Tại sao sự quen thuộc thực sự gây ra sự khinh thường

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Tham khảo:
Why Familiarity Really Does Breed Contempt


Sự hiểu biết qua trực giác của mọi người là khi biết thêm nhiều điều về một người mới thì sẽ làm họ yêu thích người đó hơn. Thực tế thì, theo trung bình, chúng ta càng biết về người nào đó, chúng ta càng ít thích họ.

Thật đáng ngạc nhiên, phần lớn chúng ta là những người lạc quan trong việc hình thành những mối quan hệ mới. Hiệu ứng 'tiếp xúc đơn thuần' ( mere exposure effect ) là một phát hiện tâm lý học xã hội chứng minh rằng: chỉ riêng việc tiếp xúc với ai đó cũng làm cho chúng ta thích họ nhiều hơn. Một ví dụ về hiệu ứng 'tiếp xúc đơn thuần' là một nghiên cứu của Moreland và Beach (1992) đã giới thiệu 4 sinh viên giả vào một khoá đại học. Mỗi sinh viên đóng giả ( được lựa chọn có ngoại hình giống nhau ) tham dự khoá học với những mức độ khác nhau, một số người tham gia nhiều lớp học, người khác thì ít; nhưng họ không tương tác với những sinh viên khác.

Cuối khoá học, sinh viên được phần lớn mọi nguòi yêu thích nhất là người đã tham dự hầu hết các lớp học.

Nếu hiệu ứng 'tiếp xúc đơn thuần' giúp cho việc phát triển những mối quan hệ xã hội thì sau đó, khi chúng ta biết nhiều hơn về người khác, chúng ta nên thích họ nhiều hơn. Có vẻ như sự quen thuộc nên tạo ra sự yêu thích. Một nghiên cứu gần đây của Michael I. Norton đến từ trường Harvard và các cộng sự khẳng định chắc chắn đó chỉ là sự hiểu biết qua trực giác của phần lớn mọi người (Norton, Frost & Ariely, 2007).

Đầu tiên, Norton và các cộng sự điều tra những thành viên của một trang web hẹn hò trực tuyến, hỏi họ rằng liệu họ nhìn chung sẽ thích ai đó mà họ ít biết về người đó, hoặc người mà họ biết nhiều. 81% nói là họ sẽ thích người mà họ biết nhiều về người đó. Trong cuộc điều tra thứ hai về những sinh viên chưa tốt nghiệp, 88% nói họ sẽ thích người mà họ biết nhiều hơn.

Đó là những kỳ vọng của mọi người, hãy xem họ thực sự hành xử như thế nào trong thực tế.

Sự quen thuộc gây ra sự khinh thường

Trong phần tiếp theo của nghiên cứu của Norton, những người tham gia được đưa cho một danh sách những nét tính cách về người khác và được hỏi họ sẽ thích người đó nhiều như thế nào. Mọi người được đưa cho tờ danh sách có ngẫu nhiên hoặc 4,6,8 hoặc 10 đặc điểm. Kết quả cho thấy, trái ngược với những kỳ vọng của họ, mọi người càng có nhiều thông tin về người khác, họ càng ít yêu thích người đó.

Norton đưa ra giả thuyết rằng nguyên nhân của phát hiện này là : mọi người càng phát hiện nhiều thông tin về những người khác, càng có khả năng khám phá ra một nét tính cách ở người đó mà họ không thích. Các nhà nghiên cứu kiểm tra điều này với những người tham gia đến từ trang web hẹn hò trực tuyến. Lần này, thay vì sử dụng danh sách những đặc điểm được tạo trước, mỗi người tham gia được yêu cầu tạo 1 danh sách những đặc điểm mô tả về bản thân họ- sau đó những đặc điểm đó sẽ được gộp chung lại. Ta có thể dự đoán được rằng hầu hết mọi người chọn những đặc điểm tương đối tích cực.

Những đặc điểm này sau đó được trộn lẫn và phân ngẫu nhiên cho những người tham gia như thể chúng mô tả về một con người thực. Sau đó mọi người xem một danh sách ngẫu nhiên của những đặc điểm tương đối tích cực mà tự nhóm đã tạo ra. Một lần nữa, ngay cả với một danh sách gồm hầu hết những đặc điểm tích cực, mọi người có xu hướng yêu thích 'người' được mô tả bởi những danh sách ngắn hơn. Điều này ủng hộ quan điểm là chúng ta thích người mà chúng ta ít biết về họ hơn.

Điều mà các nhà nghiên cứu hứng thú trong nghiên cứu này là hiệu ứng của sự giống nhau/ tương tự lên việc yêu thích người khác của chúng ta. Vì những nghiên cứu trước đây đã chứng minh là chúng ta có xu hướng yêu thích những người giống mình. Các kết quả cho thấy, điều tạo nên sự liên hệ giữa kiến thức và sự không yêu thích là ở sự thiếu vắng tính giống nhau/ tương tự. Những người tham gia càng biết thêm nhiều thông tin về 'người' khác, họ càng có khả năng phát hiện thấy những điểm khác nhau với họ và càng có khả năng không thích 'người' đó.

Trong một nghiên cứu thứ tư sử dụng cách tiếp cận giống nhau đối với những người tham gia trên, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy sự không yêu thích của chúng ta đối với những người khác tăng lên.
Điều này có nghĩa là nếu chúng ta nhìn thấy một sự khác nhau ( và do đó sẽ không yêu thích ) ngay từ đầu trong mối quan hệ của chúng ta với người khác, điều này có xu hướng gây ảnh hưởng tiêu cực đến cách mà chúng ta nhìn nhận về những nét tính cách còn lại. Vì vậy, một khi chúng ta nhận thấy có một sự khác nhau, tất cả đều đi xuống. Ngay cả những tính cách chúng ta có thể đã thích , hoặc trung lập trước đó, bây giờ đều bị hạ xuống.

Trong nghiên cứu thứ năm, các nhà nghiên cứu quyết định kiểm tra bằng chứng từ những nghiên cứu được kiểm soát vào trong thế giới thực. Lần này, những thành viên của một trang web được hỏi về một đối tác tiềm năng họ đã gặp qua mạng hoặc ai đó mà họ chuẩn bị gặp.

Sau khi yêu cầu những người tham gia hoàn thành một cuộc điều tra họ phát hiện thấy, như kỳ vọng, mọi người hiểu hơn về những cuộc hẹn hò của họ sau khi gặp mặt hơn trước đây. Đối với phần lớn mọi người, sự yêu thích đối với những cuộc hẹn đã giảm xuống đáng kể sau khi gặp nhau. Trung bình, sự hiểu biết của họ về cuộc hẹn hò tăng lên từ 5/10 ( trước cuộc hẹn ) đến 6/10 ( sau cuộc hẹn ) , trong khi đó sự yêu thích đã giảm xuống từ 7/10 còn 5/10 và nhìn nhận về sự giống nhau giảm xuống từ 6/10 còn 5/10.

Tất nhiên điều này không đúng với tất cả mọi người. Thỉnh thoảng, chúng ta thực sự gặp được những người mà hoá ra họ giống chúng ta và cuối cùng trở thành bạn thân hoặc thậm chí là bạn đời. Nhưng đối với phần đông mọi người, sự hiểu biết nhiều hơn dẫn đến sự khác nhau rõ ràng và dẫn đến sự ít yêu thích hơn.

Nghiên cứu này cho thấy, trong đại đa số các trường hợp, chúng ta càng ít biết về ai đó thì chúng ta càng có xu hướng thích họ. Nó cũng giống như những sinh viên đóng giả trong nghiên cứu của Moreland và Beach, sự mơ hồ cho phép chúng ta tưởng tượng rằng người khác chia sẻ thế giới quan với chúng ta, những nét tính cách của chúng ta hoặc óc hài hước của chúng ta. Thật không may là ngay khi chúng ta bắt đầu biết thêm nhiều điều về họ, chúng ta có khả năng phát hiện thấy họ khác biệt với chúng ta như thế nào, và kết quả là chúng ta không thích họ.

Nguồn: spring.org.uk
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top