Tại sao nói Đảng CS Việt Nam ra đời là một tất yếu của lịch sử XH Việt Nam cuối TK19 đầu TK20?

congtucoj92

New member
Xu
0
Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu của lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20?
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
TRẢ LỜI:

NHẬP ĐỀ (Mở bài):

Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là kết quả của quá trình vận động hợp quy luật, của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ba yếu tố : chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đảng ra đời đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng sâu sắc về giai cấp lãnh đạo và đường lối cứu nước ở nước ta từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Sự kiện đó chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta đã trưởng thành " đủ sức lãnh đạo cách mạng'. Từ đây, giai cấp công nhân Việt Nam đã có một bộ tham mưu của giai cấp và dân tộc lãnh đạo, đánh dấu sự chiến thắng của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với các trào lưu tư tưởng phi vô sản. Đảng ra đời mở ra một bước ngoặt lớn cho cách mạng Việt Nam. Với cương lĩnh đúng đắn, Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho mọi thắng lợi của cách mạng nước ta, là nhân tố quyết định phương hướng phát triển và đưa đến thắng lợi trong sự nghiệp giành độc lập, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đảng ra đời, cách mạng Việt Nam thật sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Kể từ đây, cách mạng Việt Nam nhận được sự ủng hộ của cách mạng thế giới, đồng thời cũng đóng góp to lớn cho cách mạng thế giới

NỘI DUNG:

+ Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu lịch sử:

Từ năm 1858 thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, đến năm 1884 chúng đã thiết lập sự thống trị trên toàn đất nước ta. Nhân dân ta rơi vào thân phận nô lệ, mất độc lập, tự do. Thực dân Pháp đã thi hành những chính sách bóc lột và nô dịch phản động về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Việt Nam chuyển từ xã hội phong kiến độc lập sang xã hội thuộc địa nữa phong kiến.

Không chịu khuất phục, ngay từ khi Pháp xâm lược nhân dân ta từ Nam ra Bắc đã đứng lên chống Pháp dưới ngọn cờ dân tộc của các sĩ phu yêu nước. Các phong trào yêu nước nổi lên chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp như: phong trào Đông Du (1906 – 1908) do Phan Bội Châu lãnh đạo; phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (1908) do Lương Văn Can, Nguyễn Quyền lãnh đạo; phong trào Duy Tân (1906 – 1908) do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp khởi xướng; phong trào của Việt Nam Quang Phục Hội của Phan Bội Châu; phong trào của Việt Nam Quốc Dân Đảng (1927) do Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Thái Học lãnh đạo… và còn nhiều cuộc khởi nghĩa khác, nhưng đều bị đàn áp..

Tóm lại, các phong trào yêu nước Việt Nam chống Pháp từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nổi lên mạnh mẽ, cổ vũ tinh thần yêu nước, căm thù giặc của nhân dân ta. Nhưng do không có đường lối chính trị khoa học, tổ chức lỏng lẻo, không có cơ sở rộng rãi trong quần chúng nên đều thất bại. Điều đó chứng tỏ sự khủng hoảng bế tắc về đường lối cứu nước ở nước ta. Cách mạng Việt Nam bức thiết đòi hỏi phải có lực lượng lãnh đạo tiên tiến, với đường lối cách mạng đúng đắn để đưa cách mạng Việt Nam đi đến thành công.

Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh lịch sử ấy. Đó là một tất yếu của lịch sử.

+ Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam:

- Thắng lợi của cách mạng Việt Nam do nhiều nhân tố tạo nên. Nhưng nhân tố hàng đầu là có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng là bộ tham mưu là người lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

- Đảng đã được nhân dân ta sớm tin và đi theo làm cách mạng Đảng đã lãnh đạo sáng suốt đưa cách mạng Việt Nam vượt qua nhiều hiểm nguy tưởng như không vượt qua nổi vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

- Ngoài Đảng ta không có một tổ chức chính trị nào khác có thể đương đầu được với kẻ thù, có thể vượt qua hiểm nguy để lãnh đạo cách mạng

- Vai trò lãnh đạo của Đảng được thể hiện ở việc Đảng đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn; biết tập hợp, tổ chức, động viên lực lượng cách mạng; biết sử dụng những hình thức, phương pháp đấu tranh và hoạt động phong phú, linh hoạt để thực hiện đường lối thành công. Sau khi có chính quyền (1945) Đảng có thêm sức mạnh để thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. (Nêu ví dụ… để chứng minh)

- Để trở thành nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Đảng phải:

. Luôn luôn vững mạnh, trưởng thành và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cách mạng. Đảng phải vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức và phong cách lãnh đạo.

. Đảng phải luôn giáo giáo dục và rèn luyện đảng viên về mọi mặt, thường xuyên nhấn mạnh tự phê bình và phê bình, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện kỷ luật nghiêm minh.

. Kiên trì thực hiện những nguyên tắc xây dựng Đảng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

. Ngày nay, để đảm bảo thắng lợi của công cuộc đổi mới, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ then chốt của xây dựng Đảng hiện nay là xây dựng chỉnh đốn Đảng với mục đích nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ngang tầm với nhiệm vụ mới.

+ Liên hệ đến trách nhiệm của cá nhân trong giai đoạn hiện nay:

- Học tập lý luận Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động.

- Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành chủ trương đường lối chính sách của Đảng, nói và làm theo Nghi quyết của Đảng.
- Ra sức học tập để góp phần phục vụ nhân dân.

Trong xã hội ngày nay, học tập và rèn luyện tốt càng trở thành một nhiệm vụ quan trọng và vinh quang hơn bao giờ hết. Vì thế, học tập, vận dụng, phát triển tư tưởng Hố Chí Minh trong đội ngũ học sinh, sinh viên trước hết và cơ bản nhất là học tập tốt, rèn luyện đạo đức cách mạng tốt để trang bị cho mình thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng, giúp cho việc học tập trong nhà trường được tốt, đồng thời chuẩn bị hành trang cần thiết cho cuộc đời lao động và học tập không ngừng, cống hiến được nhiều hơn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.
Về phẩm chất chính trị,là sự giác ngộ xã hội chủ nghĩa,lòng trung thành với Đảng,với nhân dân,với chế độ;kiên định mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành chủ trương đường lối chính sách của Đảng, nói và làm theo Nghi quyết của Đảng

Ra sức học tập để có kiến thức sâu rộng, am hiểu công việc chuyên môn, có kinh nghiệm thực tiễn phong phú, có tay nghề vững vàng phục vụ bệnh nhân thật tốt, góp phẩn xây dựng ngành, xây dựng đất nướctrong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN:

Lịch sử đã trao quyền lãnh đạo cách mạng cho giai cấp công nhân mà Đảng Cộng Sản Việt Nam là đại biểu. Trước khi Đảng ta ra đời, các phong trào yêu nước chống Pháp mang ý thức hệ phong kiến, tư bản... đều lần lượt thất bại. Cách mạng Việt Nam rơi vào cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước mà thực chất sâu xa là khủng hoảng về vai trò lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến. Trong bối cảnh như vậy, những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc trong cuộc tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin và truyền bá vào Việt Nam là hết sức to lớn. Chủ nghĩa Mác - Lênin truyền bá vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam đã đưa đến sự ra đời của Đảng ta, bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, mở đầu cho thời kỳ giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng. Khác với lý luận và thực tiễn ra đời của các chính Đảng chính trị của giai cấp công nhân, sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam dựa trên cả ba yếu tố (Chủ nghĩa Mác - Lênin + phong trào công nhân + phong trào yêu nước). Từ đây, cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, một Đảng Mác- Lênin chân chính với đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo là cơ sở lý luận vững chắc đảm bảo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc phát triển của đất nước./

Nguồn: Sưu tầm
 
1.Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến việc ra đời của Đảng là một tât yếu lịch sử.

a.Hoàn cảnh quốc tế.

-Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) thắng lợi mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại, có tác động thức tỉnh các dân tộc đang đấu tranh giải phóng.

-Những tư tưởng cách mạng cấp tiến dội vào các nước thuộc địa.

a.Trong nước.

-Sự khai thác và bóc lột thuộc địa của thực dân Pháp đã làm gay gắt thêm các mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Việt Nam.
-Tình trạng khủng hoảng kinh tế –xã hội , đặc biệt là các mâu thuẫn dân tộc và giai cấp đã dẫn đến nhu cầu đấu tranh để tự giải phóng.
-Độc lập dân tộc và tự do dân chủ là nguyện vọng tha thiết cả nhân dân ta: là nhu cầu bức thiết của dân tộc .

1.Sự ra đời của Đảng là kết quả của quá trình lựa chọn con đường cứu nước.

-Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược giành độc lập dân tộc tuy diễn ra liên tục mạnh mẽ, nhưng các phong trào đều lần lượt bị thất bại vì đã không đáp ứng được những yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc .
-Trong khi phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị khác nhau đang bế tắc về đường lối thì khuynh hướng vô sản thắng thế: Phong trào dân tộc đi theo khuynh hướng vô sản.
-Đảng Cộng sản ra đời để giải quyết sự khủng hoảng này.

2.Đảng ra đời là sự kết hợp của chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

-Từ sự phân tích vị trí kinh tế xã hội của giai cấp trong xã hội Việt Nam cho thấy chỉ có giai cấp công nhân là giai cấp có sứ mệnh lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng.
-Nhiệm vụ giải phóng dân tộc đã đặt lên vai giai cấp công nhân Việt Nam.
-Phong trào công nhân ra đời và phát triển là một quá trình lịch sử tồn tại tự nhiên. Muốn trở thành phong trào tự giác nó phải được vũ trang bằng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin; Vũ khí lý luận và tư tưởng của giai cấp công nhân
-Giai cấp công nhân muốn lãnh đạo cách mạng được thì phải có Đảng cộng sản.
-Sự thành lập Đảng cộng sản là quy luật của sự vận động của phong trào công nhân từ tự phát thành tự giác, nó được trang bị bằng lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin.
-Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên tìm thấy chủ nghĩa Mác-Lênin và con đường giải phóng dân tộc theo đường lối cách mạng vô sản.
-Nguyễn Ái Quốc thực hiện công cuộc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị về chính trị , tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam .
-Chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam đã thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển .
-Các phong trào đấu tranh từ năm 1925 đến năm 1929 chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành và đang trở thành một lực lượng độc lập. Tình hình khách quan ấy đòi hỏi phải có một Đảng cộng sản lãnh đạo.
-Ba tổ chức cộng sản ra đời là: Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản đảng liên đoàn đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của phong trào cách mạng
-Ngày 3-2-1930 thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam .
Sưu tầm
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top