rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
Why Too Much Data Disables Your Decision Making
Best known for killing cats, curiosity can also slay your judgment.
Published on December 4, 2012 by Ron Friedman, Ph.D. in Glue
Hãy suy nghĩ về 1 quyết định quan trọng. Nó buộc bạn phải đọc tất cả mọi thứ về 1 chủ đề và khiến bạn tốn hàng giờ đồng hồ để đọc ngấu nghiến những thông tin vụn vặt cuối cùng.
Điều đó sẽ kết thúc như thế nào?
Chúng ta thích nghĩ rằng, có nhiều thông tin hơn sẽ khiến bạn có những quyết định thông minh hơn; chúng ta càng biết nhiều chi tiết, chúng ta sẽ trở nên khấm khá hơn. Đó là lý do tại sao chúng ta bám vào iPhone, đăng ký Google Alerts.
Kiến thức là sức mạnh. Nhưng nếu cơn khát thông tin của chúng ta thực sự kìm hãm chúng ta thì sao? Nếu sự ám ảnh quá mức về thông tin thực sự làm giảm chất lượng của các quyết định của chúng ta thì sao?
Đó là câu hỏi được nêu ra bởi các nhà tâm lý trường đại học Princeton và Stanford trong 1 nghiên cứu thú vị có tiêu đề "Sự theo đuổi và lạm dụng những thông tin vô ích."
Thực nghiệm của họ khá đơn giản. Những người tham gia được phân thành 2 nhóm. Nhóm 1 đọc đoạn sau:
Hãy tưởng tượng rằng bạn là một nhân viên cho vay tại một ngân hàng xem xét đơn xin thế chấp của 1 sinh viên đại học tốt nghiệp gần đây với 1 công việc ổn định, lương tốt và lịch sử tín dụng có thể tin cậy được. Người nộp đơn có vẻ đủ điều kiện, nhưng trong thủ tục kiểm tra tín dụng, bạn phát hiện 3 tháng gần đây sinh viên đó không trả 1 khoản nợ 5,000$.
Liệu bạn sẽ đồng ý hay từ chối đơn xin thế chấp đó?
Nhóm 2 cũng được xem đoạn tương tự với 1 sự khác biệt quan trọng. Thay vì biết được chính xác số tiền nợ của sinh viên đó, họ được cho biết về những báo cáo mâu thuẫn và khoản nợ là không rõ ràng. Nó có thể là 5,000$ hoặc 25,000$. Những người tham gia có thể quyết định đồng ý hoặc từ chối lá đơn ngay lập tức, hoặc họ có thể trì hoãn quyết định cho đến khi có nhiều thông tin hơn, cho biết sinh viên đó thực sự nợ bao nhiêu. Không ngạc nhiên, hầu hết những người tham gia nhóm 2 chọn cách chờ đợi cho đến khi họ biết được số tiền nợ.
Các thực nghiệm viên sau đó tiết lộ khoản nợ của sinh viên đó chỉ có 5,000$. Nói cách khác, cả 2 nhóm kết thúc với cùng thông tin chính xác như nhau.
Kết quả 71% những người tham gia của nhóm 1 từ chối đơn. Nhưng trong số những người tham gia nhóm 2 yêu cầu thông tin bổ sung? Chỉ có 21% từ chối đơn.
Sau cùng, tất cả mọi người đều có được thông tin tương tự nhau. Vậy tại sao tỷ lệ từ chối cao hơn gấp 3 lần ở nhóm 1?
Những đoạn kết 1 tập của 1 seri truyền hình làm khán giả hồi hộp (Cliffhangers) : Tốt cho TV, nguy hiểm cho những quyết định
Ngày nay, hầu hết các phim truyền hình ghét kết thúc 1 tập phim mà không có Cliffhangers.
Có 1 lý do tâm lý tại sao Cliffhangers lại rất hiệu quả. Tâm trí con người ghét sự không chắc chắn. Sự không chắc chắn ám chỉ sự biến động, ngẫu nhiên và nguy hiểm. Khi chúng ta để ý thấy thông tin bị thiếu, não chúng ta nói, "Hãy chú ý. Điều này có thể quan trọng."
Nhìn chung, sự tò mò đó là hữu ích. Trong quá khứ tiến hoá của chúng ta, tiếng xào xạc trong bụi cây đến từ 1 con hổ hoặc 1 con chuột có thể có ý nghĩa khác biệt giữa sự sống và cái chết.
Khi thông tin bị thiếu, chúng ta đánh giá quá cao giá trị của nó. Tâm trí chúng ta giả định rằng, vì chúng ta đang tiêu tốn nguồn lực của mình để phát hiện vị trí thông tin thì thông tin đó phải hữu ích.
Những người nhóm 2 không thể ngăn được mình hỏi thêm thông tin. Vì tâm trí ghét những chỗ thiếu sót thông tin. Và vì sự chú ý của họ tập trung vào liệu số nợ là 5,000$ hoặc 25,000$, nên suy nghĩ của họ về khoản nợ đã bị thay đổi. Họ không còn nhìn thấy bức tranh lớn - là người làm đơn có 1 lịch sử thiếu nợ kéo dài. Họ đơn giản là quá gắn chặt vào 1 chi tiết tương đối nhỏ, là số tiền nợ.
Sự quyến rũ của thông tin
Nghiên cứu nhấn mạnh một thông điệp nghiêm túc: Chúng ta đang thích thú với việc lấp đầy khoảng trống thông tin và nỗi ám ảnh đó có thể dẫn chúng ta lạc lối. Đặc biệt trong thời nay, khi việc làm giảm sự không chắc chắn trở nên quá dễ dàng.
Về mặt thần kinh, thông tin có tính gây nghiện.
Hộc hỏi gắn liền với sự phóng thích dopamine, tương tự như cocaine. Đó là lý do tại sao chúng ta rất dễ bị tổn thương trước mạng Internet đầy rẫy những ký sinh trùng thu hút sự chú ý của chúng ta.
Trong 1 thế giới nơi mà mỗi cái click chuột mang đến sự hứa hẹn về 1 sự khám phá, tất cả chúng ta đều có nguy cơ trở thành những người nghiện. Thách thức nằm ở sự phân biệt được giữa những câu hỏi đáng để khám phá và những câu hỏi tốt nhất là không nên yêu cầu.
Nguồn: PsychologyToday
Why Too Much Data Disables Your Decision Making
Best known for killing cats, curiosity can also slay your judgment.
Published on December 4, 2012 by Ron Friedman, Ph.D. in Glue
Hãy suy nghĩ về 1 quyết định quan trọng. Nó buộc bạn phải đọc tất cả mọi thứ về 1 chủ đề và khiến bạn tốn hàng giờ đồng hồ để đọc ngấu nghiến những thông tin vụn vặt cuối cùng.
Điều đó sẽ kết thúc như thế nào?
Chúng ta thích nghĩ rằng, có nhiều thông tin hơn sẽ khiến bạn có những quyết định thông minh hơn; chúng ta càng biết nhiều chi tiết, chúng ta sẽ trở nên khấm khá hơn. Đó là lý do tại sao chúng ta bám vào iPhone, đăng ký Google Alerts.
Kiến thức là sức mạnh. Nhưng nếu cơn khát thông tin của chúng ta thực sự kìm hãm chúng ta thì sao? Nếu sự ám ảnh quá mức về thông tin thực sự làm giảm chất lượng của các quyết định của chúng ta thì sao?
Đó là câu hỏi được nêu ra bởi các nhà tâm lý trường đại học Princeton và Stanford trong 1 nghiên cứu thú vị có tiêu đề "Sự theo đuổi và lạm dụng những thông tin vô ích."
Thực nghiệm của họ khá đơn giản. Những người tham gia được phân thành 2 nhóm. Nhóm 1 đọc đoạn sau:
Hãy tưởng tượng rằng bạn là một nhân viên cho vay tại một ngân hàng xem xét đơn xin thế chấp của 1 sinh viên đại học tốt nghiệp gần đây với 1 công việc ổn định, lương tốt và lịch sử tín dụng có thể tin cậy được. Người nộp đơn có vẻ đủ điều kiện, nhưng trong thủ tục kiểm tra tín dụng, bạn phát hiện 3 tháng gần đây sinh viên đó không trả 1 khoản nợ 5,000$.
Liệu bạn sẽ đồng ý hay từ chối đơn xin thế chấp đó?
Nhóm 2 cũng được xem đoạn tương tự với 1 sự khác biệt quan trọng. Thay vì biết được chính xác số tiền nợ của sinh viên đó, họ được cho biết về những báo cáo mâu thuẫn và khoản nợ là không rõ ràng. Nó có thể là 5,000$ hoặc 25,000$. Những người tham gia có thể quyết định đồng ý hoặc từ chối lá đơn ngay lập tức, hoặc họ có thể trì hoãn quyết định cho đến khi có nhiều thông tin hơn, cho biết sinh viên đó thực sự nợ bao nhiêu. Không ngạc nhiên, hầu hết những người tham gia nhóm 2 chọn cách chờ đợi cho đến khi họ biết được số tiền nợ.
Các thực nghiệm viên sau đó tiết lộ khoản nợ của sinh viên đó chỉ có 5,000$. Nói cách khác, cả 2 nhóm kết thúc với cùng thông tin chính xác như nhau.
Kết quả 71% những người tham gia của nhóm 1 từ chối đơn. Nhưng trong số những người tham gia nhóm 2 yêu cầu thông tin bổ sung? Chỉ có 21% từ chối đơn.
Sau cùng, tất cả mọi người đều có được thông tin tương tự nhau. Vậy tại sao tỷ lệ từ chối cao hơn gấp 3 lần ở nhóm 1?
Những đoạn kết 1 tập của 1 seri truyền hình làm khán giả hồi hộp (Cliffhangers) : Tốt cho TV, nguy hiểm cho những quyết định
Ngày nay, hầu hết các phim truyền hình ghét kết thúc 1 tập phim mà không có Cliffhangers.
Có 1 lý do tâm lý tại sao Cliffhangers lại rất hiệu quả. Tâm trí con người ghét sự không chắc chắn. Sự không chắc chắn ám chỉ sự biến động, ngẫu nhiên và nguy hiểm. Khi chúng ta để ý thấy thông tin bị thiếu, não chúng ta nói, "Hãy chú ý. Điều này có thể quan trọng."
Nhìn chung, sự tò mò đó là hữu ích. Trong quá khứ tiến hoá của chúng ta, tiếng xào xạc trong bụi cây đến từ 1 con hổ hoặc 1 con chuột có thể có ý nghĩa khác biệt giữa sự sống và cái chết.
Khi thông tin bị thiếu, chúng ta đánh giá quá cao giá trị của nó. Tâm trí chúng ta giả định rằng, vì chúng ta đang tiêu tốn nguồn lực của mình để phát hiện vị trí thông tin thì thông tin đó phải hữu ích.
Những người nhóm 2 không thể ngăn được mình hỏi thêm thông tin. Vì tâm trí ghét những chỗ thiếu sót thông tin. Và vì sự chú ý của họ tập trung vào liệu số nợ là 5,000$ hoặc 25,000$, nên suy nghĩ của họ về khoản nợ đã bị thay đổi. Họ không còn nhìn thấy bức tranh lớn - là người làm đơn có 1 lịch sử thiếu nợ kéo dài. Họ đơn giản là quá gắn chặt vào 1 chi tiết tương đối nhỏ, là số tiền nợ.
Sự quyến rũ của thông tin
Nghiên cứu nhấn mạnh một thông điệp nghiêm túc: Chúng ta đang thích thú với việc lấp đầy khoảng trống thông tin và nỗi ám ảnh đó có thể dẫn chúng ta lạc lối. Đặc biệt trong thời nay, khi việc làm giảm sự không chắc chắn trở nên quá dễ dàng.
Về mặt thần kinh, thông tin có tính gây nghiện.
Hộc hỏi gắn liền với sự phóng thích dopamine, tương tự như cocaine. Đó là lý do tại sao chúng ta rất dễ bị tổn thương trước mạng Internet đầy rẫy những ký sinh trùng thu hút sự chú ý của chúng ta.
Trong 1 thế giới nơi mà mỗi cái click chuột mang đến sự hứa hẹn về 1 sự khám phá, tất cả chúng ta đều có nguy cơ trở thành những người nghiện. Thách thức nằm ở sự phân biệt được giữa những câu hỏi đáng để khám phá và những câu hỏi tốt nhất là không nên yêu cầu.
Nguồn: PsychologyToday