Tại sao người Trung Quốc bị kỳ thị tại châu Phi
Hoa kiều ở châu Phi cũng như những người Trung Quốc công tác, du lịch tại châu Phi, chắc chắn đều suy nghĩ tới vấn đề này: vì sao ngay những người da đen cũng coi thường người Trung Quốc? Trung Quốc viện trợ châu Phi nhiều như vậy, sao họ lại ăn hiếp người Trung Quốc, đó chẳng phải là mất toi công, của à.
Ngay từ những năm 50 của thế kỷ trước, những người lãnh đạo Trung Quốc mới đã nhận thức được tầm quan trọng của các quốc gia châu Phi đối với Trung Quốc, nên từ năm 1956 đã bắt đầu viện trợ cho các nước châu Phi, và từ đó không bao giờ ngừng. 53 năm nay, Trung Quốc đã viện trợ cho hơn 50 nước châu Phi hơn 900 hạng mục toàn bộ. Sau khi Diễn đàn hợp tác Trung Phi họp, Trung Quốc đã miễn giảm cho 31 nước châu Phi khoản nợ 10,5 tỷ NDT. Năm 20076, ngoại giao Trung Quốc chi tiêu hết 23 tỷ NDT, thì có tới 10,3 tỷ NDT dùng cho viện trợ nước ngoài
Tác giả đã có chuyến thăm thủ đô Yaounde của Cameroon ít ngày, thành phố chỉ có 1,5 triệu dân này đã có nhiều hạng mục do Trung Quốc viện trợ như Hội nghị trung tâm, Bệnh viện Nhi đồng Phụ nữ, Quảng trường thành phố, Trung tâm Thể dục nhiều chức năng v.v… Đây chỉ là một thành phố của một nước châu Phi, nhưng qua đó có thể thấy được qui mô viện trợ của Trung Quốc đối với các nước châu Phi như thế nào.
Ngày 6 tháng 5 năm 2009, trong chuyến thăm đó, tác giả đã có dịp trao đổi với ngài Baader, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Khoáng sản và Khoa học kỹ thuật Cameroon, dưới đây là nội dung câu chuyện:
Baader: chúng tôi rất hy vọng chính phủ Trung Quốc có thể viện trợ cho Cameroon xây dựng chiếc cầu lớn thứ hai qua sông Douala
Tác giả: Thưa ngài Bộ trưởng, mặc dù Trung Quốc rất nghèo nhưng chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ ngừng viện trợ cho Cameroon. Theo tôi biết, các hạng mục chúng tôi viện trợ cho các ngài có, Hội nghị Trung tâm, Quảng trường thành phố, Bệnh viện Nhi đồng Phụ nữ, Trung tâm thể dục nhiều chức năng v.v… Tôi nghĩ, hiện nay chính phủ chúng tôi không thể thỏa mãn yêu cầu của các ngài, viện trợ xây dựng chiếc cầu lớn thứ hai qua sông Douala, bởi vì hạng mục này tốn rất nhiều tiền, chí ít cũng phải 30 triệu Eu .
Baader: Không, không, kinh tế Trung Quốc phát triển rất nhanh. Tôi đã tới Trung Quốc, đến Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến và Hồng Công, thấy nơi nào của các bạn cũng đang xây dựng, đến chỗ nào cũng thấy tòa nhà, kinh tế Trung Quốc đã rất phát triển, khoản tiền này đối với các bạn chả thấm vào đâu.
Tác giả: Thưa ngài Bộ trưởng, những nơi mà ngài nhìn thấy ở Trung Quốc đều là vùng kinh tế phát triển nhất của Trung Quốc. Trong nội địa Trung Quốc còn rất nhiều nơi chưa giải quyết xong vấn đề no ấm, thậm chí có nơi còn nghèo hơn so với Cameroon, trẻ con không đi học nổi, người bệnh không khám nổi bệnh. Những nơi này ngài chưa thấy đâu.
Baader: Bất kể như thế nào, tổng lượng kinh tế của Trung Quốc là rất lớn, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đứng đầu thế giới, số viện trợ đó cho chúng tôi không đáng kể.
Tác giả: Mặc dù dự trữ ngoại tệ đứng đầu, nhưng gánh nặng nợ nước ngoài của chúng tôi cũng rất nặng, cần số tiền đó để trả nợ. Lại nữa, do nước Mỹ cưỡng bức đồng NDT tăng giá, nên phần lớn dự trữ ngoại tệ trong tay chúng tôi bị giảm sút. Tôi tin là ngài Bộ trưởng học rộng biết nhiều nhất định hiểu rõ là Trung Quốc và châu Phi đều là các nước đang phát triển, Tổng lượng kinh tế Trung Quốc tuy rất lớn, nhưng dân số Trung Quốc cũng rất lớn, bình quân về GDP chẳng hơn Cameroon các ngài bao nhiêu.
Baader : Trung Quốc các bạn mà thế giới thứ ba thì chúng tôi là thế giới thứ tư, các nước châu Phi so với Trung Quốc nghèo hơn nhiều, Trung Quốc các bạn viện trợ cho chúng tôi không phải hoàn lại.
Tác giả: Nhân dân Trung Quốc và nhân dân châu Phi là anh em, chúng tôi cảm ơn nhân dân châu Phi đã ủng hộ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thay “Trung Huo Dân quốc” Đài Loan vào Liên Hiệp quốc, thế nhưng chúng tôi đã có những cố gắng lớn nhất trong viện trợ cho các nước châu Phi, cần phải biết rằng, Trung Quốc không chỉ viện trợ Cameroon, chúng tôi còn phải viện trợ nhiều nước châu Phi khác
Tác giả đặt câu hỏi: Vị Bộ trưởng này có thể đại diện cho tâm lý nhiều người châu Phi, cho rằng Trung Quốc viện trợ cho họ là lẽ đương nhiên. Chúng ta viện trợ cho châu Phi bao nhiêu năm rồi, viện trợ bao nhiêu hạng mục, thế nhưng các nước châu Phi đối với Trung Quốc có hữu hảo không?
Tất nhiên qua vô tuyến tryền hình, chúng ta có thể thấy cảnh người lãnh đạo Trung Quốc tới thăm châu Phi đều được hoan nghênh nhiệt liệt. Đó là nghi lễ ngoại giao, hơn nữa người lãnh đạo Trung Quốc tới thăm châu Phi trong nhiều trường hợp trong túi đều có hạng mục viện trợ. Con chó vẫy đuôi với bạn, không phải là vì bạn mà là vì cái bánh mì trong tay bạn. Những Hoa kiều ở châu Phi, những nhân viên Trung Quốc công tác tại châu Phi, những công dân Trung Quốc đến du lịch tại châu Phi đều có thể hội thiết thân này.
(Bài viết đã kể lại một số hánh động, cử chỉ “không lịch sự, không tốt thậm chí là ngang ngược” của một số cảnh sát… địa phương đối với nhân viên công tác Trung Quốc đối với người Trung Quốc…, chúng tôi lược bỏ)
Tác giả đặt câu hỏi: vì sao người Trung Quốc bị coi thường tại châu Phi? Và tự trả lời:
Tôi nghĩ nguyên nhân chủ yếu là vì chúng ta chưa hề thực dân với họ.Tôi đã công tác tại châu Phi mấy năm, phát hiện châu Phi đặc biệt sùng kính người Pháp, người Anh. Người da đen trước đây bị người da trắng mua bán như con vật, sau này, những người da trắng này dạy người da đen học tiếng Pháp, tiếng Anh, nên người da đen luôn coi người da trắng là ông chủ… Hiện nay các nước châu Phi đều độc lập, những giữa họ vẫn nội chiến không ngừng.
Các dân tộc trên thế giới phần lớn đều giống nhau ở chỗ, tôn sùng kẻ mạnh, khinh bỉ kẻ yếu. Điều này giống như huán luyện ngựa, anh ghê gớm thì thuần phục được ngựa, nó phục tùng anh, theo sự điều khiển của anh. Nhưng nếu anh mềm yếu, sẽ không huấn luyện nổi ngựa, nó sẽ không cho anh cưỡi, không cho anh sờ, thậm chí còn đá anh.
Trong lịch sử, người phương Tây đã từng đánh và khuất phục Trung Quốc, Trung Quốc trở thành xã hội nửa phong kiến nửa thực dân. Người châu Phi coi trọng người da trắng, xem thường người Trung Quốc chính là vì đạo lý này.
Một lý do nữa khiến chúng ta phải viện trợ cho châu Phi còn vì mục đích gạt bỏ những nước có ý đồ muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Một số nước châu Phi không cần ngyên tắc, không cần nghĩa khí, cái mà họ cần là thực huệ, ai có sữa thì là mẹ, ai cho nhiều tiền hơn thì công nhận người đó. Hiện nay vẫn còn 4 nước châu Phi có quan hệ ngoại giao với Đài Loan.
Theo Vanhoanghean.vn