Khi yêu, mọi ý nghĩ, tình cảm của chúng ta đều hướng về người mình yêu dấu và mong muốn một cuộc sống thuỷ chung đến đầu bạc răng long. Nhưng khi tình yêu cạn dần đi, ý muốn quan tâm đến những đối tượng khác nữa bắt đầu xuất hiện…
Vì sao chàng hoặc nàng phản bội?
Đàn ông thường phản bội vì hai lý do. Thứ nhất, khi họ thấy cuộc hôn nhân của mình quá nhàm chán, bà vợ không còn là tia chớp của tình yêu, họ chỉ thực hiện “chuyện ấy” như một nghĩa vụ. Thứ hai, khi phái đẹp “khiêu khích”, bị tác động của rượu hay khi họ trót quá đà trong những lúc tán tỉnh chơi bời, và việc rút lui bị coi là rất không “quân tử”. Chính vì thế, đàn ông chỉ coi việc phản bội như những cuộc phiêu lưu chớp nhoáng, không hề ảnh hưởng gì tới quan hệ vợ chồng – tất nhiên là với điều kiện không bị “sư tử nhà” phát hiện.
Với đàn ông, phản bội là một khái niệm rất tương đối. Những cuộc phiêu lưu tình ái của họ là sự hiện thực hoá những tưởng tượng tình dục. Kẻ thứ ba đem lại ấn tượng mạnh chính vì đó là “của lạ”. Nhưng quan hệ với những người đàn bà khác lại thường khiến các ông thấm thía rằng: quan hệ vợ chồng mới thực sự bền vững và không thể thay thế.
Phái đẹp thì phản bội vì 1.001 lý do, chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân ngoài tình dục. Chị em có thể ngoại tình để trả thù, vì ghen ăn tức ở, vì hận thế giới này, vì đang có tâm trạng thật tuyệt vời, vì thấy cần phải chứng tỏ (với bản thân) rằng mình thừa sức làm việc đó, vì tò mò, vì sự cảm thông, vì nhu cầu tình cảm…
Cái để giữ người phụ nữ không phản bội, kể cả khi có cơ hội, đó là tình yêu. Thậm chí cả khi tình yêu đã phai nhạt theo thời gian, thì vẫn còn lại những chuẩn mực đạo đức để họ không muốn xúc phạm người bạn đời của mình.
Phụ nữ và đàn ông tìm thấy trong tình dục những cái khác nhau và lý do để họ quan hệ cũng rất khác nhau. Các ông dễ dàng chấp nhận “chuyện ấy” mà không cần đến tình cảm, trong khi phụ nữ lại coi “chuyện ấy” như một minh chứng của tình yêu và hy vọng rằng tình yêu đó đến từ hai phía. Trong những lý do để làm “chuyện ấy”, với các ông thường tính đến: khoái cảm, sự vui thú; còn với chị em là để biểu lộ tình yêu, cảm xúc và sự cam kết. Đối với 61% các ông, chỉ thỉnh thoảng cảm xúc mới được coi là điều kiện tiên quyết cho một cuộc mây mưa, trong khi 85% chị em cho rằng cảm xúc luôn là điều kiện quan trọng. 85% đàn ông và 41% phụ nữ vào cuộc mà không cần đến tình cảm. Các anh chàng cũng có nhiều bạn tình hơn hẳn so với phái đẹp.
Vậy vì sao phụ nữ lại từ chối sự thoả mãn thể xác và đề cao tình cảm và sự hấp dẫn? Theo Thế Giới Mới, các nghiên cứu cho thấy có thể phụ nữ không ý thức được những phản ứng của cơ thể trong quá trình hưng phấn. Rõ ràng là nỗi lo sợ (dính bầu, bị bạn tình đánh giá là mình quá hăng hái về chuyện ấy) có ảnh hưởng đến những lý do khiến họ vào cuộc. Ngoài những tác động của chuẩn mực xã hội, họ còn chịu tác động của nhiều dạng tình cảm khác, đôi khi trái ngược nhau. Khả năng hưng phấn ở phụ nữ phụ thuộc nhiều hơn vào những trải nghiệm và cảm xúc.
Với phụ nữ, cảm giác an toàn và ổn định gia đình là một trong những nhu cầu cơ bản nhất. Ngoài ra, sự phản bội của phụ nữ thường đe doạ đến độ bền vững của gia đình nhiều hơn là từ phía đàn ông. Có thể vì chị em thường dễ dàng và mãnh liệt hơn khi đã dấn thân vào mối quan hệ mới. Ngoài ra, sự không chung thuỷ của họ thường xuất phát từ tâm trạng vỡ mộng kéo dài về những nhu cầu quan trọng mà không được chồng đáp ứng. Điều này khiến phụ nữ có thể đặt tất cả lên một quân bài.
Trong quan hệ vợ chồng, nỗi thất vọng thường được khởi nguồn từ sự ít hiểu biết về những nhu cầu, mong muốn của bạn đời. Những cuộc đôi co triền miên và cảm giác cô đơn, thất vọng cứ lớn dần lên. Chị em thường cảm thấy đặc biệt đau khổ khi người chồng không đoái hoài gì tới những nhu cầu về tình cảm, thiếu sự thân thiết, tế nhị trong những phút giây thầm kín, hoặc không quan tâm đến những vướng mắc mà họ gặp phải trong cuộc sống hằng ngày. Điều này khiến cho chị em rút lui về mặt tâm lý khỏi mối quan hệ vợ chồng. Khi đó họ rất dễ tìm sự bù đắp cho những thất vọng, ước mơ không thành của mình trong vòng tay kẻ khác. Phụ nữ thường “ăn nem” khi không hài lòng với mối quan hệ hiện tại, trong khi với các ông, hầu như chả có mối liên hệ nào giữa việc “ăn chả” với sự không thoả mãn trong phòng ngủ gia đình. Đôi khi phụ nữ lao vào những cuộc tình thoáng qua là để lấp chỗ trống hoặc để dễ chia tay hơn với ông chồng chán ngắt. Việc phản bội của đàn ông mang tính tình thế nhiều hơn, và nếu không bị vợ phát hiện thì chẳng ảnh hưởng gì mấy tới quan hệ vợ chồng.
Niềm khát khao những thay đổi
Ham muốn tình dục của chúng ta mang tính xen kẽ, giữa hình thức một vợ một chồng và hình thức đa thê/phu (tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể và bản chất của mỗi người). Điều này phụ thuộc vào khuynh hướng cá nhân đối với những thay đổi, những ấn tượng mới; vào những trải nghiệm về cảm xúc và mức độ hoà hợp giữa tình cảm với ham muốn tình dục; vào khả năng kiềm chế tâm lý và khả năng thoả mãn nhu cầu thầm kín hằng ngày. Nếu khuynh hướng thay đổi bạn tình từ lý do nhu cầu tình dục là thấp, thì chúng ta có nhiều cơ may để thể hiện lòng chung thuỷ. Vì vậy mà có thể nói rằng anh A hay chị B chung thuỷ “bẩm sinh”. Một số nhà nghiên cứu cho rằng nhất định phải tồn tại cả những nguyên nhân tâm sinh lý và thần kinh, khiến những người thích cảm giác mạnh luôn săn tìm “của lạ”. Có thể ở đây có sự tham gia của một enzyme trong não (MAO). Những người có mức độ MAO thấp thường có tính nóng nảy, thích lái xe tốc độ, sẵn lòng tham dự vào những chuyện nguy hiểm, có lối sống sôi động (kể cả trong quan hệ chăn gối).
Có nhiều tính cách tâm lý tác động lên đời sống tình cảm của chúng ta, nghĩa là không chỉ riêng ham muốn tình dục, mà nhu cầu chung về những cảm xúc mới, hướng chúng ta tìm đến những người bạn khác giới mới. Vì vậy, để chung thuỷ, đòi hỏi chúng ta phải biết kiềm chế. Trong chúng ta, luôn tồn tại những khuynh hướng trái ngược nhau, ví dụ nhu cầu có những cảm xúc mới mâu thuẫn với nhu cầu về một gia đình ổn định, bền vững. Tất cả phụ thuộc vào hoàn cảnh sống hiện tại và khả năng kiềm chế của mỗi người.
Tình yêu và sự chung thuỷ
Khi yêu, mọi ý nghĩ, tình cảm của ta đều hướng về người ta yêu dấu – khi đó trong chúng ta ngự trị lòng chung thuỷ. Khi tình yêu dần nguội lạnh, bắt đầu xuất hiện khuynh hướng quan tâm đến những người khác giới khác. Khuynh hướng này thường bị kiềm chế bởi ý thức về trách nhiệm, tình nghĩa và lòng trung thành, không muốn người bạn đời phải đau khổ, hay về những đứa con chung… Trong trường hợp này, việc gìn giữ lòng chung thuỷ không còn là tự thân, mà người ta chỉ có được do cố gắng làm chủ bản thân một cách có ý thức.
Sự hoà hợp giữa cảm xúc với ham muốn tình dục cũng có ý nghĩa nhất định đối với lòng chung thuỷ. Mức độ hoà hợp càng nhiều, thì tác động của nó đến tình cảm càng lớn, và nó là lý do để người ta chỉ gắn bó với một người. Khi có nhu cầu lớn về “chuyện ấy” và dễ bị hưng phấn do những kích thích nhục cảm, người ta khó giữ được lòng chung thuỷ hơn. Khả năng kiềm chế tâm lý có ý nghĩa cơ bản để đảm bảo sự thuỷ chung. Những kiềm chế tâm lý, đặc biệt là lý trí (như đạo đức, tín ngưỡng) đạt mức độ cao nhất ở giai đoạn trưởng thành. Tuổi càng cao, khả năng kiềm chế tâm lý càng suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho xu thế ngoại tình, thậm chí cả khi về già, khi mà nhu cầu quan hệ tình dục đã ít đi nhiều. Bệnh tật cũng là tác nhân gây suy giảm khả năng kiềm chế tâm lý. Một số cá tính của con người cũng tạo điều kiện cho ngoại tình. Ví dụ tính mạnh dạn trong giao tiếp khiến người ta dễ có nhiều mối quan hệ, do đó xác suất xảy ra “chuyện ấy” cao hơn.
Các nhà tình dục học nhận định rằng những cặp vợ chồng không hoà hợp về mặt tình dục dễ phản bội hay ly dị hơn. Đời sống thầm kín đều đặn và toại nguyện, cùng với người bạn đời luôn có những ý tưởng mới làm phong phú cuộc sống chăn gối, là một đồng minh tin cậy của lòng chung thuỷ.
Vậy chúng ta phải làm gì để tự bảo vệ mình trước những cám dỗ luôn rình rập quanh ta? Các nhà tình dục học cho thấy, trong cuộc sống vợ chồng, ngoài cảm giác mãn nguyện, thì mức độ hấp dẫn lẫn nhau cũng là một yếu tố quan trọng. Vậy nên hãy biết làm đẹp mình – về hình thức cũng như tâm hồn – để khiến người bạn đời luôn khao khát được ở bên ta.
Vì sao chàng hoặc nàng phản bội?
Đàn ông thường phản bội vì hai lý do. Thứ nhất, khi họ thấy cuộc hôn nhân của mình quá nhàm chán, bà vợ không còn là tia chớp của tình yêu, họ chỉ thực hiện “chuyện ấy” như một nghĩa vụ. Thứ hai, khi phái đẹp “khiêu khích”, bị tác động của rượu hay khi họ trót quá đà trong những lúc tán tỉnh chơi bời, và việc rút lui bị coi là rất không “quân tử”. Chính vì thế, đàn ông chỉ coi việc phản bội như những cuộc phiêu lưu chớp nhoáng, không hề ảnh hưởng gì tới quan hệ vợ chồng – tất nhiên là với điều kiện không bị “sư tử nhà” phát hiện.
Với đàn ông, phản bội là một khái niệm rất tương đối. Những cuộc phiêu lưu tình ái của họ là sự hiện thực hoá những tưởng tượng tình dục. Kẻ thứ ba đem lại ấn tượng mạnh chính vì đó là “của lạ”. Nhưng quan hệ với những người đàn bà khác lại thường khiến các ông thấm thía rằng: quan hệ vợ chồng mới thực sự bền vững và không thể thay thế.
Phái đẹp thì phản bội vì 1.001 lý do, chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân ngoài tình dục. Chị em có thể ngoại tình để trả thù, vì ghen ăn tức ở, vì hận thế giới này, vì đang có tâm trạng thật tuyệt vời, vì thấy cần phải chứng tỏ (với bản thân) rằng mình thừa sức làm việc đó, vì tò mò, vì sự cảm thông, vì nhu cầu tình cảm…
Cái để giữ người phụ nữ không phản bội, kể cả khi có cơ hội, đó là tình yêu. Thậm chí cả khi tình yêu đã phai nhạt theo thời gian, thì vẫn còn lại những chuẩn mực đạo đức để họ không muốn xúc phạm người bạn đời của mình.
Phụ nữ và đàn ông tìm thấy trong tình dục những cái khác nhau và lý do để họ quan hệ cũng rất khác nhau. Các ông dễ dàng chấp nhận “chuyện ấy” mà không cần đến tình cảm, trong khi phụ nữ lại coi “chuyện ấy” như một minh chứng của tình yêu và hy vọng rằng tình yêu đó đến từ hai phía. Trong những lý do để làm “chuyện ấy”, với các ông thường tính đến: khoái cảm, sự vui thú; còn với chị em là để biểu lộ tình yêu, cảm xúc và sự cam kết. Đối với 61% các ông, chỉ thỉnh thoảng cảm xúc mới được coi là điều kiện tiên quyết cho một cuộc mây mưa, trong khi 85% chị em cho rằng cảm xúc luôn là điều kiện quan trọng. 85% đàn ông và 41% phụ nữ vào cuộc mà không cần đến tình cảm. Các anh chàng cũng có nhiều bạn tình hơn hẳn so với phái đẹp.
Vậy vì sao phụ nữ lại từ chối sự thoả mãn thể xác và đề cao tình cảm và sự hấp dẫn? Theo Thế Giới Mới, các nghiên cứu cho thấy có thể phụ nữ không ý thức được những phản ứng của cơ thể trong quá trình hưng phấn. Rõ ràng là nỗi lo sợ (dính bầu, bị bạn tình đánh giá là mình quá hăng hái về chuyện ấy) có ảnh hưởng đến những lý do khiến họ vào cuộc. Ngoài những tác động của chuẩn mực xã hội, họ còn chịu tác động của nhiều dạng tình cảm khác, đôi khi trái ngược nhau. Khả năng hưng phấn ở phụ nữ phụ thuộc nhiều hơn vào những trải nghiệm và cảm xúc.
Với phụ nữ, cảm giác an toàn và ổn định gia đình là một trong những nhu cầu cơ bản nhất. Ngoài ra, sự phản bội của phụ nữ thường đe doạ đến độ bền vững của gia đình nhiều hơn là từ phía đàn ông. Có thể vì chị em thường dễ dàng và mãnh liệt hơn khi đã dấn thân vào mối quan hệ mới. Ngoài ra, sự không chung thuỷ của họ thường xuất phát từ tâm trạng vỡ mộng kéo dài về những nhu cầu quan trọng mà không được chồng đáp ứng. Điều này khiến phụ nữ có thể đặt tất cả lên một quân bài.
Trong quan hệ vợ chồng, nỗi thất vọng thường được khởi nguồn từ sự ít hiểu biết về những nhu cầu, mong muốn của bạn đời. Những cuộc đôi co triền miên và cảm giác cô đơn, thất vọng cứ lớn dần lên. Chị em thường cảm thấy đặc biệt đau khổ khi người chồng không đoái hoài gì tới những nhu cầu về tình cảm, thiếu sự thân thiết, tế nhị trong những phút giây thầm kín, hoặc không quan tâm đến những vướng mắc mà họ gặp phải trong cuộc sống hằng ngày. Điều này khiến cho chị em rút lui về mặt tâm lý khỏi mối quan hệ vợ chồng. Khi đó họ rất dễ tìm sự bù đắp cho những thất vọng, ước mơ không thành của mình trong vòng tay kẻ khác. Phụ nữ thường “ăn nem” khi không hài lòng với mối quan hệ hiện tại, trong khi với các ông, hầu như chả có mối liên hệ nào giữa việc “ăn chả” với sự không thoả mãn trong phòng ngủ gia đình. Đôi khi phụ nữ lao vào những cuộc tình thoáng qua là để lấp chỗ trống hoặc để dễ chia tay hơn với ông chồng chán ngắt. Việc phản bội của đàn ông mang tính tình thế nhiều hơn, và nếu không bị vợ phát hiện thì chẳng ảnh hưởng gì mấy tới quan hệ vợ chồng.
Niềm khát khao những thay đổi
Ham muốn tình dục của chúng ta mang tính xen kẽ, giữa hình thức một vợ một chồng và hình thức đa thê/phu (tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể và bản chất của mỗi người). Điều này phụ thuộc vào khuynh hướng cá nhân đối với những thay đổi, những ấn tượng mới; vào những trải nghiệm về cảm xúc và mức độ hoà hợp giữa tình cảm với ham muốn tình dục; vào khả năng kiềm chế tâm lý và khả năng thoả mãn nhu cầu thầm kín hằng ngày. Nếu khuynh hướng thay đổi bạn tình từ lý do nhu cầu tình dục là thấp, thì chúng ta có nhiều cơ may để thể hiện lòng chung thuỷ. Vì vậy mà có thể nói rằng anh A hay chị B chung thuỷ “bẩm sinh”. Một số nhà nghiên cứu cho rằng nhất định phải tồn tại cả những nguyên nhân tâm sinh lý và thần kinh, khiến những người thích cảm giác mạnh luôn săn tìm “của lạ”. Có thể ở đây có sự tham gia của một enzyme trong não (MAO). Những người có mức độ MAO thấp thường có tính nóng nảy, thích lái xe tốc độ, sẵn lòng tham dự vào những chuyện nguy hiểm, có lối sống sôi động (kể cả trong quan hệ chăn gối).
Có nhiều tính cách tâm lý tác động lên đời sống tình cảm của chúng ta, nghĩa là không chỉ riêng ham muốn tình dục, mà nhu cầu chung về những cảm xúc mới, hướng chúng ta tìm đến những người bạn khác giới mới. Vì vậy, để chung thuỷ, đòi hỏi chúng ta phải biết kiềm chế. Trong chúng ta, luôn tồn tại những khuynh hướng trái ngược nhau, ví dụ nhu cầu có những cảm xúc mới mâu thuẫn với nhu cầu về một gia đình ổn định, bền vững. Tất cả phụ thuộc vào hoàn cảnh sống hiện tại và khả năng kiềm chế của mỗi người.
Tình yêu và sự chung thuỷ
Khi yêu, mọi ý nghĩ, tình cảm của ta đều hướng về người ta yêu dấu – khi đó trong chúng ta ngự trị lòng chung thuỷ. Khi tình yêu dần nguội lạnh, bắt đầu xuất hiện khuynh hướng quan tâm đến những người khác giới khác. Khuynh hướng này thường bị kiềm chế bởi ý thức về trách nhiệm, tình nghĩa và lòng trung thành, không muốn người bạn đời phải đau khổ, hay về những đứa con chung… Trong trường hợp này, việc gìn giữ lòng chung thuỷ không còn là tự thân, mà người ta chỉ có được do cố gắng làm chủ bản thân một cách có ý thức.
Sự hoà hợp giữa cảm xúc với ham muốn tình dục cũng có ý nghĩa nhất định đối với lòng chung thuỷ. Mức độ hoà hợp càng nhiều, thì tác động của nó đến tình cảm càng lớn, và nó là lý do để người ta chỉ gắn bó với một người. Khi có nhu cầu lớn về “chuyện ấy” và dễ bị hưng phấn do những kích thích nhục cảm, người ta khó giữ được lòng chung thuỷ hơn. Khả năng kiềm chế tâm lý có ý nghĩa cơ bản để đảm bảo sự thuỷ chung. Những kiềm chế tâm lý, đặc biệt là lý trí (như đạo đức, tín ngưỡng) đạt mức độ cao nhất ở giai đoạn trưởng thành. Tuổi càng cao, khả năng kiềm chế tâm lý càng suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho xu thế ngoại tình, thậm chí cả khi về già, khi mà nhu cầu quan hệ tình dục đã ít đi nhiều. Bệnh tật cũng là tác nhân gây suy giảm khả năng kiềm chế tâm lý. Một số cá tính của con người cũng tạo điều kiện cho ngoại tình. Ví dụ tính mạnh dạn trong giao tiếp khiến người ta dễ có nhiều mối quan hệ, do đó xác suất xảy ra “chuyện ấy” cao hơn.
Các nhà tình dục học nhận định rằng những cặp vợ chồng không hoà hợp về mặt tình dục dễ phản bội hay ly dị hơn. Đời sống thầm kín đều đặn và toại nguyện, cùng với người bạn đời luôn có những ý tưởng mới làm phong phú cuộc sống chăn gối, là một đồng minh tin cậy của lòng chung thuỷ.
Vậy chúng ta phải làm gì để tự bảo vệ mình trước những cám dỗ luôn rình rập quanh ta? Các nhà tình dục học cho thấy, trong cuộc sống vợ chồng, ngoài cảm giác mãn nguyện, thì mức độ hấp dẫn lẫn nhau cũng là một yếu tố quan trọng. Vậy nên hãy biết làm đẹp mình – về hình thức cũng như tâm hồn – để khiến người bạn đời luôn khao khát được ở bên ta.