Tại sao ta lại thấy buồn ngủ khi đêm về?
Giấc ngủ với nhiều điều xoay quanh….
Trung bình giấc ngủ của mỗi người chia làm 5 giai đoạn:
+ Giai doan 1: ngủ lơ mơ lúc này cơ thể ở trạng thái thư giãn, nhịp tim và hô hấp chậm dần
+ Giai đoạn 2: bộ não bước vào trạng thái tắt hoạt động.
+ Giai đoạn 3,4: giai đoạn ngủ sâu. Huyết áp, nhịp thở nhịp tim đạt tới mức thấp nhất trong ngày. Hầu hết máu được đưa tới các cơ quan cho việc dinh dưỡng và sửa chữa.
+ Giai đoạn 5: mơ ngủ. Mắt người di chuyển nhanh theo tất cả các hướng. Con người dễ thức ở giai đoạn này. 95% giấc mơ của con người xảy ra vào giai đoạn này.
Lúc này sóng trên điện não đồ tương tự với sóng khi con người thức, do vậy những gì con người thấy trong giấc mơ thường có gì đó giống thực tế. Giấc mơ phản ánh hiện thực tuy nhiên nó không logic đôi khi mang tính chất thần bí.
Cái gì kiểm soát giấc ngủ của bạn đó chính là đồng hồ sinh học. Nó kiểm soát khi nào bạn ngủ, khi nào bạn dậy cũng như bạn ngủ bao lâu, độ sâu của giấc ngủ. Rất tiếc là ngày nay do áp lực của cuộc sống, những căng thẳng hay stress trong công việc mà chiếc đồng hồ này hoạt động yếu đi, không còn chính xác như trước nữa.
Vậy cơ chế nào chi phối hoạt động của nó?
Có 3 yếu tố.
1. Nhiệt độ .
Nhiệt độ cơ thể trung bình là 37độ C nhưng không có nghĩa luôn luôn là giá trị đó mà dao động + - 2 độ tùy thời điểm trong ngày.
+khi nhiệt độ Cơ thể tăng, cơ thể thấy tỉnh táo, sóng não tăng cao hơn. đây là thời điểm hoạt động hiệu quả nhất. ( thường 6-7 giờ chiều)
+ Khi nhiệt độ giảm : cảm giác mệt mỏi, lười vận động, lờ phờ, sóng não giảm để bước vào giai đoạn 1 của giấc ngủ
Chúng ta có thể thấy thường có sự giảm nhẹ nhiệt độ cơ thể vào giữa chiều ( 1-2 giờ trưa) gây cảm giác buồn ngủ . Đó là lý do tại sao 1 số người có thói quen ngủ trưa.
2. Lượng ánh sáng chiếu vào mắt.
Đó chính là lý do tại sao chúng ta thường đi ngủ vào buổi tối chứ không phải ban ngày.
Lượng ánh sáng chúng ta hấp thụ quyết định mức độ Melatonin trong cơ thể theo tỉ lệ nghịch. Melatonin chịu trách nhiệm cho việc quyết định chúng ta ngủ hay thức cũng như việc lưu trữ năng lượng trong khi chúng ta ngủ.
3. Hoạt động.
Di chuyển cũng như tập thể dục thể thao giúp tăng nhiệt độ cơ thể, tạo điểm peak nhiệt độ cao hơn, chậm sự giảm nhiệt độ của ngày=> cho phép cơ thể tỉnh táo lâu hơn cũng như dễ có giấc ngủ sâu hơn.
ST