Tại sao người ta lấy trái tim làm biểu tượng của tình yêu?

Mỗi người trong số chúng ta, được sinh ra đều có trái tim và bộ não. Bộ não làm nhiệm vụ trung khu điều khiển mọi hoạt động của cơ thể, từ những việc đơn giản như đi, đứng, ăn uống,… đến những việc phức tạp như giải một bài lượng giác khó, thiết kế một chương trình, viết kịch bản,… Vì thế, mỗi khi nhận xét hay đánh giá về sự thông minh, nhạy bén, người ta thường dùng cái đầu để biểu trưng. Thế con trái tim? Nhắc đến trái tim, ta ắt nghĩ ngay đến tình cảm, sự yêu thương… Khi một người tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ và yêu thương tất cả mọi người, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn, người ta nói người ấy có một trái tim lớn, ấm áp… Khi một người đau khổ, người ta bảo người ấy có trái tim bị tổn thương… Tại sao lại dùng trái tim để làm biểu trưng cho tình cảm của con người?

Có rất nhiều ý kiến xung quanh vấn đề này, và sau đây là một vài ý kiến:
- Bạn có nick name meou viết: Tại sao người ta lại lấy biểu tượng của tình yêu là hình trái tim? bởi vì nó được cấu tạo bởi 2 đường cong tương tự nhau nhưng khác chiều , ý nói tình yêu phải được vun đắp từ 2 phía , 2 người phải giống nhau 1 chút để hiểu nhau và phải khác nhau 1 chút để yêu nhau . Nhưng cuối cùng thì 2 nét vẽ cũng đụng nhau , ý nói nếu yêu nhau thật sự thì sẽ có cùng 1 điểm đến . Quả thật rất sáng tạo khi lấy hình trái tim là biểu tượng cho tình yêu đôi lứa .
- Bạn có nick Chiếc Giày viết: Nếu lấy trái thận làm biểu tượng có vẻ không ổn. Vì vậy nên lấy biểu tượng là trái tim nghe rất trong sáng.
Nói vậy chứ có ai sống được mà không có Tim đâu? nên cái gì cao quý thì ví với Tim thôi.
- Bạn có nick Move lại viết: Vì khi bạn nhìn thấy người mình yêu, tim bạn đập nhanh chứ không phải bụng bạn réo hay đầu bạn đau. Khi người mình yêu làm mình tổn thương, tim bạn nhói đau chứ không phải chân hay tay mình đau đúng không?
Và có 1 lý do nữa là tim là nới tiếp nguồn sống cho cơ thể, tình yêu cũng thế, nó là cái cho ta hướng tới tương lai, tới những gì tốt đẹp hơn.
- Bạn có nick “Không ai cả” viết rất dài như sau: Thực ra việc dùng từ TRÁI TIM để tượng trưng cho tình yêu chỉ là một quan niệm vay mượn của chúng ta từ người phương tây. Tôi xin lý giải như dưới đây:
Tính nhị nguyên luôn tồn tại ở mọi hình thái trong thế giới chúng ta. Nhìn mọi nơi ta luôn thấy sự tồn tại giữa các mặt đối lập nhau. trong nhận thức và cảm giác cũng vậy: người phương tây mang tính quyết đoán, mạnh mẽ, hướng ngoại, ngược với tính cách hướng nội, thâm trầm, bình lặng nhưng thiếu năng động của người phương đông. Do đó, người phương tây mang đặc tính dương, người phương đông mang tính âm.
Trong cơ thể con người: dương là nửa thân trên, âm là nửa thân dưới. Ở nửa thân trên TRÁI TIM là bộ phận quan trọng nhất có liên quan trực tiếp đến sinh mệnh. Não cũng là bộ phận quan trọng trong nửa thân trên, nhưng bạn hãy xem: não hay TRÁI TIM quyết định thời điểm quyết định sự "ra đi" của con người? Khi TRÁI TIM ngừng đập là đánh dấu thời điểm quan trọng khiến người ta lìa đời, song não thì chưa chết hẳn, cái chết não diễn ra chậm hơn. Do TRÁI TIM là quan trọng hơn và là quan trọng nhất! Từ đó, người phương tây đem hình ảnh trái tim để tượng trưng cho điều mà họ coi trọng nhất: TÌNH YÊU.
Người phương đông thường lấy LÒNG DẠ ra để so sánh chứ không phải là TRÁI TIM. Ta thường chỉ thấy trong thơ văn và trong đời sống người Việt trước đây những câu như thế này:
- "thương anh em để trong lòng";
- "em ơi có biết cho lòng anh";
- "em đi lấy chồng rồi, lòng anh sót xa";
- "sống để dạ, chết mang theo";
- "lòng dạ xấu xa"
...
Tôi dẫn ra những điều này để bạn nhận định cho rõ, không phải lúc nào TRÁI TIM cũng là tượng trưng cho tình yêu đối với người á đông trong đó có người Việt Nam. Đó chỉ là cách nói của người phương tây, và nó đã du nhập, trở thành cách nói viết thông dụng ngày nay đối với chúng ta.
Cũng cần nói thêm là: trong truyền thống xa xưa, người phương đông không coi trọng tình yêu giống như hiện tại. Người phương đông cổ luôn nhận thức cao hơn đối với việc duy trì nòi giống hơn là những tình cảm yêu đương đơn thuần. Do đó mới có việc gả bán (thuần xử lý theo sự xếp đặt của lý trí, chứ không theo tiếng gọi con tim). Điều này có nghĩa là TRÁI TIM không là biểu tượng của người á đông nói chung và người Việt Nam nói riêng thời trước. Nó chỉ là khái niệm mới, vay mượn.
Qua các phân tích trên tôi không định chỉ trích hay bình luận cách dùng nào đúng hay sai, tốt hay xấu, mà chỉ muyốn cung cấp thêm cho bạn một số nhận định khách quan, xung quanh việc xuất hiện cách dùng từ TRÁI TIM để biểu thị tình yêu trong tiếng Việt, và mục đích câu trả lời của tôi cũng chỉ dừng ở đó.
Thân mến!

Vậy còn ý kiến của bạn thì sao? Hãy chia sẻ cho mọi người cũng biết nào...
__ST__
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top