Hỏi Tại sao Phật pháp vô biên nhưng Đức Phật không cứu cho người chết sống lại?

phật pháp ứng dụng trong cuộc sống
Đã trót sinh ra làm con người, ai rồi cũng có lúc phải nhắm mắt xuôi tay. Cái chết được xem là điều hiển nhiên không thể tránh khỏi.
Dù cho y học có tiến bộ như thế nào đi nữa thì bất kỳ ai cũng không thể thoát khỏi định luật sinh, lão, bệnh, tử khắc nghiệt này.

Thế nhưng tin chắc rằng không ít người trong chúng ta tự hỏi rằng: Tại sao chúng ta phải chết? Tại sao chúng ta lại có mặt trên đời này để làm gì? Tại sao cơ thể chúng ta phải già, phải bệnh và chúng ta phải chịu những đau khổ này? Các câu hỏi tưởng chừng như là một nỗi nhức nhối của toàn nhân loại. Nhưng kỳ thực không phải không có lời giải đáp bởi cách đây hơn 2500, Đức Phật đã giúp chúng ta giải đáp được các thắc mắc này

Tại sao chúng ta phải chết?

Bởi vì có sinh nên tử. Cái gì có sinh ra tất phải có ngày biến mất. Cơ thể của chúng ta cũng vậy, không khác. Từng có một vị vua hỏi Đức Phật rằng: Bạch Thế Tôn, trên thế gian có cái gì sinh ra mà không mất đi không. Đức Phật đã trả lời rằng: Thưa Đại Vương, trên đời này không có cái gì sinh ra mà không chết hay mất đi cả. Ngay cả thân thể của Đại Vương, của một vị A La Hán,hay của một vị Độc giác Phật, một vị Phật đi nữa cũng phải mất đi, không khác. Qua đó có thể thấy rằng Chết là điều không thể tránh khỏi! Vậy thì tại sao chúng ta phải chết? Vì cơ thể của chúng ta là do các duyên tạo mà thành, sự xuất hiện của chúng ta la do duyên hội tụ đủ mà xuất hiện. Duyên còn người còn, duyên tan người mất..

Vạn vật, vạn sự xuất hiện do muôn trùng duyên khởi. Biến mất do duyên diệt. Một vật bình thường mà chúng ta hiện đang nhìn thấy đây, thì sự xuất hiện của chúng trong thời điểm này cũng đã vô cùng đặc biệt.

Chẳng hạn như: Chiếc TV đang xuất hiện ở nhà chúng ta vậy. Để chiếc TV này xuất hiện thì cần phải có các yếu tố như: các bộ phận của chiếc TV, kể đến là người thợ lắp ráp, người bán hàng….v…v.. nhưng nếu như chịu đào sâu từng chút một chúng ta sẽ thấy rằng nó là sự tổ hợp của muôn trùng duyên như: Phải có người khai thác nguyên liệu, người chế biến làm ra nhựa, ánh sáng,…. Mà chỉ cần thiếu một trong các yếu tố đó thì chiếc TV này sẽ không bao giờ có thể xuất hiện ở nhà chúng ta chẳng hạn như: Nếu chúng ta không đến siêu thị này sẽ không mua được nó, hoặc chúng ta không đủ tiền,trong quá trình vận chuyển xảy ra sự cố…v…v... Qua đó có thể thấy chiếc TV mà hiện đang có ở nhà chúng ta là chiếc duy nhất, độc nhất. Nếu giả sử có xảy ra bất cứ trục trặc nào thì chiếc TV ở nhà chúng ta sẽ không bao giờ là chiếc TV hiện tại vậy.

Tương tự như thế: Cơ thể chúng ta là sự tổ hợp của nhiều bộ phận như gân, da, lông, móng, mắt, mũi, miệng,v..v…. tất cả những cái này tổng thể gộp lại với nhau mới được tạm đặt tên là Lan, Hoa, Cúc…. Kỳ thực không có cô Lan, Hoa, Cúc nào tồn tại độc lập tự nhiên mà có cả. Chỉ tạm thấy. Do khi duyên còn thì còn hiện hữu, duyên tan thì thân thể không còn

Vạn vật do duyên sinh tương hợp mà thành sẽ tuân theo định luật: Thành, Trụ, Hoại, Không. Do đó chúng ta buộc phải chết, thân thể phải từ trẻ thành già, sau đó thì biến mất. Ngay cả một vị Phật nhập thế độ sinh thì mang tạm thân xác người thì thân xác này cũng phải già, và chết, không thể cứ trường sinh bất tử được..

Vậy Phật có khả năng cứu chữa người chết sống lại hay không?

Nhiều người sẽ thắc mắc rằng Đức Phật phật pháp vô biên, thần thông không thể nghĩ bàn vậy thì tại sao người không giúp cho người chết đi có thể sống lại? Hay tại vì người không có thần thông to lớn ấy? Kỳ thực nếu chịu quán sát kỹ sẽ nhận ra sự từ bi vô biên của Đức Phật. Gỉa sử người giúp cho người chết đi sống lại đi nữa thì một lúc nào đó bản thân người đó cũng phải chết thôi, chưa kể thân thể thì già yếu, như cỗ xe mục, chắp vá sống quá ngày liệu có phải hạnh phúc?. Và cũng mãi không thể vượt thoát khỏi sinh tử luân hồi. Sở dĩ chúng ta xuất hiện là vì để trả nghiệp cho những hành động mình đã tạo ra trước đó, sở dĩ luân hồi liên tục không ngưng nghỉ là do lòng tham muốn, vô mình vây. Muốn cắt được luân hồi, vượt thoát sinh tử, không mang thân xác để trả nghiệp nữa, tự do tự tại thì phải tu hành, phải cắt bỏ được lòng ái dục. Khi đó mới có thể thoát khổ một cách hoàn toàn, có được hạnh phúc thực sự vậy. Người không trao cho chúng ta món quà tạm thời để rồi chúng ta lại tiếp tục chịu khổ. Mà người trao cho chúng ta Pháp, một bảo vật vô giá lớn nhất về sự bất tử, không sinh không diệt, mãi mãi an lạc và hạnh phúc tối thượng vậy.

Bản thân Đức Phật đã là một minh chứng sống động cho các lời dạy của Người. Tự mình nỗ lực tu hành giác ngộ, tự mình vượt thoát sinh tử luân hồi, chứ không phải cầu xin mà được. Mô phạm đời sống phạm hạnh đạo đức và sự nhập diệt của Người để chứng minh cho người đời thấy thế gian này vốn dĩ vô thường, thân thể con người rồi cũng sẽ phải trở về cát bụi. Ngay cả thân thể của một vị Phật còn phải bỏ lại huống chi là người thường. Chúng ta chỉ tạm xuất hiện ở đây, nếu không cố gắng tu tập sẽ phải luân hồi thọ thân xác khác rồi phải chịu khổ tiếp tục của già, bệnh, chết, đau khổ trong cuộc sống,….v…..v… chỉ khi tỉnh mộng, không còn tham muốn mới thực sự vượt thoát


Xem thêm các tin tức mới nhất tại trang thông tin trực tuyến : vnol.vn
 
Sửa lần cuối:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top