Tại sao thiền định lại khó tập luyện đối với bạn ?

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Tác giả : Karen Kissel Wegela, Ph.D in The courage to be present.

Sau đây là một số thách thức bạn gặp phải khi luyện tập thiền định ( Meditation )
Vấn đề đầu tiên là cảm giác bối rối về việc làm thế nào để tập thiền. Ví dụ, bạn có thể đã từng nghe về những chỉ dẫn khác nhau trong việc làm thế nào để tập thiền. Bạn nên mở mắt hay nhắm mắt khi thiền ? Liệu bạn có nên ngừng suy nghĩ khi thiền ? Bạn cần tập thiền trong bao lâu ? Làm thế nào để biết bạn đã luyện tập đúng cách?

Những kỳ vọng không thực tế về việc chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn tập thiền. Một lỗi phổ biến của kỳ vọng của bạn đó là bạn cho rằng tâm trí mình nên yên lặng. Nhiều người nói rằng họ không thể thiền bởi vì họ không thể nào dừng suy nghĩ. Họ đã hiểu sai vấn đề. Thiền định không phải là như vậy. Những người khác thì ngĩ rằng nếu họ tập thiền thì họ sẽ trở thành con người khác so với con người hiện tại của họ.

Một khi con người biết cách tập thiền thì họ có thể vẫn gặp những khó khăn trong việc luyện tập.

Sự lưỡng lự khi phải rời bỏ cách thức sống quen thuộc của mình hoặc cảm giác về nhận dạng bản thân ( sense of identity ). Theo nhà Phật thì đây là chướng ngại lớn nhất.

Một số người cảm thấy sợ hãi khi luyện tập thiền. Họ sợ điều gì sẽ xảy ra, họ sẽ cảm nhận như thế nào khi họ không còn bận rộn trong việc gây xao nhãng bản thân. Họ có thể sợ cảm giác nhàm chán hoặc những cảm xúc mãnh liệt.

Sau đây là 1 số cách xử lý những thách thức.
Bước đầu tiên là xác định rõ ràng điều bạn đang cố gắng làm. Tại sao bạn muốn luyện tập thiền ? Nhìn chung, tập thiền là 1 hoạt động kéo dài suốt đời, giống như việc ăn uống và đánh răng, bạn không thể chỉ tập 1 lần là đủ.

Tiếp theo là bạn sẽ sử dụng kỹ thuật luyện tập nào ? Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau để tập thiền ( tham khảo trên mạng, sách báo ).

Bạn cần phải có những kỳ vọng thực tế về việc điều gì sẽ xảy ra khi bạn tập thiền, và tôn trọng những kết quả đạt được sau khi tập. Điều rất quan trọng bạn cần iểu đó là không có 1 trải nghiệm nào là “ đúng “. Thiền định có nghĩa là mang sự tò mò của bạn vào bất cứ điều gì xuất hiện trong kinh nghiệm sống của bạn. Khi chúng ta luyện tập, theo thời gian, chúng ta sẽ học được cách mang theo sự tò mò và buông bỏ những đánh giá của mình về những điều đang xảy ra. Để bắt đầu, chúng ta có thể thấy là mình đang đánh giá ( phê phán ) về bản thân. Chúng ta chỉ tập trung vào bất cứ điều gì đang xảy ra. Nếu như chúng ta đợi cho đến khi nào mình hoàn toàn sẵn sàng để tập thiền thì chúng ta có thể sẽ không bao giờ bắt đầu tập thiền được !

Một khoảnh khắc quan trọng trong khi tập thiền xuất hiện khi chúng ta chú ý được rằng mình đang phân tâm. Nếu chúng ta chỉ đơn thuần chú ý đến việc mình đã phân tâm trong khoảnh khắc trước và bây giờ chúng ta quay trơ lại với hiện tại, chúng ta đã bắt đầu tập được sự tử tế khoan dung đối với bản thân.

Thiền định giúp chúng ta làm bạn với chính con người mình như những gì chúng ta đang là.

Lập ra những mục tiêu thực tế về việc bạn dành bao nhiêu thời gian cho mỗi lần tập và bao nhiêu lần một tuần có thể. Sau đó bám vào mục tiêu đó. Nếu bạn tạo ra những mục tiêu không thực tế cho mình thì theo lời Phật dạy, bạn sẽ chỉ làm mình cảm thấy nhút nhát và mất tự tin. Hãy lập những mục tiêu dễ dàng, ví dụ như thiền trong 5 phút mỗi ngày, 3 lần/tuần và sau đó nâng lên khi bạn đạt được mục tiêu.

Bạn nghĩ rằng mình cần phải có 1 nơi yên tĩnh lý tưởng cho việc luyện tập, nhưng sẽ khong có sự yên lặng tuyệt đối.

Nếu bạn than phiền rằng bạn cảm thấy mình lúng túng, nếu bạn có thể sống trong hiện tại cùng với cảm giác lúng túng ngượng ngịu ( feel awkward ) thì sẽ mang lại sự tự do to lớn cho bạn. Nếu bạn có thể chịu đựng được cảm giác đó và ở trong hiện tại thì bạn có thể ở bất cứ nơi đâu.

Cuối cùng, nếu bạn cảm thấy sợ hãi trong việc tập thiền bởi vì nó làm nổi lên trong bạn nhiều cảm xúc, có thể bạn cần sự trợ giúp của nhà tư vấn tâm lý trước khi bạn thử tập thiền. Với sự luyện tập và hỗ trợ tham vấn tót, bạn có thể phát hiện ra rằng mình có thể sống trong hiện tại cùng với những kinh nghiệm khó khăn.
 

Nền tảng thái độ của việc luyện tập thiền.
Tham khảo : The attitudinal foundation of mindfulness practice – sách “ Full catastrophe living “ của tác giả Jon Kabat Zinn, Ph.D


Không đánh giá ( non-judging )
Khi chúng ta bắt đầu luyện tập chú ý đến những hoạt động của tâm trí chúng ta, ta sẽ khám phá ra một điều phổ biến và đáng ngạc nhiên trước thực tế là chúng ta liên tục tạo ra những đánh giá, phán xét về những kinh nghiệm của mình. Hầu như mọi thứ chúng ta nhìn thấy đều được dán nhãn và phân loại bởi tâm trí. Một số sự việc, con người và sự kiện được đánh giá là “ tốt “ vì chúng làm chúng ta cảm thấy tốt vì một vài lý do. Những điều khác cũng nhanh chóng bị quy kết là “ xấu “ vì chúng khiến chúng ta cảm thấy tồi tệ. Phần còn lại được phân loại là “ trung tính “. Những vật, việc, con người “ trung tính “ gần như hoàn toàn bị tống ra khỏi ý thức của chúng ta. Chúng ta thường xem chúng là những điều nhàm chán nhất không đáng để chú ý tới.

Nếu bạn nghi ngờ về sự mô tả về tâm trí này của bạn, hãy quan sát xem bạn bị ám ảnh nhiều như thế nào với sự “ thích “ và “ không thích “ trong khoảng 10 phút .

Khi tập thiền, khi bạn thấy tâm trí mình đang đánh giá, bạn không cần phải bắt nó dừng làm điều đó. Hãy nhận ra nó và không cần đánh giá về sự đánh giá của bạn.
Ví dụ, bạn đang tập quan sát hơi thở của mình. Đến một thời điểm nhất định, bạn phát hiện thấy tâm trí mình nói một số điều kiểu như , “ Điều này thật nhàm chán “ hoặc “ Điều này không đem lại hiệu quả” hoặc “ Tôi không thể làm điều này “. Đó là những lời đánh giá. Khi chúng xuất hiện trong đầu , điều quan trọng là nhận ra chúng như là những suy nghĩ đánh giá và nhắc nhở bản thân rằng việc luyện tập bao hàm cả sự đánh giá nghi ngờ và chỉ quan sát bất cứ điều gì xảy đến, bao gồm cả những suy nghĩ phán xét của bạn mà không chạy theo chúng hoặc hành động theo những điều chúng bảo. Sau đó tiếp tục quá trình quan sát hơi thở của bạn.

Kiên nhẫn ( Patience )

Kiên nhẫn là một dạng của sự hiểu biết. Nó thể hiện rằng chúng ta hiểu và chấp nhận thực tế là đôi lúc mọi việc phải được bộc lộ trong một khoảng thời gian của chúng.

Chúng ta trau dồi sự kiên nhẫn đối với tâm trí và cơ thể của mình khi tập thiền. Chúng ta chủ ý nhắc nhở bản thân rằng không cần phải mất kiên nhẫn với chính mình vì chúng ta thấy tâm trí mình liên tục phán xét, đánh giá, hoặc bởi vì chúng ta căng thẳng hoặc sợ hãi , bối rối , hoặc bởi vì chúng ta đã luyện tập được một thời gian và không có điều gì tích cực xuất hiện. Chúng ta cho mình không gian để có những kinh nghiệm đó. Tại sao ? Vì dù thế nào đi nữa thì chúng ta cũng đang có chúng. Khi chúng đến thì chúng là thực tại của chúng ta , chúng là một phần của cuộc sống của chúng ta đang bộc lộ tại thời điểm này.

Luyện tập sự kiên nhẫn nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không cần phải làm đầy những giây phút của chúng ta bằng hoạt động và nhiều suy nghĩ nhằm làm cho những giây phút đó phong phú.

Tâm trí của người mới bắt đầu ( Beginner’s mind )
Thường thì chúng ta để cho những suy nghĩ và niềm tin của mình về những gì chúng ta “ biết “ ngăn cản chúng ta nhìn sự vật như chúng thực sự đang là. Để nhìn thấy sự phong phú của khoảnh khắc hiện tại, chúng ta cần trau dồi cái gọi là “ tâm trí của người mới bắt đầu”, một tâm trí sẵn sàng nhìn mọi việc như thể đó là lần đầu tiên.

Chúng ta nên mang theo tâm trí của người mới bắt đầu mỗi lần chúng ta luyện tập thiền để ta có thể giải phóng mình khỏi những mong đợi, kỳ vọng dựa trên những kinh nghiệm trong quá khứ.

Lần tới bạn nhìn thấy một ai đó quen thuộc đối với bạn, hãy hỏi bản thân liệu bạn có đang nhìn người này với đôi mắt tươi mới, như anh ấy/cô ấy thực sự là, hay bạn chỉ nhìn thấy sự phản chiếu của những suy nghĩ của chính bạn về con người này.

Tin tưởng ( Trust )
Bạn nên tin vào trực giác của mình, ngay cả nếu bạn đã phạm một vài sai lầm trên đường đi, hơn là luôn luôn nhìn ra bên ngoài để tìm sự chỉ dẫn. Nếu đôi lúc bạn không cảm thấy ổn về điều gì đó, thì tại sao không tôn trọng cảm giác của bạn ?

Bạn càng trau dồi sự tin tưởng ở chính mình, thì bạn càng dễ dàng tin tưởng người khác hơn và nhìn thấy những điểm tốt của họ.

Không cố gắng ( Non-striving )
Bởi vì thiền định khác với tất cả những hoạt động khác của con người. Mặc dù bạn cũng cần phải bỏ ra nhiều công sức và năng lượng cho một hoạt động nhất định, thì sau cùng thiền định là “không làm gì” ( non-doing ). Nó không có mục tiêu nào khác hơn là trở thành chính bạn. Điều mỉa mai là bạn đã có nó.

Ví dụ, nếu bạn ngồi xuống để thiền và bạn nghĩ “ Tôi sẽ trở nên thư giãn, hoặc kiểm soát được nỗi đau của tôi, hoặc trở thành một người tốt hơn,” thì bạn đã chỉ dẫn một quan điểm đi vào tâm trí mình về nơi bạn nên ở và cùng với nó là ý niệm bây giờ bạn không ổn.

Thái độ này phá hoại việc trau dồi thiền định, vốn bao hàm việc đơn giản là chú ý đến bất cứ điều gì đang xảy ra. Nếu bạn đang căng thẳng, hãy chỉ chú ý đến sự căng thẳng. Nếu bạn đang đau khổ, hãy ở cùng nỗi đau đến mức cao nhất bạn có thể. Nếu bạn đang phê phán bản thân, hãy quan sát hoạt động này của tâm trí bạn. Chỉ quan sát. Chúng ta chỉ đơn giản là đồng ý để cho mọi điều mà chúng ta trải nghiệm từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác được ở đây, bởi vì chúng đã ở đây.

Chấp nhận ( Acceptance )
Chấp nhận có nghĩa là nhìn mọi việc như chúng thực sự đang là trong hiện tại.Nếu bạn có một cơn đau đầu, hãy chấp nhận rằng bạn có một cơn đau đầu.
Chấp nhận không có nghĩa là bạn phải thích tất cả mọi thứ hoặc bạn phải có một thái độ sống thụ động trước mọi việc và bỏ rơi những nguyên tắc và giá trị sống của mình. Nó không có nghĩa là bạn hài lòng với mọi điều như chúng đang là hoặc chịu đựng mọi việc như chúng “ phải là như thế”. Nó không có nghĩa là bạn nên dừng nỗ lực phá vỡ những thói quen có tính hủy hoại bản thân hoặc từ bỏ khát vọng thay đổi, hoặc bạn nên chịu đựng sự bất công hoặc không dính líu đến sự thay đổi của thế giới xung quanh vì đó là cách thức hoạt động của nó. Chấp nhận mà chúng ta nói đến ở đây đơn giản nghĩa là bạn sẵn sàng nhìn mọi điều như chúng đang là.

Nếu chúng ta tập trung chú ý vào hiện tại, chúng ta có thể chắc chắn một điều là, bất cứ điều gì chúng ta chú ý đến trong giây phút này cũng sẽ thay đổi, mang lại cho chúng ta cơ hội luyện tập sự chấp nhận bất cứ điều gì sẽ xuất hiện trong khoảnh khắc tiếp theo.

Để nó ra đi ( Letting go )
Trau dồi thái độ “ để nó ra đi” ( letting go ) hoặc không gắn bó ( non-attachment ) là nền tảng của luyện tập thiền. Khi chúng ta bắt đầu chú ý đến trải nghiệm bên trong của mình, chúng ta nhanh chóng khám phá ra có những ý nghĩ và những cảm xúc và những tình huống nhất định mà dường như tâm trí của ta muốn giữ lại. Nếu chúng là vui vẻ thì chúng ta cố kéo dài những ý nghĩ hoặc những cảm xúc đó và gợi lại chúng lần nữa và lần nữa.

Tương tự như vậy, có nhiều suy nghĩ và những cảm xúc và trải nghiệm mà chúng ta cố thoát khỏi nó hoặc ngăn không cho bản thân có chúng bởi vì chúng không thoải mái và đau đớn và đáng sợ theo cách này hay cách khác.
Trong luyện tập thiền, chúng ta chủ ý gạt sang một bên xu hướng muốn nâng cao một vài khía cạnh của kinh nghiệm của chúng ta và chối bỏ những khía cạnh khác. Thay vào đó, chúng ta để cho những kinh nghiệm của mình được là chính nó và luyện tập quan sát nó từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác.

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top