất ổn thấp không bị ảnh hưởng mạnh bởi sự tác động suy yếu cái tôi. Tuy nhiên, những người có mức độ tâm thần bất ổn cao thì đưa ít tiền hơn cho đối tác của họ khi họ tham gia trò chơi sau khi cố gắng tránh nhìn những từ trong video hơn những người không phải cố gắng.
Quan điểm ở đây là những người có mức độ tâm thần bất ổn cao – đặc biệt là khía cạnh của tâm thần bất ổn tập trung vào sức mạnh của những cảm xúc tiêu cực của họ – có xu hướng sợ rủi ro. Nhóm này muốn tránh đưa tiền cho đối tác, và chỉ khi nào họ có đủ năng lượng ý chí thì họ mới có khả năng vượt qua xu hướng này.
Những thực nghiệm riêng biệt kiểm tra 2 yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng tin tưởng người khác của con người. Trong 1 thực nghiệm, một số người tham gia được cho biết họ sẽ gặp đối tác của họ sau trò chơi. Trong thực nghiệm khác, những người tham gia được giao cho 1 đánh giá EEG (giả) lúc bắt đầu trò chơi, và một số người được cho biết là đối tác mà họ chưa gặp mặt có 1 đánh giá EEG rất giống với họ.
Sự tác động của suy yếu cái tôi không ảnh hưởng đến số tiền mà mọi người sẵn sàng đưa cho đối tác của họ khi họ tin rằng họ sẽ được gặp mặt đối tác của họ hoặc khi họ tin rằng họ rất giống đối tác của họ. Nó ảnh hưởng đến số tiền mà những người tâm thần bất ổn cao sẵn sàng đưa khi họ không nghĩ rằng họ sẽ gặp đối tác của họ hoặc họ giống với đối tác của họ.
Đôi lúc việc tin tưởng những người xa lạ đòi hỏi sự nỗ lực. Đặc biệt, khi bạn tin rằng bạn sẽ không bao giờ gặp 1 ai đó, hoặc bạn không giống họ, thì bạn tin là có một rủi ro khi tin tưởng họ. Bạn càng phản ứng mạnh mẽ trước kiểu rủi ro này, bạn sẽ cần nhiều nỗ lực để tin tưởng một người xa lạ.
Nguồn
Why Trust Isn’t Easy
New research proves that, for some of us, trusting others is hard work.
Published on April 22, 2014 by Art Markman, Ph.D. in Ulterior Motives
PsychologyToday
Đa số sự tin tưởng này là ẩn tàng. Bạn không thường xuyên nghĩ về những người xa lạ mà bạn dựa vào họ để sống cuộc sống hằng ngày của bạn.
Dù đôi lúc, bạn phải đặt lòng tin vào một người xa lạ một cách công khai hơn. Cách đây không lâu, tôi đang ngồi ở một sân bay cạnh lối ra của một ngân hàng. Một phụ nữ bước lại gần, sạc pin một điên thoại di động và nhờ hai người chúng tôi ngồi cạnh lối ra trông giúp điện thoại của cô vài phút trong lúc cô làm thủ tục chuyến bay. Cô ấy phải tin tưởng rằng chúng tôi sẽ không lấy cắp điện thoại của cô, và chúng tôi phải tin tưởng rằng cô không bỏ chúng tôi ngồi cạnh một thiết bị nguy hiểm. Cuối cùng, sự tin tưởng lẫn nhau của chúng tôi là hợp lý.
Một bài báo thú vị được đăng trên tạp chí Journal of Experimental Social Psychology bởi Sarah Ainsworth, Roy Baumeister, Kathleen Vohs, và Dan Ariely xem xét kiểu tin tưởng này giữa những người xa lạ có đòi hỏi sự nỗ lực tinh thần hay không.
Nền tảng của các nghiên cứu của họ là một trò chơi kinh tế học hành vi được gọi là trò chơi tin tưởng (Trust Game). Trong trò chơi này, những người tham gia được cho $10. Sau đó họ được cho biết họ có thể đưa cho đối tác của họ bao nhiêu tiền tùy ý. Thực nghiệm viên sau đó sẽ nhân ba số tiền được đưa cho đối tác. (Nếu người tham gia quyết định đưa cho đối tác 3$, thì đối tác sẽ nhận được 9$ từ thực nghiệm viên.) Sau đó đối tác có thể đưa lại cho người tham gia đầu tiên bao nhiêu tiền tùy ý.
Trò chơi này đòi hỏi sự tin tưởng. Kết quả chung tốt nhất với những người chơi đòi hỏi người tham gia đầu tiên đưa tất cả tiền cho đối tác và sau đó đối tác chia đều số tiền cho 2 người. Nếu người tham gia đầu tiên không tin tưởng đối tác, anh/cô ấy có thể chọn giữ lại toàn bộ tiền.
Các nhà nghiên cứu cho rằng việc tin tưởng một người lạ trong trò chơi này đòi hỏi bạn vượt qua 1 xu hướng né tránh rủi ro. Để khám phá khả năng này, họ đã tạo ra một sự suy yếu cái tôi ở người tham gia trong nghiên cứu này. Theo quan điểm về sự suy yếu cái tôi (ego depletion), khi con người cố gắng kiểm soát bản thân trong một khoảng thời gian, thì họ gặp khó khăn trong việc vượt qua những khuynh hướng quen thuộc của họ trong tương lai. (Ví dụ, nếu bạn cố gắng kiểm soát bản thân để không ăn bánh ngọt suốt cả ngày, làm cho sức mạnh ý chí của bạn suy giảm, thì đến buổi tối, bạn sẽ rơi vào thói quen ăn bánh ngọt).
Do đó, nếu sự tin tưởng đòi hỏi một số nỗ lực, thì khi con người thực hiện một nhiệm vụ đòi hỏi nỗ lực trước trò chơi sẽ tin tưởng những người xa lạ ít hơn những người không làm nhiệm vụ đó trước trò chơi.
Trong 1 nghiên cứu, những người tham gia xem 1 video không tiếng về một phụ nữ được phỏng vấn. Một cách định kỳ, các từ xuất hiện ở góc phải bên dưới màn hình. Một nhóm chỉ xem video mà không có hướng dẫn thêm nào, trong khi nhóm thứ hai được yêu cầu phớt lờ những từ đó – và hướng sự chú ý của họ vào người phụ nữ ngay khi họ thấy bản thân đang xem những từ đó. (Nhiệm vụ này từng được dùng trong nghiên cứu trước đây về sự suy yếu cái tôi.)
Sau khi xem video, những người tham gia chơi trò chơi tin tưởng, và được cho biết đối tác của họ đang ở phòng khác. Những người tham gia cũng hoàn thành một bảng đánh giá đặc điểm tính cách của tính tâm thần bất ổn (neuroticism)—mức độ mà con người có xu hướng tập trung vào những hậu quả tiêu cực, và mức độ mà họ có xu hướng trải nghiệm những cảm xúc kích thích cao như lo lắng và giận dữ.
Trong nghiên cứu, những người tham gia có mức độ tâm thần bất ổn thấp không bị ảnh hưởng mạnh bởi sự tác động suy yếu cái tôi. Tuy nhiên, những người có mức độ tâm thần bất ổn cao thì đưa ít tiền hơn cho đối tác của họ khi họ tham gia trò chơi sau khi cố gắng tránh nhìn những từ trong video hơn những người không phải cố gắng.
Quan điểm ở đây là những người có mức độ tâm thần bất ổn cao – đặc biệt là khía cạnh của tâm thần bất ổn tập trung vào sức mạnh của những cảm xúc tiêu cực của họ – có xu hướng sợ rủi ro. Nhóm này muốn tránh đưa tiền cho đối tác, và chỉ khi nào họ có đủ năng lượng ý chí thì họ mới có khả năng vượt qua xu hướng này.
Những thực nghiệm riêng biệt kiểm tra 2 yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng tin tưởng người khác của con người. Trong 1 thực nghiệm, một số người tham gia được cho biết họ sẽ gặp đối tác của họ sau trò chơi. Trong thực nghiệm khác, những người tham gia được giao cho 1 đánh giá EEG (giả) lúc bắt đầu trò chơi, và một số người được cho biết là đối tác mà họ chưa gặp mặt có 1 đánh giá EEG rất giống với họ.
Sự tác động của suy yếu cái tôi không ảnh hưởng đến số tiền mà mọi người sẵn sàng đưa cho đối tác của họ khi họ tin rằng họ sẽ được gặp mặt đối tác của họ hoặc khi họ tin rằng họ rất giống đối tác của họ. Nó ảnh hưởng đến số tiền mà những người tâm thần bất ổn cao sẵn sàng đưa khi họ không nghĩ rằng họ sẽ gặp đối tác của họ hoặc họ giống với đối tác của họ.
Đôi lúc việc tin tưởng những người xa lạ đòi hỏi sự nỗ lực. Đặc biệt, khi bạn tin rằng bạn sẽ không bao giờ gặp 1 ai đó, hoặc bạn không giống họ, thì bạn tin là có một rủi ro khi tin tưởng họ. Bạn càng phản ứng mạnh mẽ trước kiểu rủi ro này, bạn sẽ cần nhiều nỗ lực để tin tưởng một người xa lạ.
Nguồn
Why Trust Isn’t Easy
New research proves that, for some of us, trusting others is hard work.
Published on April 22, 2014 by Art Markman, Ph.D. in Ulterior Motives
PsychologyToday