TẠI SAO LỐP XE CÓ MÀU ĐEN?
Đã bao giờ bạn tự hỏi, tại sao lốp xe ô tô nào cũng màu đen? Tại sao ca sĩ Pink hay ngôi sao “lắm chiêu” Paris Hilton không tậu cho mình chiếc xe có bộ lốp màu...hồng? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Đã có thời kỳ những chiếc xe cổ mang bộ lốp màu trắng khiết của cao su. Một số được các nhà sản xuất sử dụng chất nhuộm nên lốp xe có màu xám nhạt, vàng nhạt, hoặc be.
Những chiếc lốp khá bắt mắt này khi để lâu sẽ nhanh chóng bị khô cứng, biến màu và nứt rách, gây phiền hà cho chủ xe. Hiện tượng “chết khô” của lốp như vậy khiến các ông chủ phải khốn đốn và chi một khoản không hề nhỏ vào lốp xe khi đậu xe trong thời gian dài.
Nhân tố chính gây ra hiện tượng xuống cấp ở lốp là do cao su và các chất tổng hợp khác chịu tác động của ozone, một chất khí không mùi và tồn tại trong khí quyển. Khi ozone kết hợp với tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời sẽ gây ra phản ứng hoá học, gây hại đến lốp xe po-ly-me.
Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại chất có thể ngăn ngừa tác hại này, đó là các phân tử bình ổn có tên gọi là “chất hấp thụ cạnh tranh” (competitive absorber). Chất này sẽ giữ và hấp thụ tia cực tím, chuyển thành dạng nhiệt phát tán vào môi trường. Phát minh này nhanh chóng được áp dụng trong công nghệ sản xuất lốp. Tất cả các nhà sản xuất lốp đều sử dụng cùng một chất hấp thụ là bột các-bon đen. Bột này rất mịn, không mùi, sản xuất bằng cách phân hủy nhiệt khí đốt thiên nhiên hay dầu hỏa. Nó chiếm 30% trong nguyên liệu làm vỏ lốp mà thành phần chính là cao su thiên nhiên hay nhân tạo. Carbon có tác dụng chống bào mòn vỏ lốp, hút tia cực tím và giúp cao su khỏi bị nứt nẻ, làm tuổi thọ sản phẩm tăng đến 5 lần. Đó chính là lý do tại sao mọi lốp xe đều màu đen.
Tất nhiên chất hấp thụ này sẽ chịu ăn mòn thay thế khi tác động với ozone và tia tử ngoại. Sau một thời gian, các-bon sẽ mất khả năng hấp thụ và biến thành màu xám. Đấy là lý do tại sao khi bị lão hoá, lốp xe thường đổi màu.
Để tăng thêm khả năng đối phó với ozone, các nhà sản xuất lốp còn trộn thêm hợp chất dạng sáp vào công thức này. Lốp sẽ co giãn khi chuyển động, khiến cho các phân tử sáp di chuyển tới bề mặt, tạo nên một lớp bảo vệ giữa không khí (chứa ôxi, ozone) và polime lốp. Trong công nghiệp chế tạo lớp, quá trình này gọi là quá trình phủ blooming. Khi xe đậu trong một thời gian dài, quá trình blooming không diễn ra do không có chuyển động của lốp, ozone và tia cực tím tiếp tục tấn công vào mặt lốp.
Cầu kỳ hơn, khách hàng có thể tự bảo vệ thêm cho lốp bằng cách sử dụng một sản phẩm khác làm chậm tác động của ozone và UV là chất bảo vệ 303 Aerospace Protectant. Khi xịt chất này lên bề mặt lốp, lốp xe sẽ được bảo vệ tương đương với “bôi” một lớp kem chống nắng SPF 40.
Có lẽ bạn đã hiểu tại sao lốp xe ô tô ngày nay lại có màu đen và một số bí quyết "dưỡng lốp chống nắng". Bên cạnh lý do kỹ thuật, rõ ràng, màu đen cũng tạo thêm nét khoẻ khoắn, phù hợp với mọi màu sơn xe và không bám bẩn như các màu sắc sáng khác. Do vậy, nếu như Pink hay Paris Hilton muốn có chiếc xe với những chiếc lốp màu hồng, cách duy nhất có lẽ là...mua sơn về tự sơn lại.
Đã có thời kỳ những chiếc xe cổ mang bộ lốp màu trắng khiết của cao su. Một số được các nhà sản xuất sử dụng chất nhuộm nên lốp xe có màu xám nhạt, vàng nhạt, hoặc be.
Nhân tố chính gây ra hiện tượng xuống cấp ở lốp là do cao su và các chất tổng hợp khác chịu tác động của ozone, một chất khí không mùi và tồn tại trong khí quyển. Khi ozone kết hợp với tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời sẽ gây ra phản ứng hoá học, gây hại đến lốp xe po-ly-me.
Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại chất có thể ngăn ngừa tác hại này, đó là các phân tử bình ổn có tên gọi là “chất hấp thụ cạnh tranh” (competitive absorber). Chất này sẽ giữ và hấp thụ tia cực tím, chuyển thành dạng nhiệt phát tán vào môi trường. Phát minh này nhanh chóng được áp dụng trong công nghệ sản xuất lốp. Tất cả các nhà sản xuất lốp đều sử dụng cùng một chất hấp thụ là bột các-bon đen. Bột này rất mịn, không mùi, sản xuất bằng cách phân hủy nhiệt khí đốt thiên nhiên hay dầu hỏa. Nó chiếm 30% trong nguyên liệu làm vỏ lốp mà thành phần chính là cao su thiên nhiên hay nhân tạo. Carbon có tác dụng chống bào mòn vỏ lốp, hút tia cực tím và giúp cao su khỏi bị nứt nẻ, làm tuổi thọ sản phẩm tăng đến 5 lần. Đó chính là lý do tại sao mọi lốp xe đều màu đen.
Tất nhiên chất hấp thụ này sẽ chịu ăn mòn thay thế khi tác động với ozone và tia tử ngoại. Sau một thời gian, các-bon sẽ mất khả năng hấp thụ và biến thành màu xám. Đấy là lý do tại sao khi bị lão hoá, lốp xe thường đổi màu.
Để tăng thêm khả năng đối phó với ozone, các nhà sản xuất lốp còn trộn thêm hợp chất dạng sáp vào công thức này. Lốp sẽ co giãn khi chuyển động, khiến cho các phân tử sáp di chuyển tới bề mặt, tạo nên một lớp bảo vệ giữa không khí (chứa ôxi, ozone) và polime lốp. Trong công nghiệp chế tạo lớp, quá trình này gọi là quá trình phủ blooming. Khi xe đậu trong một thời gian dài, quá trình blooming không diễn ra do không có chuyển động của lốp, ozone và tia cực tím tiếp tục tấn công vào mặt lốp.
Cầu kỳ hơn, khách hàng có thể tự bảo vệ thêm cho lốp bằng cách sử dụng một sản phẩm khác làm chậm tác động của ozone và UV là chất bảo vệ 303 Aerospace Protectant. Khi xịt chất này lên bề mặt lốp, lốp xe sẽ được bảo vệ tương đương với “bôi” một lớp kem chống nắng SPF 40.
Có lẽ bạn đã hiểu tại sao lốp xe ô tô ngày nay lại có màu đen và một số bí quyết "dưỡng lốp chống nắng". Bên cạnh lý do kỹ thuật, rõ ràng, màu đen cũng tạo thêm nét khoẻ khoắn, phù hợp với mọi màu sơn xe và không bám bẩn như các màu sắc sáng khác. Do vậy, nếu như Pink hay Paris Hilton muốn có chiếc xe với những chiếc lốp màu hồng, cách duy nhất có lẽ là...mua sơn về tự sơn lại.
Theo Properautocare