Tại sao tâm trí không thích hợp để trả lời câu hỏi Tôi là ai?

rubi_mos2002

New member
Xu
0


Tham khảo
Figuring Out the Answer to Who Am I?
Why the mind is ill-suited for answering Who Am I?
Published on February 7, 2012 by Raj Raghunathan, Ph.D. in Sapient Nature

"Đâu là mục đích của cuộc sống?" "Chúa có tồn tại?" "Chúng ta đang làm gì ở đây?" Trong số những câu hỏi lớn của cuộc sống, câu hỏi luôn gây hứng thú với tôi nhất là: Tôi là ai?

Tôi tưởng tượng rằng người khác cũng thấy câu hỏi này thú vị và ý nghĩa. Loài người là những sinh vật có tính xã hội cao. Chúng ta quan tâm rất nhiều về những gì người khác nghĩ về chúng ta. Nó dường như là tự nhiên khi chúng ta nên quan tâm về chúng ta là ai và chúng ta nghĩ gì về bản thân.

Nhưng làm thế nào 1 người khám phá ra sự thật của “Tôi là ai?”

Trong tất cả các lĩnh vực học thuật, 1 lĩnh vực có vẻ phù hợp nhất để trả lời cho câu hỏi đó là tâm lý học. Tuy nhiên, những ai đã quen với những chủ đề chính nảy sinh từ tâm lý học qua 1 vài thập kỷ qua có thể nhận ra rằng tâm trí thiên về 1 số cạm bẫy làm cho nó không phù hợp để hiểu về cái tôi. Có 3 chủ đề chính thách thức khả năng tự khám phá bản thân của tâm trí.

1. Bộ não của chúng ta được lập trình để bịa chuyện

Tâm trí của chúng ta không được kiểm định để nhìn nhận thực tế như nó là, mà thay vào đó, nó được điều chỉnh để có thể hiểu được thực tế của chúng ta. Và thường xuyên, điều này có nghĩa là tâm trí của chúng ta bịa ra những chuyện không thực sự tồn tại.

1 loạt các phát hiện cho thấy, chúng ta được lập trình để nhìn thấy những khuôn mẫu ngay cả nếu chúng không thực sự tồn tại, dẫn chúng ta đến việc suy luận ra ý nghĩa ở những sự kiện hoàn toàn có tính ngẫu nhiên. Ví dụ, nhiều người nhìn thấy 1 “con ma” trong làn khói trong những vụ tấn công tòa nhà thương mại thế giới ngày 9/11.

Sự thật là chúng ta được lập trình để nhìn thấy những sự vật/việc không thực sự tồn tại ngụ ý rằng bộ não của chúng ta không có khả năng nhìn nhận sự thật về bản thân chúng ta: chúng ta có thể bịa chuyện về bản thân mà không thực sự đúng. Ví dụ, bộ não của chúng ta có thể bịa ra những lý do giải thích tại sao chúng ta quyết định cưới người mà chúng ta cưới, hoặc tại sao chúng ta chọn 1 sản phẩm nào đó. Quả thực, nhiều phát hiện về việc ra quyết định cho thấy chúng ta thường không nhìn thấy những yếu tố quyết định thực sự của những đánh giá và những quyết định của chúng ta. Đây là lý do tại sao tâm trí đặc biệt không thích hợp cho việc hiểu được cái tôi, ngay cả nếu những câu chuyện chúng ta kể với bản thân về chúng ta là ai và tại sao chúng ta đã làm những việc chúng ta đã làm, đôi lúc là đúng, thì chúng ta cũng không thể phân biệt được liệu những câu chuyện tự kể của chúng ta là đúng hay là bịa đặt.

2. Khao khát tự khám phá bản thân có thể can thiệp đến sự khám phá bản thân

Nỗ lực để hiểu bản thân chúng ta có thể can thiệp đến việc khám phá chúng ta là ai. Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy khi con người được hỏi những câu hỏi về 1 hoạt động hoặc 1 sản phẩm đã hành xử khác so với những người không được hỏi những câu hỏi đó. Ví dụ, trong 1 nghiên cứu, những người được hỏi liệu họ có thể hiến máu trong tương lai có nhiều khả năng hiến máu so với những người không được hỏi câu này. Hiệu ứng này kéo dài đến 1 năm sau khi những người tham gia được hỏi câu hỏi!

Dường như tự hỏi bản thân có thể tiết lộ những khía cạnh về cái tôi có thể chưa từng tồn tại trước khi 1 người bắt đầu tự hỏi bản thân. Ví dụ, chỉ cần hỏi bản thân liệu bạn có phải là 1 người trung thực và tử tế có thể tiết lộ rằng bạn là trung thực và tử tế. Bạn đã từng hỏi 1 câu hỏi khác (“Tôi có thể hãm hại người khác?”) hoặc không hỏi bất kỳ câu hỏi nào – bạn có thể có 1 quan điểm khác về bản thân bạn. Nếu vậy, bạn thực sự trung thực và tử tế đến mức độ nào? Đến mức độ nào bạn có thể thực sự hiểu bản thân bạn bằng cách hỏi những câu hỏi về bạn là ai?


3. “Tôi” phức tạp hơn tâm trí có thể nhận thức

Chúng ta – giống như bản thân thực tế - có thể quá phức tạp và năng động để hiểu được trọn vẹn thông qua tâm trí có hạn của chúng ta. Chắc chắn là chúng ta có thể có những khái quát chung rộng lớn tương đối đúng về bản thân chúng ta. Ví dụ, “Tôi thích đồ ăn Ấn Độ hơn đồ ăn Trung Quốc.” Nhưng bạn nên cẩn thận khi đi đến những kết luận cụ thể hơn về bản thân bạn.

Chúng ta thích tin rằng chúng ta – và những người xung quanh chúng ta – có những đặc điểm tính cách, những cái thích và không thích tương đối ổn định. (Phần lớn, chúng ta thích nghĩ về bản thân là thông minh, tài năng, có thiện ý – thành kiến có lợi cho bản thân). Nhưng, các nghiên cứu nhiều lần cho thấy, tính cách của chúng ta không ổn định như chúng ta nghĩ. Nhìn chung, chúng ta bộc lộ nhiều sắc thái của sự có tội và thần thánh, hướng nội và hướng ngoại, nhút nhát và dũng cảm, yêu và ghét, trả thù và tha thứ...hơn chúng ta nghĩ.

Sự thật là chúng ta không phải 1 người, mà là nhiều người trong 1. Trong thực tế, cách đúng đắn nhất để nghĩ về bản thân chúng ta đó là chúng ta tồn tại như là 1 tập hợp những khả năng rộng lớn hơn là chỉ những đặc điểm tính cách nhỏ hẹp. 1 đặc điểm nào đó chúng ta bộc lộ ở bất kỳ thời điểm nào phụ thuộc vào hoàn cảnh. Những phát hiện nổi tiếng của Miller cho thấy, ngay cả những người bình thường – người như bạn và tôi – có khả năng cho giật điện những người khác. Còn các phát hiện của Zimbardo cho thấy ngay cả những người bình thường cũng có thể trở thành hèn hạ dưới những điều kiện “thích hợp”. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể không hiểu được về bản thân chúng ta ở bất kỳ mức độ đặc trưng nào: chúng ta chỉ có thể biết về bản thân chúng ta ở 1 mức độ tương đối trừu tượng và mơ hồ.

Vậy, làm thế nào bạn suy luận ra câu trả lời cho câu hỏi “Tôi là ai?”

Với 3 chủ đề trên, tôi khá bi quan về mặt cá nhân rằng tâm trí có thể được sử dụng để suy luận ra câu trả lời cho câu hỏi “Tôi là ai?” Điều này không có nghĩa là tâm trí hoàn toàn vô dụng khi trả lời cho câu hỏi. Chúng ta chắc chắn có thể có 1 số sự khái quát rộng lớn về bản thân chúng ta thông qua việc có được hiểu biết từ những phát hiện trong tâm lý học và thông qua tự xem xét nội tâm, dù tâm trí có những giới hạn của nó, đặc biệt khi nói đến việc tự thẩm tra bản thân.

Vậy có bất kỳ cách nào khác để hiểu bản thân không?

Theo tôi, 1 lựa chọn hấp dẫn là vượt ra ngoài tâm trí. Hầu hết những truyền thống tâm linh đều bao gồm việc luyện tập sự im lặng khuyến khích khám phá không gian của sự “không suy nghĩ.” Quan điểm tắt (tiếng nói) tâm trí như vậy để bạn có thể biết về thực tế như nó đang là – đó là, nhìn nhận thực tế mà không có sự thấm quá tâm trí.

Liệu có thể trải nghiệm bất kỳ điều gì mà không có tâm trí? Và bạn sẽ phát hiện được điều gì về bạn là ai nếu bạn trải nghiệm trạng thái không tâm trí?

Chỉ có 1 cách để biết chắc chắn - bằng cách trải nghiệm trạng thái không tâm trí thay cho bản thân bạn.



Nguồn: Psychologytoday
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top