Tại sao làm việc theo nhóm được đánh giá quá cao

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Tham khảo
Why Teamwork is Overrated

Liệu làm việc theo nhóm luôn luôn nâng cao năng suất của tổ chức? Đó dường như là 1 câu hỏi quá rõ ràng để trả lời. Trên thực tế, mọi phần mô tả công việc đều có yêu cầu '1 người làm việc theo nhóm tốt'.

Tất cả các kiểu nhóm xuất hiện ở mọi nơi trong các tổ chức và giả định là chúng nâng cao năng suất của tổ chức.

Trong thực tế, bằng chứng ủng hộ cho sức mạnh to lớn của làm việc theo nhóm là khá yếu. Hàng trăm nghiên cứu từng được thực hiện để kiểm tra năng suất lao động của mọi người trong các nhóm.

Các nghiên cứu cho thấy những lợi ích trung tính hoặc nhỏ bé của năng suất nhóm (Allen & Hecht, 2004). Sau đây là 1 số đặc điểm điển hình của các nhóm từ nghiên cứu của Hackman (1990):

Những nhóm có năng suất cao là không có mức bình thường, thay vào đó các nhóm thường có sự thay đổi rất lớn trong khả năng từ trên xuống dưới.

Mọi người trong nhóm thường lãng phí thời gian để cãi nhau về những mục tiêu.

Các nhóm thường chịu sự suy giảm dần dần về năng suất.

Thông điệp từ nghiên cứu là rõ ràng: những lợi ích của làm việc nhóm gần như không rõ ràng. Tệ hơn, đôi lúc sự thực hiện độc đoán chuyên quyền của nhóm làm giảm năng suất tổ chức. Ví dụ cổ điển đó là sự thảo luận nhóm (group brainstorming) không có hiệu quả.

Không có "cái tôi" trong "nhóm"

Rõ ràng là đôi lúc con người làm việc với nhau tốt hơn trong các nhóm. 1 số công việc, như nhóm thể thao, họ cần phối hợp chặt chẽ với nhau để đạt được mục tiêu của họ.

Nhưng nhiều công việc không có những đặc điểm trên. Những học giả và nhân viên trực điện thoại không cần ở trong đội hoặc nhóm, ngay cả những người bán hàng, nhân sự hoặc những phòng, ban khác của công ty.

Quả thật có nhiều người thuộc về nhiều nhóm, nhiều nhóm trong số đó có thể ít có ý nghĩa đối với họ. Và khi có ít ý nghĩa thì sẽ có ít nỗ lực (xem: sự lười biếng xã hội).

Vậy, làm việc theo nhóm chỉ là 1 mốt quản lý nhất thời hay là nó có 1 chức năng tâm lý sâu sắc hơn?

Allen và Hecht chỉ ra, nhóm có thể có những lợi ích về mặt tâm lý. Nghiên cứu cho thấy mọi người có được sự tự tin và sự thoả mãn khi ở trong 1 nhóm, ngay cả nếu nhóm không thúc đẩy năng suất lao động nhiều.

Nhưng cũng lưu ý rằng không phải tất cả mọi người đều phản ứng tốt với nhóm và những lợi ích của làm việc nhóm đã bị thổi phồng quá mức.



Nguồn: spring.org.uk

 
Xây dựng tinh thần làm việc nhóm


Đây là một nét văn hóa mới nơi công sở, mang giá trị gắn kết các cá nhân
rất cao. Trong môi trường làm việc tập thể, mọi cá nhân hiểu và tin rằng việc tư
duy, lập kế hoạch, quyết định và hành động sẽ được thực hiện tốt hơn khi tất cả
cùng hợp tác. Người ta nhận ra, hiểu rõ, và tin rằng: "Không một ai trong chúng
ta có thể giỏi bằng tất cả chúng ta hợp lại".

Khó có thể tìm được một môi trường nào bỏ qua cách thức làm việc theo
đội nhóm. Ở Mỹ, từ trường học, gia đình và những họat động giải trí, khát khao
chiến thắng, được là người xuất sắc và vươn đến đỉnh cao nhất luôn được đặt lên
hàng đầu. Mỗi công nhân rất hiếm khi được đề bạt, thăng chức trong môi trường
đề cao tính hợp tác thực thụ. Các tổ chức vẫn tiếp tục làm việc và đánh giá những
cá nhân, những ý tuởng, những kiến thức và trải nghiệm khác nhau. Trong khi đó,
sẽ còn phải một thời gian khá dài nữa thì việc đánh giá giá trị cuả sự hợp tác tương
trợ mới có được những quy tắc tiêu chuẩn.

Nhưng dù sao, bạn vẫn có thể tạo nên "tinh thần làm việc nhóm" bằng cách
thực hiện đúng một số những bước đi. Thật sự, đây là những công việc hết sức khó
khăn, nhưng với sự sốt sắng và đánh giá đúng giá trị cuả nó, bạn có thể tạo nên ý
thức đội nhóm trong toàn bộ tổ chức của mình.

Xây dựng một tinh thần chung cho nhóm bạn:
Để khai sinh ra nét văn hóa này bạn cần thực hiện những hành động sau
đây.

Các giám đốc điều hành phải làm cho nhân viên hiểu rằng lối làm việc theo
nhóm và sự hợp tác tương trợ giữa họ thật sự được mong đợi. Không ai hoàn toàn
sở hữu một phạm vi hay một khâu nào trong quá trình làm việc cả. Những người
thật sự làm chủ những vị trí hay một qui trình nào đó lại thường rất cởi mở, luôn
sẵn sàng tiếp thu những ý tưởng và nguồn tư liệu cung cấp bởi những người khác.
Những nhà điều hành xây dựng mô hình đội nhóm thông qua mối quan hệ giữa cá
nhân với cá nhân và với các bộ phận khác của tổ chức. Họ duy trì đội nhóm ngay
cả khi mọi việc tiến triển theo xu hướng có vẻ sai lệch và những cám dỗ mọi
người quay trở lại lề thói làm việc trước kia luôn đe dọa. Các thành viên cuả công
ty bàn bạc và xác định giá trị cuả văn hóa đội nhóm.

Làm việc theo nhóm là hoạt động luôn được công nhận và đánh giá cao.
Những người lang thang cô độc, cho dù có là một nhà sản xuất xuất sắc tới mức
nào đi nữa thì cũng được đánh giá thấp hơn những cá nhân đạt được thành quả
cùng với nhiều người khác. Sự đền bù, tiền thưởng và những phần thưởng...phụ
thuộc vào thực tế mức độ hợp tác cũng như đóng góp và thành tựu đạt được của
từng cá nhân. Những vấn đề và nghiên cứu quan trọng được thảo luận trong các
công ty đều nhấn mạnh hoạt động đội nhóm. (Bạn có nhớ có năm, một đội sản xuất bao bọc nút chai đã giảm được những 20% lượng phế liệu chứ? Những người

làm việc tốt và chưa bao giờ thăng tiến lại chính là thành viên cuả đội này). Cơ cấu
quản lý hoạt động rất chú trọng và đánh giá những đội nhóm. Thường thì các
thông tin phản hồi thống nhất trong toàn bộ hệ thống; tất cả các phản hồi từ đồng
nghiệp, từ các báo cáo trực tiếp và từ cấp lãnh đạo đều có những ảnh hưởng mạnh
mẽ đối với những hành xử trong công việc cuả bạn.

Mẹo nhỏ để tạo nên tinh thần làm việc nhóm:
Có bao giờ bạn hình dung sẽ cho cả nhóm cuả mình nghỉ xả hơi tại một khu
nghỉ mát và tham gia những trò chơi... khi suy nghĩ về việc xây dựng đội nhóm?
Có rất nhiều công ty đã từng áp dụng phương thức truyền thống này. Và rồi sau đó
họ tự hỏi tại sao cái ý thức tuyệt vời về đội nhóm mà họ đã tạo ra thông qua những
trải nghiệm trong các cuộc đi chơi, hay các cuộc hội thảo... lại không thể giữ vững
một ảnh hưởng lâu dài lên lòng tin và các hoạt động cuả nhân viên trong công
việc.

Tôi không phải là người ghét các cuộc đi chơi chung hay việc lập kế hoạch
cho các buổi họp, hội nghị... và những hoạt động nhằm xây dựng văn hoá đội
nhóm -bởi thực ra, thường thường tôi lại chính là người đầu têu trong các hoạt
động này mà - nhưng cái quan trọng là mỗi cá nhân phải trở thành một phần của
một nỗ lực lớn hơn. Bạn sẽ không thể nào lập nên "văn hoá đội nhóm" chỉ thông
qua vài chuyến đi chơi chung dài mấy ngày trong năm. Bạn hãy nghĩ về nó như là một công việc mà bạn phải thực hiện mỗi ngày. Hãy thành lập các nhóm và đội để

giải quyết các vấn đề thực tế và để nâng cao hiệu quả công việc. Cung cấp các
chương trình huấn luyện để họ có thể mở rộng năng lực cuả mình khi tham gia
trực tiếp vào các dự án và quy trình làm việc. Nếu các thành viên của nhóm không
"ăn khớp" với nhau, hãy xem xét lại quá trình làm việc của họ. Thường vấn đề
nằm ở chỗ họ không thống nhất ý kiến trong cách thức phân phối một sản phẩm
hay một dịch vụ nào đó, hoặc cũng có thể là trong việc thực hiện các bước yêu cầu
nào đó để hoàn tất công việc.

Cần tạo ra những dịp vui và các cơ hội chia sẻ trong lịch họp chi tiết cuả
công ty. Tổ chức các bữa ăn trưa nhẹ, dẫn nhân viên đến tham dự các trận thi đấu
thể thao. Chiêu đãi họ bữa tối tại nhà hàng trong khu vực; cùng họ đi dã ngoại
hoặc đến các công viên giải trí... Sau sự đánh thức của sự kiện ngày 11 tháng 9,
các nhà lãnh đạo vì nhiều lí do nào đó, lại có xu hướng cắt bỏ những hoạt động
mang tính thiết lập đội nhóm này mà không nhận ra đây chính là thời điểm cần
thiết nhất cuả việc hình thành "văn hoá đội nhóm". Hãy sử dụng những bài tập
"tan băng" (pha trò bằng nhưng mẩu chuyện vui)và các trò chơi ngắn có tác dụng
gắn kết mọi người trong các hoạt động tình nguyện.

Gần đây tôi được làm việc với một công ty, ở đó các cuộc họp nhân viên
được tổ chức hàng tuần. Mỗi người tham gia cuộc họp đều đem đến một trò chơi
vui có tác dụng "làm tan băng" (ice breaker), những hoạt động này thường được
giới hạn trong 10 phút, nhưng nó có thể giúp cho mọi người có những tiếng cười

sảng khoái và thật sự hiểu về nhau hơn - quả là một sự đầu tư nhỏ cho một ý thức
lớn về hoạt động đội nhóm. Tuyên dương thành quả cuả các nhóm một cách công
khai, trang bị cho mỗi người áo T-shirt và mũ giống nhau, viết tên thành viên cuả
nhóm trong bằng khen hoặc chứng nhận khen thưởng, cho doanh thu hàng hoá cuả
công ty chẳng hạn.

Bạn chỉ bị giới hạn trong chính trí tưởng tượng của mình mà thôi. Hãy xem
xét những việc có vẻ khó khăn ở trên và tiến hành các hình thức hoạt động đã
được liệt kê ở đây. Bạn sẽ thật sự ngạc nhiên với những bước tiến mà bạn đạt được
trong công tác xây dựng văn hóa đội nhóm, một nền văn hoá có thể giúp cho mỗi
cá nhân đóng góp sức mình nhiều hơn những gì họ nghĩ.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top